Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/ĐA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 27/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/ĐA-UBND

Bình Định, ngày 27 tháng 11 năm 2023

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bình Định là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, với 6.066,40 km² diện tích tự nhiên1, diện tích vùng lãnh hải là 36.000 km² và quy mô dân số 1.820.876 người2. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 134 km.

Bình Định là tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về địa chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông bắc Campuchia và Thái Lan, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về đường hàng hải quốc tế với hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế như: công nghiệp chế biến lâm - nông - thủy sản, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí; phát triển dịch vụ cảng và logistics,… và đặc biệt là du lịch. Có giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không phát triển đồng bộ, hiện đại, là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Định sẽ tiếp tục phát triển bền vững, hướng đến văn minh, hiện đại bật nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với sự phát triển nhanh về dân cư đô thị trong quá trình đô thị hóa, cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung phát triển về thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã tạo cho tỉnh nhu cầu lớn về phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện, trong đó thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục, tài chính của tỉnh; 159 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 116 xã, 32 phường, 11 thị trấn.

Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định với đường bờ biển dài hơn 35 km, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Định khoảng 36 km về phía Bắc. Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây Sơn, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân. Huyện Phù Cát có 680,71 km2 diện tích tự nhiên3 và quy mô dân số 228.358 người4, mật độ dân số 337 người/km2, trong đó người dân sống tại đô thị chiếm 13,34% và sống ở vùng nông thôn chiếm 86,66%. Có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 02 thị trấn, 16 xã với 117 thôn, khu phố.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bình Định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Cát tiếp tục nêu cao truyền thống cách mạng của địa phương, đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm vượt qua thử thách, nhằm xây dựng thành công huyện nông thôn mới, đưa Phù Cát trở thành một địa phương phát triển năng động và bền vững của tỉnh Bình Định.

Đến nay, đô thị Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát đã bảo đảm các điều kiện và đạt đủ các tiêu chuẩn thành lập thị trấn theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định xây dựng Đề án thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát với các nội dung như sau:

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã và Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

3. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

4. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

5. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

6. Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

7. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

8. Công văn số 262/UBTVQH14-PL ngày 17/4/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với thực hiện Nghị quyết trung ương 6;

9. Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số đều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

10. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;

11. Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;

12. Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;

13. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

14. Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 23/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định về chủ trương thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;

15. Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035;

16. Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;

17. Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;

18. Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 29/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đô thị Cát Khánh, huyện Phù Cát;

19. Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc công nhận xã Cát Chánh, huyện Phù Cát là đô thị loại V.

II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định với đường bờ biển dài hơn 35 km, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Định khoảng 36 km về phía Bắc. Huyện có 680,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 228.358 người, mật độ dân số 337 người/km2, trong đó người dân sống tại đô thị chiếm 13,35% và sống ở vùng nông thôn chiếm 86,65%. Có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 02 thị trấn, 16 xã với 117 thôn, khu phố.

Phù Cát là huyện có hệ thống giao thông đa dạng, đồng bộ và hoàn thiện bậc nhất của tỉnh Bình Định, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19B đi qua địa bàn; các tuyến đường Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT.639, các tuyến ĐT.633, ĐT.634, ĐT.638, ĐT.640 kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với sân bay Phù Cát, kết nối các xã, thị trấn từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và hệ thống đường liên xã, liên thôn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và Khánh Phước. Đường hàng hải với cảng biển neo đậu tàu thuyền Đề Gi. Đường hàng không có sân bay Phù Cát, là một trong những sân bay lớn của cả nước với Cảng Hàng không dân dụng phục vụ hàng triệu lượt khách đến và đi, tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận tiện cho việc đi lại và giao thương hàng hóa từ huyện đến các khu vực khác trong tỉnh, cả nước và quốc tế.

Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đã được phê duyệt tại Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035, huyện Phù Cát là trung điểm giữa các khu vực phát triển lớn là đô thị Hoài Nhơn, thành phố Quy Nhơn, đô thị Tây Sơn và trục đô thị hóa Bắc Nam dọc theo Quốc lộ 1A. Phù Cát chính là nơi hội tụ, cửa ngõ phát triển cảng hàng không quốc tế. Với việc nằm trên các trục đô thị hóa của tỉnh Bình Định và giáp ranh với thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát có nhiều cơ hội để chuyển dịch cơ cấu sản xuất cũng như phát triển đô thị, thu hút nguồn lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Xã Cát Khánh nằm ở phía Đông bắc của huyện Phù Cát, là xã đồng bằng ven biển, giáp đầm Đề Gi với đường bờ biển dài hơn 3 km. Xã có 30,74 km2 diện tích tự nhiên5, quy mô dân số 17.351 người6. Xã Cát Khánh nằm trên tuyến đường ĐT.633 (Chợ Gồm - Đề Gi) kết nối Quốc lộ 1A đến Cảng cá Đề Gi và tuyến đường giao thông ven biển ĐT.639 kết nối với các Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ phía Nam huyện Phù Cát.

Trong những năm qua, huyện Phù Cát đã nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã Cát Khánh. Từ một xã có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã và có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 70 - 80% thì đến giai đoạn 2015 - 2020 giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm trên 60% trong cơ cấu kinh tế của xã Cát Khánh.

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phù Cát khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19 năm 2021, nhưng dưới sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Cát nói chung và xã Cát Khánh nói riêng, kinh tế xã Cát Khánh đã được khôi phục và tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2022 (theo giá so sánh 2010) đạt 898,35 tỷ đồng, tăng 13,67% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm 60,41% trong cơ cấu kinh tế của xã; thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 53,70 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,37%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 69,54% lao động toàn xã.

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân huyện Phù Cát đã huy động mọi nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị trên địa bàn. Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã xác định mục tiêu tỉnh Bình Định có 18 thị trấn vào năm 2025, trong đó có thị trấn Cát Khánh, huyện Phù Cát. Thực hiện Chương trình nêu trên, huyện Phù Cát đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định lập quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đô thị Cát Khánh có quy mô 30,74 km2 (diện tích tự nhiên của toàn xã Cát Khánh) và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt7. Đến nay, đô thị Cát Khánh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đã được triển khai xây dựng. Các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và không ngừng nâng cao, bao gồm: 02 công trình đầu mối giao thông cấp vùng liên huyện; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đạt 16,63%; mật độ đường giao thông đạt 12,92 km/km2; diện tích đất giao thông tính trên dân số đạt 29,23 m2/người; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 3,48%; tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng thông tin di động/dân số đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 100%; đất cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người đạt 10,29 m2/người;… đã tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với việc tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, huyện cũng đã tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển của địa phương. Các cơ sở giáo dục, y tế, trung tâm văn hóa thông tin - thể thao cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của đô thị, gồm: diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,65 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 97,60%; đất dân dụng đạt 112,96 m2/người; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị đạt 8,07 m2/người; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng cấp đơn vị ở đạt 5,25 m2/người; công trình văn hóa cấp đô thị là 02 công trình; công trình thể dục thể thao cấp đô thị là 02 công trình; công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị là 02 công trình;... góp phần ngày một nâng cao chất lượng sống của Nhân dân trên địa bàn.

Kết quả của chương trình phát triển, đô thị Cát Khánh đã được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn của đô thị loại V tại Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định với số điểm khá cao (đô thị Cát Khánh đạt 83,87 điểm/100 điểm). Trong những năm vừa qua, để xây dựng và phát triển Cát Khánh tương xứng với chức năng của đô thị loại V là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị, qua đó các chỉ tiêu còn yếu đã được khắc phục và hoàn thiện. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện Phù Cát nói chung và xã Cát Khánh nói riêng.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, việc xã Cát Khánh phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch đã làm phát sinh nhiều bất cập trong quản lý của chính quyền xã Cát Khánh. Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Cát Khánh dẫn tới yêu cầu, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề quản lý đô thị như: quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ,... đòi hỏi sự ra đời của một bộ máy chính quyền đô thị quy mô thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Vì vậy, việc thành lập thị trấn Cát Khánh trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Cát Khánh là thực sự cần thiết, phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tiêu chuẩn đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo chất lượng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, việc thành lập thị trấn Cát Khánh sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có, thu hút đầu tư phát triển của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền các cấp, thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển đô thị; là nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng.

Phần thứ hai

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ CÁT KHÁNH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN PHÙ CÁT VÀ XÃ CÁT KHÁNH

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN PHÙ CÁT

1. Giai đoạn trước năm 1975

Trước năm 1470, Phù Cát thuộc đất Chăm pa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tôn mở rộng bờ cõi đến tận đèo Cù Mông, lập phủ Hoài Nhơn lệ vào thừa tuyên Quảng Nam. Phủ Hoài Nhơn có 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Vùng đất Phù Cát lúc bấy giờ thuộc huyện Phù Ly, phủ Hoài Nhơn.

Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi Hoài Nhơn thành Quy Nhơn. Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, Phù Ly chia thành huyện Phù Mỹ và Phù Cát, lấy sông La Tinh làm ranh giới, địa danh Phù Cát có từ đó. Huyện lỵ đầu tiên ở Xuân Hội, sau dời về Hòa Hội (1865) rồi vào An Hành (thị trấn Ngô Mây ngày nay).

Cuối thế kỷ XIX, Phù Cát có 4 tổng và 127 làng. Qua nhiều thời kỳ sáp nhập, chia tách, đến năm 1937 toàn huyện có 6 tổng và 114 làng. Năm 1946 đến tháng 3/1948, bỏ cấp tổng, 2 lần sáp nhập làng xã, huyện Phù Cát lúc bấy giờ còn lại 13 xã, lấy chữ “Cát” làm tên đầu cho các xã mới. Trước năm 1975 tiếp tục sáp nhập một số làng cho huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh thuộc tỉnh Nghĩa Bình.

2. Giai đoạn sau năm 1975:

Sau năm 1975, huyện Phù Cát có 11 xã: Cát Chánh, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Khánh, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Thắng, Cát Trinh, Cát Tường. Ngày 24/3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 127-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Theo đó, chia xã Cát Trinh thành 02 xã Cát Trinh và Cát Tân. Lúc bấy giờ, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Nghĩa Bình và có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.

Ngày 29/10/1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 123- HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Theo đó, chia xã Cát Hiệp thành hai xã lấy tên xã Cát Hiệp và xã Cát Lâm; chia xã Cát Thắng thành hai xã lấy tên xã Cát Thắng và xã Cát Hưng; chia xã Cát Chánh thành hai xã lấy tên xã Cát Chánh và xã Cát Tiến; chia xã Cát Khánh thành hai xã lấy tên xã Cát Khánh và xã Cát Thành; tách các thôn Tân Thanh, Vĩnh Hội của xã Cát Chánh và các thôn Tân Thắng, Chánh Oai của xã Cát Khánh để thành lập xã Cát Hải. Huyện Phù Cát lúc bấy giờ thuộc tỉnh Nghĩa Bình và có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.

Ngày 12/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 52-HĐBT về việc chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Theo đó, thành lập thị trấn Ngô Mây (thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cát) trên cơ sở sáp nhập 567 ha đất với 9.790 nhân khẩu của xã Cát Trinh, 637 ha đất với 487 nhân khẩu của xã Cát Tân. Huyện Phù Cát lúc bấy giờ vẫn thuộc tỉnh Nghĩa Bình và có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.

Ngày 30/6/1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên. Theo đó, chia tỉnh Nghĩa Bình thành 02 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. Lúc bấy giờ, huyện Phù Cát là một trong 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc của tỉnh Bình Định với 18 đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 12/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1188/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị trấn Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Lúc bấy giờ, huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn, 16 xã và tồn tại cho đến ngày nay.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ CÁT KHÁNH

Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi Hoài Nhơn thành Quy Nhơn. Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, Phù Ly chia thành huyện Phù Mỹ và Phù Cát, lấy sông La Tinh làm ranh giới, địa danh Phù Cát có từ đó. Địa bàn xã Cát Khánh lúc bấy giờ thuộc tổng Trung Chánh.

Cuối thế kỷ XIX, Phù Cát có 4 tổng và 127 làng. Qua nhiều thời kỳ sáp nhập, chia tách, đến năm 1937 toàn huyện có 6 tổng và 114 làng. Năm 1946 theo chủ trương của Trung ương bỏ cấp tổng và thành lập cấp xã. Theo đó, tổng Trung Chánh (địa bàn xã Cát Khánh ngày nay) được chia thành 05 xã: An Ngãi, Mỹ Tài, Tân Phong, Trường Yên và Phong Phú.

Tháng 3/1948, 05 xã: An Ngãi, Mỹ Tài, Tân Phong, Trường Yên và Phong Phú được sáp nhập thành xã Cát Khánh. Địa danh Cát Khánh xuất hiện từ thời điểm này và thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Nghĩa Bình.

Ngày 29/10/1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 123- HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình. Theo đó, chia xã Cát Khánh thành hai xã lấy tên xã Cát Khánh và xã Cát Thành; tách các thôn Tân Thanh, Vĩnh Hội của xã Cát Chánh và các thôn Tân Thắng, Chánh Oai của xã Cát Khánh để thành lập xã Cát Hải.

Ngày 30/6/1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên. Theo đó, chia tỉnh Nghĩa Bình thành 02 tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. Lúc bấy giờ, xã Cát Khánh là một trong 18 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và tồn tại cho đến ngày nay.

B. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HUYỆN PHÙ CÁT VÀ XÃ CÁT KHÁNH

I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HUYỆN PHÙ CÁT

1. Khái quát chung

a) Về vị trí địa lý và địa giới hành chính

- Huyện Phù Cát nằm ở phía Đông, là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13°54' - 14°32' vĩ Bắc và 108°55' - 109°05' kinh Đông với đường bờ biển dài hơn 35 km, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Định khoảng 36 km về phía Bắc. Địa bàn huyện có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19B đi ngang địa bàn; các tuyến đường Tây tỉnh, tuyến ven biển ĐT.639, các tuyến ĐT.633, ĐT.634, ĐT.635, ĐT.638, ĐT.640 kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với sân bay Phù Cát, kết nối các xã, thị trấn từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và hệ thống đường liên xã, liên thôn. Tuyến đường sắt với 2 ga chính là ga Phù Cát và Khánh Phước. Đường hàng hải với cảng biển Đề Gi, là nơi giao thương trong và ngoài nước của huyện. Đường hàng không có sân bay Phù Cát, là một trong những sân bay lớn của cả nước với cảng hàng không dân dụng phục vụ các lượt khách đến và đi, tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận tiện cho việc đi lại và giao thương hàng hóa từ huyện đến các khu vực khác trong tỉnh, cả nước và quốc tế.

- Địa giới hành chính:

+ Phía Đông giáp Biển Đông;

+ Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây Sơn;

+ Phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước;

+ Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân.

b) Điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

Địa hình của huyện Phù Cát tương đối đa dạng với đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Dãy núi Bà ở giữa huyện có độ cao gần 900 m, chia huyện thành 4 vùng địa hình, cụ thể như sau:

+ Vùng phía Bắc: gồm các xã Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh (trừ hai thôn Tân Hóa Bắc và Tân Hóa Nam của xã Cát Hanh), có độ cao bình quân 20 - 30 m so với mực nước biển. Vùng này nằm ở phía bắc núi Bà, do địa hình dốc, sông ngắn, rừng nghèo, chủ yếu là đồi trọc nên hàng năm vào mùa mưa vùng hạ lưu hay bị ngập úng.

+ Vùng phía Nam: gồm các xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Chánh, thị trấn Cát Tiến và một phần xã Cát Trinh. Địa hình vùng này nằm ở phía Nam núi Bà, đất nông nghiệp chủ yếu nằm dọc theo hạ lưu sông Đại Ân (sông Kôn và sông La Vĩ). Thị trấn Cát Tiến, xã Cát Thắng và xã Cát Chánh nằm cuối hạ lưu sông Kôn nên thường xảy ra ngập úng.

+ Vùng ven biển: gồm các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, thị trấn Cát Tiến. Địa hình vùng này có diện tích đồi núi chiếm hơn 1/2 nhưng chủ yếu là đồi trọc, bờ biển dài hơn 20 km, trong tương lai có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nuôi tôm công nghệ cao, tuy nhiên hiện tại huyện đang tập trung ưu tiên phát triển du lịch.

+ Vùng phía Tây: gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, thị trấn Ngô Mây, một phần xã Cát Trinh và hai thôn Tân Hóa Bắc, Tân Hóa Nam của xã Cát Hanh. Đây là vùng bán sơn địa, đất đai chủ yếu là gò đồi, thuận lợi cho phát triển cây dài ngày như: điều, xoài,... và trồng rừng tập trung.

