QUỐC
HỘI KHÓA XIV
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/KH-ĐĐBQH
|
Hòa
Bình, ngày 27 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
GIÁM
SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2016
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13; Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày
27/7/2016 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017;
Thực hiện Kế hoạch số 74/KH-ĐĐBQH
ngày 20/9/2016 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình về hoạt động giám sát
của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2017, Đoàn ĐBQH tỉnh xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích
- Đánh giá tình hình ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ
máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; đánh
giá kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế,
bất cập, khó khăn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016.
- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp
chính quyền, các sở, ngành, các tập thể và các cá nhân liên quan; đề xuất, kiến
nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao chất lượng công tác cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước; đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện có
hiệu quả chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
- Tổ chức xem xét, đánh giá đầy đủ,
trung thực, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo thực hiện đúng thời gian và
tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch giám sát này và yêu cầu của Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
II. NỘI DUNG.
Đoàn giám sát thực hiện các nội dung
giám sát sau đây:
1. Việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016;
2. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện của Ủy ban nhân các cấp; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
3. Xem xét, đánh giá các nhân tố liên
quan ảnh hưởng đến cải cách bộ máy hành chính nhà nước (về thể chế; cơ chế điều
hành thực thi công vụ; nguồn nhân lực; phương pháp quản lý; thông tin truyền
thông; đảm bảo công khai, minh bạch...);
4. Làm rõ nguyên nhân của kết quả đạt
được, hạn chế, bất cập; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
(Có Đề cương báo cáo kèm theo Kế
hoạch này)
III. THÀNH PHẦN.
1. Thành phần Đoàn giám sát: 05 người
- Ông Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Trưởng
Đoàn giám sát;
- Ông Nguyễn Tiến Sinh, Tỉnh ủy viên,
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Phó Trưởng Đoàn giám sát;
- Ông Quách Thế Tản, Phó Chủ tịch Trung
ương Hội Khuyến học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV - Thành viên;
- Bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y
tế, Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV - Thành viên;
- Bà Bạch Thị Hương Thủy, Phó Trưởng
phòng Tổ chức cán bộ, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa
XIV- Thành viên.
2. Mời tham gia Đoàn giám sát: 05 người
- Đại diện Thường trực HĐND tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban
Pháp chế, Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Luật
gia tỉnh.
3. Tổ giúp việc: 03 người, gồm lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh.
4. Phóng viên thông tấn, báo chí: 04 người, gồm: Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng
Thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình.
(Văn
bản này thay cho Giấy mời của Đoàn ĐBQH)
IV. ĐỐI TƯỢNG
GIÁM SÁT
Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện giám sát đối
với các cơ quan, đơn vị: Ủy ban nhân dân tỉnh; Các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào
tạo; Ủy ban nhân dân các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy (Kế hoạch số 74/KH-ĐĐBQH,
ngày 20/9/2016).
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
GIÁM SÁT
1. Ngày 21/3/2017 (Thứ Ba ),
làm việc tại huyện Yên Thủy.
- Thời gian: Từ 8h00’- 11h30’.
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân huyện Yên
Thủy.
- Hình thức: Nghe Ủy ban nhân dân
huyện và đại diện các cơ quan, đơn vị ở huyện báo cáo theo Đề cương đã gửi và
các nội dung khác có liên quan.
2. Ngày 22/3/2017 (Thứ Tư), làm
việc tại huyện Tân Lạc.
- Thời gian: Từ 8h00’- 11h30'
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân huyện Tân
Lạc.
- Hình thức: Nghe Ủy ban nhân dân
huyện và đại diện các cơ quan, đơn vị ở huyện báo cáo theo Đề cương đã gửi và
các nội dung khác có liên quan.
3. Ngày 24/3/2017 (Thứ Sáu),
làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian: 8h00’-
11h30'
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hình thức: Nghe Ủy ban nhân dân
tỉnh và đại diện các Sở báo cáo tóm tắt việc thực hiện chính sách, pháp luật về
cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016 theo Đề cương báo cáo
đã gửi và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
(Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo việc bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và mời thành phần liên quan
tham dự buổi làm việc)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN.
1. Giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực
hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát;
kịp thời tổng hợp, báo cáo hoạt động giám sát theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm xây dựng báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn toàn tỉnh; các Sở:
Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện Tân Lạc, Yên Thủy xây
dựng báo cáo theo lĩnh vực, phân cấp quản lý và mỗi đơn vị gửi 15 bản
báo cáo về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trước ngày 15/3/2017, đồng
thời gửi bản điện tử qua địa chỉ Email: [email protected] để kịp thời gửi
đến thành viên Đoàn giám sát, thành phần mời của Đoàn giám sát xem xét, nghiên
cứu trước, đảm bảo hiệu quả tại các buổi làm việc của Đoàn giám sát tại các đơn
vị, địa phương.
