VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2106/HD-VPQH
|
Hà
Nội, ngày 7 tháng 12 năm
2020
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH,
THÀNH PHỐ VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
1004/2020/UBTVQH14.
Thực hiện Nghị quyết số
1004/2020/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập
và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Quốc hội
hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội
và một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14,
gồm các nội dung sau:
I. Các nội dung
chi của Đoàn đại biểu Quốc hội do ngân sách Trung ương đảm bảo (nguồn kinh phí
không tự chủ):
1. Chi thanh toán cá nhân cho đại biểu
Quốc hội chuyên trách địa phương:
- Tiền lương, phụ cấp chức vụ; các
khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ); chế độ làm đêm, thêm giờ (nếu có)
của đại biểu Quốc hội chuyên trách.
- Chi phụ cấp đại biểu Quốc hội
chuyên trách, mức chi bằng 2,0 lần mức lương tối thiểu
theo quy định của UBTVQH (hiện nay là Nghị quyết 555/NQ-UBTVQH13).
- Chi phúc lợi tập thể: Trợ cấp tàu
xe nghỉ phép năm; chi tiền ăn trưa, lễ tết (mức chi theo quy định của địa
phương).
- Khoán chi họp theo Quyết định
472/QĐ-VPQH ngày 20/3/2017 của Văn phòng Quốc hội.
- Chi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của
đại biểu Quốc hội chuyên trách theo quy định Nghị quyết 353/NQ-UBTVQH14.
- Chi công tác phí.
2. Chế độ chi của
đại biểu Quốc hội trong Đoàn:
2.1 Chế độ chi theo quy định của
UBTVQH tại Nghị quyết 353/2017/NQ-UBTVQH14:
- Hoạt động phí hàng tháng bằng 1,0 mức
lương cơ sở.
- Chế độ thuê khoán thư ký: Đại biểu
Quốc hội chuyên trách bằng 100% của 2,34 mức lương cơ sở, đại biểu Quốc hội
không chuyên trách bằng 40% của 2,34 mức lương cơ sở.
- Thù lao tham gia hoạt động Quốc hội
cho đại biểu Quốc hội không hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) bằng hệ số
0,2 x 120 ngày x mức lương cơ sở.
- Chế độ bảo hiểm
y tế đối với đại biểu Quốc hội không hưởng lương (mức chi
theo quy định hiện hành bằng 4,5% mức lương cơ sở).
2.2 Chế độ chi
theo quy định của UBTVQH tại Nghị quyết 524/2012/NQ-UBTVQH13:
* Chế độ chi đối với đại biểu Quốc hội:
- Chi hỗ trợ đại biểu Quốc hội tự
nghiên cứu để tham gia ý kiến vào các dự án luật theo
Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm (chỉ tính các luật được xem xét tại kỳ
họp): 1.000.000 đồng/dự luật mới hoặc thay thế; 500.000 đồng/dự
luật sửa đổi bổ sung một số điều.
- Khoán chi chế độ báo chí, internet:
1.000.000 đồng/người/tháng.
- Chi tiếp xúc cử tri (khoán):
7.000.000 đồng/đại biểu/năm.
- Chi mời chuyên gia: 50.000.000 đồng/đại
biểu/năm.
- Chi may lễ phục: 5.000.000 đồng/bộ
(mỗi nhiệm kỳ 02 bộ).
- Chế độ khám,
chăm sóc sức khỏe định kỳ, nghỉ dưỡng hàng năm 5.000.000 đồng/đại biểu/năm.
* Các khoản chi khác phục vụ hoạt động
của Đoàn đại biểu Quốc hội:
- Chi hội nghị, chi lấy ý kiến tham
gia các dự án luật.
- Chế độ chi kỳ họp Quốc hội.
- Cước phí điện thoại cho đại biểu Quốc
hội chuyên trách.
- Cước phí bưu chính.
- Chi tặng quà đối với các đối tượng
chính sách của Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Chi cho công tác giám sát, khảo sát
của Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Chi tiếp xúc cử tri theo chương
trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, của đại biểu Quốc hội.
- Chi tiếp công dân và xử lý đơn thư
khiếu nại.
- Chi xây dựng báo cáo định kỳ (6
tháng, 1 năm).
- Chi chế độ tặng quà lưu niệm (Nghị
quyết 524);
- Chi chế độ thăm hỏi trợ cấp (Nghị
quyết 524).
Các nội dung chi không quy định trên
đây do ngân sách địa phương đảm bảo.
II. Về cơ sở vật chất:
1. Đối với các địa phương thực hiện
thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/ UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, bố trí
tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Văn phòng Đoàn
ĐBQH và HĐND theo thẩm quyền đảm bảo tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.
2. Đối với các địa phương còn lại:
2.1. Tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội
hiện đang quản lý, sử dụng (bao gồm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ) sẽ điều
chuyển cho địa phương. Khi thực hiện sáp nhập, Đoàn đại biểu Quốc hội gửi hồ sơ
đề nghị điều chuyển tài sản về Văn phòng Quốc hội (qua Vụ Kế hoạch - Tài
chính). Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản
của Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài
sản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính
đồng gửi Văn phòng Quốc hội;
- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển
(theo mẫu);
- Các hồ sơ có liên quan gồm: 01 bản
photocopy giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
2.2 Từ ngày có quyết định thành lập
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, việc mua sắm mới hoặc thay thế, sửa chữa
tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội do Ngân sách địa phương đảm bảo.