- Khí hậu:

Huyện Phù Cát thuộc vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu đông Trường Sơn, có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá yếu. Có 02 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến hết tháng 12, trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão với tần suất trung bình từ 01 - 02 cơn/năm.

- Thủy văn:

Hệ thống sông suối của huyện Phù Cát ít, dòng chảy ngắn, lưu lượng nước không đáng kể. Mùa mưa dòng chảy mạnh gây xói mòn ở vùng cao và gây ngập úng ở một số xã vùng sâu. Mùa khô lượng nước kiệt từ tháng 2 đến tháng 7 làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và cây trồng, vật nuôi.

Địa bàn huyện Phù Cát có 03 con sông chính là sông La Tinh (sông Phù Ly), sông Đại An và sông La Vỹ. Ngoài ra, địa bàn huyện còn có các suối nhỏ như: suối An Hành, suối Bà Lễ, suối nước nóng, suối Chay,... Lượng nước trên các suối này chỉ có ở những mùa lũ. Mùa khô lượng nước chỉ còn lại rất ít thậm chí nhiều nơi không có nước.

Với nhiều hồ chứa lớn có khả năng điều hòa nước cho huyện, trong tương lai khi hệ thống kênh mương của huyện được hoàn chỉnh hơn, đây sẽ là tiền đề cho việc thích nghi và giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu.

- Hải văn:

Khu vực huyện Phù Cát chịu chế độ triều vùng biển Bình Định thuộc chế độ nhật triều không đều. Tại Phù Cát hàng tháng số ngày nhật triều chiếm khoảng 18 - 22 ngày, thời gian triều dâng lâu hơn thời gian triều rút. Độ lớn triều khoảng 1,2 - 1,8 m; biên độ triều trung bình khoảng 0,5 m.

Chế độ triều vùng đầm và các cửa sông qua đo đạc ở đầm Thị Nại trong các tháng 5 và tháng 6 cho thấy: chế độ triều vùng đầm Thị Nại và cửa sông thì cùng chế độ triều với vùng biển Quy Nhơn. Tuy nhiên, biên độ triều vùng đầm và cửa sông thì nhỏ hơn biên độ triều vùng biển. Chân triều vùng đầm cao hơn vùng biển từ 0,4 - 0,6 m. Do ảnh hưởng bởi mực nước triều, các vùng đất thấp ở hạ lưu các sông thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.

2. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2022, huyện Phù Cát có 680,71 km2, trong đó cơ cấu sử dụng đất như sau:

- Đất nông nghiệp là 556,53 km2, chiếm tỷ lệ 81,76%;

- Đất phi nông nghiệp là 103,92 km2, chiếm tỷ lệ 15,27%;

- Đất chưa sử dụng là 20,26 km2, chiếm tỷ lệ 2,97%.

3. Dân số, cơ cấu, thành phần dân cư và lao động

a) Dân số, cơ cấu và thành phần dân cư

- Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, huyện Phù Cát có quy mô dân số là 228.358 người, trong đó:

+ Dân số thường trú là 226.234 người, chiếm 99,07%;

+ Dân số tạm trú quy đổi là 2.124 người, chiếm 0,93%.

+ Dân số ở thành thị là 30.481 người, chiếm 13,35%;

+ Dân số ở nông thôn là 197.877 người, chiếm 86,65%;

Mật độ dân số toàn huyện là 335 người/km2; dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung dọc các tuyến giao thông, tập trung nhiều tại các khu vực đô thị hóa: Ngô Mây, Cát Tiến và ven đầm Đề Gi, tỷ lệ tăng dân số năm 2022 của huyện là 1,53%.

- Đa số huyện Phù Cát dân tộc Kinh là chủ yếu (khoảng 99,95%). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số đồng bào người Ba Na với 26 hộ, 91 nhân khẩu. Có 05 tôn giáo được Nhà nước công nhận đang hoạt động, đó là: Phật giáo, Cao đài, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo. Nhìn chung hoạt động của các tôn giáo ổn định, trật tự an toàn xã hội trong vùng có đồng bào tôn giáo được đảm bảo. Các chức sắc tôn giáo, đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số cùng với Nhân dân sống hòa thuận, đa số có đời sống kinh tế phát triển khá, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Lao động

Năm 2022, tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện Phù Cát là 140.058 người, chiếm 61,33% dân số toàn huyện; tổng số lao động đang làm việc các ngành kinh tế là 116.920 người, chiếm 83,48% số người trong độ tuổi lao động. Trong đó:

- Lao động nông - lâm - thủy sản là 61.254 người, chiếm 52,39%;

- Lao động công nghiệp - xây dựng là 23.337 người, chiếm 19,96%;

- Lao động thương mại - dịch vụ là 32.329 người, chiếm 27,65%.

Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo của huyện Phù Cát năm 2022 đạt 56,41%.

4. Đơn vị hành chính

Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

(1). Thị trấn Ngô Mây có 7,60 km2 diện tích tự nhiên, dân số 15.270 người.

(2). Thị trấn Cát Tiến có 17,64 km2 diện tích tự nhiên, dân số 15.211 người.

(3). Xã Cát Sơn có 113,76 km2 diện tích tự nhiên, dân số 5.744 người.

(4). Xã Cát Minh có 25,42 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.311 người.

(5). Xã Cát Tài có 38,82 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.446 người.

(6). Xã Cát Lâm có 68,57 km2 diện tích tự nhiên, dân số 8.548 người.

(7). Xã Cát Hanh có 44,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.568 người.

(8). Xã Cát Thành có 41,76 km2 diện tích tự nhiên, dân số 10.473 người.

(9). Xã Cát Trinh có 48,39 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.281 người.

(10). Xã Cát Hải có 43,96 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.775 người.

(11). Xã Cát Hiệp có 42,26 km2 diện tích tự nhiên, dân số 8.839 người.

(12). Xã Cát Nhơn có 38,65 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.636 người.

(13). Xã Cát Hưng có 41,11 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.180 người.

(14). Xã Cát Tường có 28,95 km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.832 người.

(15). Xã Cát Tân có 27,97 km2 diện tích tự nhiên, dân số 18.960 người.

(16). Xã Cát Thắng có 8,57 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.086 người.

(17). Xã Cát Chánh có 11,74 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.847 người.

(18). Xã Cát Khánh có 30,74 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.351 người.

5. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

5.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Từ một huyện có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay Phù Cát đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, theo đó giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tới 30 - 40% trong tổng giá trị sản xuất của Phù Cát, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Đến giai đoạn 2015 - 2020, quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh đã phần nào làm thay đổi bộ mặt huyện Phù Cát. Thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện là thương mại - dịch vụ và du lịch, là ngành kinh tế phụ trợ cho phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh Bình Định.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trong những năm qua, huyện Phù Cát đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; chú trọng phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp đô thị; phát triển chăn nuôi động vật hoang dã, mô hình nông nghiệp đô thị. Huyện đã mạnh dạng chuyển phần lớn diện tích đất trồng lúa 1 vụ sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Huyện cũng quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, thủy sản, chế biến gỗ, hàng mộc gia dụng; phát triển kinh tế làng nghề. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch, huyện ưu tiên phát triển dọc theo Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19B, tuyến ven biển ĐT.639, các tuyến ĐT.633, ĐT.634, ĐT.635, ĐT.638, ĐT.640 kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với sân bay Phù Cát đi qua huyện và các trục đường chính; phát triển khu đô thị thương mại và dịch vụ, du lịch chất lượng cao ven biển vốn là thế mạnh của địa phương.

Giai đoạn 2020 - 2022, kinh tế huyện Phù Cát có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 14,55%/năm, trong đó, năm 2020 tăng 11,52%, năm 2021 tăng 14,70% và năm 2022 tăng 17,42%.

Năm 2022 là năm đầu thực hiện việc khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhưng dưới sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện nên kinh tế huyện Phù Cát đã được khôi phục và tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2022 đạt 25.927 tỷ đồng, tăng 17,42% so với năm 2021. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 7.546,00 tỷ đồng, tăng 19,35%; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 13.118,80 tỷ đồng, tăng 21,67%; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 5.262,50 tỷ đồng, tăng 5,75% so với cùng kỳ năm 2021. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, từng bước tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Đến năm 2022, huyện Phù Cát có cơ cấu kinh tế như sau: công nghiệp - xây dựng chiếm 29,1%, thương mại - dịch vụ chiếm 50,6% và nông - lâm - thủy sản chiếm 20,3%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 54,2 triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2021.

b) Hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

- Phát triển thương mại - dịch vụ:

Năm 2022, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 13.118,80 tỷ đồng, tăng 21,67% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 50,6% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Với vai trò là ngành chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện nên trong những năm qua, huyện luôn chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là chợ trung tâm thị trấn, các chợ truyền thống trên địa bàn các xã trực thuộc; chú trọng phát triển và hình thành các kênh phân phối hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển thích ứng hiệu quả; hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục được mở rộng, góp phần tích cực vào giải quyết vốn vay cho đầu tư phát triển, giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, bảo hiểm phát triển mạnh; các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư, mở rộng ngành nghề và các mặt hàng kinh doanh. Công tác xúc tiến thương mại được các cấp chính quyền và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn quan tâm. Các sản phẩm đặc trưng của huyện được xây dựng nhãn hiệu tập thể. Có 15 sản phẩm OCOP được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh bao gồm: sản phẩm Gà giống 01 ngày tuổi của Công ty giống gia cầm Cao Khanh; nón Ngựa Phú Gia - Lê Văn Lan - Cát Tường; bánh Cốm; bánh gạo lứt Phòng Nga - Cát Tường; bún, phở Cô Phương - TT. Ngô Mây; dầu phụng Công Chính - Cát Tài; chả lụa Ngọc Nga - Cát Minh; trà Cà Gai leo; trà Bí đao túi lọc, trà Bột trái Nhàu - Bảo Khanh - Cát Tân; nước mắm Thái An, Đề Gi - Cát Khánh.

- Công nghiệp - xây dựng:

Những năm qua, huyện Phù Cát luôn quan tâm thực hiện quy hoạch, phát triển công nghiệp - xây dựng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Địa bàn huyện đã và đang hình thành các khu, cụm công nghiệp, đang thu hút các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh. Song song với việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, huyện Phù Cát luôn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ổn định. Vì vậy, những năm qua công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 7.546,00 tỷ đồng, tăng 19,35% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 29,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện và có xu hướng tăng đều qua các năm.

Theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 4051/QĐ-UBND ngày 19/11/2018, trên địa bàn huyện Phù Cát có 05 cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển với tổng diện tích 181,7 ha; diện tích đất sản xuất công nghiệp 128,7 ha. Trong những năm qua, huyện đã tập trung xây dựng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, có 03/05 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp là 65,8 ha.

Huyện đã thu hút được 38 dự án đang đầu tư, sản xuất kinh doanh với tổng đất công nghiệp đã cho thuê là 64,5 ha gồm những ngành nghề chính: Chế biến thủy sản, chế biến gỗ, sản xuất nhựa, chế biến đá granite, may mặc xuất khẩu,... tạo việc làm trên 5.800 lao động, thu nhập bình quân từ 5,0 đến 6,0 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Năng lượng và Bất động sản Trường Thành làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Cát Hiệp tại Quyết định số 4306/QĐ-UBND ngày 20/10/2020, điều chỉnh tại Quyết định số 3083/QĐ-UBND ngày 22/9/2022. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã kêu gọi được nhà đầu tư vào 02 khu công nghiệp Hòa Hội và khu công nghiệp Cát Trinh với diện tích quy hoạch hơn 600 ha; riêng Khu công nghiệp Hòa Hội đã thu hút được 02 dự án FDI. Trong năm, các cụm công nghiệp Cát Nhơn, Cát Trinh, Gò Mít thu hút 27 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động, giải quyết việc làm khoảng 6.500 lao động; đang trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương mở rộng CCN Cát Nhơn (giai đoạn 2) với diện tích 15 ha; huyện đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Cát Hiệp; đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định bổ sung 03 CCN ở phía Tây huyện. Có 02 nhà đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng tại KCN Hòa Hội. Ngoài ra có 07 cơ sở hoạt động sản xuất ngoài cụm công nghiệp, giải quyết việc làm khoảng 900 lao động.

Toàn huyện có 09 làng nghề, làng nghề truyền thống; hoạt động các làng nghề đã thu hút 1.202 hộ và 2.725 lao động tham gia, thu nhập bình quân từ 1,0 - 1,5 triệu đồng/lao động/tháng. Các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân khu vực nông thôn; ngoài giá trị sử dụng, sản phẩm được tạo ra còn có ý nghĩa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở địa phương.

- Phát triển nông - lâm - thủy sản:

Huyện ủy Phù Cát đã ban hành Chương trình hành động số 06-CT/HU ngày 14/4/2016 về “Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, Ủy ban nhân dân huyện Phù Cát đã ban hành Kế hoạch số 56/QĐ-UBND ngày 16/10/2016 để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06-CT/HU ngày 14/4/2016 của Huyện ủy về “Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Với mục tiêu chung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với áp dụng khoa học - công nghệ; chuyên môn hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định, phân công lại lao động; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2022 là năm thắng lợi về sản xuất nông nghiệp trong điều kiện gặp nhiều bất lợi do dịch bệnh và thiên tai. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/HU ngày 17/12/2020 của Huyện ủy Phù Cát về “tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện bền vững ngành nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025”. Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 5.262,50 tỷ đồng, tăng 5,75% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 20,3% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

+ Trồng trọt:

Ủy ban nhân dân huyện Phù Cát đã tập trung chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện, với nhiều giải pháp như: đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, khắc phục hậu quả do thiên tai, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ về giống, kinh phí giúp người nông dân khắc phục khó khăn; sử dụng có hiệu quả nguồn nước tưới của các công trình thủy lợi; chú trọng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh; thường xuyên kiểm tra, phòng, trừ sâu, bệnh,... Do đó, sản xuất nông nghiệp thắng lợi toàn diện, là bệ đỡ cho phát triển kinh tế của huyện, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống dân sinh trong tình hình mới.

Năm 2022, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 1.500,03 tỷ đồng, tăng 2,90%. Tổng diện tích gieo trồng 262,62 km2, giảm 6,44 km2 so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 95.943 tấn, đạt 98% kế hoạch. Bình quân giá trị sản xuất 01 ha canh tác ước đạt 125 triệu đồng, tăng 4,2 triệu đồng so với năm 2021. Các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế được chú trọng mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt như: cây đậu phộng, cây mì, cây ớt, cây mè, cây dưa, cây hành, cây kiệu.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong năm, huyện đã thực hiện chuyển 30,54 km2 đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang sản xuất các cây trồng cạn có hiệu quả hơn. Chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ lúa/năm lũy kế đến nay đạt 42,37 km2, tăng 7,45 km2 so cùng kỳ. Thực hiện 60 cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết sản xuất cây lúa, đậu phộng xen mì với diện tích 26,71 km2. Triển khai thử nghiệm 08 mô hình khuyến nông và tổ chức 16 lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất và chăm sóc cây trồng.

+ Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 1.554 tỷ đồng, tăng 7,8%. Trong đó, đàn trâu 1.865 con, đàn bò 53.257 con; tỷ lệ bò lai chiếm 98,5% so với tổng đàn; đàn heo 94.545 con, đàn gia cầm trên 2,33 triệu con. Tổng lượng thịt hơi xuất chuồng là 32.088 tấn. Huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, đã phối giống trên 14.817 con. Công tác kiểm dịch, tiêm phòng vác xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi được đẩy mạnh, trong đó, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đạt 87%, lỡ mồm long móng đàn gia súc đạt 92,5% so tổng đàn,… Bệnh viêm gia nổi cục ở trâu, bò xảy ra nhưng đã được huyện kiểm soát kịp thời.

+ Bảo vệ rừng:

Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 164 tỷ đồng, tăng 7,5%. Khai thác rừng trồng 6,38 km2, sản lượng đạt 51.497,2 tấn gỗ; trồng rừng cây gỗ lớn với diện tích 1,41 km2; trồng cây xanh phân tán theo Chương trình trồng mới một tỷ cây xanh với diện tích 0,60 km2. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,6%, tăng 0,6% so cùng kỳ năm 2021. Tiếp tục thực hiện khoán quản lý, bảo vệ 108,97 km2 rừng phòng hộ, đặc dụng. Cháy rừng không xảy ra, phát hiện và xử lý 02 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, phá bỏ 0,0024 km2 cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp.

