UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ Y TẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2078/HD-SYT
|
Bình Định, ngày 13
tháng 12 năm 2013
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN LOẠI HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Theo Hướng dẫn số 1304/HD-SNV ngày
05/12/2013 của Sở Nội vụ hướng dẫn về việc đánh giá và phân loại hàng năm đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; để công tác đánh giá và phân loại
hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành được
thực hiện đúng quy định và thống nhất, Sở Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện việc đánh giá và phân
loại hàng năm như
sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích và yêu cầu đánh giá:
a) Mục đích:
- Nhằm làm rõ những ưu,
khuyết điểm, mặt mạnh, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức,
năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm
vụ được giao đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Kết quả đánh giá và phân loại
là căn cứ để bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong
quản lý, bố trí, sử dụng, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động; trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong đánh giá và
phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
b) Yêu cầu:
- Đánh giá và phân loại đối với cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động là một nội dung quan trọng của công
tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Khi tiến
hành đánh giá và phân loại phải đảm bảo khách quan, khoa học, phản ánh đúng
năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Trên cơ sở nắm vững các quan điểm
lịch sử, toàn diện và phát triển; phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, bảo đảm kết luận đúng và chính xác đối với từng cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động;
- Lấy kết quả, hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ, công vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá và phân loại đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi đối tượng đánh giá và
phân loại:
a) Đối với công chức:
- Công chức lãnh đạo, bao gồm:
+ Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Sở Y tế;
+ Trưởng, phó phòng Tổ chức Cán bộ, Kế
hoạch Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Chi
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm;
- Công chức chuyên môn nghiệp vụ làm
việc tại phòng Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược,
Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An
toàn Vệ sinh thực phẩm.
b) Đối với viên chức:
Viên chức lãnh đạo, quản lý (trừ Thủ
trưởng đơn vị); viên chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị trực
thuộc.
c) Đối với người lao động:
Người lao động hợp đồng các chức danh theo Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP làm việc tại các đơn vị.
3. Căn cứ đánh giá và phân loại:
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy
định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010; đối với
người lao động đánh giá theo nghĩa vụ đã được ký kết trong hợp đồng lao động;
- Chức trách, nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị phân công
hàng năm;
- Tiêu chí đánh giá, phân loại đối với từng chức danh
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Môi trường và điều kiện cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá.
II. ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Nội dung đánh giá:
a) Đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ:
-
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;
-
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
-
Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
-
Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
-
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
-
Thái độ phục vụ nhân dân.
b) Đối với công chức lãnh đạo, quản
lý:
Ngoài
những quy định đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ, công chức lãnh đạo,
quản lý còn được đánh giá thêm theo các nội dung sau đây:
-
Kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
-
Năng lực lãnh đạo, quản lý;
-
Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động.
c) Đối với người lao động:
Tùy
theo tính chất, nhiệm vụ được giao và nội dung đã được ký kết trong hợp đồng
lao động: Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đối với công chức chuyên môn, nghiệp
vụ để thực hiện đánh giá và phân loại.
2. Trình tự, thủ tục đánh giá
2.1. Đối với công chức lãnh đạo,
quản lý là cấp phó; công chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động làm việc
tại phòng
Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Văn phòng Sở,
Thanh tra Sở, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn Vệ sinh
thực phẩm.
a) Công chức và người lao
động tự đánh giá các nội dung theo quy định tại Hướng dẫn này và tự nhận xét
ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Người đứng đầu cơ quan sử
dụng công chức và người lao động chủ trì họp, nhận xét về kết quả tự đánh giá
của công chức và người lao động, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức và
người lao động trong công tác;
c) Tập
thể cơ quan sử dụng công chức và người lao động họp tham gia góp ý. Ý kiến góp
ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền kết luận và quyết định xếp loại công chức sau khi tham khảo biên bản
góp ý của tập thể nơi công chức và người lao động làm việc.
2.2. Đối với công chức lãnh đạo,
quản lý là cấp trưởng làm việc tại phòng Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch Tài chính,
Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm.
a) Công chức tự đánh giá các
nội dung quy định tại Hướng dẫn này và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công
tác;
b) Tập thể cơ quan sử dụng
công chức, viên chức và người lao động họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được
lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức
và người lao động sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức
lãnh đạo, quản lý làm việc.
3. Thẩm quyền ký nhận xét
đánh giá và phân loại
3.1. Giám đốc Sở quyết định đánh giá, phân loại đối với:
a)
Công chức lãnh đạo, quản lý cấp Trưởng, phó phòng Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch Tài
chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Chi cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm;
b) Cấp trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở
Y tế;
c)
Công chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động làm việc tại các phòng, Thanh
tra, Văn phòng Sở Y tế.
