VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/HD-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 01 năm 2023
|
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2023
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC
ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về công
tác của ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) năm 2023; Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày
27/12/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc phát động phong trào thi đua
yêu nước trong ngành KSND năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết, gương mẫu, trách
nhiệm, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023”, VKSND tối cao hướng
dẫn công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, cụ thể như sau:
I. VỀ TỔ CHỨC
CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA
Gắn việc thực hiện phong trào
thi đua với việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện lời dạy của Bác đối với cán bộ
ngành Kiểm sát, Viện trưởng VKSND tối cao đã phát động Phong trào thi đua yêu
nước trong ngành KSND năm 2023; tiếp tục tổ chức thực hiện Phong trào ngành Kiểm
sát nhân dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công
minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn” và hưởng ứng 04 phong trào
thi đua: (1) Phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội hằng năm và kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; (2) Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức,
viên chức ngành KSND thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025;
(3) Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2021 - 2025; (4) Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
giai đoạn 2021 - 2025; (5) Phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng
lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, 9iện trưởng VKSND cấp
cao và 9iện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (VKSND cấp tỉnh)
căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các phong
trào thi đua nêu trên với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả,
có tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước và thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
II. VỀ KHEN
THƯỞNG VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng
cấp Nhà nước
1.1. Căn cứ quy định
của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
(Nghị định số 91); Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91 (Thông tư số 12) và
Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC ngày 14/5/2019, Thông tư số 01/2020/TT-VKSTC ngày
15/12/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng
trong ngành KSND (Thông tư số 01). Trong đó lưu ý như sau:
- Tập thể, cá nhân đề nghị khen
thưởng cấp Nhà nước phải có thành tích liên tục theo quy định của mỗi danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng.
- Các hình thức khen thưởng phải
có hiệp y theo quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định số 91:
+ Những cá nhân thuộc cấp ủy Đảng
quản lý;
+ Các hình thức khen thưởng:
“Huân chương Độc lập, Chiến sỹ thi đua toàn quốc,...”
- Đối với những đơn vị có nghĩa
vụ nộp ngân sách nhà nước, khi trình các hình thức khen thưởng: Cờ thi đua, Bằng
khen, Chiến sỹ thi đua ngành KSND, Tập thể lao động xuất sắc và các hình thức
khen thưởng cấp nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, trong hồ
sơ khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền
theo quy định tại khoản 7 Điều 45 của Nghị định số 91.
- Các đơn vị lập hồ sơ đề nghị
khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có
thông báo nghỉ hưu, đã nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3, Điều
42 Thông tư số 01.
1.2. Hồ sơ đề nghị khen
thưởng cấp Nhà nước
1.2.1. Hồ sơ đề nghị phong tặng
danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
Căn cứ các Điều
45, 47, 48 và 49 Nghị định số 91, khoản 2 Điều 44 Thông tư số
01, hồ sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; biên bản họp Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng; báo cáo thành tích của cá nhân; Quyết định công nhận
danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” 02 lần liên tục trước thời điểm đề nghị;
ý kiến của Ban cán sự đảng VKSND tối cao đối với cá nhân là Lãnh đạo các đơn vị
thuộc VKSND tối cao, ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy đối với cá nhân
là Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm
quyền đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước khi đề nghị khen
thưởng cho cá nhân là thủ trưởng đơn vị; quyết định công nhận sáng kiến ngành
KSND của Viện trưởng VKSND tối cao trong kỳ khen thưởng (kèm theo sản phẩm đã
được nghiệm thu).
1.2.2. Hồ sơ đề nghị tặng Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ các Điều
45, 47 và 57 Nghị định số 91, khoản 3 Điều 47 Thông tư số 01,
hồ sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; biên bản họp Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng; báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân; phiếu đánh giá
xếp loại công chức, viên chức, người lao động hoặc Thông báo kết quả xếp loại
công chức, viên chức, người lao động; quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở
đối với cá nhân trong kỳ khen thưởng; ý kiến của Ban cán sự đảng VKSND tối cao
đối với cá nhân là Lãnh đạo các đơn vị thuộc VKSND tối cao, ý kiến của Ban Thường
vụ Thành ủy, Tỉnh ủy đối với cá nhân là Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh; văn bản xác nhận
của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước khi đề nghị khen thưởng cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng
đơn vị.
