Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 309/CTr-UBTVQH12 Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 04/01/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 309/CTr-UBTVQH12

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2010

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC NĂM 2010 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Tại phiên họp ngày 17-12-2009, căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định, các Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thông qua Chương trình công tác năm 2010 như sau:

I. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2010

1. Chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội

1.1. Phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác xây dựng chương trình, chuẩn bị, chủ trì các kỳ họp thứ bảy và thứ tám của Quốc hội. Phân công phụ trách từng nội dung công việc; chỉ đạo, điều hòa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan chủ động chuẩn bị các nội dung, thường xuyên đôn đốc triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ, kiên quyết khắc phục tình trạng cập rập trong việc chuẩn bị, nhất là các dự án luật.

1.2. Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu trình Quốc hội về việc cải tiến một số quy trình, cách thức tiến hành, điều hành để kỳ họp đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu tài liệu và chủ động hơn trong từng phiên họp toàn thể.

2. Công tác xây dựng pháp luật

2.1. Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Giao Thường trực Ủy ban pháp luật giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện chương trình.

2.2. Tại các phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến việc chuẩn bị từng dự án luật trình Quốc hội thảo luận lần đầu hoặc xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp; chỉ đạo Ủy ban chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội thảo luận để trình Quốc hội. Đồng thời, xem xét, thông qua các pháp lệnh Quốc hội giao.

2.3. Chỉ đạo chuẩn bị dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và nhiệm kỳ khóa XIII để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2010).

2.4. Chỉ đạo kiểm tra việc yêu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và xây dựng quy trình, thủ tục để Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

2.5. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến cách thức cho ý kiến về các dự án luật và xem xét, thông qua pháp lệnh tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội để nâng cao chất lượng các dự án. Tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận về một số dự án luật và các vấn đề quan trọng khác. Phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong việc thẩm tra, phối hợp thẩm tra và tham gia ý kiến vào các dự án luật; chỉ đạo các cơ quan liên quan nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ trong việc chuẩn bị các dự án và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý các dự thảo luật trình Quốc hội.

3. Công tác giám sát

3.1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010.

3.1.1. Xem xét việc chuẩn bị các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, các báo cáo công tác năm 2010 của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật để Quốc hội giám sát tối cao tại các kỳ họp; chuẩn bị để Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

3.1.2. Triển khai chuẩn bị các chuyên đề Quốc hội giám sát tại 2 kỳ họp:

- Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. Giao Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, tiến hành giám sát, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2010, sau đó hoàn chỉnh báo cáo trình Quốc hội.

- Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Giao Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, tiến hành giám sát, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2010, sau đó hoàn chỉnh báo cáo trình Quốc hội.

3.2. Triển khai thực hiện chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

3.2.1. Xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2010 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật (tại phiên họp tháng 4-2010).

3.2.2. Xem xét các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp (tại phiên họp tháng 9-2010).

3.2.3. Giám sát các chuyên đề:

- Tại phiên họp tháng 4-2010, giám sát chuyên đề việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Giao Hội đồng dân tộc chủ trì, phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, tiến hành giám sát và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tại phiên họp tháng 9-2010, giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giao Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, tiến hành giám sát và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3.2.4. Tiếp tục thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật và Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chất vấn tại kỳ họp thứ sáu. Giao Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban công tác đại biểu chuẩn bị kế hoạch, nội dung và các điều kiện để giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện; Ban công tác đại biểu theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện lời hứa sau chất vấn (tại phiên họp tháng 4, 9 – 2010)

3.2.5. Chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội có kế hoạch thường xuyên giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát việc ban hành văn bản và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.2.6. Chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội; thực hiện tốt việc điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát, tránh trùng lắp về thời gian, địa điểm, đối tượng và nội dung giám sát. Phát huy vai trò của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong việc giám sát tại địa phương và thực hiện quyền chất vấn của đại biểu trong thời gian giữa hai kỳ họp và tại kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật.