3.2. Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình quyết định đánh giá, phân loại đối với:
a) Trưởng, phó các phòng trực thuộc Chi cục;
b)
Công chức và người lao động làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc Chi cục.
III. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC
1. Nội dung đánh giá viên chức
1.1. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động:
a)
Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b)
Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c)
Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d)
Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức, gồm: Chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
1.2. Đối với viên chức quản lý:
Việc
đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại điểm 1.1
Khoản này và các nội dung sau:
a)
Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b)
Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
1.3. Đối với người lao động:
Tùy theo tính chất, nhiệm vụ được giao và nội dung đã
được ký kết trong hợp đồng lao động: Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại điểm
1.1 Khoản này để đánh giá và phân loại.
2. Trình tự, thủ tục đánh giá
2.1. Viên chức chức chuyên môn,
nghiệp vụ và người lao động:
Trình tự, thủ tục đánh giá và phân loại áp dụng như
đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động quy định tại Hướng
dẫn này.
2.2. Đối với viên chức quản lý:
Trình tự, thủ tục đánh giá và phân loại áp dụng như
đối với công chức lãnh đạo, quản lý quy định tại Hướng dẫn này.
3. Thẩm quyền ký nhận xét đánh giá
và phân loại
3.1.
Giám đốc Sở quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó các đơn vị trực
thuộc;
3.2.
Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở quyết định đánh giá, phân loại đối với viên
chức quản lý, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động thuộc phạm vi
trực tiếp quản lý và sử dụng;
3.3.
Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ quyết định đánh giá, phân loại đối với
cấp trưởng, cấp phó các Trung tâm Dân số - KHHGĐ trực thuộc; Giám đốc các Trung
tâm Dân số - KHHGĐ quyết định đánh giá, phân loại đối với viên chức quản lý, viên
chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động thuộc phạm vi trực tiếp quản lý và
sử dụng.
IV. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ
1. Công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và
người lao động:
1.1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ phải thực hiện tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn
này. Trong đó, về kết quả thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo các điều kiện:
-
Hoàn thành từ 90% khối lượng công việc được giao trở lên, đạt chất lượng, tiến
độ và hiệu quả; trường hợp được cử đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ
01 năm trở lên phải có kết quả học tập đạt từ loại giỏi trở lên;
-
Có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên
cứu, áp dụng khoa học công nghệ mới; hoặc sáng tạo, sáng kiến trong công tác để
nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị; hoặc tham gia xây
dựng các công trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành,
lĩnh vực công tác và triển khai áp dụng có hiệu quả.
1.2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ
phải đảm thực hiện tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này.
Trong đó, về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải hoàn thành từ 90% khối
lượng công việc được giao trở lên, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả; trường
hợp được cử đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên phải có
kết quả học tập đạt loại khá.
1.3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với công chức)
và hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức):
Công
chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động làm việc trong các cơ quan hành
chính hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc viên chức và người
lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành nhiệm vụ phải
thực hiện tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này. Trong đó,
về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải hoàn thành từ 70% khối lượng công
việc được giao trở lên, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả; trường hợp được cử
đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên có kết quả học tập
đạt loại trung bình, trung bình khá.
1.4. Không hoàn thành nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động không hoàn thành nhiệm
vụ khi vi phạm một trong các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này;
hoặc hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc được giao; hoặc trường hợp được
cử đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên, kết thúc khóa
học theo đúng kế hoạch nhưng không được công nhận tốt nghiệp vì lý do chủ quan.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức quản lý:
2.1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải
thực hiện tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này.
Trong
đó, cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ
tiêu nhiệm vụ được giao và các tổ chức của cơ
quan, đơn vị (nếu có), gồm: Tổ chức Đảng đạt
trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh; trường hợp được cử
đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên phải có kết quả học
tập đạt từ loại giỏi trở lên.
2.2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ phải thực
hiện tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này.
Trong
đó, cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân
công phụ trách hoàn thành từ 80% chỉ tiêu nhiệm vụ trở lên và các tổ chức của cơ
quan, đơn vị (nếu có), gồm: Tổ chức Đảng đạt
trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh; trường hợp được cử
đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên có kết quả học tập
đạt loại khá.
2.3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ,
công chức) và hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức):
Công
chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về
năng lực hoặc viên chức giữ chức vụ quản lý hoàn thành nhiệm vụ phải thực hiện
tốt các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này.