1.2.3. Hồ sơ đề nghị tặng
Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động
Căn cứ các Điều
45, 47 và 48 Nghị định số 91, Điều 46 Thông tư số 01 lập
thành 04 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; biên bản họp Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng; báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân; ý kiến của Ban cán sự đảng
VKSND tối cao đối với cá nhân là Lãnh đạo các đơn vị thuộc VKSND tối cao, ý kiến
của Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy đối với cá nhân là Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh;
văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền đối với những đơn vị có
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước khi đề nghị khen thưởng cho tập thể hoặc cá
nhân là thủ trưởng đơn vị; quyết định công nhận sáng kiến ngành KSND của Viện
trưởng VKSND tối cao đối với cá nhân trong kỳ khen thưởng (kèm theo sản phẩm đã
được nghiệm thu).
1.2.4. Thời hạn gửi hồ sơ
Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp
Nhà nước gửi trước ngày 20/3/2023.
2. Xét tặng
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
2.1. Tiêu chuẩn xét tặng
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
Các đơn vị trong ngành KSND
(bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự) xét, đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao tặng
Kỷ niệm chương "9ì sự nghiệp Kiểm sát" cho cá nhân trong ngành KSND
có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 30 Thông tư số 01.
Cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương phải có thời gian công tác theo quy định
tính đến hết tháng 7/2023.
2.2. Hồ sơ đề nghị xét tặng
kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”
- Căn cứ khoản
1 Điều 49 Thông tư số 01 hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm: Tờ trình của cấp trình
(kèm theo danh sách cá nhân đề nghị tặng thưởng); báo cáo thành tích và quá
trình công tác của cá nhân được đề nghị tặng Kỷ niệm chương; bản sao Quyết định
tuyển dụng (đối với cá nhân quy định tại điểm a, khoản 1 Điều
29 Thông tư số 01).
- Thời hạn gửi hồ sơ trước
ngày 10/5/2023.
3. Đối với
các phong trào thi đua theo đợt (theo chuyên đề) tính từ ngày 01/6/2022 đến
ngày 31/5/2023
- Thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc xét, đề nghị khen thưởng;
bảo đảm thực chất, hiệu quả, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện.
- Tập thể và cá nhân được đề
nghị khen thưởng phải có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, nổi trội; xây dựng báo
cáo thành tích đề nghị khen thưởng rõ ràng, trung thực, chính xác về những
thành tích đã đạt được và chịu trách nhiệm về báo cáo thành tích. Trường hợp
báo cáo thành tích không theo mẫu quy định, không thể hiện đầy đủ, rõ ràng theo
các tiêu chuẩn, điều kiện của danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì
không được xét khen thưởng.
3.1. Hình
thức, đối tượng, tỷ lệ đề nghị khen thưởng
3.1.1. Phong trào thi đua thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và kế hoạch 5 năm
(2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
* Hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, Giấy khen.
* Đối tượng xét đề nghị khen
thưởng:
- Tập thể:
+ Các Vụ và tương đương; các
phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
+ Các VKSND cấp cao; Văn phòng
và các Viện nghiệp vụ.
+ Các VKSND cấp tỉnh; các phòng
thuộc VKSND cấp tỉnh và các VKSND cấp huyện.
- Cá nhân: Công chức, viên chức
và người lao động trong ngành KSND.
* Tỷ lệ đề nghị khen thưởng:
- Các cụm, khối thi đua trong
ngành KSND tiến hành bình xét khen thưởng và lựa chọn đơn vị đề nghị khen thưởng
phải có thành tích xuất sắc, nổi trội, cụ thể: Mỗi cụm, khối thi đua đề nghị
không quá 02 tập thể. Riêng cụm 1 (VKSND cấp cao 1, 2, 3) lựa chọn đề nghị
không quá 01 tập thể.
- Các đơn vị thuộc VKSND tối
cao: mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 01 cá nhân (riêng 9ăn
phòng, Cơ quan điều tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội không quá 02 tập thể và
02 cá nhân).
- VKSND cấp cao: Mỗi đơn vị lựa
chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 02 cá nhân.
- VKSND cấp tỉnh:
+ Tập thể có số lượng dưới 20
đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không
quá 02 tập thể và 03 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 20 đến
dưới 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 03 tập thể và 04 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 30 đơn
vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện trở lên: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 04 tập thể và 05 cá nhân.
3.1.2. Phong trào ngành Kiểm
sát nhân dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công
minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn” gắn với phong trào thi đua
“Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa
công sở” giai đoạn 2019 - 2025
* Hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, Giấy khen.
* Đối tượng xét đề nghị khen
thưởng:
- Tập thể:
+ Các Vụ và tương đương; các
phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
+ Các VKSND cấp cao; Văn phòng,
các Viện nghiệp vụ và các phòng trực thuộc.