Sau khi tiếp nhận tài sản của Văn
phòng Quốc hội, UBND tỉnh rà soát, sắp xếp, thực hiện giao tài sản cho Văn
phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đảm bảo theo tiêu chuẩn, định
mức và chế độ. Các tài sản dôi dư, Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân tỉnh
không có nhu cầu sử dụng, UBND cấp tỉnh quyết định và giao trách nhiệm tổ chức
xử lý theo quy định.
III. Về khóa sổ kế toán, lập báo
cáo tài chính:
Việc khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài
chính thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
1. Đối với các địa phương thực hiện
thí điểm theo Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14 (12 Đoàn ĐBQH); việc chia tách đơn vị
kế toán Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh và Văn phòng UBND cấp tỉnh:
1.1 Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện
các công việc sau đây:
- Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa
thanh toán của bộ phận được tách ra (Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân);
- Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh
toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản
bàn giao;
-Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến
tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới (Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh); đối với tài liệu kế toán
không bàn giao thì Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lưu trữ theo quy định của
pháp luật kế toán.
1.2 Đơn vị kế toán mới được thành lập
là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào
biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài
chính.
2. Đối với các địa phương còn lại (51
Đoàn đại biểu Quốc hội): hợp nhất đơn vị kế toán là Đoàn đại biểu Quốc hội và
Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Khi có quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, đơn vị kế toán (Đoàn đại biểu Quốc hội) thực hiện: Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản,
xác định công nợ, lập báo cáo tài chính, bàn giao toàn bộ
tài sản, nợ chưa thanh toán. Đồng thời, bàn giao toàn bộ
tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán mới lưu trữ theo quy định.
- Đơn vị kế toán mới căn cứ biên bản
bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định; Tổng
hợp báo cáo tài chính của đơn vị kế toán Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND tại thời điểm
bàn giao thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mới; Nhận,
lưu trữ tài liệu của đơn vị kế toán cũ (Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND).
IV. Về thực hiện điều khoản chuyển
tiếp:
Dự toán kinh phí năm 2021, Văn phòng
Quốc hội thực hiện giao như sau:
1. Đối với các địa phương thực hiện
thí điểm theo Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14 (12 Đoàn ĐBQH): Từ 01/01/2021, Văn phòng Quốc hội giao dự toán
kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội cho Văn phòng Đoàn đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH
và HĐND tỉnh tổ chức quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn theo quy định.
Văn phòng Quốc hội thực hiện quyết toán kinh phí của Đoàn ĐBQH theo quy định của Luật NSNN và
văn bản hướng dẫn Luật.
2. Đối với các địa phương còn lại (51
Đoàn đại biểu Quốc hội):
2.1 Kinh phí hoạt động của Đoàn đại
biểu Quốc hội (kinh phí không tự chủ): Văn phòng Quốc hội giao dự toán kinh phí
hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội cho cả năm 2021 về tài khoản Đoàn đại biểu
Quốc hội. Sau khi có quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và
HĐND, Văn phòng Quốc hội sẽ tiến hành điều chỉnh dự toán kinh phí từ Đoàn đại
biểu Quốc hội về Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND.
Văn phòng Quốc hội quyết toán kinh
phí hoạt động của Đoàn ĐBQH theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
2.2 Kinh phí hoạt động của bộ máy Văn
phòng Đoàn ĐBQH (kinh phí tự chủ):
Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí
hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH cho đến khi Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập. Số kinh phí chưa sử dụng cho đến
thời điểm Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành
lập thực hiện hủy dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN
và văn bản hướng dẫn Luật.
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí
hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từ
khi có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền.
V. Về việc cấp mã
chương, đăng ký mã số đơn vị quan hệ ngân sách.
1. Đối với các địa
phương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14:
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND
cấp tỉnh mới được thành lập có trách nhiệm đăng ký mã số đơn vị quan hệ ngân
sách với cơ quan Tài chính và cung cấp mã số này cho Văn
phòng Quốc hội (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để phục vụ việc phân bổ dự toán NSNN hàng năm, đồng thời làm thủ tục đóng hủy mã số ĐVQHNS cũ (Theo quy định tại Thông tư số
185/2015/TT-BTC).
2. Đối với các địa phương còn lại:
Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện việc đóng hủy mã số ĐVQHNS theo quy định. Văn phòng
Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh mới được thành lập có thể đăng ký mã
ĐVQHNS mới, hoặc sử dụng mã cũ của Văn phòng HĐND.
Ngay sau khi có quyết định (nghị quyết)
thành lập, đề nghị Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh gửi quyết định và mã số ĐVQHNS về Văn phòng Quốc hội (qua Vụ Kế
hoạch - Tài chính) để thực hiện việc điều chỉnh dự toán.
Trên đây là hướng dẫn về việc quản lý
và sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh, thành phố.
Trường hợp các chế độ chi có thay đổi
bởi văn bản thay thế thì thực hiện theo quy định tại các văn bản thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Văn phòng Quốc
hội (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Chủ nhiệm VPQH (để
b/c);
- Các Phó chủ nhiệm VPQH;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố;
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố;
- Lưu HC; KH-TC.
Epas: 91920
|
KT. CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Trần Sỹ Thanh
|