ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
03/CTr-UBND
|
Long
Xuyên ngày 17 tháng 12 năm 2007
|
CHƯƠNG TRÌNH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH AN
GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
Phần 1:
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
I. THỰC TRẠNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ:
1. Vai trò bảo tồn và phát triển
làng nghề.
Làng nghề truyền thống, địa bàn
nghề thủ công là loại hình sản xuất có mặt ở mọi địa phương (bao gồm làng nghề
thủ công truyền thống và địa bàn nghề thủ công), gắn bó và có vai trò rất quan
trọng đối với nhu cầu đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Trong quá
trình tồn tại và phát triển; làng nghề truyền thống, nghề thủ công đã góp phần
vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động,
sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc và tăng trưởng kinh tế nông thôn.
Hiện nay,vấn đề bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc, truyền thống và phát huy vai trò ngành nghề thủ công truyền thống
là một trong những giải pháp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm cho người nghèo, tăng thu nhập người lao động, phát triển
khu vực nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2. Tình hình bảo tồn và phát triển
làng nghề.
Tỉnh An Giang có 29 làng nghề tiểu
thủ công nghiệp (trong đó 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh
công nhận) và 49 nghề tiểu thủ công nghiệp ở 78 địa bàn trong tỉnh, với 11.642
hộ, giải quyết việc làm cho 30.496 lao động.
Năm 2006, giá trị sản xuất ước đạt
580,048 tỷ đồng; xuất khẩu 1.983.900 USD, trong đó, xuất khẩu ủy
thác 1.688.900 USD (tương đương 27 tỷ đồng), xuất
khẩu trực tiếp 295.000 USD (tương đương 4,75 tỷ đồng). (đính kèm mẫu biểu
hiện trạng làng nghề)
3. Tiềm năng phát triển của các
làng nghề.
Thực tiễn cho thấy, làng nghề
truyền thống, địa bàn có nghề thủ công đã góp phần vào sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh An Giang, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động
không chỉ mùa vụ mà cả lao động ổn định lâu dài, sản xuất ra nhiều sản phẩm có
giá trị cho xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tăng trưởng
kinh tế nông thôn. Những sản phẩm thủ công truyền thống như: đường thốt nốt, dệt
thổ cẩm hoạt động ổn định và giữ được thị trường vì các sản phẩm này không thể
thay thế được và yếu tố cạnh tranh ở mức chấp nhận được.
Có thể khẳng định, sản phẩm đường
thốt nốt là đặc hữu duy nhất chỉ có ở vùng Bảy Núi An Giang với sản lượng sản xuất ổn định hàng năm trên 6.000 tấn/năm,
hiện đã, đang và sẽ giới thiệu những nét đặc
thù của tỉnh đi khắp cả nước và vươn ra thế giới. Những sản phẩm như: mắm
Châu Đốc có truyền thống lâu đời đã nổi tiếng khắp miền và giờ đây đã từng bước
thâm nhập vào các siêu thị lớn và tham gia xuất khẩu; khô cá tra phồng tuy đã
có từ lâu nhưng mới phát triển những năm gần đây và hiện nay đã
tham gia xuất khẩu hàng năm thu về nhiều ngoại tệ cho
địa phương, tuy mới ở dạng ủy thác.
II. ĐÁNH GIÁ
CHUNG:
1. Thuận lợi:
- Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 về phát triển ngành nghề
nông thôn.
- Tỉnh đang xây
dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, trong
đó bao gồm cả phát triển ngành nghề truyền thống.
- Các làng nghề,
nghề tiểu thủ công nghiệp luôn gắn kết chặt chẽ với các ngành, đoàn thể và được
sự quan tâm của chính quyền địa phương, về việc bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống của địa phương.
- Môi trường hoạt
động sản xuất của các làng nghề phù hợp với nông thôn, góp phần tích cực chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông
thôn.
- Nguồn nguyên
liệu sẵn có, lao động tại chỗ, sản phẩm làm ra mang tính đặc thù của địa
phương.
2. Khó khăn:
- Do chậm thích
ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng làm cho làng nghề truyền thống,
nghề thủ công giảm sút dần cả về quy mô và năng lực sản xuất, chỉ còn hoạt động
cầm chừng, thậm chí mai một hoàn toàn; năng suất thấp, thu nhập của người lao động
tuy ổn định nhưng không cao
- Các chính
sách hỗ trợ có tác động tích cực đến hoạt động ngành nghề nông thôn theo diện rộng,
thông qua việc cho vay vốn ngắn hạn đối với tổ hợp tác theo mức bình quân, tuy
nhiên chưa có chiều sâu để thúc đẩy đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để cải tiến
mẫu mã và chất lượng sản phẩm; công tác thông tin quảng cáo chưa thật sự mang lại
hiệu quả cao; chưa đào tạo được thợ chuyên sâu về nghề ...
- Việc hỗ trợ vốn
cho làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất, do thiếu
tài sản thế chấp, nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình tổ sản xuất, hợp
tác xã hoặc cơ sở sản xuất mang tính đặc thù với mức cho vay thấp.
- Trình độ quản
lý của làng nghề truyền thống còn hạn chế, quen kiểu làm ăn nhỏ lẻ hoặc theo hộ
gia đình nên việc tổ chức sản xuất theo mô hình tập thể (tổ liên kết sản xuất,
HTX) còn chậm. Lao động qua đào tạo rất ít, chưa quen vói tác phong công nghiệp,
sản xuất còn phân tán, theo thời vụ. Qui mô sản xuất nhỏ, khả năng về vốn còn
quá ít so yêu cầu, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, khả năng tích
lũy vốn phục vụ phát triển lâu dài không cao.