+ Các VKSND cấp tỉnh; các phòng
thuộc VKSND cấp tỉnh và các VKSND cấp huyện.
+ Viện kiểm sát quân sự; các
đơn vị thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Cá nhân: Công chức, viên chức
và người lao động trong ngành KSND.
* Tỷ lệ đề nghị khen thưởng:
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
ngành KSND đề xuất Viện trưởng VKSND tối cao quyết định khen thưởng đối với các
Vụ và tương đương, các VKSND cấp cao, các VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự
trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
- Đối với các đơn vị trong toàn
Ngành đề nghị không quá 20% tổng số tập thể của đơn vị; không quá 10%
tổng số công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại đơn vị (trong
đó, số lượng lãnh đạo của đơn vị không quá 01 người). Khi đề nghị khen
thưởng đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị, không được cao hơn mức đề nghị cho
tập thể do cá nhân phụ trách.
3.1.3. Phong trào thi đua “Cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025
* Hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, Giấy khen.
* Đối tượng xét đề nghị khen
thưởng:
- Tập thể:
+ Các Vụ và tương đương; các
phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
+ Các VKSND cấp cao; Văn phòng
và các Viện nghiệp vụ.
+ Các VKSND cấp tỉnh; các phòng
thuộc VKSND cấp tỉnh và các VKSND cấp huyện.
- Cá nhân: Công chức, viên chức
và người lao động trong ngành KSND.
* Tỷ lệ đề nghị khen thưởng:
- Các cụm, khối thi đua trong
ngành KSND tiến hành bình xét khen thưởng và lựa chọn đơn vị đề nghị khen thưởng
phải có thành tích xuất sắc, nổi trội, cụ thể: Mỗi khối thi đua đề nghị không
quá 01 tập thể. Mỗi cụm thi đua đề nghị không quá 02 tập thể. Riêng cụm 1
(VKSND cấp cao 1, 2, 3) lựa chọn đề nghị không quá 01 tập thể.
- Các đơn vị thuộc VKSND tối
cao: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 01 cá nhân (riêng Văn
phòng, Cơ quan điều tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội không quá 01 tập thể và
02 cá nhân).
- VKSND cấp cao: Mỗi đơn vị lựa
chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 02 cá nhân.
- VKSND cấp tỉnh:
+ Tập thể có số lượng dưới 20
đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không
quá 02 tập thể và 03 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 20 đến
dưới 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 03 tập thể và 04 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 30 đơn
vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện trở lên: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 04 tập thể và 05 cá nhân.
3.1.4. Phong trào thi đua
“Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025
* Hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, Giấy khen.
* Đối tượng xét đề nghị khen
thưởng:
- Tập thể:
+ Các Vụ và tương đương; phòng
và tương đương tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao.
+ Các VKSND cấp cao; Văn phòng
và các Viện nghiệp vụ.
+ Các VKSND cấp tỉnh; các phòng
thuộc VKSND cấp tỉnh và các VKSND cấp huyện.
- Cá nhân: Công chức, viên chức
và người lao động trong ngành KSND.
* Tỷ lệ khen thưởng:
- Các cụm, khối thi đua trong
ngành KSND tiến hành bình xét khen thưởng và lựa chọn đơn vị đề nghị khen thưởng
phải có thành tích xuất sắc, nổi trội, cụ thể: Mỗi khối thi đua đề nghị không
quá 01 tập thể. Mỗi cụm thi đua đề nghị không quá 02 tập thể. Riêng cụm 1
(VKSND cấp cao 1, 2, 3) lựa chọn đề nghị không quá 01 tập thể.
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao:
Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 01 cá nhân (riêng 9ăn
phòng, Cơ quan điều tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội không quá 01 tập thể và
02 cá nhân).
- VKSND cấp cao: Mỗi đơn vị lựa
chọn đề nghị không quá 01 tập thể và 02 cá nhân.
- VKSND cấp tỉnh:
+ Tập thể có số lượng dưới 20
đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị không
quá 02 tập thể và 03 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 20 đến
dưới 30 đơn vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 03 tập thể và 04 cá nhân.
+ Tập thể có số lượng từ 30 đơn
vị cấp phòng và Viện kiểm sát cấp huyện trở lên: Mỗi đơn vị lựa chọn đề nghị
không quá 04 tập thể và 05 cá nhân.
3.1.5. Phong trào thi đua “Cả
nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch
Covid-19”
- Hình thức khen thưởng: Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, Giấy khen.
- Đối tượng xét đề nghị khen
thưởng: Tập thể, cá nhân trong ngành KSND.
