BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 20-HD/UBKTTW
|
Hà Nội, ngày
12 tháng 01 năm 2016
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN VIỆC GIẢI
QUYẾT TỐ CÁO, KHIẾU NẠI VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021 CỦA CÁC CẤP ỦY, TỔ CHỨC ĐẢNG, ỦY BAN KIỂM
TRA CÁC CẤP
- Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân;
- Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Khiếu nại
năm 2011;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương khóa XI;
- Căn cứ Chỉ thị số 51-CT/TW, ngày 4-01-2016 của
Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;
- Căn cứ Quyết định số 210-QĐ/TW, ngày 8-11-2013
của Bộ chính trị ban hành Quy định giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý;
- Căn cứ Công văn số 29/HĐBCQG-CTĐB, ngày
22-12-2015 của Hội đồng bầu cử Quốc gia về việc ban hành các văn bản phục vụ cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021;
Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn cấp ủy, tổ
chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện việc giải quyết tố cáo, khiếu nại
về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021 như sau:
I- LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO,
KHIẾU NẠI PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021
1- Cấp ủy các cấp chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện tốt công tác tiếp công dân, tạo điều kiện để đảng viên và công dân phản
ánh, tố cáo về những vấn đề liên quan đến nhân sự bầu cử và công tác bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định.
2- Chỉ đạo nắm chắc tình hình các tổ chức đảng
trực thuộc, nhất là những nơi có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết, có dấu hiệu vi
phạm, có vấn đề phức tạp, bức xúc mà đảng viên và nhân dân quan tâm; người đứng
đầu cấp ủy phải chỉ đạo làm rõ và giải quyết dứt điểm các vụ, việc khiếu nại, tố
cáo của công dân từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người trước,
trong và sau ngày bầu cử.
3- Nắm chắc tình hình tố cáo, khiếu nại đối với
nhân sự giới thiệu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,
trước hết là của cấp mình để chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời
xem xét, giải quyết theo đúng quy định.
4- Chỉ đạo việc phối hợp trong giải quyết tố
cáo, khiếu nại giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo đảm việc giải quyết
tố cáo, khiếu nại chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
II-TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO, KHIẾU NẠI PHỤC
VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM
KỲ 2016-2021
1- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung
ương Đảng, cấp ủy các cấp, các ban cán sự đảng, đảng đoàn
a- Tổ chức tốt việc tiếp nhận, phân loại, xử lý
đơn, thư tố cáo, khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết; chuyển đơn, thư tố
cáo, khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết theo quy
định.
b- Xem xét hoặc chỉ đạo xem xét, giải quyết những
nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân và đảng viên liên quan đến nhân sự giới
thiệu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thuộc phạm
vi, trách nhiệm, thẩm quyền theo đúng quy định của Bộ Chính trị và ban thường vụ
cấp ủy cùng cấp về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với đảng viên là cán bộ thuộc
diện Bộ chính trị, Ban Bí thư hoặc ban thường vụ cấp ủy cùng cấp quản lý.
Qua xem xét hoặc chỉ đạo xem xét, giải quyết tố
cáo, khiếu nại nếu thấy có vi phạm phải xem xét, thi hành kỷ luật đảng, kỷ luật
chính quyền, kỷ luật đoàn thể hoặc xử lý bằng pháp luật, thì báo cáo, yêu cầu
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, kết luận, xử lý.
c- Phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp và các
tổ chức đảng, cơ quan có liên quan giải quyết những nội dung tố cáo, khiếu nại
đảng viên thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy cấp mình quản lý theo
chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp.
2- Ủy ban kiểm tra các cấp
a- Thực hiện kịp thời, có kết quả công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Tổ chức tốt công tác tiếp công dân và đảng
viên (kể cả lập đường dây nóng, phân công cán bộ, kiểm tra viên trực 24/24 giờ);
tiếp nhận đơn, thư tố cáo, khiếu nại, phản ảnh để phân loại, xử lý; nắm chắc số
lượng đơn thư tố cáo, phản ánh về đảng viên là nguồn nhân sự giới thiệu bầu đại
biểu Quốc hội khóa XIV, bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 và về các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bầu cử.