+ Khai thác, nuôi trồng thủy sản:

Năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản ngày càng được tăng cường và cải tiến. Tổng số tàu cá đăng ký, đăng kiểm 751 tàu, tổng công suất 224.054 CV. Có 380 lượt tàu tham gia khai thác hải sản xa bờ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với kinh phí hỗ trợ trên 78,48 tỷ đồng. Sản lượng khai thác đánh bắt ước 42.377 tấn, đạt 94% so kế hoạch. Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) được thực hiện thường xuyên, tham mưu Huyện ủy Phù Cát ban hành Nghị quyết chuyên đề và tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, 100% các chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức kiểm điểm các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá vi phạm trước cộng đồng dân cư và kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có tàu cá vi phạm. Diện tích nuôi thủy sản 10,47 km2, đạt 98,8% kế hoạch, sản lượng ước đạt 1.758,8 tấn, vượt 3,5% kế hoạch. Diện tích sản xuất muối 0,65 km2, sản lượng 11.517 tấn.

5.2. Hiện trạng phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Đến cuối năm 2022, huyện Phù Cát có 73 trường từ mầm non đến THPT (69 trường công lập, 01 trường dân lập và 03 trường tư thục), cụ thể: 23 trường mầm non, mẫu giáo (19 trường công lập, 01 trường dân lập và 03 trường tư thục), 25 trường tiểu học, 18 trường THCS và 07 trường THPT. Ngoài ra, huyện còn có Trung tâm GDNN - GDTX huyện Phù Cát tại thị trấn Ngô Mây. Tổng toàn huyện có 1.269 nhóm/lớp với 38.759 học sinh. Cụ thể, cấp mầm non có 219 nhóm/lớp với 5.855 trẻ; cấp tiểu học có 528 lớp với 14.024 học sinh; cấp THCS có 346 lớp với 11.670 học sinh. Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường phổ thông là 2.050 người. Toàn huyện Phù Cát có 50/69 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm tỷ lệ 72,46%, trong đó: có 04/19 trường mầm non, 23/25 trường tiều học, 18/18 trường THCS và 05/07 trường THPT.

Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và giữ vững, 100% các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì và giữ vững, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 2. Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ngày càng hiệu quả, đã mở 116 lớp đào tạo, bồi dưỡng. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được quan tâm chú trọng thực hiện, lũy kế toàn huyện 50 trường đạt chuẩn.

Công tác Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được chú trọng. Tổ chức đào tạo 6 lớp nghề cho lao động nông thôn, với 192 học viên. Học sinh tốt nghiệp nghề phổ thông năm học 2021 - 2022 đạt 99,74%; tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên đạt 86,86%.

b) Y tế

Hệ thống y tế toàn huyện khá tốt, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, y tế dự phòng được chú trọng và đảm bảo. Trên địa bàn Huyện có 01 Trung tâm Y tế huyện (bệnh viện đa khoa huyện) với quy mô 140 giường bệnh; Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng quy mô 50 giường bệnh; phòng khám đa khoa - xã Cát Minh và các trạm y tế tuyến xã - 18 trạm (100% đạt chuẩn Quốc gia).

Năm 2021, ghi nhận 14.402 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, 14.385 trường hợp được điều trị khỏi bệnh, có 17 trường hợp tử vong; hiện nay, dịch bệnh đang được kiểm soát. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ, 18/18 xã, thị trấn có ca bệnh; dịch bệnh tay chân miệng có 14/18 xã, thị trấn có ca bệnh. Tổ chức kiểm tra 13 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.

Thực hiện 05 đợt kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại 590 cơ sở, qua kiểm tra phát hiện 02 cơ sở vi phạm và lập biên bản xử phạt với số tiền 06 triệu đồng. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 20 cơ sở. Trung tâm Y tế huyện đã khám 123.887 lượt người bệnh, đạt 74% kế hoạch. Thực hiện tốt các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình theo kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,3% dân số toàn huyện.

c) Văn hóa, thông tin và thể dục - thể thao

Tập trung công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao nhân các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thiết thực. Tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 190 năm Danh xưng Huyện Phù Cát; Lễ giỗ 154 năm ngày mất anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Đại hội TDTT cấp cơ sở và Đại hội TDTT huyện lần thứ VII; Chương trình phát thanh cơ sở năm 2022. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường; tổ chức phúc tra, đánh giá, xếp loại các danh hiệu văn hóa năm 2022, kết quả, danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt tỷ lệ 98,7%, “Thôn, khu phố văn hóa” đạt tỷ lệ 94,9%, có 02 thị trấn đạt đô thị văn minh và 02 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đài truyền thanh huyện đã phát 365 chương trình thời sự tổng hợp với 2.468 tin, 832 bài, kịp thời thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và các hoạt động diễn ra trên địa bàn huyện.

d) Thực hiện chính sách xã hội

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện luôn quan tâm tổ chức triển khai có hiệu quả hệ thống luật pháp và chính sách xã hội về việc làm, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin nhằm cải thiện đời sống của người nghèo, người yếu thế trên địa bàn huyện, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn.

Năm 2022, huyện thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng quy định, trong đó, chi trả trợ cấp người có công cách mạng trên 63 tỷ đồng, trợ cấp xã hội trên 91 tỷ đồng. Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ.

Thực hiện tốt công tác rà soát, cấp thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức thăm, tặng quà cho đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc nhân dịp lễ, tết. Thực hiện chi trả cho 197 người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí 241 triệu đồng. Tiếp nhận và phân bổ 586,14 tấn gạo hỗ trợ cho Nhân dân bị thiếu đói dịp Tết Nguyên đán và thiếu đói giáp hạt. Tặng quà Tết Nguyên đán cho 1.969 hộ nghèo với số tiền 984 triệu đồng. Tổ chức 05 lớp đào tạo nghề cho 157 lao động nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo 2,94%, giảm 0,58% so cùng kỳ; tỷ lệ hộ cận nghèo 6,37%, giảm 0,7% so cùng kỳ. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện, kịp thời trao tặng suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp lễ, Tết,…

đ) Xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, từ năm 2011 huyện Phù Cát bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bước khởi đầu xây dựng nông thôn mới, nhiều xã trong huyện còn khó khăn, xuất phát điểm thấp. Đến nay, sau gần 10 năm phấn đấu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn các xã của huyện Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đổi mới đi lên. Đặc biệt, với việc chú trọng nâng cao hiệu quả trong phát triển sản xuất, thu nhập của người dân trong huyện đã tăng lên đáng kể.

Huyện Phù Cát đã có 16/16 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới và đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua và công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới” (theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 10/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Đây là niềm vinh dự, tự hào của huyện Phù Cát và cũng là động lực mạnh mẽ để huyện tiếp tục thực hiện xây dựng địa phương ngày càng văn minh, giàu đẹp, hiện đại. Không dừng lại ở đó, trong thời gian tới các xã trong huyện đang tiếp tục nỗ lực xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Giai đoạn 2021 - 2025, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao các tiêu chí đã đạt được; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

e) Phát triển đô thị

Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, huyện Phù Cát luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 03/11/2021. Theo đó, huyện Phù Cát được quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện với 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn và 16 xã với tổng diện tích 680,7 km2 và cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1672/QĐ- TTg ngày 30/11/2018; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035. Là khu vực kinh tế tổng hợp công nghiệp, thương mại, đô thị; dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định. Là vùng trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Bình Định trên cơ sở các tiềm năng về hệ sinh thái biển và các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương. Là trung tâm dịch vụ vận tải hàng không, đường bộ quốc gia, đường biển. Định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030, huyện Phù Cát sẽ có 06 đô thị: Ngô Mây, Cát Tiến, Cát Khánh, Cát Hải, Cát Thành và Cát Hanh. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa huyện Phù Cát đến năm 2030 khoảng 37%, đến năm 2040 khoảng 39,82%. Khu vực đô thị hóa mạnh tập trung vùng phía Đông và phía Tây Núi Bà.

Năm 2022, huyện Phù Cát tiếp tục lập, điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị theo thẩm quyền làm cơ sở cho việc cho chủ trương lập quy hoạch chung xây dựng 14/16 xã. Đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 các khu tái định cư xã Cát Hiệp, Cát Hanh phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, Tiểu khu đô thị 2.8 Phân khu 2 - Khu đô thị du lịch biển Nam vùng đầm Đề Gi, Khu dân cư phía Tây nam cầu Kiều An, xã Cát Tân và 08 đồ án quy hoạch chi tiết của các xã, thị trấn; đang hoàn thiện Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng đô thị Cát Tiến, đến năm 2035; đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Cát Hanh, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Ngô Mây, đồ án Quy hoạch phân khu 1, phân khu 3 - Khu vực phía Nam đầm Đề Gi,… Tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định công nhận xã Cát Khánh là đô thị loại V,... Tăng cường quản lý đối với các hoạt động xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng đi đôi với thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong năm đã cấp 176 Giấy phép xây dựng. Đăng ký kế hoạch phát triển 143 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư và 13 dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn huyện đến năm 2025. Tập trung đôn đốc các địa phương triển khai xây dựng đường bê tông GTNT theo chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh. Việc duy tu, bảo dưỡng đường bộ được thực hiện kịp thời, với chiều dài gần 35,7 km. Công tác kiến thiết thị chính, chăm sóc cây xanh, quản lý, bảo vệ công trình công cộng, vận hành hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí được thực hiện thường xuyên đảm bảo mỹ quan đô thị.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN XÃ CÁT KHÁNH

1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính

a) Vị trí địa lý

Xã Cát Khánh nằm ở phía Đông bắc của huyện Phù Cát, là xã đồng bằng ven biển, giáp đầm Đề Gi với đường bờ biển dài hơn 3 km; nằm trên tuyến đường ĐT.633 (Chợ Gồm - Đề Gi) kết nối Quốc lộ 1A đến Cảng cá Đề Gi và tuyến đường giao thông ven biển ĐT.639 kết nối với các Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ phía Nam huyện Phù Cát.

b) Địa giới hành chính

- Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây giáp xã Cát Tài và xã Cát Minh;

- Phía Nam giáp xã Cát Thành;

- Phía Bắc giáp xã Cát Minh và huyện Phù Mỹ.

2. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất

a) Diện tích tự nhiên

Theo kết quả Thống kê đất đai năm 2022 của huyện Phù Cát, xã Cát Khánh có 30,74 km2 diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất nông nghiệp là 23,48 km2; đất phi nông nghiệp là 6,93 km2.

b) Cơ cấu các loại đất

* Đất nông nghiệp là 23,48 km2, chiếm 76,39%, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 8,18 km2.

- Đất lâm nghiệp là 14,40 km2.

- Đất nuôi trồng thủy sản là 0,79 km2.

- Đất làm muối là 0,11 km2.

* Đất phi nông nghiệp là 6,93 km2, chiếm 22,54%, gồm:

- Đất ở là 1,13 km2.

- Đất chuyên dùng là 1,81 km2.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 0,006 km2.

+ Đất quốc phòng, đất an ninh là 0,03 km2.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp là 0,09 km2.

+Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 0,46 km2.

+ Đất có mục đích công cộng là 1,23 km2.

- Đất cơ sở tín ngưỡng là 0,01 km2.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ là 0,61 km2.

- Đất sông, ngòi, kênh rạch là 0,27 km2.

- Đất có mặt nước chuyên dùng là 3,11 km2.

* Đất chưa sử dụng là 0,32 km2, chiếm 1,04%.

3. Dân số, cơ cấu, thành phần dân cư và lao động

a) Dân số, cơ cấu và thành phần dân cư

Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có quy mô dân số 17.351 người, trong đó: dân số thường trú là 17.317 người và dân số tạm trú đã quy đổi là 34 người; mật độ dân số của xã là 564 người/km2.

Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm xã, dọc tuyến đường giao thông ven biển ĐT.639 và khu vực Cảng Đề Gi. Trên địa bàn xã Cát Khánh dân tộc Kinh là chủ yếu, ngoài ra còn có một số ít là đồng bào người Ba Na. Tỷ lệ tăng dân số năm 2022 của xã là 1,65%.

b) Lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn xã Cát Khánh năm 2022 là 8.026 người, chiếm 46,39% dân số toàn xã. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2.445 người, chiếm 30,46% tổng lao động; lao động phi nông nghiệp là 5.581 người, chiếm 69,54% tổng lao động.

4. Vai trò, chức năng của đô thị Cát Khánh

Đô thị Cát Khánh đã được đánh giá, công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, với quy mô 30,74 km2 (diện tích tự nhiên của toàn xã Cát Khánh). Trong đó xác định: Đô thị Cát Khánh là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát.

5. Hiện trạng phát triển kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phù Cát khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19 năm 2021, nhưng dưới sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phù Cát nói chung và xã Cát Khánh nói riêng, kinh tế xã Cát Khánh đã được khôi phục và tiếp tục phát triển ổn định.

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2022 (theo giá so sánh 2010) đạt 898,35 tỷ đồng, tăng 13,67%, trong đó: giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 275,97 tỷ đồng, tăng 19,10%; công nghiệp - xây dựng đạt 266,74 tỷ đồng, tăng 20,50%; nông - lâm - thủy sản đạt 355,64 tỷ đồng, tăng 9,60% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2020 - 2022) đạt 12,82%, trong đó: năm 2020 tăng 12,42%, năm 2021 tăng 12,38% và năm 2022 tăng 13,67%.

Bảng tổng hợp GTSX theo giá so sánh 2010 trên địa bàn xã Cát Khánh giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu/năm

2020

2021

2022

Tổng số

689,78

780,34

898,35

Thương mại - Dịch vụ (tỷ đồng)

223,94

251,21

275,97

Công nghiệp - Xây dựng (tỷ đồng)

171,60

220,75

266,74

Nông - Lâm - Thủy sản (tỷ đồng)

294,24

308,37

355,64

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, 2021, 2022 của Ủy ban nhân dân xã Cát Khánh)

- Cơ cấu kinh tế năm 2022: thương mại - dịch vụ chiếm 30,72%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,69% và nông - lâm - thủy sản chiếm 39,59%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã năm 2022 đạt 174,63 tỷ đồng; năm 2021 đạt 99,29 tỷ đồng; năm 2020 đạt 81,82 tỷ đồng.

- Tổng chi ngân sách năm 2022 là 174,63 tỷ đồng (trong đó chi thường xuyên là 9,14 tỷ đồng); năm 2021 là 99,29 tỷ đồng (trong đó chi thường xuyên là 6,65 tỷ đồng); năm 2020 là 81,82 tỷ đồng (trong đó chi thường xuyên là 8,05 tỷ đồng).

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2022 đạt 53,70 triệu đồng/người/năm, tăng 2,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2021.

- Tỷ lệ hộ nghèo của xã bình quân giai đoạn 2020 - 2022 là 2,70%, trong đó: năm 2020 là 2,87%, năm 2021 là 2,87% và năm 2022 là 2,37%. Thấp hơn bình quân 3 năm của huyện Phù Cát là 3,11%.

b) Hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực.

- Phát triển thương mại - dịch vụ

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ xã Cát Khánh đang có cơ hội phát triển mạnh, nhất là khi huyện Phù Cát thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2940/QĐ- UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với định hướng phát triển Cát Khánh thành trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Tỉnh Bịnh Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng đã và đang tranh thủ huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư cho Cát Khánh nhằm nâng cao hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại - dịch vụ.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền xã Cát Khánh luôn chú trọng đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động về công nghiệp, nông nghiệp; đồng thời xây dựng các thương hiệu hàng hóa mang tính đặc thù của địa phương, xây dựng và phát triển thương mại - dịch vụ ở các khu trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã.

Năm 2022, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã Cát Khánh đạt 275,97 tỷ đồng, tăng 19,10% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 30,72% trong cơ cấu kinh tế của xã và có xu hướng tăng rất nhanh, góp phần lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của địa phương.

Thương mại - dịch vụ phát triển tập trung chủ yếu dọc đường Tỉnh lộ ĐT.639 và ĐT.633. Xã đã nâng cấp, mở rộng chợ Đồng Lâm (diện tích 8.244,5 m2) và chợ Đề Gi (diện tích 2.614,3 m2) tạo điều kiện giao thương hàng hóa. Các loại hình thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển cả về số lượng và số vốn đăng ký. Hiện nay, trên địa bàn xã Cát Khánh có 392 cơ sở thương mại dịch vụ, tổng hợp. Cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn xã được quan tâm đầu tư phát triển, nhất là các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng mở rộng và phát triển khá, từ đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã.

