ỦY
BAN DÂN TỘC–TW HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
SỐ 969/CTPH
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2006
|
CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN
ĐỘNG NÔNG DÂN CÁC DÂN TỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
(giai đoạn 2006 - 2010)
Tiếp tục
thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chính sách về phát triển vùng dân tộc và
miền núi; đồng thời phát huy kết quả đã đạt được nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả phối hợp hoạt động giữa Uỷ ban Dân tộc và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam,
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Uỷ ban Dân tộc và Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam thống nhất xây dựng Chương trình “Phối hợp đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 - 2010”
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của Uỷ ban Dân tộc và Hội Nông
dân Việt Nam tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền, vận động
nông dân các dân tộc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
2. Vận
động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân các dân tộc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống
văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn miền
núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Củng
cố, xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam ngày càng vững mạnh phát huy vai trò
trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông
thôn mới, góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn vùng dân tộc ngày càng
trong sạch, vững mạnh.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
1- Tham mưu xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với nông dân dân tộc thiểu số:
- Uỷ
ban Dân tộc tham mưu, xây dựng những chính sách hỗ trợ Nông Dân vùng dân tộc
thiểu số và miền núi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thực hiện các chính sách, phối hợp tổ
chức tốt việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến những kinh nghiệm
sản xuất giỏi vùng đồng bào dân tộc.
2. Thông tin về tình hình nông dân và nông thôn vùng dân tộc:
- Uỷ
ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thường xuyên trao đổi thông
tin, tổng hợp nắm bắt tình hình nông dân và nông thôn vùng dân tộc thiểu số, đề
ra các giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo an ninh nông thôn vùng dân tộc miền núi.
- Uỷ
ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp đẩy mạnh phong trào nông
dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo
và làm giàu chính đáng. Định kỳ 3 năm một lần, hai bàn phối hợp tổ chức Hội nghị
biểu dương đại biểu nông dân các dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh giỏi.
- Uỷ
ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp vận động, hỗ trợ nông
dân các dân tộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức chuyển giao các
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân, phối hợp với các ngành tổ
chức cung ứng vốn, giống, vật tư giúp nông dân phát triển sản xuất, khôi phục
và mở rộng ngành nghề mới, tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho nông dân.
3- Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện
các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
- Uỷ
ban Dân tộc phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tập trung tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp
phát triển kinh tế – xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; chủ trương, đường lối Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X. Trọng tâm là phổ
biến tuyên truyền về các chính sách dân tộc.
- Vận
động nông dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; Giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc, của giai cấp
nông dân, tinh thần tự lực, tự cường, ý thức cảnh giác cách mạng trước những âm
mưu phá hoại của các thế lực thù địch; phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
kinh nghiệm sản xuất, vận động nông dân, đồng thời tích cực tham gia xây dựng đời
sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức nông dân các dân tộc thiểu số trong phát triển
sản xuất gắn với thị trường, hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số từng bước
nâng cao chất lượng hàng hóa trong giai đoạn nước ta gia nhập WTO.
Biện
pháp tiến hành:
- Vận
dụng một cách tổng hợp các hình thức và biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào từng dân tộc, ở từng
địa bàn.
- Kết
hợp tốt các hình thức tuyên truyền, giữa tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông
qua các hoạt động phong trào, các hoạt động văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền
thống; phát huy vai trò của các Chi hội, các câu lạc bộ nông dân...
- Chú
trọng các hình thức tuyên truyền bằng tiếng dân tộc. Hai cơ quan sẽ phối hợp
biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cho
đội ngũ báo cáo viên.
- Ban
Dân tộc, Hội Nông dân các tỉnh có trách nhiệm xây dựng đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền.
4. Bồi dưỡng, nâng cao tri thức, kỹ năng quản lý và tổ chức
thực hiện các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, định canh định cư vùng dân
tộc thiểu số.
- Uỷ
ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn, mở rộng
phương thức đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện
các chương trình dự án vùng dân tộc thiểu số nhất là các dự án về định canh định
cư và Chương trình 135.
