ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 07
tháng 01 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GẮN VỚI VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
TẠI CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2021 - 2027”
Thực hiện Quyết định số
1739/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần
chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân
giai đoạn 2021 - 2027”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật
của quần chúng nhân dân tại các địa bàn cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng
nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
2. Chủ động đổi mới nội
dung, hình thức, phương pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn
với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở; góp phần tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tái
phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết pháp luật.
3. Gắn phổ biến, giáo dục
pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; xác định lực lượng Công an
nhân dân là lực lượng nòng cốt trong tham mưu, triển khai thực hiện Đề án, phát
huy vai trò chủ động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong phổ biến, giáo
dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
II. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
1. Công an
tỉnh
1.1. Nâng cao nhận thức,
phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp
trong phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp
hành pháp luật tại cơ sở
Tổ chức quán triệt, triển khai
sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
quy định của Bộ Công an về phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động quần chúng
bằng các hình thức phù hợp đến Công an các đơn vị, huyện, thành phố; trong đó,
gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác vận động quần chúng nhân
dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
Nhân dân; xem đây là một công tác cơ bản, chiến lược của lực lượng Công an nhân
dân, một biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật quan trọng.
Cán bộ, chiến sĩ Công an trong
tỉnh phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm hiểu và gương mẫu trong
thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân, tích cực vận động, khuyến
khích nhân dân tìm hiểu, chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Thường xuyên đánh giá, kiểm tra
hiệu quả, chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác vận động
quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự; xem đây là một nội dung quan trọng trong kiểm
điểm, đánh giá công tác của đơn vị; kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc và có biện pháp chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong
công tác này.
1.2. Tổ chức điều tra, khảo
sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng, địa bàn,
lĩnh vực tại các thời điểm khác nhau
Công an các cấp trong tỉnh có
trách nhiệm điều tra, khảo sát tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong phạm vi quản lý của mình và các đặc điểm, tình hình khác có liên quan, từ
đó xác định nhu cầu thông tin pháp luật của đối tượng, địa bàn, lĩnh vực được
phân công quản lý để xác định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
phù hợp, tạo bước đột phá trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân tại địa bàn cơ sở.
1.3. Tổ chức triển khai công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến mọi đối tượng, địa
bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm
Đẩy mạnh công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật hướng về cơ sở, phát huy vai trò chủ trì của Công an xã, phường,
thị trấn; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở với vận động quần
chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, tổ chức thực thi, tuân thủ
pháp luật về an ninh, trật tự và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật.
Ưu tiên nguồn lực phục vụ công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, ven biển, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh,
trật tự; các vấn đề pháp luật cấp bách cần được phổ biến, quán triệt ngay theo
yêu cầu của người dân hoặc yêu cầu công tác công an.
1.4. Đổi mới nội dung, hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng Công an nhân dân
Lựa chọn nội dung tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa
bàn, lĩnh vực gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công
dân, tránh chung chung, dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của Nhân dân; chú trọng
phổ biến, giáo dục pháp luật về chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác
bảo đảm an ninh, trật tự được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận
xã hội để tạo đồng thuận, nhất quán trong thực thi chính sách, pháp luật; thông
tin rộng rãi, kịp thời các dự thảo chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự có
tác động lớn đến xã hội ngay từ khâu đề xuất chính sách và soạn thảo văn bản; đặc
biệt, phải bám sát nội dung, hình thức, phương pháp vận động quần chúng để
tuyên truyền đúng định hướng, yêu cầu công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của
lực lượng Công an.
- Tổ chức đa dạng, phong phú
các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm của
từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; tranh thủ sự tham gia của những người
có uy tín trong cộng đồng; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
1.5. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật
Tập trung phổ biến, giáo dục
pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh, mạng xã hội; tổ chức
thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến. Chú trọng ứng dụng công nghệ
thông tin để khai thác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin pháp luật trên môi
trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, an toàn; vừa bảo đảm hiệu quả việc
truyền đạt thông tin pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh của
Nhân dân để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
tại cơ sở.