- Công nghiệp - xây dựng:

Những năm qua, huyện Phù Cát luôn quan tâm thực hiện quy hoạch, phát triển công nghiệp - xây dựng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương và tranh thủ sự ủng hộ của Tỉnh. Địa bàn huyện đã và đang hình thành các khu, cụm công nghiệp, đang thu hút các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh. Song song với việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, huyện Phù Cát luôn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ổn định. Vì vậy, những năm qua công nghiệp - xây dựng trên địa bàn xã Cát Khánh có tốc độ tăng trưởng khá, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trên địa bàn xã.

Với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, xã Cát Khánh đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Theo đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chú trọng nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường,... Địa phương cũng duy trì và mở rộng các dịch vụ thực hiện trên hệ thống “một cửa” liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính,… Những giải pháp này đã góp phần quan trọng để ngành công nghiệp - xây dựng của xã phát triển ổn định.

Năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 đã hoàn toàn được kiểm soát, nhưng việc phục hồi sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, chuyển đổi ngành nghề hoạt động, phương thức kinh doanh, do đó sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục duy trì và phát triển ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn xã Cát Khánh năm 2022 đạt 266,74 tỷ đồng, tăng 20,50% so cùng kỳ năm 2021, chiếm 29,69% trong cơ cấu kinh tế của xã và có xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm.

Hệ thống các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động địa phương và vùng lân cận. Hiện tại, địa bàn xã có 144 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, sửa chữa tàu thuyền, chế biến nông hải sản, sản xuất đá lạnh, sản xuất nước mắm,…

- Phát triển nông - lâm - thủy sản:

Trong và sau đại dịch Covid-19, ngành nông - lâm - thủy sản vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - thủy sản năm 2022 đạt 355,64 tỷ đồng, tăng 9,60% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 39,59% trong cơ cấu kinh tế của xã.

+ Trồng trọt:

Ủy ban nhân dân xã Cát Khánh đã tập trung chỉ đạo, điều hành phát triển sản xuất, chăm sóc các loại cây trồng đảm bảo lịch thời vụ, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khắc phục hậu quả do thiên tai, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ về giống, kinh phí giúp người dân khắc phục khó khăn; chú trọng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh; thường xuyên kiểm tra, phòng, trừ sâu, bệnh,... Trên cơ sở đó góp phần tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng, sản xuất nông nghiệp thắng lợi toàn diện, là động lực phát triển kinh tế của xã, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống dân sinh.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2022 đạt 626 ha, trong đó diện tích sản xuất lúa đạt 615 ha đạt 93,8% kế hoạch, giảm 72 ha so với cùng kỳ năm 2021. Năng suất bình quân đạt 56,85 tạ/ha, giảm 0,65 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt 3.496 tấn, giảm 454 tấn so với cùng kỳ; giống cấp I, giống lai và nguyên chủng đạt 100%; cây bắp: diện tích sản xuất đạt 11 ha đạt 73,3% kế hoạch, so với cùng kỳ giảm 03 ha, năng suất đạt 52,1 tạ/ha, sản lượng đạt 57,3 tấn, giảm 14,8 tấn so với cùng kỳ. Tổng sản lượng cây có hạt 3.553,3 tấn, đạt 91,64% kế hoạch, giảm 468,8 tấn so với cùng kỳ.

Các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế được chú trọng mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt như: cây lang, cây đậu phông, cây hành + kiệu, cây mía, cây mè, cây dưa, rau các loại,... Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong năm tiếp tục duy trì chuyển đổi 121,7 ha diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các cây trồng cạn có hiệu quả, đạt 52,7% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 117 ha.

Công tác khuyến nông được quan tâm chỉ đạo, thường xuyên hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, đồng thời chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được Nhân dân đồng tình ủng hộ.

+ Chăn nuôi:

Công tác nắm tình hình, kiểm soát phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 15,86 tỷ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ. Tổng đàn trâu 150 con tăng, 10 con so với cùng kỳ; đàn bò 1.980 con, giảm 135 con so cùng kỳ, trong đó, bò lai đạt 100%; đàn heo 4.500 con, giảm 11 con so cùng kỳ; đàn dê 500 con, tăng 40 con so cùng kỳ; đàn gia cầm 36.000 con, so với cùng kỳ tăng 928 con.

Công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, tiêu độc sát trùng môi trường phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh. Kết quả tiêm phòng LMLM cho đàn gia súc đạt 96%.

+ Lâm nghiệp:

Công tác phòng, chống cháy rừng và ngăn chặn phá rừng được tăng cường; quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo, nhất là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ. Phối hợp cùng Kiểm lâm địa bàn đã tổ chức lớp tập huấn về công tác PCCCR; tăng cường công tác tuần ta, kiểm tra nên trong năm không xảy ra vụ cháy rừng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 14,28 tỷ đồng. Diện tích khai thác rừng trồng đạt 344,66 ha, tăng 300,7 ha so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 24.122 tấn. Triển khai trồng mới 5.000 cây phân tán theo Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính Phủ.

Bên cạnh đó, xã đã phối hợp cùng Phòng NN&PTNT huyện và Ban Quản lý rừng Pisico Bình định tổ chức họp các chủ rừng quán triệt công tác chuẩn bị đốt thực bì sau khai thác để tiến hành trồng lại rừng mới.

+ Thủy sản:

Năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản ngày càng được tăng cường và cải tiến. Tổng số tàu cá là 315 tàu, tương đương so với cùng kỳ, tổng công suất 111.159 CV. Thực hiện theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ, đã niêm yết công khai theo quy định là 16 đợt, gồm 454 hồ sơ và nhận hỗ trợ 37,67 tỷ đồng. Sản đạt lượng khai thác năm 2022 ước 26.090 tấn, đạt 110,7% kế hoạch năm, so với cùng kỳ tăng 3.330 tấn. Bên cạnh đó, xã luôn tuyên truyền ngư dân nâng cấp tàu thuyền công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67, Nghị định 17 của Thủ tướng Chính phủ, vận động ngư dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và cam kết không xâm phạm lãnh hải của các nước.

Nuôi trồng thủy hải sản, diện tích trên 80 ha ao đìa. Sản lượng thu hoạch ước đạt 595,4 tấn, đạt 95,5% kế hoạch, tăng 08 tấn so với cùng kỳ, trong đó: cá các loại đạt 276,8 tấn, tăng so với cùng kỳ 122,8 tấn; tôm đạt 577,5 tấn, tăng so với cùng kỳ 48,5 tấn; cua đạt 9,6 tấn, tăng so với cùng kỳ 2,9 tấn; ốc hương đạt 31,5 tấn, so với cùng kỳ giảm 25,3 tấn.

6. Phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã Cát Khánh cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển một cách toàn diện, đồng bộ trên các mặt, từ quy mô, chất lượng đến điều kiện dạy và học. Đội ngũ giáo viên ở các cấp học từng bước được bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng. Mạng lưới cơ sở giáo dục mở rộng, tạo điều kiện tăng trưởng rõ rệt về số lượng học sinh trên địa bàn.

Đặc biệt, xã Cát Khánh đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và chương trình kiên cố hóa trường, lớp học. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được quan tâm chỉ đạo, xã Cát Khánh đã thực hiện lồng ghép xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với tiêu chí nông thôn mới và xây dựng trường học thân thiện.

Hiện tại, địa bàn xã có 07 trường học các loại, gồm: 01 Trường Mẫu giáo (02 điểm trường), 02 Trường Tiểu học (04 điểm trường) và 01 Trường Trung học cơ sở với tổng diện tích đất xây dựng là 53.867 m2.

Năm 2022, công tác dạy và học gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên các hoạt động giáo dục đã đạt những kết quả khá, vẫn đảm bảo kế hoạch và chất lượng đã đề ra. Kết quả năm học 2021 - 2022: bậc THCS học sinh giỏi đạt tỷ lệ 18,25% giảm 0,8%, khá đạt tỷ lệ 42,51% giảm 3,74%, trung bình đạt tỷ lệ 39,14%, tăng 4,98%, yếu kém tỷ lệ 0,1% giảm 0,44% so năm học trước, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; bậc Tiểu học: học sinh hoàn thành đạt 99,45%, giảm 0,26%, học sinh chưa hoàn thành tỷ lệ 0,55% tăng 0,26% so năm học trước, 100% học sinh mầm non hoàn thành chương trình. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn xã.

Đã tổ chức khai giảng năm học mới 2022 - 2023: Mẫu giáo tiếp nhận 515 trẻ, so với cùng kỳ tăng 10 trẻ; Tiểu học 1.266 em, so cùng kỳ giảm 05 em; THCS 942 em, giảm 49 em so năm học trước. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và giữ vững. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia được quan tâm chú trọng thực hiện. Hội khuyến học xã đã trao tặng 60 suất quà (trong đó 10 suất do Công ty viễn thông Viettel Bình Định tài trợ) cho các em học sinh đạt giải hội thi cấp huyện, cấp tỉnh và học sinh xếp loại xuất sắc trong năm học 2021 - 2022 với số tiền trị giá 27.500.000 đồng. Phối hợp với Cục Cảnh sát biển tổ chức tặng 20 xuất quà trị giá 20.000.000 đồng và 10 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

b) Y tế

Xác định tuyến y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, thời gian qua xã Cát Khánh đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh cho Nhân dân, tăng cường công tác y tế dự phòng tại cộng đồng. Đến nay, hệ thống các cơ sở y tế, khám chữa bệnh của xã Cát Khánh đã có đủ nhân lực đáp ứng công tác khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Địa bàn xã Cát Khánh hiện có 01 Trạm Y tế xã với diện tích 1.474,00 m2, gồm 05 giường bệnh và 09 cán bộ, công nhân viên và hệ thống các phòng khám, quầy thuốc tư nhân khác.

Những năm qua, cán bộ nhân viên y tế xã đã nỗ lực đoàn kết nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ y, bác sỹ của xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình. Để thực hiện nhiệm vụ là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, trạm luôn duy trì tốt hoạt động khám, chữa bệnh, nêu cao 12 điều y đức trong công tác. Các y, bác sỹ được học tập đầy đủ các quy chế chuyên môn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót trong hoạt động khám chữa bệnh.

Năm 2022, Ủy ban nhân dân xã Cát Khánh vẫn tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện tốt công tác sàng lọc, truy vết, áp dụng biện pháp cách ly y tế, dập nhanh các ổ dịch không để lây lan. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, vật tư y tế để chủ động phục vụ phòng chống dịch. Tổng số ca nhiễm trong năm

1.246 trường hợp, đã chữa khỏi 1.243 trường hợp, tử vong 03 trường hợp. Tập trung chỉ đạo công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, đã tiêm 18.353 liều cho cán bộ, người dân và học sinh theo quy định.

Công tác truyền thông phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn luôn được tăng cường nhằm phát hiện sớm, kịp thời bao vây dập tắt, không để xảy ra lây lan trong diện rộng. Trong năm xảy ra 27 trường hợp sốt xuất huyết, so với cùng kỳ tăng 27 ca. Qua đó, xã đã chỉ đạo Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác diệt bọ gậy và phun hóa chất 02 đợt, chủ động triển khai thực hiện vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy tại các thôn dịch bệnh xảy ra.

Số lượt khám bệnh từ đầu năm đến nay có 6.587 lượt, so cùng kỳ giảm 353 lượt, trong đó khám và điều trị Đông y 2.048 lượt. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,9% dân số; tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt khá; kết hợp Đông, Tây y để chữa bệnh cho dân chu đáo.

Công tác dân số KHHGĐ được triển khai thực hiện, qua đó tư vấn cho các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt kết quả: tổng các biện pháp tránh thai 738/818, đạt 90,22%, giảm 0,55% so với cùng kỳ, trong đó vòng đặt 25/81 vòng, đạt 30,86%, tăng 20,74% so với cùng kỳ; sử dụng các biện pháp khác 713/818 trường hợp. Tổng số trẻ sinh đến nay là 160 trẻ, giảm 18 trẻ so cùng kỳ. Sinh con thứ 3 là 15 trường hợp, giảm 1,78% so cùng kỳ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 15,0%, giảm 0,43% so cùng kỳ.

c) Văn hóa, thông tin, thể thao

Trong những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa thể thao các thôn trên địa bàn xã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Toàn xã có 08/08 ấp có nhà văn hóa, sân tập thể thao. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động hội họp; thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phổ biến kiến thức khoa học và đời sống cho Nhân dân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe, nâng cao dân trí cho Nhân dân trên địa bàn. Thông qua các hoạt động văn hóa đã góp phần nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phát triển; đóng góp thiết thực cho các phong trào xây dựng gia đình, thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Xã Cát Khánh thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phục vụ Nhân dân vào dịp mừng Xuân, các ngày lễ lớn của dân tộc, lễ hội truyền thống tại địa phương; tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội, tuyên truyền cổ động - triển lãm, thông tin lưu động, thể dục thể thao đã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và thể chất của Nhân dân, xây dựng xã đạt chuẩn đô thị loại V, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn phong trào với việc xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Đến nay, địa bàn xã có 3.638/3.703 hộ gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 98,24%, có 6/6 cơ quan đạt văn hóa xuất sắc, 8/8 KDC đạt văn hóa xuất sắc, 8/8 làng sức khỏe.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Do vậy, phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn xã được duy trì và phát triển rộng khắp, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân.

Đài truyền thanh tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, kịp thời thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và các hoạt động diễn ra trên địa bàn xã, trong đó có tuyên truyền về công tác xây dựng Đề án thành lập thị trấn Cát Khánh trong năm 2023.

d) Thực hiện chính sách xã hội

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Trong năm 2022, xã tiếp nhận nguồn hỗ trợ của Nhà nước, các cấp cũng như các nhà hảo tâm cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo,... với tổng số tiền, quà trị giá gần 110.000.000 đồng và hơn 66 tấn gạo; Nhân kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (Tỉnh thăm và tặng 01 suất quà cho đối tượng chính sách). Việc thực hiện công tác điều dưỡng cho các đối tượng người có công được chú trọng, quan tâm thực hiện. Xã đã tổ chức đi điều dưỡng cho 03 đối tượng tại Đà Nẵng, phối hợp cấp phát chế độ điều dưỡng tại nhà cho 13 đối tượng và thực hiện đi điều dưỡng trong tỉnh 02 đối tượng.

Công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ luôn được quan tâm chỉ đạo. Xã đã lập hồ sơ đề nghị Quỹ tín dụng Nhân dân Khánh Tín hỗ trợ sửa chữa 01 nhà ở đối tượng chính sách với tổng kinh phí hỗ trợ 20 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 02 nhà ở hộ nghèo với số tiền 80 triệu đồng. Đến nay đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Phối hợp với thân nhân gia đình Liệt sĩ đưa 01 hài cốt về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Cát Khánh - Cát Thành được chu đáo; đề nghị hỗ trợ 3 triệu đồng cho 01 trường hợp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, xã tổ chức vận động thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 25.273.000 đồng, đạt 74,99%; quỹ “Vì người nghèo” 35.290.000 đồng, đạt 101,02%.

Việc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 (theo tiêu chí mới) được triển khai, chỉ đạo quyết liệt. Qua công tác điều tra, xã hiện có 100 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,37%; hộ cận nghèo 196 hộ, chiếm tỷ lệ 4,64%. Công tác vay vốn giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững tiếp tục được chỉ đạo thực hiện. Tổng dư nợ vốn vay NHCSXH là 49,48 tỷ đồng, nợ quá hạn 27,2 triệu đồng.

7. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Nhà ở

Các khu dân cư tập trung với mật độ xây dựng cao, ít nhiều đã mang dáng dấp đô thị, chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố từ 1 tầng - 4 tầng. Số nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 97% tổng số nhà. Một số ít dân cư nằm rải rác với nhà ở thấp tầng, kiến trúc nhà vườn.

Tổng số nhà trên địa bàn xã là 3.780 căn với tổng diện tích sàn xây dựng là 392.972 m2, đạt bình quân 22,65 m2 sàn/người.

b) Công trình công cộng

- Hệ thống cơ sở y tế: Trên địa bàn xã Cát Khánh hiện có: 01 Trạm Y tế xã với diện tích 1.474,00 m2, 05 giường bệnh và 09 cán bộ CNV; 02 phòng khám đa khoa tư nhân với diện tích 50,00 m2, 02 cán bộ CNV; 01 phòng khám Y học cổ truyền với 25,00 m2, 01 cán bộ CNV và 14 quầy thuốc tư nhân nằm rải rác tại các thôn trên địa bàn xã.

- Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo: Có 01 trường mầm non (với 02 điểm trường), 02 trường tiểu học (với 04 điểm trường) và 01 trường THCS Cát Khánh với tổng diện tích xây dựng là 53.867,00 m2.

- Cơ sở văn hóa: hiện xã có 01 Trung tâm văn hóa đa năng với diện tích 15.000 m2, 08/08 thôn đã có nhà văn hóa để tổ chức hội họp, sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Tất cả các thôn đều đạt thôn Văn hóa và xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới năm 2020.

- Thể dục thể thao: Sân vận động xã Cát Khánh với quy mô 1,08 ha và sân vận động thôn An Quang Đông với quy mô 1,00 ha, cùng với hệ thống sân bóng đá, sân bóng đá mini, cầu lông phục vụ nhu cầu thể thao của Nhân dân trên địa bàn.

- Trung tâm thương mại, dịch vụ: Có chợ Đồng Lâm với diện tích 8.244,5 m2, chợ Đề Gi với diện tích 2.614,3 m2 là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt.

- Công trình trụ sở xã Cát Khánh có tổng diện tích 5.819,1 m2, tập trung ở khu vực trung tâm xã, gồm trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân xã, các đoàn thể, công an, ban chỉ huy quân sự xã, quỹ tín dụng và nhà máy nước.

c) Giao thông

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường tỉnh ĐT.639 (Quy Nhơn - Tam Quan), đoạn qua địa bàn xã Cát Khánh dài 4,0 km; có quy mô mặt cắt ngang: bề rộng nền đường Bn = 22,5 m và bề rộng mặt đường Bm = 9,0 m, mặt đường láng nhựa, chất lượng tốt.

+ Đường tỉnh ĐT.633 (Chợ Gồm - Đề Gi), đoạn qua địa bàn xã Cát Khánh dài 3,5 km; có quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường Bn = 22,5 m và bề rộng mặt đường Bm = 9,0 m, mặt đường láng nhựa, chất lượng tốt.

- Giao thông đối nội gồm các tuyến đường giao thông nội bộ có bề rộng từ 3 m đến 7 m đã được bê tông hóa, nhựa hóa, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi.

- Chỉ tiêu đất giao thông so với đất xây dựng đạt 16,63%; mật độ đường giao thông đạt 12,92 km/km2; diện tích đất giao thông tính trên dân số đạt 29,23 m2/người; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 3,48%.

d) Bến xe và vận tải hành khách công cộng

- Trên địa bàn xã hiện có 07 chiếc loại 45 chỗ; 04 chiếc 24 chỗ - tuyến TP. HCM, Nha Trang, Gia Lai, Đắk Lắk; 10 chiếc xe từ 4 -7 chỗ - tuyến Quy Nhơn và chạy dịch vụ theo hợp đồng. Ngoài ra, còn có tuyến xe buýt Quy Nhơn - Đề Gi đảm bảo vận tải hành khách trong xã thuận lợi.

- Hiện tại, trên địa bàn xã chưa có bến xe. Tuy nhiên, theo định hướng quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000, bến xe được xây dựng với quy mô khoảng 1,45 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

đ) Hệ thống thoát nước

- Thoát nước thải sinh hoạt: Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu được xử lý tại chỗ bằng bể tự hoại trong mỗi gia đình.

- Thoát nước mưa:

Hệ thống cống thoát nước chủ yếu được đầu tư xây dựng dọc các đường trục chính bằng mương đậy đan 1 m, tổng chiều dài đường cống thoát nước khoảng 7,6 km, mật độ cống thoát nước chính đạt 2,48 km/km2. Các khu vực còn lại chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa theo địa hình tự chảy thoát ra sông Đập Cây Cam, sông Đào và thoát ra đầm Đề Gi.

e) Hệ thống cấp nước

Hiện tại, trên địa bàn xã Cát Khánh đã có công trình cấp nước tập trung, hoạt động cung cấp nước cho khoảng hơn 2.273 hộ dân xã Cát Khánh, chiếm tỷ lệ 61,38%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo QCVN của Bộ Y tế đạt 71,5%; bình quân cấp nước sinh hoạt đạt 80 lít/người/ngày đêm.

Nước cấp hiện nay chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của các điểm tập trung dân cư. Ngoài ra, người dân còn sử dụng nước từ giếng khoan, giếng đào.

g) Cấp điện

Nguồn điện cấp cho xã Cát Khánh được lấy từ Trạm điện Phù Cát 110 kv/22kv chạy dọc đường tỉnh ĐT.633. Tổng lượng điện năng tiêu thụ năm 2022 trên địa bàn xã là 17.396.784 kWh/năm. Mạng lưới điện hạ thế bao phủ rộng khắp các tuyến đường, tỷ lệ người dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt đạt 100%. Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt đạt 1.002,64 kWh/người/năm; tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ đường ngõ, xóm được chiếu sáng đạt 80%.

h) Thông tin liên lạc

Mạng viễn thông được phủ sóng trên toàn xã, giúp thực hiện hóa hoàn toàn các cuộc gọi quốc tế và liên tỉnh. Có 02 bưu điện, hiện 08/08 thôn đã có hệ thống đường truyền internet đến thôn. Khoảng hơn 1/3 dân số toàn xã có máy điện thoại di động, số thuê bao internet (băng rộng cố định và băng rộng di động) đạt bình quân khoảng 35 thuê bao internet/100 dân.

8. Tổ chức bộ máy và số lượng, chất lượng cán bộ công chức

a) Hội đồng nhân dân xã Cát Khánh nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 27 đại biểu.

Trong đó:

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 01 người, chiếm 3,70%; Đại học 18 người, chiếm 66,67%; trung cấp 02 người, chiếm 7,41%.

- Lý luận chính trị: Cao cấp 01 người, chiếm 3,70%; trung cấp chính trị 13 người, chiếm 48,15%; sơ cấp 4 người, chiếm 14,81%.

b) Ủy ban nhân dân xã có 05 thành viên, gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên.

c) Số lượng cán bộ, công chức xã có 19 người, bao gồm: cán bộ có 11 người, công chức có 8 người. Trong đó:

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 01 người, chiếm 5,26%; Đại học 16 người, chiếm 84,21%; trung cấp 03 người, chiếm 15,79%.

- Lý luận chính trị: Cao cấp 01 người, chiếm 5,26%; trung cấp chính trị 16 người, chiếm 84,21%.

d) Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở 08 thôn là 17 người.

9. Quốc phòng, an ninh

a) Quốc phòng

Các nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Duy trì nghiêm trực sẵn sàng chiến đấu, trực bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị và các mục tiêu quan trọng, tham gia tập huấn, huấn luyện quân sự cho các đối tượng theo kế hoạch, đảm bảo an toàn.

Tổ chức tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022 bảo đảm theo kế hoạch đề ra, giao quân 27/27 thanh niên đạt 100% chỉ tiêu; xử lý vi phạm Luật NVQS 01/01 trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự; thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho thanh niên tuổi 17 có 136/136 thanh niên đạt 100%; kết nạp 28/28 dân quân mới, đạt 100% chỉ tiêu; công tác huấn luyện dân quân tại huyện đạt 100% chỉ tiêu, kết quả huấn luyện đạt khá, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao; tiếp nhận 22 đồng chí quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương và tổ chức biên chế vào các đơn vị dự bị động viên.

Điều động 17 cán bộ, chiến sỹ tham gia huấn luyện quân sự theo kế hoạch, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, phối hợp cùng các bộ phận có liên quan, Đồn Biên phòng Cát Khánh vận động 08 tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có 07 tàu sắt, 01 tàu gỗ theo Nghị định 130/2015/NĐ-CP của Chính phủ; phối hợp cùng Công an thường xuyên tuần tra, kiểm soát đảm bảo ANCT, TTATXH trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã. Đã tổ chức xét duyệt chính trị, chính sách trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023, qua xét duyệt cấp huyện có 98 thanh niên đủ điều kiện gọi khám sức khỏe. Đã khám sức khỏe NVQS 96 thanh niên, đạt 97,96% và trúng tuyển 38 thanh niên.

b) An ninh

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, sự kiện chính trị quan trọng. Công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực, vi phạm pháp luật về trật tự xã hội được kiềm chế, cụ thể: trong năm xảy ra 06 vụ, so cùng kỳ giảm 08 vụ. Các vụ việc xảy ra chủ yếu mâu thuẫn nhỏ như cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản và trộm cắp vặt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và khai thác khoáng sản trái phép. Kết quả đã xác minh làm rõ 06 vụ (trong đó chuyển Công an huyện thụ lý 03 vụ, Công an tỉnh điều tra 01 vụ theo thẩm quyền).

Tình hình tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội cụ thể: ATGT xảy ra 06 vụ, làm chết 01 người, 06 người bị thương so với cùng kỳ tăng 04 người bị thương, giảm 01 người chết.

Công tác quản lý Nhà nước về trật tự xã hội được tăng cường, chỉ đạo tiến hành kiểm tra cư trú 43 lượt, trong đó kiểm tra 08 hộ dân (8 lượt) và 08 láng trại công trình (24 lượt) qua đó phát hiện xử lý 04 trường hợp vi phạm luật cư trú; kiểm tra gọi hỏi, răng đe 14 đối tượng có nghi vấn hoạt động cờ bạc, tổ chức đá gà trên địa bàn xã, tiến hành cho cam đoan, cam kết; nắm tình hình các đối tượng hình sự, các tụ điểm cờ bạc, hình thành băng nhóm, ma túy,... đến nay chưa phát hiện vi phạm; quản lý 05 đối tượng đang hưởng án treo, thực hiện kiểm tra giám sát theo quy định; cho cam đoan cam kết 45 cửa hàng tập hóa không mua bán tàn trữ, vận chuyển, sử dụng pháo và đồ chơi nguy hiểm.

Phối hợp với Ban CHQS xã, Đồn Biên phòng Cát Khánh tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự 230 lượt, 760 lượt cán bộ tham gia theo kế hoạch, qua đó nhắc nhở 12 nhóm thanh niên tụ tập chơi khuya có nguy cơ gây mất an ninh trật tự; mở 04 lớp giáo dục pháp luật cho 84 đối tượng có hành vi vi phạm, 02 lớp tuyên truyền về luật cư trú, phòng cháy chữa cháy, phòng chống đuối nước,...; đến nay đã cấp 1.300 thẻ căn cước công dân và 105 trường hợp định danh điện tử.

III. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Đánh giá điều kiện thành lập thị trấn Cát Khánh

Việc thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát đã bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể:

a) Phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đô thị Cát Khánh, huyện Phù Cát tại Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 29/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

b) Việc thành lập thị trấn Cát Khánh sẽ bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương; phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

c) Việc thành lập thị trấn Cát Khánh nhằm tạo tiền đề pháp lý cho việc thành lập tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Theo đó, sẽ giải quyết các khó khăn, bất cập trong công tác quản lý do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị đem lại như: quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quản lý dân cư theo mô hình đô thị; phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường.

d) Thành lập thị trấn Cát Khánh bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân trên địa bàn, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương, tạo sự thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của người dân.

đ) Đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập thị trấn thuộc huyện theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Đánh giá tiêu chuẩn thành lập thị trấn Cát Khánh

2.1. Tiêu chuẩn 1: Quy mô dân số

a) Quy định: quy mô dân số từ 8.000 người trở lên.

b) Hiện trạng: theo số liệu của Công an huyện Phù Cát, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có quy mô dân số 17.351 người, trong đó: dân số thường trú là 17.317 người và dân số tạm trú đã quy đổi là 34 người.

Đánh giá: Đạt.

2.2. Tiêu chuẩn 2: Diện tích tự nhiên

a) Quy định: diện tích tự nhiên từ 14 km2 trở lên.

b) Hiện trạng: theo kết quả Thống kê đất đai năm 2022 của huyện Phù Cát, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có 30,74 km2 diện tích tự nhiên.

Đánh giá: Đạt.

2.3. Tiêu chuẩn 3: Đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.

Xã Cát Khánh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V tại Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 21/12/2021. Đồng thời, phạm vi phân loại đô thị phù hợp với ranh giới quy hoạch chung đô thị Cát Khánh và phù hợp với thị trấn Cát Khánh dự kiến thành lập (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã Cát Khánh).

Đánh giá: Đạt.

2.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

a) Tiêu chí về cân đối thu, chi ngân sách:

- Quy định: cân đối thu đủ chi

- Hiện trạng: năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Cát Khánh đạt 174,63 tỷ đồng; chi ngân sách xã đạt 174,63 tỷ đồng. Cân đối đủ.

Đánh giá: Đạt.

b) Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (2020 - 2022):

- Quy định: đạt bình quân của huyện.

- Hiện trạng: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của xã Cát Khánh bình quân giai đoạn 2020 - 2022 là 2,70%, trong đó: năm 2020 là 2,87%, năm 2021 là 2,87% và năm 2022 là 2,37%. Thấp hơn bình quân chung của huyện Phù Cát giai đoạn 2020 - 2022 là 3,11%.

Đánh giá: Đạt.

c) Tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

- Quy định: từ 65% trở lên.

- Hiện trạng: năm 2022, tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế xã Cát Khánh là 8.026 người. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2.445 người, chiếm 30,46% tổng lao động; lao động phi nông nghiệp là 5.581 người, chiếm 69,54% tổng lao động.

Đánh giá: Đạt.

Như vậy, tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của xã Cát Khánh đạt 03/03 tiêu chí theo quy định đối với đơn vị hành chính cấp thị trấn (có 03 tiêu chí theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thực hiện đánh giá đối với thị trấn: thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước; mức tăng trưởng kinh tế bình quân 03 năm gần nhất; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế).

Căn cứ 04 tiêu chuẩn thành lập thị trấn quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thì xã Cát Khánh đã đạt 04/04 tiêu chuẩn theo quy định để thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Phần thứ ba

PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN

1. Tỉnh Bình Định

Theo số liệu đến 31/12/2022, tỉnh Bình Định có 6.066,40 km2 diện tích tự nhiên8 và quy mô dân số 1.820.876 người9; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An nhơn và 08 huyện: An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước và Vân Canh; 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: có 32 phường, 11 thị trấn và 116 xã. Tỷ lệ đô thị hóa là 39,25%10.

Địa giới hành chính tỉnh Bình Định: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi.

2. Huyện Phù Cát

Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2022, huyện Phù Cát có 680,71 km2 diện tích tự nhiên11và quy mô dân số 228.358 người12; có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: 02 thị trấn (Ngô Mây, Cát Tiến) và 16 xã (Cát Sơn, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Tài, Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Hải, Cát Hiệp, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Tường, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Chánh) với 117 thôn, khu phố. Tỷ lệ đô thị hóa là 13,35%13.

Địa giới hành chính huyện Phù Cát: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây Sơn; phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước; phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân.

3. Hiện trạng xã Cát Khánh

Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có 30,74 km2 diện tích tự nhiên14 và quy mô dân số 17.351 người15; có 08 thôn, gồm: Phú Dõng, Phú Long, An Nhuệ, Thắng Kiên, Chánh Lợi, Ngãi An, An Quang Tây và An Quang Đông.

Địa giới hành chính xã Cát Khánh: phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Cát Tài, xã Cát Minh; phía Nam giáp xã Cát Thành; phía Bắc giáp xã Cát Minh và huyện Phù Mỹ.

II. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên cơ sở nguyên trạng 30,74 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 17.351 người và 08 thôn của xã Cát Khánh.

2. Tên gọi: thị trấn Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

3. Địa giới hành chính thị trấn Cát Khánh: phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Cát Tài, xã Cát Minh; phía Nam giáp xã Cát Thành; phía Bắc giáp xã Cát Minh và huyện Phù Mỹ.

4. Vị trí, vai trò của thị trấn Cát Khánh: là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát.

5. Trụ sở làm việc của thị trấn Cát Khánh: sử dụng trụ sở làm việc hiện tại của xã Cát Khánh.

III. KẾT QUẢ SAU KHI THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Tỉnh Bình Định không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc. Trong đó: cấp xã tăng 01 thị trấn và giảm 01 xã.

Tỉnh Bình Định có 6.066,40 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.820.876 người; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An nhơn và 08 huyện: An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước và Vân Canh; 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: có 32 phường, 12 thị trấn và 115 xã. Tỷ lệ đô thị hóa là 40,20%16.

Địa giới hành chính tỉnh Bình Định: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi.