3.2.7. Tiếp tục triển khai, hoàn thành và ứng dụng trong thực tiễn Đề án đổi mới hoạt động giám sát theo kế hoạch của Đảng đoàn Quốc hội. Tăng cường công tác bảo đảm về hậu cần, kỹ thuật, thông tin và tuyên truyền về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

4. Chuẩn bị để Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền

Chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội theo chức năng phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ chuẩn bị, thẩm tra các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, bước đầu chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Đồng thời, chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; chủ động kế hoạch trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư những công trình mới.

5. Công tác đối ngoại

Triển khai chương trình hoạt động đối ngoại của các cơ quan của Quốc hội năm 2010; quyết định cử các đoàn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội thăm và làm việc tại nước ngoài; chỉ đạo việc tổ chức tiếp, làm việc với các đoàn Quốc hội, nghị viện các nước; có kế hoạch mời và tổ chức đón tiếp các Đoàn Quốc hội, nghị viện các nước đến dự lễ 1000 năm Thăng Long; thực hiện điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại của các cơ quan Quốc hội; chỉ đạo Ủy ban đối ngoại trong việc giúp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại theo kế hoạch đã duyệt.

Tích cực tham gia, đóng góp có hiệu quả vào các hoạt động chung của Liên minh nghị viện thế giới (IPO), Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Nghị viện các nước nói tiếng Pháp (APF), Nghị viện các nước ASEAN và các diễn đàn quốc tế khác nhằm nâng cao vị thế của Quốc hội ta trên trường quốc tế.

Chuẩn bị về mọi mặt để Quốc hội nước ta hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-31 tại Việt Nam, trong đó có việc lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban thư ký; tổ chức các cuộc làm việc giữa Chủ tịch AIPA và Chủ tịch ASEAN, giữa Ban thư ký AIPA và Ban thư ký ASEAN; chuẩn bị sáng kiến của Việt Nam tại Đại hội đồng AIPA.

6. Công tác dân nguyện

Giao Ban dân nguyện chủ trì thực hiện công tác tiếp dân và theo dõi, đôn đốc tình hình giải quyết đơn thư gửi đến lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Chủ động nghe các cơ quan hữu quan báo cáo tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri; tiến hành giám sát và giao Ban dân nguyện chuẩn bị báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ bảy của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy); từ kỳ họp thứ bảy đến kỳ họp thứ tám của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tám).

Phối hợp với Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên cứu giải quyết những vướng mắc liên quan đến công tác dân nguyện, phát hiện những quy định không còn phù hợp hoặc còn thiếu để đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

7. Về hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân; hướng dẫn và bảo đảm các điều kiện làm việc của đại biểu Quốc hội

Thực hiện việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua việc tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, Hội nghị khu vực và xem xét tài liệu, hồ sơ kỳ họp. Chỉ đạo tổ chức các Hội nghị chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu đổi mới công tác tiếp xúc cử tri và bồi dưỡng đại biểu dân cử.

Tăng cường công tác hướng dẫn hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo về tình hình hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội. Đảm bảo các chế độ, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phối hợp với Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường năng lực bộ máy giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Tiến hành giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường để chuẩn bị cho bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 2011.

8. Chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai tổng kết nhiệm kỳ khóa XII của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Tiến hành tổng kết hoạt động của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ khóa XII và việc tổ chức Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội thời gian qua để đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị công bố ngày bầu cử, và các điều kiện khác cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vào năm 2011.

9. Về công tác tổ chức bộ máy, thực hiện các mối quan hệ công tác và các nội dung công việc khác

Chỉ đạo việc chuẩn bị một bước công tác nhân sự của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; củng cố bộ máy, tăng cường công tác đảm bảo, quan hệ phối hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về đổi mới các lĩnh vực công tác của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để triển khai ứng dụng trong thực tế.

Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan hữu quan để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nhất là bảo đảm các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có chất lượng cao và đúng tiến độ. Tiến hành tổng kết việc thực hiện các quy chế phối hợp, nghiên cứu xây dựng và sửa đổi các Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với các cơ quan liên quan.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2010 như: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam …; chuẩn bị kỷ niệm 65 năm Quốc hội Việt Nam (6/01/1946 – 6/01/2011). Chỉ đạo việc nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Cương lĩnh, văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong đó có những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Phân công các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách các nội dung công việc cụ thể; chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, thường xuyên việc triển khai thực hiện chương trình công tác năm 2010 bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ đề ra.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan Quốc hội, tập trung vào các nhiệm vụ chính như xây dựng pháp luật, giám sát và đối ngoại, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và khắc phục sự chồng chéo trong các hoạt động.

3. Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, chế độ làm việc nhằm bảo đảm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định, các nội dung trong chương trình công tác; nâng cao chất lượng, hiệu quả tiến hành các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Tăng cường các điều kiện làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

5. Đẩy mạnh công tác tổ chức, phương thức thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đến cử tri và nhân dân cả nước.

(Kèm theo Chương trình này là các phụ lục về dự kiến chương trình các phiên họp thường kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phân công và tiến độ chuẩn bị các dự án pháp lệnh trong năm 2010).

 

 

Nơi nhận:
- Các thành viên UBTVQH;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Bí thư;
- UBTW MTTQVN;
- TANDTC, VKSNDTC;
- TT HĐDT, các UB của QH;
- Các Ban của UBTVQH;
- Văn phòng Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Lãnh đạo VPQH;
- Viện NCLP;
- Các Vụ, đơn vị trong VPQH;
- Lưu VT VPQH.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH CÁC PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TRONG NĂM 2010

PHIÊN HỌP THỨ 27
(Tháng 1-2010)

1. Cho ý kiến về một số vấn đề lớn của các dự án:

- Luật thi hành án hình sự;

- Luật trọng tài thương mại;

- Luật người tàn tật;

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Luật bưu chính;

- Luật an toàn thực phẩm.

2. Xem xét, thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.

PHIÊN HỌP THỨ 28
(Tháng 2-2010)

1. Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII.

2. Cho ý kiến về dự án Luật các vùng biển Việt Nam.

PHIÊN HỌP THỨ 29
(Tháng 3-2010)

1. Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án:

- Luật nuôi con nuôi;

- Luật trọng tài thương mại;

- Luật người tàn tật;

- Luật cơ yếu;

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Cho ý kiến về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy:

- Luật thuế bảo vệ môi trường;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã;

- Luật thanh tra (sửa đổi);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Luật tố tụng hành chính;

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Luật đầu tư công;

- Luật tiếp cận thông tin;

- Luật Thủ đô.

3. Thông qua Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay.

4. Thông qua Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

5. Cho ý kiến về dự án: Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;

6. Cho ý kiến về việc sửa đổi Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

PHIÊN HỌP THỨ 30
(Tháng 4-2010)

1. Cho ý kiến về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2009, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2010.

2. Nghe Chính phủ và Đoàn giám sát báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư, và bảo đảm chất lượng đào tạo với giáo dục đại học.

3. Nghe Chính phủ và Đoàn giám sát báo cáo việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010); việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và chuẩn bị Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có).

4. Cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2011.

5. Cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ bảy.

6. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp.

7. Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý của các dự án:

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi);

- Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi);

- Luật bưu chính;

- Luật biển Việt Nam;

- Luật tiếp cận thông tin;

- Luật thuế nhà, đất;

- Luật thi hành án hình sự;

- Luật an toàn thực phẩm.

8. Cho ý kiến về các dự án:

- Luật công đoàn (sửa đổi);

- Luật viên chức;

- Bộ luật lao động (sửa đổi, bảo đảm cả vấn đề tiền lương tối thiểu và vấn đề việc làm);

- Luật khoáng sản (sửa đổi).