Trong
đó, cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành từ 60%
chỉ tiêu nhiệm vụ trở và các tổ chức của cơ
quan, đơn vị (nếu có), gồm: Tổ chức Đảng đạt
trong sạch vững mạnh, tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh; trường hợp được cử
đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở lên có kết quả học tập
đạt loại trung bình, trung bình khá.
d) Không hoàn thành nhiệm vụ:
Công
chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ khi vi
phạm một trong các nội dung đánh giá theo quy định tại Hướng dẫn này; hoặc cơ
quan, đơn vị được phân công phụ trách hoàn thành dưới 60% chỉ tiêu nhiệm vụ
được giao; hoặc tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ quan, đơn vị (nếu có) yếu kém;
hoặc trường hợp được cử đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn từ 01 năm trở
lên, kết thúc khóa học theo đúng kế hoạch nhưng không được công nhận tốt nghiệp
vì lý do chủ quan.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức đánh giá, phân loại
Việc
tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng
năm được thực hiện định kỳ vào tháng 12, cụ thể như sau:
- Cá
nhân tự nhận xét, đánh giá, phân loại (bằng văn bản) và nộp cho lãnh đạo cơ
quan, đơn vị nơi đang làm việc trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
-
Tập thể họp nhận xét, đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đánh
giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, hoàn thành chậm
nhất đến hết ngày 25 tháng 12 hàng năm.
-
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định đánh giá, phân loại cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động, hoàn thành chậm nhất đến hết ngày
31 tháng 12 hàng năm.
Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động phải được thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động được biết sau 15 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có quyền được trình bày ý kiến
của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của
cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Các đơn vị báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý và sử dụng về Sở Y
tế chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 01 của năm sau.
2. Trách nhiệm thực hiện
2.1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức và người
lao động:
a)
Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm trên cơ sở phân công, phân nhiệm cụ thể cho
từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để làm cơ sở đánh giá, phân
loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào cuối năm.
Đối
với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu cơ quan, đơn vị:
Kế hoạch công tác năm là kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị được phân
công lãnh đạo, quản lý;
b)
Tổ chức triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục tại Hướng dẫn này;
c)
Tổ chức nhận xét đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động
thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý và sử dụng theo Hướng dẫn này.
d)
Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động về Sở Y tế để quản lý, theo dõi.
2.2. Các phòng Tổ chức Cán bộ, Kế hoạch Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp
vụ Dược, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Sở:
a)
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn trong cơ quan, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý;
b)
Tổ chức nhận xét đánh giá và quyết định phân loại cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định tại Hướng dẫn
này;
c)
Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động của đơn vị về Sở Y tế theo quy định;
d) Xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với
các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, viên chức và các quy
định hiện hành của Nhà nước.
3. Hồ sơ đánh giá và phân loại:
3.1. Thành phần hồ sơ:
a)
Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
-
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm của tập thể được phân công lãnh
đạo, quản lý;
-
Bản tự đánh giá, nhận xét phân loại của cá nhân;
-
Biên bản nhận xét đánh giá của tập thể nơi cán bộ, công chức, viên chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý;
-
Bản kê khai tài sản bổ sung của cá nhân (đối với trường hợp thuộc diện kê khai
tài sản theo quy định của cơ quan Thanh tra nhà nước).
b)
Công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người lao động:
-
Bản tự đánh giá, nhận xét phân loại của cá nhân;
-
Biên bản nhận xét, đánh giá của tập thể nơi công chức, viên chức và người lao
động làm việc;
-
Bản kê khai tài sản bổ sung của cá nhân (đối với trường hợp thuộc diện kê khai
tài sản theo quy định của cơ quan Thanh tra nhà nước).
3.2.
Nhận xét đánh giá và kết quả phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động hàng năm được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động theo quy định;
4. Kèm theo Hướng dẫn này các phụ lục, biểu mẫu
-
Phụ lục: Phiếu đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động hàng năm (viết tắt là PĐG);
-
Biểu mẫu: Tổng hợp kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động hàng năm (viết tắt là THKQ).
(Các phụ lục, biểu mẫu được đăng tải trên trang thông tin điện tử
của Sở Y tế, địa chỉ http://syt.binhdinh.gov.vn)
5. Hiệu lực thi hành
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và
thay thế các văn bản hướng dẫn trước đây của Sở Y tế có nội dung trái với nội
dung quy định tại Hướng dẫn này.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề
nghị thủ trưởng các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Y tế để xem xét, hướng
dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Sở
Nội vụ;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Các phòng, Thanh tra,
Văn phòng Sở Y tế;
- Lãnh đạo Sở;
- Website Sở Y tế;
- Lưu: VT, TCCB.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Cang
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH
KÈM THEO VĂN BẢN
|