ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 101/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 12 tháng 4 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
“TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN VỀ NỘI
DUNG CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018
Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-BTP ngày
08/3/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ
biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước
chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” của Bộ Tư pháp năm
2018; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên
truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của
Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa
bàn tỉnh năm 2018, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời
các nhiệm vụ được giao tại Đề án;
- Phổ biến nội dung cơ bản của Công ước của Liên
hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn),
pháp luật Việt Nam về chống tra tấn cho đội ngũ những người thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và
địa phương;
- Phổ biến rộng nội dung Công ước chống tra tấn
và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tới cán bộ, công chức, viên chức
và Nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hình thức, biện pháp phù hợp nhằm
nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong thực hiện
quy định của pháp luật về phòng, chống tra tấn.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động phải sát với nội dung của Đề án,
điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp
với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
- Kết hợp các hoạt động của Đề án với việc thực
hiện các chương trình, đề án khác về phổ biến giáo dục pháp luật đang được
triển khai tại tỉnh Tiền Giang để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực;
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan,
đơn vị tham gia thực hiện Đề án; phân công rõ trách nhiệm tham gia thực hiện Đề
án cho từng cơ quan, đơn vị.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Hoạt động chỉ đạo, điều hành chung
a) Nội dung hoạt động:
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án
năm 2018;
- Theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện Đề án
năm 2018;
- Quản lý, theo dõi việc sử dụng kinh phí thực
hiện Đề án.
b) Thời gian thực hiện: Quý I - IV/2018.
c) Phân công trách nhiệm:
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Sở Tài Chính, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
d) Kết quả công việc:
- Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2018;
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2018.
2. Hoạt động thực hiện các nội dung của Đề án
a) Đăng tải tài liệu phổ biến
- Nội dung hoạt động: Đăng tải tài
liệu của Đề án do Bộ Tư pháp biên soạn và phát hành trên cổng thông tin điện tử
của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Phân công trách nhiệm:
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Tòa
án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Bộ Tư pháp
biên soạn và phát hành tài liệu của Đề án.
- Kết quả công việc: Tài liệu phổ biến
đăng tải trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.
b) Tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung Công
ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo
viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức và
Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nội dung: Công ước quốc tế về chống tra tấn; các
quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Nội dung hoạt động: Tổ
chức Hội nghị triển khai (có thể lồng ghép Hội nghị triển khai Luật của Ủy ban
nhân dân tỉnh). Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương
tổ chức triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức của ngành
mình và từng bước tuyên truyền ra Nhân dân.
- Phân công trách nhiệm:
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Tòa
án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Bộ Tư pháp biên
soạn và phát hành tài liệu của Đề án.
- Kết quả công việc: Hội nghị triển khai
được tổ chức.
c) Hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật
- Nội dung: Hướng dẫn rà soát, tổng hợp, phân
loại, bổ sung danh mục các sách, tài liệu pháp luật, tìm hiểu pháp luật về
phòng, chống tra tấn cho Tủ sách.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện,
thành, thị (Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị).
- Thời gian thực hiện: Quý III/2018 (sau khi có
hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
- Kết quả công việc: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai
tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật
Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Nội dung: Đưa nội dung tìm hiểu pháp luật về
Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn vào nội
dung cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “Hiến pháp và pháp luật” năm 2018.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông,
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2018.
- Kết quả công việc: Bộ câu hỏi pháp luật về
Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn được đưa
vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện
Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp
dự toán kinh phí thực hiện Đề án do các sở, ngành tỉnh đề xuất, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể
tỉnh chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân
công tại Kế hoạch này.
4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc lựa
chọn nội dung, hình thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công
chức, viên chức trong hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chú
trọng tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương ban hành Kế
hoạch và tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương, bảo đảm kinh phí cho việc
triển khai thực hiện Đề án tại địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.
Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân
cùng cấp triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ THÔNG TIN BÁO
CÁO
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân
sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài trợ
khác (nếu có).
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức định kỳ các cuộc kiểm tra, sơ kết, tổng
kết để đánh giá việc thực hiện Đề án nhằm rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quả
trong việc triển khai thực hiện Đề án. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án 06 tháng
(trước ngày 10/5/2018), báo cáo năm (trước ngày 10/11/2018) (có thể lồng ghép
kết quả thực hiện Đề án trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 06
tháng và năm) về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên
truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của
Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa
bàn tỉnh năm 2018. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, yêu cầu
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị phản
ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để hướng dẫn thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|