ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 107/KH-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 08 tháng 3
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG
CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN
PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018-2021”
Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg
ngày 17/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ
biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng
các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái
hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai
đoạn 2018-2021” (sau đây gọi là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch
thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai đồng bộ các biện pháp,
tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của
Đề án; đưa công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật đối với các đối tượng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Phấn
đấu đến năm 2021 cơ bản đạt được các mục tiêu của Đề án, góp phần thực hiện có
hiệu quả chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
2018 - 2021.
2. Tổ chức triển khai đúng quan điểm
chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, sát với đặc thù của nhóm đối tượng, tình
hình thực tiễn tại các cơ sở, địa phương.
3. Xác định trách
nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò
chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các đơn
vị, tổ chức có liên quan, huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn xã hội; các nội dung đề ra phải đảm bảo tính khả thi để Đề án thực hiện
đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực. Đồng thời chú trọng lồng ghép, kết hợp các
chương trình có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả.
II. NỘI DUNG, TIẾN
ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Công tác hướng
dẫn, chỉ đạo, điều hành
a) Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn, phối hợp triển khai thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết
kết quả thực hiện Đề án.
- Cơ quan chỉ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện kiểm tra, đánh
giá: Hàng năm.
- Thời gian sơ kết: Năm 2020; thời
gian tổng kết: Năm 2021.
c) Điều phối hoạt động chung:
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Tổ chức điều
tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng
Các Sở, ban, ngành, địa phương có
trách nhiệm điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các nhóm đối tượng thuộc
phạm vi quản lý, giáo dục, cải tạo theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Nhóm đối tượng lang người đang chấp
hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
b) Nhóm đối tượng là người bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải
tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được
hoãn chấp hành án phạt tù, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng bao gồm cả
người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
Thời gian thực hiện: Năm 2019.
c) Nhóm đối tượng là người bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật,
lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
3. Rà soát, đề xuất
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định
có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án
a) Đối với những quy định chung về phổ
biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân
tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Đối với những văn bản quy phạm
pháp luật quy định về chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo, dạy nghề, hỗ trợ tái
hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân, trại viên, học sinh.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân
tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Đối với các văn bản pháp luật quy
định việc quản lý, dạy nghề, giúp đỡ người bị đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên
vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở
Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân
dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Đổi mới, đa dạng
hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng
Lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn,
trong đó cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật, các hình thức thông qua phương
tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu thiết
yếu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
- Cơ quan thực
hiện: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên, Tòa án nhân dân
tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Xây dựng, học
tập và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối
tượng của Đề án
a) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất thí điểm
áp dụng mô hình tại các đơn vị, địa phương còn nhiều khó
khăn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật để tập
trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong tình hình mới.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và
các thành viên, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019,2020.
b) Tổ chức trao
đổi, học tập kinh nghiệm, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả tại
các đơn vị, cơ sở phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng của Đề án.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành
viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019,
2020.
c) Đánh giá hiệu quả các mô hình điểm
và tổ chức nhân rộng những mô hình đạt hiệu quả tốt.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành
viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020,
2021.
6. Biên soạn các
tài liệu pháp luật, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật, tài liệu nghiệp vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án
Trên cơ sở quy định của Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật và yêu cầu thực tế, các sở, ngành liên quan có trách nhiệm
biên soạn và cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật, tài liệu tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở trợ giúp xã hội từ tài liệu hướng dẫn của Bộ Công an
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019,
2020.
7. Xây dựng các
chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các
phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
8. Tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án bằng nhiều hình thức
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
9. Tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Mời báo cáo viên của các Bộ có liên quan đến tập huấn cho các chủ thể thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
- Cơ quan thực
hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
10. Rà soát nhu
cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang thiết bị
theo yêu cầu thực tế của các cơ sở bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu
quả.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
11. Khuyến
khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong phổ biến,
giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Tích cực huy động, khuyến khích sự
tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường, cộng đồng dân cư,
tổ hòa giải, những người có uy tín trong cộng đồng để họ
nhận thức rõ trách nhiệm trong việc phối hợp với chính quyền, ban ngành, đoàn thể quản lý, giáo dục các đối tượng thuộc phạm vi của
Đề án. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn...
Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
- Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch tổ
chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch; hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Sở Tài chính đảm bảo kinh phí từ
nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo quy định.
- Giao Công an tỉnh chủ động phối hợp
với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch này.
(Phô tô gửi kèm Đề án tăng cường
phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp
dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù
tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ
giai đoạn 2018 - 2021)
Nơi nhận:
Gửi bản giấy:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh;
Gửi bản điện tử:
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC (Thái).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|