ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
153/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 13 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Thực hiện Kế hoạch số 09-KH/TU ngày
01/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. MỤC ĐÍCH
- Nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu
quả các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng
và các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến công tác phòng, chống tham
nhũng (PCTN).
- Nâng cao hiệu quả công tác phát
hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tạo sự chuyển biến rõ rệt, khắc
phục những tồn tại, hạn chế; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh
tế-xã hội; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
- Nâng cao vai
trò trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN, lãng phí.
2. YÊU CẦU
- Tăng cường công tác theo dõi, thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện
các hành vi tham nhũng, kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn các hành vi
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí gây ra.
- Việc thực hiện các quy định của
pháp luật về PCTN gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các cấp, các ngành tổ chức, quán
triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác
PCTN, lãng phí và chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác PCTN, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị,
địa phương sát với thực tiễn.
II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN và pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ
thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; đồng thời, tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về PCTN,
lãng phí, đặc biệt là Luật PCTN sửa đổi, bổ sung; Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
2. Nâng cao vai
trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cơ quan đơn vị
trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tổ
chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp
thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; đồng thời, thực hiện nghiêm túc Kế
hoạch số 18/KH-UBND, ngày 23/01/2016 về công tác PCTN năm 2016 của UBND tỉnh;
Kế hoạch 38/KH-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình
công tác trọng tâm năm 2016 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 28/4/2016
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện,
xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
- Các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục hoàn
thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về
công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống
tham nhũng, lãng phí, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, trong công tác cải cách hành chính để chủ động phòng
ngừa và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
3. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước trong công
tác PCTN, lãng phí
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, trong đó tập trung thực hiện
tốt theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của
Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước,
nhất là công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan; xây
dựng, thực hiện định mức tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán
bộ công chức, viên chức; minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên
chức và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
- Các đơn vị, địa phương trên địa bàn
tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết
kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc chủ trương thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
quản lý chi thường
xuyên; chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các
nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Chấp hành tốt các định mức, tiêu
chuẩn, chế độ quy định trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện, thiết bị làm việc...
- Thực hiện tốt
Đề án xác định vị trí việc làm, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của cơ quan hành chính Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính
gắn với ứng dụng tin học và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 trong giải quyết thủ tục hành chính Nhà nước ở các cấp.
- Xây dựng nền hành chính dân chủ,
chuyên nghiệp từng bước hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm
phục vụ người dân, tổ chức và doanh
nghiệp tốt hơn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát
triển kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội của địa phương.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với công tác PCTN, lãng phí
- Các cơ quan quản lý nhà nước thường
xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của mình, nhằm kịp thời phát hiện và
xử lý hành vi tham nhũng theo quy định.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do
mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
- Thanh tra các cấp, Thanh tra các
sở, ban, ngành tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch công tác hàng năm đã được
phê duyệt. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ
hở, bất cập trong quản lý và cơ chế chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống
tham nhũng, lãng phí.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tăng cường công tác
phối hợp của các cơ quan Công an
tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh để đẩy nhanh tiến độ
điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng, đặc biệt là tập trung giải
quyết dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng từ những
năm trước chuyển sang theo đúng quy định của pháp luật, nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân và góp
phần phòng ngừa tội phạm.
5. Thực hiện tốt
công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Phát huy vai trò của các cơ quan
thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật về PCTN, pháp luật về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Xây dựng cơ chế bảo vệ, khen thưởng
người tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập,
trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham
nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống,
hãm hại người khác.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục và định hướng đúng đắn dư luận, đồng thời
phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng công
tác phát hiện và kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Chỉ thị số
50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố Huế; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành căn cứ kế hoạch của
UBND tỉnh và tình hình thực tế của cơ sở, xây dựng kế hoạch hàng năm của cơ
quan, đơn vị, địa phương mình, báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) chậm
nhất trước ngày 25/10/2016;
đồng thời, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm 100%
đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện kế hoạch
của UBND tỉnh.
2. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi việc triển khai
thực hiện của các sở, ban, ngành, địa phương, phản ánh kịp thời khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện của các đơn
vị về UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh báo cáo sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế
hoạch này vào tháng 12 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh: VKSND tỉnh; TAND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND thành phố, các thị xã và các huyện:
- CVP, PCVP và CV: TC, TH;
- Lưu: VT, KNNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|