Uỷ ban
Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các tổ chức, chính quyền
địa phương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở vùng dân tộc và miền núi nhằm giúp cán bộ
cơ sở có đủ năng lực chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.
Biện
pháp tiến hành:
- Phối
hợp khảo sát, nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở trên địa bàn
vùng dân tộc và miền núi. Làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và cấp uỷ,
chính quyền địa phương trong xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cơ sở, phù hợp với đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc khu vực
biên giới. Hướng dẫn đội ngũ cán bộ của từng tổ chức những kinh nghiệm và
phương pháp công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được phân công.
- Tăng
cường hơn nữa sự phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng cán bộ cơ sở các xã, phường, thôn, bản; những kiến thức cần thiết về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động,
tổ chức các phong trào quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tham gia thực hiện một số nhiệm vụ về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ theo đề nghị của Uỷ ban Dân tộc, nhất là cán bộ các xã đặc biệt
khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
5. Phối hợp xây dựng một số mô hình điểm và xoá đói giảm
nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.
- Hàng
năm, mỗi tỉnh chọn 1 xã để xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của từng
vùng. Từ đú rút kinh nghiệm nhân rộng ra các địa bàn khác.
- Lồng
ghép nhiều chương trình dự án trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số để xây dựng
thành dự án mô hình điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo, mở
rộng phát triển ngành nghề nhất là các ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết
lao động tại chỗ.
- Phối
hợp đề ra các giải pháp nhằm thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân các dân tộc thiểu số tại các vùng đã xây dựng mô hình điểm.
6. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện một số
chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.
-
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc, Uỷ ban Dân tộc
phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các đoàn kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số như: Chương
trình 135, Quyết định 134, Chính sách trợ giá trợ cước, chính sách giáo dục, y
tế, văn hóa...
- Hội
Nông dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên giám sát việc tổ chức thực hiện
các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số. Nắm bắt những
thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tâm tư nguyện vọng và những
kiến nghị của nông dân các dân tộc làm cơ sở tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng
và điều chỉnh chính sách Dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Thực
hiện nghiêm chế độ sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện chương trình phối hợp
hàng năm ở các cấp, các địa phương để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung chủ
trương, biện pháp tiến hành, phát hiện, phổ biến những mô hình, kinh nghiệm mới
ở cơ sở.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Quán triệt toàn bộ nội dung nhiệm vụ chương trình phối hợp trong toàn bộ hệ thống
cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Căn cứ vào Chương trình giữa Uỷ Ban Dân tộc
với Trung ương Hội Nông dân, Ban Dân tộc và Hội nông dân các tỉnh có trách nhiệm
ký kết chương trình phối hợp cụ thể giữa hai bên sát với tình hình thực tế của
địa phương.
2. Hàng
năm Ủy ban Dân tộc và Trung ương Hội Nông dân cùng xây dựng kế hoạch cụ thể để
thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan và chỉ đạo Ban dân tộc,
Hội nông dân các tỉnh triển khai thực hiện.
3. Định
kỳ mỗi năm một lần, hai bên tiến hành sơ kết, tổ chức hội nghị đánh giá kết quả
thực hiện và xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động cho năm tiếp theo.
4. Ủy
ban Dân tộc giao Vụ Chính sách Dân tộc làm đầu mối quan hệ trực tiếp với Hội
Nông dân Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam giao cho Ban Dân tộc Miền núi là đầu mối
giúp Lãnh đạo xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Chương trình phối hợp ở các địa phương.
5. Uỷ
ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam yêu cầu Ban Dân tộc, Hội Nông dân
các tỉnh nghiêm túc thực hiện Chương trình phối hợp này. Định kỳ 6 tháng và
hàng năm báo cáo về Uỷ ban Dân tộc (Vụ Chính sách Dân tộc) và Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam (Ban Dân tộc Miền núi).
CHỦ TỊCH
TW HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Vũ Ngọc Kỳ
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN TỘC
KSor Phước
|