- Chỉ khen thưởng những tập thể,
cá nhân trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch có thành tích tiêu biểu,
xuất sắc, nổi trội được các cơ quan, đơn vị, địa phương ghi nhận và đánh giá
cao.
3.2. Hồ
sơ đề nghị khen thưởng
3.2.1. Về việc tặng Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao
- Căn cứ Điều
47 Thông tư số 01, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; biên bản họp Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng; báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị
khen thưởng; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền đối với những
đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước khi đề nghị khen thưởng cho tập thể
hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị.
- Thời hạn gửi hồ sơ trước
ngày 10/6/2023.
3.2.2. Về việc tặng Giấy
khen
- Các đơn vị thuộc VKSND tối
cao: Mỗi đơn vị không quá 01 tập thể và 02 cá nhân (riêng 9ăn phòng, Cơ quan điều
tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội không quá 02 tập thể và 05 cá nhân) và gửi
Quyết định tặng Giấy khen, báo cáo tóm tắt thành tích (02 bản) về Thường trực Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng để báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao.
- Các đơn vị Cơ quan điều tra,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, VKSND cấp cao,
VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự: Hồ sơ lưu tại đơn vị.
4. Khen thưởng
đột xuất
Việc khen thưởng đột xuất được
thực hiện theo Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 14/6/2019 của VKSND tối cao về
khen thưởng đột xuất trong ngành KSND. Trong đó, chú ý thành tích xuất sắc đột
xuất trong công tác là thành tích lập được đối với từng vụ, việc cụ thể ngoài
chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, có hiệu quả cao được các cấp lãnh đạo, dư luận
xã hội đánh giá cao, ảnh hưởng lớn tại địa phương cũng như toàn quốc. Những việc
đã được phổ biến, nhiều đơn vị trong Ngành triển khai thì không đề nghị khen
thưởng; tuy nhiên, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị có thể xem xét đề
nghị tặng giấy khen để động viên, khích lệ công chức, viên chức, người lao động
ngành KSND.
5. Xét,
khen thưởng tổng kết năm 2023
5.1. Trong việc xét khen
thưởng tổng kết năm, lưu ý thực hiện như sau
- Các đơn vị thực hiện chấm điểm
theo tiêu chí chấm điểm, xếp loại thi đua theo hướng dẫn của VKSND tối cao,
ngoài ra cần lưu ý những chỉ tiêu sau sẽ là một trong những tiêu chí để xem
xét, đánh giá kết quả thi đua:
+ Tiêu chí đánh giá ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành KSND.
+ Tiêu chí tỷ lệ giải ngân vốn
đầu tư công đối với các đơn vị trong ngành KSND.
- Đối với công chức trong thời
gian biệt phái, việc xét khen thưởng do đơn vị cũ xem xét, quyết định hoặc đề
nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại điểm
d khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01. Đối với công chức thuộc biên chế VKSND tối
cao, nếu thời gian biệt phái từ 01 năm trở lên thì xét thi đua, khen thưởng tại
đơn vị có công chức, viên chức được biệt phái đến.
- Các cụm, khối thi đua thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; đề nghị xét,
khen thưởng phải thực chất, hiệu quả, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, đúng chỉ tiêu,
số lượng và gửi biên bản, kết quả công nhận điểm từng đơn vị và bình xét “Cờ
thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua của ngành KSND” theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 01. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành
không xét nếu cụm, khối thi đua đề nghị vượt quá số lượng quy định.
- Cá nhân đề nghị tặng Bằng
khen của Viện trưởng VKSND tối cao, công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”,
“Chiến sỹ thi đua ngành KSND” phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định, trong đó
phải có quyết định công nhận sáng kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tương
ứng với tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
5.2. Hồ sơ đề nghị khen tổng
kết năm
5.2.1. Hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
Căn cứ các Điều
45, 48 và 51 Nghị định số 91; khoản 3 Điều 47 Thông tư số
01, hồ sơ được lập 03 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng; biên bản họp Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng; báo cáo thành tích của tập thể đề nghị khen thưởng;
văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền đối với những đơn vị có
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
5.2.2. Hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu“Cờ thi đua của ngành KSND”; tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối
cao; công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND”; “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Căn cứ Điều 47
Thông tư số 01, hồ sơ được lập 01 bộ, gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng;
biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; báo cáo thành tích của tập thể, cá
nhân; quyết định công nhận sáng kiến ngành KSND của Viện trưởng VKSND tối cao đối
với cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND”;
quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở trong kỳ khen thưởng đối với cá nhân đề
nghị tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao; quyết định công nhận sáng kiến
cấp cơ sở hoặc Bằng khen, giấy khen do có thành tích xuất sắc đột xuất trong
năm công tác đối với cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua
cơ sở”; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền đối với những
tập thể, cá nhân là thủ trưởng đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
5.2.3. Thời hạn gửi hồ sơ
Thời gian gửi hồ sơ đề nghị
xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm 2023 sẽ thông báo
sau.