Phối hợp với các cơ quan thông
tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong và ngoài ngành Công an xây dựng các
chương trình, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các
phương tiện thông tin đại chúng với hình thức phong phú; tăng cường lồng ghép nội
dung pháp luật trong các chương trình giải trí trên sóng phát thanh, truyền
hình; chú trọng hoạt động tư vấn, giải đáp, đối thoại chính sách pháp luật và bố
trí vào các khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả; tổ chức các đợt cao điểm
phổ biến, truyền thông về lĩnh vực pháp luật quan trọng, được xã hội quan tâm.
1.6. Xây dựng và nhân rộng
các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng
nhân dân chấp hành pháp luật, hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về
cơ sở
Lựa chọn một số địa bàn đặc
thù, trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự có những vướng mắc, bất cập về phổ
biến, giáo dục pháp luật làm ảnh hưởng đến công tác vận động quần chúng nhân
dân chấp hành pháp luật để xây dựng mô hình điểm; tổ chức đánh giá hiệu quả của
các mô hình và triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả thiết thực.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các mô hình đã và đang đạt hiệu quả cao trong thực
hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cơ sở, khu dân cư,
trường học.
1.7. Bảo đảm các nguồn lực
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Công an các cấp trong tỉnh quan
tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật ở cơ sở đủ về số lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng
lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật.
Đồng thời, tiến hành rà soát,
đánh giá đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật; để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp về kiến thức pháp luật, kỹ
năng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với đội ngũ cán bộ, chiến
sĩ Công an trực tiếp quản lý địa bàn cơ sở cần có biện pháp phù hợp để nâng cao
năng lực, trình độ nghiệp vụ vận động quần chúng, kỹ năng phổ biến, giáo dục
pháp luật nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật qua công tác
chuyên môn và công tác vận động quần chúng.
Thường xuyên cung cấp thông
tin, tài liệu pháp luật, kiến thức về nghiệp vụ vận động quần chúng cho cán bộ,
chiến sỹ Công an thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
Phối hợp các ngành chức năng đề
xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện để đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán
bộ, chiến sỹ Công an có điều kiện thuận lợi trong thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật.
2. Sở Tư
pháp
Thường xuyên rà soát các quy định
pháp luật liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần
chúng tại cơ sở để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp; nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và việc triển khai thực hiện Đề
án.
Động viên, khuyến khích thành
viên, hội viên của những đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tư
vấn pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý; đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý,
người có uy tín và hiểu biết pháp luật trong cộng đồng… tích cực tham gia tư vấn
pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho Nhân dân.
3. Sở Tài
chính
Chủ trì, tổng hợp kinh phí chi
thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà
nước hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài đẩy
mạnh công tác thông tin, truyền thông về các nội dung của Kế hoạch; tăng thời
lượng thích hợp cho các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật
tại cơ sở của lực lượng Công an.
5. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
Định kỳ hằng năm, tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng báo
cáo viên, cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ hội
viên các đoàn thể trên địa bàn.
Huy động các nguồn vốn đầu tư
cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật. Khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tham gia, hỗ trợ triển
khai thực hiện Đề án.
Ban hành hoặc đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ để động viên, khuyến khích và thu hút
cán bộ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở những địa bàn khó khăn về kinh tế
- xã hội, vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT.
Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí
thực hiện Đề án trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp
nhà nước hiện hành.
6. Khuyến
khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Các sở, ban, ngành, đoàn thể và
các huyện, thành phố tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể,
cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối
tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn
tâm lý, tư vấn hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ
biến, giáo dục pháp luật… theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành có liên
quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng
kế hoạch triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án trên lĩnh vực, địa bàn quản
lý.
Hằng năm, báo cáo kết quả thực
hiện, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Phòng Tham mưu Công an tỉnh) trước ngày
15/11 để tổng hợp, báo cáo.
2. Công an tỉnh là cơ
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch
này; định kỳ tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Luân
|