9. Cho ý kiến về các dự án: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

PHIÊN HỌP THỨ 31
(Tháng 5-2010)

1. Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII

2. Thông qua các dự án Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

3. Cho ý kiến về dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

PHIÊN HỌP THỨ 32
(Tháng 7-2010)

1. Đánh giá kết quả kỳ họp thứ bảy và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII

2. Cho ý kiến về một số vấn đề lớn của các dự án luật đã được Quốc hội thảo luận đầu tại kỳ họp thứ bảy:

- Luật thuế bảo vệ môi trường;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã;

- Luật thanh tra (sửa đổi);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Luật tố tụng hành chính.

3. Cho ý kiến về dự án Luật chứng khoán (sửa đổi).

4. Thông qua các dự án: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

PHIÊN HỌP THỨ 33
(Tháng 8-2010)

1. Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII.

2. Cho ý kiến về một số vấn đề lớn của các dự án luật đã được Quốc hội thảo luận lần đầu tại kỳ họp thứ bảy:

- Luật công đoàn (sửa đổi);

- Luật viên chức;

- Bộ luật lao động (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề tiền lương tối thiểu và vấn đề việc làm);

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Luật khoáng sản (sửa đổi);

3. Cho ý kiến về các dự án:

- Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi);

- Luật kiểm toán độc lập;

- Luật khiếu nại;

- Luật tố cáo;

- Luật phòng, chống buôn bán người;

- Luật đo lường.

4. Thông qua dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

PHIÊN HỌP THỨ 34
(Tháng 9-2010)

1. Nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011-2020.

2. Cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2010 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp, về công tác phòng chống tham nhũng.

3. Nghe Chính phủ và Đoàn giám sát báo cáo việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010.

4. Nghe Chính phủ và Đoàn giám sát báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chuẩn bị Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có).

5. Nghe báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010.

6. Cho ý kiến về dự thảo Báo cáo công tác dân nguyện năm 2010 và Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ bảy đến kỳ họp thứ tám.

7. Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII.

8. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp.

9. Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án:

- Luật thuế bảo vệ môi trường;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã;

- Luật thanh tra (sửa đổi);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Luật tố tụng hành chính;

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Luật đầu tư công.

10. Cho ý kiến về các dự án:

- Luật lưu trữ;

- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

PHIÊN HỌP THỨ 35
(Tháng 10-2010)

1. Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII.

2. Cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010.

3. Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án:

- Luật công đoàn;

- Luật viên chức;

- Bộ luật lao động (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề tiền lương tối thiểu và vấn đề việc làm);

- Luật khoáng sản (sửa đổi).

PHIÊN HỌP THỨ 36
(Tháng 12-2010)

1. Đánh giá kết quả kỳ họp thứ tám và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XII.

2. Cho ý kiến về việc một số vấn đề lớn của các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII.

3. Thông qua Chương trình công tác năm 2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

4. Thông qua Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế năm 2011 của các cơ quan của Quốc hội.

 

PHỤ LỤC 2

BẢN PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ CHUẨN BỊ CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH NĂM 2010

TÊN DỰ ÁN

CƠ QUAN TRÌNH DỰ ÁN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ THẨM TRA

THỜI GIAN UBTVQH CHO Ý KIẾN

THỜI GIAN UBTVQH THÔNG QUA

1. Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Tòa án nhân dân tối cao

Ủy ban tư pháp

Đã cho ý kiến

Tháng 3

2. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay

Tòa án nhân dân tối cao

Ủy ban tư pháp

Đã cho ý kiến

Tháng 3

3. Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ

Ủy ban pháp luật

Tháng 3

Tháng 5

4. Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Chính phủ

Ủy ban pháp luật

Tháng 3

Tháng 5

5. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ủy ban tư pháp

Tháng 4

Tháng 7

6. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao

Ủy ban tư pháp

Tháng 4

Tháng 7

7. Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chính phủ

Ủy ban quốc phòng và an ninh

Tháng 5

Tháng 8

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 309/CTr-UBTVQH12 về công tác ngày 04/01/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.693

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.149.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!