2. Huyện Phù Cát không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó: tăng 01 thị trấn và giảm 01 xã.

Huyện Phù Cát có 680,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 228.358 người; có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: 03 thị trấn (Ngô Mây, Cát Tiến, Cát Khánh) và 15 xã (Cát Sơn, Cát Minh, Cát Tài, Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Thành, Cát Trinh, Cát Hải, Cát Hiệp, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Tường, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Chánh) với 117 thôn, khu phố. Tỷ lệ đô thị hóa là 20,95%17.

Địa giới hành chính huyện Phù Cát: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Tây Sơn; phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước; phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân.

3. Thị trấn Cát Khánh có 30,74 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.351 người; có 08 khu phố, gồm: Phú Dõng, Phú Long, An Nhuệ, Thắng Kiên, Chánh Lợi, Ngãi An, An Quang Tây và An Quang Đông.

Địa giới hành chính thị trấn Cát Khánh: phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Cát Tài, xã Cát Minh; phía Nam giáp xã Cát Thành; phía Bắc giáp xã Cát Minh và huyện Phù Mỹ.

Phần thứ tư

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH THUỘC HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Tác động đến kinh tế - xã hội

a) Mặt tích cực

Thị trấn Cát Khánh được thành lập sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế, cụ thể ở các mặt sau:

- Thành lập thị trấn trên cơ sở nguyên trạng xã Cát Khánh không làm phân tán nguồn lực đầu tư phát triển của thị trấn; không làm tăng kinh phí chi thường xuyên cho bộ máy hành chính; nguồn lực công này sẽ được thị trấn tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Đất đai và vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện để thị trấn phát triển mở rộng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là thương mại - dịch vụ và du lịch vốn đã là thế mạnh của địa phương; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu lao động cho phép mở rộng quy mô sản xuất phát triển nhiều ngành nghề mới tạo thêm nhiều sản phẩm mới, hướng đến phát triển mạnh kinh tế biển.

- Theo quy hoạch, thị trấn Cát Khánh là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Vì vậy, tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng sẽ đẩy mạnh đầu tư, thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống các công trình đô thị trên địa bàn. Đây sẽ là cơ hội để Cát Khánh vươn tầm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

- Thị trấn Cát Khánh có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, cần cù, sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đây là một nguồn lực tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển các ngành đặc biệt là công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch.

- Các tác động từ bên ngoài, trong đó là sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong thời gian qua sẽ tạo cơ hội cho thị trấn Cát Khánh phát huy thế mạnh của địa phương mình, đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng thế mạnh còn có những thách thức và bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đó là:

- Thị trấn Cát Khánh là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Điều này sẽ làm gia tăng nhanh dân số từ luồng dân nhập cư trên địa bàn kéo theo sự gia tăng áp lực giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đã được đầu tư xây dựng nhưng một số hạng mục còn chưa được đồng bộ; thói quen, lối sống về bảo vệ môi trường, trật tự đô thị một số người dân còn chưa cao.

- Đối với nhu cầu nguồn vốn đầu tư là nhu cầu cần thiết, tất yếu và là quá trình lâu dài để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, du lịch sẽ làm tăng nhu cầu vốn đầu tư.

- Việc huy động các nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội do khó khăn chung của nền kinh tế trong bước đầu khôi phục sau đại dịch Covid-19. Sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập mới nảy sinh như: quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

c) Giải pháp

Tăng cường hơn nữa vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, vi phạm cam kết tiến độ thực hiện dự án; tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính chiến lược, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khớp nối với quy hoạch ngành, vùng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động của toàn tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, giải pháp hỗ trợ tạo việc làm. Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cơ sở dạy nghề, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các địa phương để thu hút lao động tham gia sàn giao dịch việc làm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp lâu bền từ các chế độ đãi ngộ, tiền lương, thưởng để thu hút người lao động.

Tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ Trung ương, Tỉnh, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao,... Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa trên địa bàn.

2. Tác động đến quản lý hành chính

a) Mặt tích cực

Thành lập thị trấn là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền huyện Phù Cát nói riêng và xã Cát Khánh nói chung thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính, giảm gánh nặng trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Thành lập thị trấn Cát Khánh trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Cát Khánh, do vậy tổ chức bộ máy của cấp ủy, chính quyền được giữ ổn định như hiện nay; không làm tăng biên chế; tổ chức và hoạt động của xã không thay đổi nhiều. Đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng; nhận thức, tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức cũng sẽ thay đổi tích cực để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Việc thành lập thị trấn Cát Khánh thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, từ đó chính quyền có nguồn kinh phí để đầu tư các cơ sở vật chất, trụ sở làm việc được quy hoạch đồng bộ, tu sửa và xây mới, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, giúp công tác quản lý nhà nước được tốt hơn, các thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa, cơ chế một cửa, một cửa điện tử,… giúp giải quyết công việc nhanh, hiệu quả hơn, giảm áp lực cho các dịch vụ hành chính công.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa và đầu tư phát triển dẫn đến số lượng giao dịch hành chính diễn ra trên địa bàn sẽ tăng, nhất là ở những lĩnh vực quản lý đô thị, đất đai, cấp phép xây dựng, hộ tịch,...

Thị trấn Cát Khánh được thành lập sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị. Do sự khác biệt giữa hai mô hình quản lý (xã - thị trấn) nên bước đầu đội ngũ cán bộ công chức sẽ lúng túng, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và quản lý của chính quyền địa phương.

c) Giải pháp

Nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi công vụ cho đội ngũ công chức; nâng cao chất lượng và cải tiến lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn; đẩy mạnh xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý đô thị, đại biểu Hội đồng nhân dân để đáp ứng tốt vai trò quản lý nhà nước trong tình hình mới, trong đó chủ yếu đối với lĩnh vực xây dựng, đô thị, môi trường.

3. Tác động đến đời sống Nhân dân

a) Mặt tích cực

Thị trấn Cát Khánh được thành lập sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát nói chung và xã Cát Khánh nói riêng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của địa phương để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các công trình công cộng, trường học, trạm y tế,... từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phục vụ đời sống Nhân dân.

Thành lập thị trấn Cát Khánh sẽ hình thành nếp sống văn minh đô thị, góp phần điều chỉnh hành vi. Điều này đặt ra cho người dân phải thay đổi cách sinh hoạt hiện nay theo hướng văn minh, tiến bộ hơn, phù hợp với mô hình đô thị. Khi thị trấn được thành lập, nhiều công trình phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Bên cạnh đó, sẽ thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp góp phần tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Sau khi thành lập, người dân, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi các loại giấy tờ liên quan như: hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... bước đầu sẽ gây xáo trộn đời sống Nhân dân.

Khi thành lập thị trấn sẽ là khu tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao, là nơi tập trung trao đổi thông tin, một bộ phận người dân có ý thức chưa cao, nếu công tác quản lý không tốt sẽ dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội, tác động đến việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân trên địa bàn.

c) Giải pháp

Để tránh xáo trộn trong việc điều chỉnh một số giấy tờ cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Phù Cát phối hợp thực hiện từng bước. Công an huyện Phù Cát triển khai kế hoạch tổ chức cấp đổi hoặc điều chỉnh các loại giấy tờ cho người dân, tổ chức theo đúng quy định. Các loại giấy tờ về cư trú, căn cước công dân,... vẫn có giá trị pháp lý của đơn vị hành chính cũ thì vẫn tiếp tục được sử dụng, lưu hành, chỉ thay đổi khi người dân có nguyện vọng. Các chi phí thực hiện để chuyển đổi giấy tờ, địa chỉ,… Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định sẽ hỗ trợ cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn để đảm bảo sớm hoàn thành và đạt hiệu quả cao nhất. Việc chuyển đổi được thực hiện trong thời gian nhanh nhất, tại điểm tập trung do Ủy ban nhân dân thị trấn Cát Khánh thông báo; có thể cử công chức đến tận nơi để thay đổi giấy tờ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.

4. Tác động về môi trường

a) Mặt tích cực

Hiện nay, công tác xử lý vệ sinh môi trường ở Cát Khánh cơ bản đảm bảo cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Khi thành lập thị trấn thì công tác xử lý vệ sinh môi trường tiếp tục được duy trì và xử lý tốt hơn do có nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển nói chung và đầu tư cho công tác xử lý vệ sinh môi trường nói riêng. Thị trấn Cát Khánh sẽ được quan tâm đầu tư nhiều thiết bị, máy móc hiện đại để xử lý tốt hơn các hiện tượng phát sinh làm ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn thị trấn và các địa phương lân cận. Công tác quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất sẽ được bảo đảm.

Việc sinh sống tại môi trường đô thị sẽ góp phần nâng cao ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường sống; chính quyền đô thị sẽ quan tâm đầu tư hơn cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường. Thành lập các thị trấn sẽ là điều kiện thuận lợi để xã giải quyết vấn đề phát triển đô thị và tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đồng thời, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Quá trình đô thị hóa tại Cát Khánh đã gây tác động không nhỏ tới môi trường, cụ thể:

- Đô thị hóa làm tăng lượng chất thải sinh hoạt: việc gia tăng dân số dẫn đến gia tăng lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày, khoảng 15% trong số đó chưa được thu gom, xử lý mà vứt bỏ ở các sông, suối, các khu đất trống hoặc thậm chí vứt xuống biển trên địa bàn gây ra tác động môi trường tương đối nghiêm trọng, bên cạnh đó lượng chất thải thu gom được xử lý bằng các biện pháp chôn lấp chưa đảm bảo vệ sinh do không tuân thủ các quy định an toàn. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy các loại chất thải rắn đang là bài toán nan giải với công tác quản lý đô thị. Với số lượng dân cư tại các khu đô thị tăng nhanh qua mỗi năm thì số lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh chóng, đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho công tác xử lý. Để giải quyết vấn đề này cần có nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực và nâng cao ý thức của người dân.

- Ô nhiễm môi trường do lượng nước thải sinh hoạt: không gian đô thị ngày càng được mở rộng, đi cùng với tài nguyên đất đô thị đang bị suy thoái thì nguồn tài nguyên nước cũng suy thoái không kém phần quyết liệt. Nước thải tại các khu dân cư hầu hết chưa được xử lý mà thường xả thẳng ra biển, sông, suối. Nếu chúng ta không có biện pháp xử lý kịp thời thì mức độ ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải sinh hoạt sẽ tăng cao và không thể kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

- Ô nhiễm môi trường không khí: môi trường không khí tại các đô thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải, có thể từ các hoạt động xả thải của các nhà máy, do các phương tiện tham gia giao thông với số lượng đông đảo gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí trên địa bàn. Yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu dân cư chủ yếu vẫn là ô nhiễm bụi.

- Làm tình hình giao thông ngày càng trầm trọng: số lượng dân đô thị tăng cao đồng nghĩa với việc các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường luôn trong tình trạng quá tải, dẫn đến kẹt xe tại các nút giao thông vào giờ cao điểm góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm tiếng ồn và các loại khí thải độc hại.

c) Giải pháp

Thị trấn cần tập trung hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải, tăng cường các biện pháp quản lý, đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả để Cát Khánh trở thành đô thị biển thân thiện với môi trường; tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường, chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần được quản lý chặt chẽ, nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn mới được xả ra môi trường; hạn chế khai thác nước ngầm, chống ô nhiễm môi trường nước mặt. Phát triển công trình xanh, xây dựng đô thị sinh thái nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng trong các công trình, nhất là các trung tâm thương mại, khách sạn, các công sở, các cơ sở sản xuất. Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm và phát thải khí “nhà kính”. Sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm trong mọi hoạt động của đô thị. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong chiếu sáng đô thị; xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến nhằm giảm thải các khí làm ô nhiễm môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trên địa bàn thị trấn về vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh kết hợp với kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà máy trong khu, cụm công nghiệp như: thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung.

5. Tác động về kiến trúc cảnh quan đô thị

a) Mặt tích cực

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 Khu vực phía Nam đầm Đề Gi, huyện Phù Cát đến năm 2035 đã được phê duyệt, tỉnh Bình Định sẽ thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thị trấn trong thời gian tới; phát triển mạng lưới giao thông theo hướng cải tạo mở rộng lộ giới trên cơ sở kế thừa các quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ,... Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khi đi vào vận hành (các nút giao thông, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,...) sẽ tạo ra mỹ quan đô thị cho thị trấn trong tương lai.

Thành lập thị trấn Cát Khánh phù hợp với các quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng; tạo điều kiện để rà soát, tổ chức hợp lý các khu chức năng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khu dân cư,... từ đó có tác động đến việc thu hút lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo ra sự cân đối trong việc phân bố dân cư giữa các khu vực trên địa bàn thị trấn. Đồng thời, thành lập thị trấn là bước cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 tại Quyết định số 3666/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 Khu vực phía Nam đầm Đề Gi, huyện Phù Cát đến năm 2035 tại Quyết định số 3723/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Đô thị Cát Khánh đang có bước phát triển mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, dịch vụ - du lịch, hạ tầng đô thị, khu dân cư,…. Vì vậy, nếu công tác hoạch định, quy hoạch, quản lý đô thị không theo kịp tốc độ phát triển có thể dẫn đến sự thiếu đồng bộ, không thống nhất trong phát triển đô thị.

Sự phát triển mạnh mẽ của Cát Khánh trong thời gian qua dẫn đến việc tăng nhanh dân số cơ học, tăng tốc độ đô thị hóa và hình thành các khu nhà ở. Điều đó sẽ tác động lớn tới công tác quy hoạch, san lấp và giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu cho người dân từ các nơi khác đến làm việc và sinh sống. Ngoài ra, cảnh quan môi trường xung quanh cũng bị ảnh hưởng; tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, ô nhiễm môi trường tăng lên gây ùn tắc về giao thông, mất mỹ quan đô thị.

c) Giải pháp

Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý đô thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước, thoát nước,… phát triển thị trấn từng bước bảo đảm các tiêu chí đô thị loại V. Xây dựng đô thị theo hướng hiện đại, bền vững để thị trấn Cát Khánh luôn “sạch, xanh, sáng, đẹp”.

Các ngành chức năng của huyện Phù Cát và thị trấn Cát Khánh cần triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tuyên truyền, vận động đến ra quân tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm lấn chiếm, sử dụng hành lang vỉa hè để kinh doanh buôn bán; các cá nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông cũng như xử lý triệt để các sai phạm của các đơn vị trong quá trình triển khai xây dựng các công trình nhằm lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên các tuyến phố, góp phần xây dựng đô thị Cát Khánh ngày càng văn minh, hiện đại hơn.

6. Tác động về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

a) Mặt tích cực

Với việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ xã thành thị trấn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng - an ninh.

Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần cũng như nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên sẽ góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; hạn chế điều kiện phát sinh tội phạm. Hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp giúp cho việc đi lại được thuận lợi, góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Thêm vào đó, lực lượng công an thị trấn là công an chính quy sẽ giúp công tác quản lý xã hội, quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn được giữ vững; phát huy công tác phối hợp giữa lực lượng quân sự và công an theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững, tạo tiền đề để góp phần cho nền kinh tế thị trấn phát triển bền vững.

b) Mặt tồn tại, hạn chế

Khi thành lập thị trấn, ngoài các yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, sẽ có một số tác động khách quan theo xu hướng chung như: dân số cơ học tăng nhanh, số lượng dân nhập cư nhiều do làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty và nhân công các cơ sở dịch vụ - thương mại và đặc biệt là du lịch, tình hình lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép,… sẽ gây khó khăn hơn trong công tác quản lý Nhà nước và duy trì các hoạt động thuần túy truyền thống.

c) Giải pháp

Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng thị trấn Cát Khánh thành khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững an ninh quốc phòng toàn huyện; giữ vững an ninh chính trị, tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; tập trung vào các đối tượng đã và đang có biểu hiện vi phạm; các địa bàn, khu vực trọng điểm, phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Thông tin thường xuyên về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của người dân; kịp thời phát hiện, tham gia tố giác tội phạm, góp phần cùng lực lượng chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN CÁT KHÁNH

1. Quan điểm phát triển

Thị trấn Cát Khánh là trung tâm đô thị du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Theo đó, trong giai đoạn tới thị trấn Cát Khánh phát triển như sau:

a) Phát triển thị trấn phải phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000 Khu vực phía Nam đầm Đề Gi, huyện Phù Cát đến năm 2035, đặt trong mối quan hệ với hệ thống đô thị trong và ngoài tỉnh Bình Định.

b) Huy động tối đa các nguồn lực, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến trong sản xuất, dịch vụ để tăng năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.

c) Xây dựng thị trấn thành văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống, phát triển mô hình đô thị sinh thái - dịch vụ - du lịch - công nghiệp, xứng đáng là đô thị trung tâm phía Đông bắc của huyện Phù Cát và vùng phụ cận.

d) Phát triển kinh tế - xã hội gắn với nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2. Mục tiêu cơ bản giai đoạn đến năm 2025

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên 13%/năm.