3. Đề nghị các thành viên Đoàn giám
sát, thành phần mời tham gia Đoàn giám sát bố trí thời gian nghiên cứu tài
liệu, báo cáo của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và tham gia đầy đủ hoạt
động của Đoàn theo kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016, đề nghị các cơ quan, đơn
vị, địa phương quan tâm, triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
- UBTVQH (b/c);
- Thường trực Tinh ủy (b/c);
- VPQH, TTK, CN VPQH;
- Vụ phục vụ hoạt động giám sát - VPQH;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;
- Thành phần tham gia ĐGS;
- Các cơ quan chịu sự giám sát;
- CVP, CV VPĐĐBQH;
- Báo HB, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh (đưa tin);
- Lưu: VPĐĐBQH.
|
TM.
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
TRƯỞNG ĐOÀN
Trần Đăng Ninh
|
ĐỀ CƯƠNG
BÁO
CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2016
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 03/KH-ĐĐBQH ngày 27/02/2017 của Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình)
MỞ
ĐẦU
- Nêu căn cứ pháp lý, mục đích, ý
nghĩa của việc tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
- Khái quát đặc điểm tình hình địa
phương, đơn vị tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về cải
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
PHẦN
I
TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
I. Chính sách, pháp luật về cái
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
1. Khái quát những chủ trương, chính
sách lớn của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Khái quát việc ban hành văn bản
pháp luật để phục vụ việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa
phương.
3. Tác động, ảnh hưởng của việc ban
hành chủ trương, chính sách và việc cụ thể hóa bằng các văn bản của địa phương
đến quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương.
Cần tập trung vào những nhận xét,
đánh giá sau đây:
+) Việc ban hành văn bản để phục vụ
việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương có kịp thời, khả thi không,
có ổn định không hay sửa đổi, bổ sung liên tục; có thấu suốt tinh thần cải cách
hành chính không? có bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ không hay còn có tính cục
bộ trong ngành, lĩnh vực; có quá nhiều văn bản quy định về bộ máy hành chính
nên phức tạp, chồng chéo, khó áp dụng.
+) Những chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và việc cụ thể hóa ở địa phương ảnh hưởng thế nào đến quá trình
cải cách tổ chức bộ máy ở địa phương.
II. Kết quả thực hiện chính sách,
pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
1. Khái quát quá trình thực hiện cải
cách bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương
2. Kết quả rà soát về vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên
chức và người làm việc hiện có của bộ máy hành chính nhà nước (bao gồm cả đơn
vị sự nghiệp công lập) trên phạm vi quản lý.
2.1. Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
2.2. Về tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước ở địa phương
2.3. Biên chế công chức, số lượng
viên chức và người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương
3. Những yếu tố liên quan, tác động
đến cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Vai trò, trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành cải cách tổ chức bộ máy hành
chính.
- Việc đổi mới phương thức làm việc
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hình thành
các Trung tâm dịch vụ hành chính công... và những giải pháp mới của cơ quan,
đơn vị, địa phương (nếu có).
- Việc thực hiện quy định của pháp
luật về tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá
cán bộ.
- Cơ sở, điều kiện bảo đảm cho hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chủ trương,
pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
- Việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn
cho các cơ quan cũng như việc phân cấp, phân quyền đã rõ ràng chưa, hợp lý
chưa? còn chồng chéo, trùng dẫm hoặc bỏ sót nhiệm vụ?; đã cân đối giữa nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy hay chưa (với cơ cấu và biên chế như
hiện nay có đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra không); quá trình điều chỉnh nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có hình thành bộ phận trung gian không? việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào, có để
xảy ra lạm quyền, lộng quyền không?
- Việc cải cách tổ chức bộ máy có đạt
mục đích, yêu cầu đề ra không? tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh hay đã
gọn nhẹ, hiệu quả; việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn ở địa phương để thực
hiện chủ trương quản lý đa ngành, đa lĩnh vực có thực sự thu gọn đầu mối hay
chỉ sáp nhập cơ học,...
- Việc thực hiện chính sách tinh giản
biên chế ở mỗi cơ quan, đã tinh giản bao nhiêu biên chế khi thực hiện chủ
trương này của Đảng?...
- Những yếu tố có liên quan như vai
trò của người đứng đầu, đổi mới phương thức làm việc, điều kiện bảo đảm,... ảnh
hưởng như thế nào đến quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở
địa phương.
PHẦN
II
NHẬN
XÉT, KIẾN NGHỊ
I. Đánh giá kết quả thực hiện
chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
1. Đánh giá những ưu điểm và những
tồn tại, hạn chế của:
- Việc ban hành văn bản pháp luật để
cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước.
- Việc thực hiện chính sách, pháp
luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
- Việc đánh giá, nhận xét kết quả
thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
ở địa phương mình giai đoạn 2011 - 2016 thực hiện theo các mốc thời gian: năm
2011 (trước nhiệm kỳ mới của Hội đồng nhân dân các cấp); tháng 7/2016 và tháng
12/2016, đồng thời có so sánh với giai đoạn trước đó.
2. Nguyên nhân của những kết quả đạt
được và tồn tại, hạn chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
cá nhân đối với những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp
luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
II. Đề xuất giải pháp, kiến nghị
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy
hành chính nhà nước
1. Giải pháp:
- Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
- Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Nhóm giải pháp về nguồn lực
2. Kiến nghị:
- Với Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Những vấn đề liên quan đến cải cách
tổ chức bộ máy nhà nước.