- Phân loại đầy đủ, chính xác đơn thư tố cáo, phản
ánh về tổ chức đảng, đảng viên thuộc trách nhiệm giải quyết để tổ chức giải quyết
theo đúng quy định; chuyển đơn thư tố cáo, phản ảnh không thuộc trách nhiệm giải
quyết cho cơ quan có trách nhiệm giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người
tố cáo biết.
- Đối với đơn tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết:
+ Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền nhưng chưa
giải quyết được hoặc đang giải quyết nhưng không đủ thời gian theo quy định để
hoàn thành trước ngày bầu cử thì kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của ban
thường vụ cấp ủy cùng cấp.
+ Trường hợp đơn, thư tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết nhận được trong vòng 10 ngày trước ngày bầu cử, theo quy định thì không
phải giải quyết nhưng phải tổng hợp đầy đủ, báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp
và ủy ban kiểm tra cấp trên.
- Trường hợp tố cáo phức tạp có nhiều nội dung,
liên quan đến trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức thì ủy ban kiểm
tra báo cáo để ban thường vụ cấp ủy quyết định thành lập đoàn giải quyết tố cáo
theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có
liên quan để giải quyết tố cáo đảng viên là nhân sự giới thiệu bầu đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc cấp mình và tổ chức đảng liên quan trực
tiếp đến công tác bầu cử. Qua giải quyết tố cáo, phải kết luận rõ đúng, sai,
khuyết điểm hoặc vi phạm của đảng viên bị tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
b- Cùng với việc giải quyết tố cáo, khiếu nại ủy
ban kiểm tra các cấp phải chủ động giám sát nắm chắc tình hình đảng viên và những
người ngoài đảng là nguồn nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp. Chủ động phát hiện tổ chức đảng và đảng viên có dấu
hiệu vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy định trong việc lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức cuộc bầu cử; vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ,
công chức không được làm để kiểm tra, kết luận, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định. Nếu phát hiện những trường hợp không đủ tiêu chuẩn để
giới thiệu ứng cử bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì
ủy ban kiểm tra chủ động cùng ban tổ chức của cấp ủy, Hội đồng bầu cử và các cơ
quan liên quan trao đổi, đề nghị ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, quyết định.
Kiên quyết không để lọt và không đưa người không đủ tiêu chuẩn vào danh sách giới
thiệu ứng cử bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
c- Chủ động tham mưu cho cấp ủy quyết định hoặc
chỉ đạo các tổ chức đảng có liên quan thực hiện nghiêm việc đình chỉ sinh hoạt
đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy theo quy định của Đảng đối với đảng viên là nhân
sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm.
d- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo:
- Tổng hợp đầy đủ kết quả giải quyết các trường
hợp bị tố cáo liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp mình báo cáo cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.
- Tổng hợp, báo cáo đầy đủ, kịp thời với cấp ủy
cùng cấp, cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xem xét, giải
quyết những vấn đề phát sinh; những tố cáo, khiếu nại liên quan đến quá trình tổ
chức thực hiện cuộc bầu cử, kết quả bầu cử.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
quán triệt và tổ chức thực hiện Hướng dẫn trong đảng bộ.
2- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu giúp việc
cấp ủy các cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở Trung ương và các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
3- Ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm tham
mưu, giúp cấp ủy cùng cấp tổ chức, quán triệt và triển khai thực hiện và giúp cấp
ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, ban cán
sự đảng, đảng đoàn cùng cấp, cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện Hướng dẫn
này.
Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy
trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp cấp ủy tổng hợp những tố cáo, khiếu nại
liên quan đến đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;
là nhân sự giới thiệu ứng cử bầu đại biểu Quốc hội, bầu đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp mình, gửi về Ủy ban Kiểm tra Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí
thư.
Quá trình thực hiện Hướng dẫn, nếu có khó khăn,
vướng mắc, các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phản ánh kịp thời
để Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo
cáo),
- Hội đồng bầu cử Quốc gia (để báo cáo),
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở trung ương,
- Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
- Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương,
- Các đồng chí thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
- Các đồng chí Trợ lý, Thư ký Chủ nhiệm,
- Các Vụ, đơn vị thuộc cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
- Lưu VT-LT, Vụ NC (15b).
|
T/M ỦY BAN
KIỂM TRA
PHÓ CHỦ NHIỆM THƯỜNG TRỰC
Mai Thế Dương
|