- Cơ cấu kinh tế của thị trấn đến năm 2025: Thương mại - dịch vụ chiếm 40%, công nghiệp - xây dựng chiếm 35%, nông - lâm - thủy sản giảm còn 25%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 55 - 60 triệu/người/năm.

- Thu ngân sách hàng năm tăng trên 10%.

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và sử dụng điện đạt 100%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm: 0,8%.

b) Về văn hóa - xã hội

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%; trung học phổ thông đạt 98%; xét tuyển vào lớp 6 đạt 100%; thi vào lớp 10 đạt 90%.

- 100% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1, bảo đảm số trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; duy trì chuẩn phổ cập giáo dục ở các cấp học.

- Duy trì tiêu chí thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng còn 3%; duy trì trên 90% tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; giữ vững tiêu chí đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- 100% số khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa.

3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

a) Về phát triển kinh tế

Kế thừa những kết quả đã đạt được, đánh giá hiện trạng và dự báo tiềm năng của địa phương gắn liền với mục tiêu chung của huyện để xác định nhiệm vụ phù hợp với thực tế trên địa bàn. Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, huyện Phù Cát và các cấp ngành để huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế thị trấn.

Tập trung phát huy những lợi thế có sẵn của địa phương, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước hết, xác định phát triển kinh tế biển làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và du lịch, từng bước nâng cao chất lượng các lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động, thu hút cho đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Về phát triển nông nghiệp:

Chỉ đạo phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, giá trị, hiệu quả cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại. Triển khai, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp. Thực hiện chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã được xây dựng. Vận động Nhân dân trong việc phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Về phát triển công nghiệp - xây dựng

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, phù hợp với xu thế phát triển chung. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống theo hướng tập trung. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, mở rộng các cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền, các cơ sở cơ khí sửa chữa công cụ phục vụ sản xuất, quy hoạch và quản lý khai thác có hiệu quả về tài nguyên thiên nhiên hiện có ở địa phương. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao; tích cực quảng bá và kêu gọi đầu tư vào làng nghề truyền thống như nước mắm Đề Gi, góp phần giải quyết lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho người lao động, gắn với bảo vệ môi trường, phấn đấu nâng giá trị sản xuất đến năm 2025 đạt trên 300 tỷ đồng.

- Về phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ để thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn. Khuyến khích Nhân dân mở rộng kinh doanh dịch vụ nhất là các địa bàn đông dân cư như: An Quang tây, An Quang Đông, Thắng Kiên, Ngãi An; phát triển chợ Đồng Lâm, chợ Đề Gi, cảng cá Đề Gi vừa cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho Nhân dân, vừa tiêu thụ nông, hải sản và những sản phẩm mà Nhân dân sản xuất ra.

Quản lý tốt quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh doanh dịch vụ, tạo ra điểm tham quan vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách đảm bảo an toàn, tiện lợi, văn minh, phấn đấu nâng giá trị hoạt động dịch vụ thương mại đạt trên 350 tỷ đồng.

- Về hoạt động tín dụng, ngân hàng:

Đa dạng hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng để phát triển kinh tế, huy động mọi nguồn lực từ xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Quỹ tín dụng Nhân dân Khánh Tín sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần hạn chế cho vay nặng lãi; giúp thành viên chủ động đầu tư phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Giảm tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chính sách xã hội xuống dưới 5%, xây dựng kế hoạch theo dõi việc sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách có hiệu quả; tăng cường giải quyết xử lý nợ quá hạn, chú ý việc cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm việc thu hồi vốn.

- Về thu, chi ngân sách:

Tăng cường quản lý và khai thác các nguồn thu ngân sách, khuyến khích các thành phần kinh tế tích lũy đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, có biện pháp chống thất thu thuế và các loại phí, nhằm đảm bảo thu đạt và vượt dự toán hàng năm. Vận động Nhân dân đóng góp các khoản theo quy định của nhà nước, quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch; công khai thu, chi; chống mọi biểu hiện tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Nâng cao chất lượng hoạt động của tài chính ngân sách, đưa công tác quản lý thu, chi ngân sách đi vào nề nếp, đúng luật ngân sách, từng bước xây dựng ngân sách thị trấn có nguồn thu ổn định, đảm bảo kế hoạch chi hàng năm. Phấn đấu thu ngân sách hàng năm tăng 10% trở lên (không tính tiền sử dụng đất).

b) Về phát triển văn hóa - xã hội

- Giáo dục - đào tạo

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nâng cao chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện; tiếp tục phổ cập Tiểu học, THCS trong độ tuổi và phổ cập bậc THPT. Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, phát triển hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng; ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh có đạo đức yếu kém. Nâng cao các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

- Y tế

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội và các dịch bệnh nguy hiểm, tuyên truyền Nhân dân nâng cao ý thức phòng bệnh và giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động Nhân dân tiếp tục xây dựng 3 công trình vệ sinh và tham gia BHYT đạt 95% trở lên. Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân, nêu cao tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế. Tiếp tục duy trì có hiệu quả và nâng cao chất lượng Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế của thị trấn. Tăng cường công tác quản lý y dược tư nhân hoạt động dịch vụ theo quy định của Nhà nước.

Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, hạn chế thấp nhất số người sinh con thứ 3. Đẩy mạnh công tác chăm sóc trẻ em, từng bước hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 3% vào năm 2025. Đồng thời thường xuyên quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Bảo đảm an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo

Huy động các nguồn lực thực hiện tốt chính sách an sinh và phúc lợi xã hội. Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân về bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm. Chú trọng các chương trình phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo. Tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề.

Giải quyết tốt các vấn đề, chính sách liên quan đến dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo. Quan tâm và có biện pháp hỗ trợ thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần.

- Văn hóa thể thao, truyền thanh

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân các ngày lễ lớn, thường xuyên kiểm tra các hoạt động về văn hóa nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, bài trừ mê tín dị đoan và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, từng bước nâng cao chất lượng phong trào. Tăng cường đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên trong quần chúng Nhân dân. Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà văn hóa thị trấn và ở các khu phố; tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức.

Thông tin kịp thời và đưa tin các nhiệm vụ chính trị và hoạt động kinh tế, xã hội nổi bật của thị trấn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảm bảo cho các cụm truyền thanh đều tiếp âm được đài huyện, đài tỉnh và đài quốc gia.

c) Về nâng cao chất lượng sống người dân

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công cách mạng. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

- Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng kịp thời về số lượng và chất lượng lao động cho nền kinh tế phát triển. Đẩy mạnh chất lượng đào tạo theo hướng hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn và phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và gia tăng quy mô giường bệnh. Xây dựng phát triển ngành y tế từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

d) Về xây dựng nếp sống văn minh đô thị

- Xây dựng nền hành chính công đảm bảo tính công khai, minh bạch, tinh gọn, phục vụ nhanh chóng yêu cầu của xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức mang tính chuyên nghiệp, có đức có tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.

- Quan tâm và chú trọng công tác quy hoạch, khôi phục và duy trì các lễ hội văn hóa có giá trị, trùng tu các di sản văn hóa đã được công nhận trên địa bàn. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn hóa và văn minh đô thị, phát huy dân chủ gắn với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Giáo dục nếp sống văn minh đến toàn dân, trọng tâm là thế hệ trẻ, đối tượng quan tâm nhất là các em thiếu niên, nhi đồng, đoàn viên, thanh niên, học sinh và sinh viên.

4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng đô thị

a) Định hướng phát triển

- Đầu tư các dự án giao thông mang tính liên kết vùng nhằm kết nối huyện Phù Cát nói chung và thị trấn Cát Khánh nói riêng với các đô thị trong và ngoài tỉnh. Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong từng đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung. Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng đồng thời với việc đầu tư phương tiện vận chuyển.

- Đảm bảo cung ứng điện, dịch vụ viễn thông đầy đủ, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, từng bước ngầm hóa mạng cáp điện lực, viễn thông tại khu vực trung tâm đô thị. Phấn đấu phủ sóng wifi đến từng đô thị, khu dân cư trọng điểm. Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước đúng định hướng và nhu cầu thực tiễn, từng bước xây dựng hệ thống thoát nước kết hợp xử lý nước thải.

- Xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ để phấn đấu nâng cấp đô thị Cát Khánh lên đô thị loại IV, đảm bảo đạt tiêu chí nâng cấp đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; phù hợp với phong tục, tập quán, tôn giáo và văn minh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và vệ sinh môi trường.

- Cập nhật, bổ sung các thiết chế văn hóa trên địa bàn để có kế hoạch tổ chức triển khai đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tiếp tục thu hút đầu tư đối với các dự án công trình văn hóa tầm cỡ quốc gia và cấp vùng.

- Khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để tăng thêm nguồn đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng của ngành giáo dục, y tế, nhất là đầu tư các cơ sở dịch vụ chất lượng cao để góp phần chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

- Quan tâm đầu tư xây dựng các không gian công cộng, đa chức năng để thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

- Đầu tư nhà vệ sinh thông minh ở các nơi công cộng, trường học và bệnh viện bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.

b) Nhiệm vụ phát triển

* Phát triển hệ thống giao thông

- Giao thông đối ngoại:

+ Xây dựng tuyến hành lang phụ trợ Đông - Tây (đường Đề Gi - Chợ Gồm), tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, quy mô 4 - 6 làn xe đến năm 2030. Giai đoạn đến năm 2040, quy mô 4 - 6 làn xe đoạn Đề Gi - Chợ Gồm. Có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế, liên kết đô thị Cát Khánh với chuỗi đô thị phía Tây tỉnh Bình Định đến cảng Đề Gi, đường ven biển.

+ Đầu tư nâng cấp hệ thống đường tỉnh đi qua địa bàn (đường ĐT.633) theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt quy mô 4 làn xe và được xây dựng đúng theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.

- Giao thông đối nội gồm các tuyến đường giao thông nội bộ có bề rộng từ 3 m đến 7 m đã được bê tông hóa, nhựa hóa, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi. Hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với chiến lược phát triển giao thông của tỉnh. Mở thêm các tuyến GTNT ở các khu vực có mật độ đường giao thông thấp; cải tạo, nâng cấp các tuyến hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Đến năm 2030 đảm bảo 100% đường GTNT được cứng hóa. Hệ thống đường liên xã tối thiểu đạt cấp VI đồng bằng.

- Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp hạng đường được quy hoạch.

- Đầu tư phát triển, từng bước đồng bộ, hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị theo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị của tỉnh và quy hoạch các đô thị trong huyện, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy mô, tính chất đô thị.

- Hệ thống giao thông công cộng

Đầu tư xây dựng mới Bến xe Cát Khánh theo vị trí đã được quy hoạch thuộc khu phố Thắng Kiên với quy mô 1,4 ha.

Giữ nguyên lộ trình các tuyến đang khai thác hiệu quả, xác định các trục chính và điều chỉnh lại một số tuyến để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới của huyện Phù Cát nói chung và thị trấn Cát Khánh nói riêng.

* Thoát nước mưa

Thị trấn Cát Khánh sẽ được chia thành nhiều khu vực thoát nước, đảm bảo các nguyên tắc: thoát nước mạnh nhất, bám sát địa hình tự nhiên, hạn chế chôn sâu, đường kính cống tối thiểu. Sử dụng đường cống bê tông cốt thép có đường kính từ D600-D2000. Nước mưa sau khi thu gom sẽ được đổ ra các nguồn tiếp nhận là biển, sông, suối gần nhất.

- Về nguồn tiếp nhận: Tận dụng các lợi thế giáp biển, bám sát địa hình để làm nguồn tiếp nhận cho việc thoát nước nhanh nhất, tránh gây ngập úng, tụ thủy. Nước mưa của thị trấn Cát Khánh sau khi được gom lại bằng hệ thống cống bê tông cốt thép xả ra biển, do tính chất của nước mưa là nước sạch nên có thể xả trực tiếp nước mưa ra nguồn tiếp nhận mà không cần qua xử lý.

- Giải pháp thiết kế: Vạch tuyến thoát nước bám sát theo địa hình tự nhiên, đảm bảo thoát nước nhanh nhất. Giảm việc chôn lấp cống quá sâu ảnh hưởng đến hiệu quả và tính kinh tế. Chia lưu vực thoát nước mưa thành hai giai đoạn theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị ra ngoại biên: giai đoạn 1 thiết kế giải pháp thoát nước đến năm 2025 và giai đoạn 2 là đến năm 2040. Về phương án cho giai đoạn 1 các chỉ tiêu thoát nước mưa phải tính đến giai đoạn 2 kết nối vào. Hệ thống thoát nước mưa của thị trấn Cát Khánh được bố trí 2 bên đường để thu gom nước mưa từ các hộ dân 2 bên đường và tránh đọng nước trên đường, hạn chế trơn trượt, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Các tuyến đường chính, đường trọng điểm của thị trấn Cát Khánh nói riêng cũng như của huyện Phù Cát nói chung nên hạn chế bố trí cống thoát nước mưa băng đường, để tránh đào đường, gây cản trở giao thông khi xảy ra sự cố. Tính toán, kiểm tra lại các tuyến cống hiện hữu để đem vào khai thác một cách hiệu quả. Nước mưa sau khi gom lại được xả ra các suối và đổ ra biển.

* Cấp nước

- Công trình cấp nước tập trung xã Cát Khánh sẽ được cải tạo, xây dựng khu xử lý hoàn chỉnh, nâng công suất thành 4.500 m3/ngày đêm (năm 2030) và 8.000 m3/ngày đêm (năm 2040) tại khu phố Thắng Kiên. Nguồn nước thô được lấy từ sông La Tinh, sông Kôn thông qua hệ thống kênh Văn Phong và từ đập Đức Phổ. Dẫn tuyến ống cấp nước chính chạy dọc hai bên đường ĐT.633 sau đó rẽ ra các nhánh vào các khu vực cần cấp nước. Sử dụng ống dẫn uPVC có đường kính D600 đến D800 và 01 trạm bơm tăng áp. Mạng lưới cấp nước của thị trấn là mạng lưới vòng kết hợp mạng cụt để bảo đảm áp lực cho các hộ dân và cho công tác phòng cháy chữa cháy.

- Mạng lưới quy hoạch cấp nước thị trấn Cát Khánh được chia thành 2 giai đoạn đầu tư để đảm bảo về mức độ phục vụ và tính kinh tế giai đoạn đến năm 2030 và đến năm 2040. Về phương án cho giai đoạn 1 các chỉ tiêu thoát nước mưa phải tính đến giai đoạn 2 kết nối vào. Giai đoạn 1 đến năm 2030 ưu tiên cho các khu vực trung tâm, khu hành chính, các tuyến đường lớn tập trung dân cư sinh sống và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giai đoạn sau (đến năm 2040) đầu tư xây dựng các tuyến ống cấp nước ở các khu vực còn lại của thị trấn Cát Khánh.

- Hệ thống cấp nước đảm bảo tính an toàn và liên tục, xây dựng đường ống truyền tải liên kết giữa các nhà máy trong khu vực với nhau; các công trình nước sạch nông thôn hoạt động có hiệu quả tiếp tục được sử dụng, các công trình kém hiệu quả sẽ ngừng hoạt động.

* Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

- Thị trấn Cát Khánh sẽ được đầu tư xây dựng mới nhà máy xử lý nước thải công suất 6.000 m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho riêng thị trấn, không đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho các xã lân cận. Được bố trí tại vị trí khu đô thị biển Cát Khánh, nơi có các điều kiện thuận lợi. Đây là các vị trí có địa hình tự nhiên thấp, có thể tận dụng địa hình, hướng dốc tự nhiên để làm giảm độ sâu chôn cống nước thải.

- Toàn bộ nước thải sẽ được thu gom bằng hệ thống cống có đường kính D300 đến D600 trên trục chính sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Cống nước thải sẽ được đầu tư xây dựng riêng với hệ thống cống thoát nước mưa; khoảng cách các hố ga từ 25 đến 35 mét, chiều sâu chôn cống tối đa là 6 mét, tối thiểu là 0,7 mét trên vỉa hè.