III. VỀ VIỆC
XÉT, ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NGÀNH KSND
1. Các đơn vị trong toàn
Ngành thực hiện theo Quy chế xét, đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành KSND
ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-VKSTC ngày 19/12/2019 của Viện trưởng
VKSND tối cao (Quy chế số 619) và Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 02/7/2021 của VKSND
tối cao về một số nội dung xét đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành KSND (Hướng
dẫn số 29). Tuy nhiên, khi xét, đề nghị công nhận sáng kiến các đơn vị cần lưu
ý một số nội dung sau:
1.1. Hình thức sáng kiến
Sáng kiến phải được thể hiện dưới
1 trong 3 hình thức sau đây: Giải pháp; đề án, đề tài; chuyên đề.
1.2. Nội dung sáng kiến
- Nội dung sáng kiến phải liên
quan đến hoạt động của ngành KSND, bao gồm giải pháp; đề án, đề tài; chuyên đề
về:
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác xây dựng Ngành;
+ Công tác phối hợp nhằm thúc đẩy
quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở các
quy định của pháp luật;
+ Các hoạt động khác của ngành
KSND.
- Đối với tác giả của sáng kiến
(Giải pháp; đề án, đề tài; chuyên đề) được cơ quan có thẩm quyền (Sở Khoa học
và công nghệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,…) giao, nghiệm thu, công nhận thì có thể
đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành KSND nếu nội dung sáng kiến có liên
quan đến hoạt động của ngành KSND nêu trên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo
quy định của pháp luật, Quy chế số 619 và Hướng dẫn số 29.
1.3. Thời hiệu thực hiện
quyền yêu cầu công nhận sáng kiến
Đối với giải pháp đã được áp dụng,
thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm, kể từ ngày
sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.
2. Hồ sơ đề nghị xét, công
nhận sáng kiến
2.1. Hồ sơ đề nghị
xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở áp dụng theo quy định tại Quy chế 619.
2.2. Hồ sơ đề nghị
xét, công nhận sáng kiến ngành KSND theo quy định tại Hướng dẫn số 29 được đóng
thành 01 tập, gồm 02 phần như sau:
Phần 1: Các thủ tục đề nghị
xét, công nhận sáng kiến
- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến;
- Tờ trình của Hội đồng sáng kiến
cấp cơ sở về việc đề nghị công nhận sáng kiến ngành KSND, kèm theo Biên bản họp
hội đồng;
- Tổng hợp phiếu chấm điểm sáng
kiến;
- Quyết định công nhận sáng kiến
cấp cơ sở;
- Hồ sơ giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo về sáng kiến (nếu có).
Phần 2: Báo cáo sáng kiến
- Trang bìa ghi: Tên đơn vị,
hình thức sáng kiến, tên sáng kiến, tên tác giả, đồng tác giả, năm sáng kiến được
nghiệm thu;
- Trang tiếp theo: Văn bản liên
quan đến việc giao nghiên cứu sáng kiến, người chủ trì, người tham gia nghiên cứu,
quyết định nghiệm thu (nếu có) và nội dung của sáng kiến.
Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến
ngành KSND năm 2023 đợt 1 gửi trước ngày 15/4/2023; đợt 2 gửi trước
ngày 15/8/2023.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, 9iện trưởng
VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ
vào tình hình của đơn vị để có hình thức phát động, tổ chức thực hiện công tác
thi đua, khen thưởng năm 2023 tại địa phương, đơn vị mình. Đồng thời gửi đăng
ký tham gia thi đua về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND (Vụ
Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15/02/2023.
2. Các Viện kiểm sát
quân sự chỉ gửi hồ sơ đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xét tặng Bằng khen theo
đợt (chuyên đề), “Cờ thi đua của ngành KSND” (nếu có). Các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng khác thực hiện theo tuyến trình khen thưởng của Bộ Quốc
phòng.
3. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị trao đổi với Vụ Thi đua - Khen thưởng, VKSND
tối cao để được giải đáp./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSTC (để báo cáo);
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW (để báo cáo);
- VKS quân sự Trung ương;
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ 16.
|
TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
Mai Trung Thành
|