- Các tuyến cống chính thoát nước thải của thị trấn Cát Khánh bao gồm: tuyến cống HDPE D400mm và D600mm nằm trên tuyến đường chính thu gom nước thải toàn khu đô thị về trạm xử lý nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra biển. Các tuyến cống nhánh được định hướng đầu nối với tuyến cống chính này. Đối với các hộ dân xây mới, nhà vệ sinh phải có bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào cống thoát nước thải chung của toàn khu vực quy hoạch. Đối với các hộ dân hiện hữu, đang sử dụng bể thấm, cần chuyển dần sang xây dựng bể tự hoại để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiến hành nạo vét định kỳ hố ga thoát nước thải.

- Đối với những tuyến cống có địa hình ngược dốc hoặc chiều sâu chôn cống lớn, sử dụng bơm chuyển bậc, bơm tăng áp.

* Cấp điện

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035, nguồn điện cấp cho thị trấn Cát Khánh được lấy từ trạm biến áp 110 kV Cát Khánh công suất 2x40 MVA (xây mới) theo công suất tiêu thụ, cải tạo, nâng cấp tuyến 22 kV hiện trạng, định hướng phát triển lưới điện cho khu đô thị Cát Khánh và khu vực trung tâm đô thị du lịch biển.

Ngầm hóa đối với các tuyến truyền tải đi qua khu vực trung tâm thị trấn; khu vực còn lại cáp được đi trên các trụ bê tông.

Trạm biến áp 22/0,4 kV dùng trạm xây kín và đặt bên trong các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, tùy theo vị trí cụ thể của trạm, công suất trạm có thể tăng lên hoặc giảm đi để phù hợp với các khu chức năng trên địa bàn thị trấn.

* Thông tin liên lạc

Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin liên lạc bao gồm: hệ thống cống bể cáp; hệ thống cáp quang; hệ thống tủ, hộp cáp.

Ngầm hóa đối với các tuyến cáp đi qua khu vực trung tâm thị trấn. Đối với những khu dân cư mới xây dựng, phải có phương án triển khai xây dựng đồng bộ mạng cáp ngầm theo các tuyến cống, tuyến kỹ thuật.

Các tuyến trục lộ chính chạy trên địa bàn thị trấn sẽ được phủ cáp quang; cáp thông tin sẽ được đi trên các trụ điện bê tông đối với khu vực ngoài trung tâm.

Xây mới và nâng cấp các trạm BTS đảm bảo nhu cầu mạng vô tuyến của người dân.

c) Giải pháp phát triển

- Về Quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị

Có cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn cho thị trấn Cát Khánh tập trung xây dựng các công trình trọng điểm, thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch; xây dựng chương trình phát triển đô thị để huy động các nguồn lực; tăng cường xây dựng các khu dân cư mới, chỉnh trang các tuyến phố, đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng đô thị.

- Về công tác quản lý đô thị

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, tạo ý thức văn minh đô thị cho Nhân dân trên địa bàn;

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế quản lý đô thị; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, hình thành nếp sống văn minh đô thị;

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

- Về xây dựng hạ tầng đô thị

Tập trung triển khai đầu tư các công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng khu dân cư thuộc các dự án quy hoạch, các công trình thuộc vốn ngân sách; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án đã được duyệt.

Nâng cấp các công trình công cộng (như bệnh viện, trường học, chợ, nhà thi đấu,...); xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng các khu dân cư.

Đẩy mạnh việc cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước. Trước mắt, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải đô thị trên các tuyến khu vực dân cư tập trung, xây dựng công viên cây xanh phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, đồng thời tạo mỹ quan đô thị. Thực hiện công tác xã hội hóa chiếu sáng ngõ hẻm. Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, vỉa hè, cây xanh đô thị. Phát triển không gian công cộng tạo kiến trúc cảnh quan cho đô thị.

- Về phát triển nhà ở

Thực hiện chương trình phát triển nhà ở, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở; hình thành và phát triển các khu ở, khu dân cư đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật.

- Về cơ chế, chính sách

Cần chủ động sáng tạo trong việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương; giúp các nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận và sớm thụ hưởng từ các cơ chế, chính sách này (cụ thể như chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, huyện; cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ cấp xã đến cấp huyện,...).

Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá, đặc biệt là thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư của huyện, công khai các dự án đầu tư.

- Về phát triển nguồn nhân lực

Có chính sách, biện pháp khuyến khích hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có tay nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Trước mắt cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn, mở rộng hình thức đào tạo tay nghề tại chỗ, ở các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh,... để có nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, phấn đấu đến 2025 có trên 70% lao động được đào tạo. Có biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động có trình độ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của khoa học công nghệ; thu hút lực lượng lao động về địa phương, nhất là học sinh, sinh viên thuộc các hộ dân sống tại đây bằng chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

- Về tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường. Thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại.

Đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ đi đôi với việc đào tạo và đào tạo lại lao động để có năng lực tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới để cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

III. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

1. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thị trấn Cát Khánh giai đoạn (2022 - 2025)

Đến năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ tập trung nguồn lực thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn thị trấn Cát Khánh với tổng mức đầu tư hơn 990,5 tỷ đồng, gồm:

- Xây dựng khu đô thị mới Cát Khánh với tổng mức đầu tư 300,0 tỷ đồng.

- Xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm văn hóa thể thao đô thị với tổng mức đầu tư 3,0 tỷ đồng.

- Cải tạo, trồng mới hệ thống cây xanh đô thị với tổng mức đầu tư 3,0 tỷ đồng.

- Xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị với tổng mức đầu tư 0,5 tỷ đồng.

- Xây dựng tuyến phố văn minh đô thị với tổng mức đầu tư 19,5 tỷ đồng.

- Xây dựng tuyến đường ven biển ĐT.639 với tổng mức đầu tư 81,0 tỷ đồng.

- Xây dựng đường ĐT.633 (chỉnh tuyến) với tổng mức đầu tư 105,0 tỷ đồng.

- Xây dựng bến xe Cát Khánh với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đồng.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Dịch vụ du lịch ven đầm Đề Gi với tổng mức đầu tư 348,0 tỷ đồng.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải đô thị Cát Khánh với tổng mức đầu tư 10,0 tỷ đồng.

- Đầu tư cải tạo hệ thống chiếu sáng ngõ hẻm đô thị Cát Khánh với tổng mức đầu tư 2,0 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước thị trấn Cát Khánh với tổng mức đầu tư 5,0 tỷ đồng.

2. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài; tập trung huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, do nguồn vốn này lớn được xác định là chủ yếu để giải quyết vốn đầu tư trên địa bàn; nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình đầu tư.

- Nguồn vốn trong nước gồm nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, vốn từ thu phí quyền sử dụng đất, vốn tín dụng, vốn của các doanh nghiệp và Nhân dân trong địa bàn. Trong đó:

+ Vốn từ nguồn ngân sách nhà nước: bao gồm vốn ngân sách của tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư trong các Chương trình mục tiêu; ngân sách Trung ương do các Bộ ngành trực tiếp đầu tư và ngân sách của địa phương. Trong đó có vốn địa phương quản lý trực tiếp.

Vốn đầu tư ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, phát triển nguồn nhân lực thông qua đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, đầu tư các dự án trọng điểm có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh - vùng.

+ Đối với nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức: chủ yếu đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở, các dự án về thương mại dịch vụ như: siêu thị, chợ, giáo dục, y tế và các dự án cần nguồn xã hội hóa,...

- Nguồn vốn từ bên ngoài:

Các công trình thượng tầng kiến trúc và các công trình đầu mối hạ tầng lớn, như: trung tâm kho vận, các nút giao thông, hệ thống giao thông công cộng; các dự án đặc thù khuyến khích sử dụng vốn ODA, FDI, các hình thức thức đầu tư theo mô hình hợp tác công tư.

Vốn đầu tư bên ngoài (ODA, FDI) có một vị trí rất quan trọng, tạo ra đột phá trong các công trình đòi hỏi vốn lớn. Thu hút đầu tư từ bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT KHÁNH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Thành lập thị trấn Cát Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cát Khánh nên tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức ổn định như hiện nay, cụ thể như sau:

a) Đảng bộ thị trấn Cát Khánh có các Chi bộ trực thuộc. Ban Chấp hành đảng bộ thị trấn gồm 15 đồng chí; Ban Thường vụ 05 đồng chí gồm: Bí thư, 02 Phó Bí thư (01 Phó Bí thư chuyên trách và 01 Phó Bí thư phụ trách chính quyền), 02 Ủy viên.

b) Hội đồng nhân dân thị trấn Cát Khánh nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 27 đại biểu, hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

c) Ủy ban nhân dân thị trấn Cát Khánh có 05 thành viên, gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên.

d) Số lượng cán bộ, công chức thị trấn Cát Khánh có 19 người, bao gồm: cán bộ có 11 người, công chức có 08 người.

đ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân) thị trấn Cát Khánh.

e) Đơn vị sự nghiệp:

- Tổ chức các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở thị trấn Cát Khánh thực hiện trên cơ sở nguyên trạng tổ chức hiện nay của các trường; giữ tên các trường học là xã Cát Khánh đến hết năm học 2023 - 2024 để đảm bảo sự ổn định; việc đổi tên các trường theo địa danh thị trấn Cát Khánh sẽ thực hiện trong các năm học tiếp theo.

- Tổ chức trạm y tế ở thị trấn Cát Khánh thực hiện trên cơ sở nguyên trạng tổ chức hiện nay của trạm y tế xã Cát Khánh.

g) Tổ chức thôn, khu phố:

Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Cát Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định sẽ quyết định chuyển các “Thôn” hiện nay thành các “Khu phố” theo quy định.

2. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách

a) Số lượng cán bộ, công chức:

Số lượng cán bộ, công chức của thị trấn Cát Khánh thực hiện trên cơ sở nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức hiện nay của xã Cát Khánh có 19 người, gồm 11 cán bộ, 08 công chức. Trong đó, chuyển đổi chức danh Địa chính

- Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường thành chức danh Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường.

b) Số lượng viên chức đơn vị sự nghiệp:

Số lượng viên chức các trường học, trạm y tế trên địa bàn thị trấn Cát Khánh thực hiện trên cơ sở nguyên trạng số lượng viên chức hiện nay của các đơn vị gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học và nhân viên y tế.

c) Số lượng người hoạt động không chuyên trách:

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thị trấn Cát Khánh và 08 khu phố bố trí theo quy định của tỉnh Bình Định.

d) Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức:

Thị trấn Cát Khánh được thành lập sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị. Do sự khác biệt giữa hai mô hình quản lý (xã - thị trấn) nên cần phải có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trong đó, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị là thị trấn. Đối với lãnh đạo và công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường sẽ thực hiện bồi dưỡng thêm các quy định, chuyên môn về quy hoạch, đô thị, cơ sở hạ tầng, trật tự xây dựng, kiến trúc và môi trường, dân cư.

3. Về sử dụng cơ sở vật chất, công sở, trụ sở làm việc

a) Công sở, các trường học, trạm y tế thị trấn Cát Khánh sử dụng nguyên trạng các công trình hiện nay của các đơn vị thuộc xã Cát Khánh, gồm: Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn; Trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở.

b) Sắp xếp, bổ sung công an chính quy và xây dựng trụ sở làm việc của Công an thị trấn Cát Khánh

Sau khi thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo Công an tỉnh bố trí lực lượng công an chính quy cho thị trấn trong tổng số biên chế công an đã được giao của tỉnh, không tăng thêm so với quy định. Triển khai quy hoạch xây dựng trụ sở đơn vị công an chính quy tương ứng phù hợp với việc thành lập đơn vị hành chính để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

4. Về chuyển đổi một số giấy tờ cơ bản của công dân

Để tránh xáo trộn trong việc điều chỉnh một số giấy tờ cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Phù Cát phối hợp thực hiện từng bước. Công an huyện Phù Cát triển khai kế hoạch tổ chức cấp đổi hoặc điều chỉnh các loại giấy tờ cho người dân, tổ chức theo đúng quy định. Các loại giấy tờ về cư trú, căn cước công dân,... vẫn có giá trị pháp lý của đơn vị hành chính cũ thì vẫn tiếp tục được sử dụng, lưu hành, chỉ thay đổi khi người dân có nguyện vọng. Các chi phí thực hiện để chuyển đổi giấy tờ, địa chỉ,… Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hỗ trợ cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn để đảm bảo sớm hoàn thành và đạt hiệu quả cao nhất. Việc chuyển đổi được thực hiện trong thời gian nhanh nhất, tại điểm tập trung do Ủy ban nhân dân thị trấn Cát Khánh thông báo; có thể cử công chức đến tận nơi để thay đổi giấy tờ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

5. Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, có quy định:

“2. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 gồm:

a) Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính);

b) Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

c) Đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.”

Trên cơ sở kết quả rà soát, đối chiếu tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số tính đến ngày 31/12/2022 của các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Phù Cát theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), huyện Phù Cát và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc không thuộc diện phải thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025.

Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình, các nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48- KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cam kết sẽ chủ động thống kê, rà soát, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn trong giai đoạn 2026 - 2030, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình các Bộ, cơ quan Trung ương cho ý kiến theo kế hoạch, lộ trình chung trong toàn quốc.

Phần thứ năm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nhiều năm phấn đấu, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phù Cát nói chung và xã Cát Khánh nói riêng trong việc phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc cải tạo chỉnh trang đô thị đã được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng lên. Thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành, phát triển của huyện Phù Cát và xã Cát Khánh. Tạo động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cát Khánh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất của địa phương.

Việc thành lập thị trấn Cát Khánh là cần thiết, phù hợp với các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Là bước ngoặt để Cát Khánh tiếp tục phát triển, phấn đấu trở thành đô thị trung tâm du lịch, dịch vụ kinh tế biển gắn với chế biến thủy hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ; là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Đông bắc huyện Phù Cát. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định kính trình Chính phủ (qua Bộ Nội vụ thẩm định) xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- CVP UBND tỉnh;
- UBND huyện Phù Cát;
- Lưu: VT, K12.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 



1 Theo Quyết định số 719/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021.

2 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, tỉnh Bình Định có quy mô dân số 1.820.876 người, trong đó: dân số thường trú là 1.800.914 và dân số tạm trú quy đổi là 19.962 người.

3 Theo kết quả Thống kê diện tích đất đai năm 2022 của huyện Phù Cát.

4 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, huyện Phù Cát có quy mô dân số 228.358 người, trong đó: dân số thường trú là 226.234 người và dân số tạm trú quy đổi là 2.124 người.

5 Theo kết quả Thống kê diện tích đất đai năm 2022 của huyện Phù Cát.

6 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có quy mô dân số 17.351 người, trong đó: dân số thường trú là 17.317 người và dân số tạm trú quy đổi là 34.

7 Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 29/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đô thị Cát Khánh, huyện Phù Cát.

8 Theo Quyết định số 719/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021.

9 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, tỉnh Bình Định có quy mô dân số 1.820.876 người, trong đó: dân số thường trú là 1.800.914 người và dân số tạm trú quy đổi là 19.962 người.

10 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, trong tổng số 1.820.876 người của tỉnh Bình Định thì có 714.611 người là dân số thành thị, chiếm 39,25% (714.611/1.820.876 người).

11 Theo kết quả Thống kê diện tích đất đai năm 2022 của tỉnh Bình Định.

12 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, huyện Phù Cát có quy mô dân số 228.358 người, trong đó: dân số thường trú là 226.234 người và dân số tạm trú quy đổi là 2.124 người.

13 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, trong tổng số 228.358 người của huyện Phù Cát thì có 30.481 người là dân số thành thị, chiếm 13,35% (30.481/228.358).

14 Theo kết quả Thống kê diện tích đất đai năm 2022 của huyện Phù Cát.

15 Theo số liệu quản lý của Công an tỉnh Bình Định, tính đến 31/12/2022, xã Cát Khánh có quy mô dân số 17.351 người, trong đó: dân số thường trú là 17.317 người và dân số tạm trú quy đổi là 34 người.

16 Sau khi thành lập thị trấn Cát Khánh, trong tổng số 1.820.876 người của tỉnh Bình Định thì có 731.962 người là dân số thành thị (tăng 17.351 người), chiếm 40,20% (731.962/1.820.876 người).

17 Sau khi thành lập thị trấn Cát Khánh, trong tổng số 228.358 người của huyện Phù Cát thì có 47.832 người là dân số thành thị (tăng 17.351 người), chiếm 20,95% (47.832/228.358 người).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 05/ĐA-UBND ngày 27/11/2023 về thành lập thị trấn Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


258

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!