- Các làng nghề
truyền thống chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất; sản phẩm còn đơn điệu,
năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém; chưa đa dạng hóa mẫu mã và chậm cải tiến
kiểu dáng theo nhu cầu của khách hàng; thị trường sản phẩm chưa ổn định. Hoạt động
thiếu linh hoạt, sợ rủi ro; trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; thiếu mạnh
dạn vươn lên trong nền kinh tế thị trường.
- Các làng nghề
truyền thống thường nằm đan xen trong các khu dân cư nên việc phát triển SX và
xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn. Việc quy hoạch và đầu tư các cụm tiểu thủ
công nghiệp ở các huyện, thị, thành do thiếu vốn nên triển khai còn chậm.
- Kết cấu hạ tầng
kỹ thuật của tỉnh nhất là ở các vùng nông thôn còn yếu kém.
Phần 2:
QUAN ĐIỂM,
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
I. QUAN ĐIỂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ.
Nhằm bảo tồn và
phát triển làng nghề trên địa bàn An Giang, các cấp, các ngành cần quán triệt
quan điểm:
- Tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở thêu xuất khẩu phát triển thu hút lao động nhất là lao
động ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc.
- Hỗ trợ, phát
triển ổn định các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn để
giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, như: đan đát, rèn nông cụ cầm tay, chằm lá, lưỡi câu,
mộc dân dụng, dệt sà rông, se tơ tằm, sản xuất nhang, dây keo, sản phẩm lục
bình…
- Phát triển sản
xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ chương trình phát triển du lịch của
tỉnh, như: mộc chạm trổ, hàng dệt thổ cẩm, dệt chiếu xuất khẩu, gốm đen, sản phẩm
từ tre, lá…và khai thác, phát triển hàng đặc sản của tỉnh như: chế biến đường
thốt nốt, khô, mắm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, song song với đầu tư ngành
công nghiệp sản xuất bao bì.
II. MỤC TIÊU.
1. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế, tính cạnh tranh càng cao, việc bảo tồn và phát triển làng nghề
phải xem xét lại lợi thế của từng địa phương và phải được quan tâm một cách đầy
đủ hơn nữa. Do vậy, việc định hướng, đề ra mục tiêu, chính sách và các giải
pháp mới nhằm đẩy mạnh và năng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chất lượng sản
phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp cả lượng và chất có khả năng hoặc tiềm năng xuất
khẩu cao để góp phần vào định hướng phát triển và duy trì ổn định làng nghề tầm
nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của
từng địa phương.Cụ thể:
- Thực hiện
chương trình mục tiêu giải quyết xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm lao
động nông thôn với đa số là lao động nữ.
- Góp phần quan
trọng vào sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, làm tăng thêm của cải vật chất cho
xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Khôi phục các
làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh cao và phát triển các làng nghề mới
gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
- Góp phần làm
tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh;
2. Mục tiêu đến
năm 2010, phấn đấu:
- Xây dựng từ 3
– 5 địa bàn có nghề tiểu thủ công nghiệp theo các tiêu chí làng nghề;
- Nâng số làng
nghề được công nhận lên 70% tổng số làng nghề;
- Giải quyết việc
làm mới cho 2.000 - 3.000 lao động nông thôn;
- Các làng nghề
đã được công nhận có từ 1 thợ trở lên được công nhận nghệ nhân, thợ giỏi;
- Xuất khẩu trực
tiếp từ 30 – 40% (hiện nay là 14,87%);
III. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ.
- Để khôi phục
lại và phát triển ngành nghề thủ công, nhất là nghề truyền thống đang dần bị
mai một nhưng có khả năng cạnh tranh, các ngành, các cấp cần xác định nhiệm vụ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn liền với hoạt động của
các làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và giải quyết việc làm. Trên cơ sở đó, khi xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, việc đề xuất các giải pháp thực hiện được gắn kết
với hoạt động sản xuất của làng nghề thủ công, truyền thống, từ đó phát huy được
mặt tích cực của các loại hình sản xuất.
- Một số phương
hướng cụ thể:
+ Khôi phục và
phát triển các nghề và làng nghề truyền thống của địa phương có chiều hướng bị
mai một nhưng đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
triển khai các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện của địa phương nơi có điều
kiện về nguyên liệu, lao động và cơ sở hạ tầng và có khả năng phát triển. Chú
trọng các nghề có khả năng thu hút lao động, vốn đầu tư công nghệ và kỹ thuật
phù hợp, trong đó quan tâm đến thị hiếu và thị trường tiêu thụ.
+ Phát triển từng
bước một cách vững chắc nghề thủ công của các đồng bào dân tộc ít người ở các
xã, huyện, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp thu và phát triển làm nòng cốt để
dần dần nhân rộng trong cộng đồng.
+ Tạo điều kiện
từng bước đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất đối với các làng nghề thủ công,
truyền thống, để cải tiến nâng khả năng sáng tạo, nâng cao chất lượng, tăng
năng suất lao động, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nâng
cao thu nhập cho người lao động.
+ Tăng cường
phát huy hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX...); củng cố hoạt
động và tạo điều kiện để phát triển mô hình này.
+ Giữ gìn nét
văn hóa truyền thống của làng nghề, ngành nghề thủ công
Phần 3:
NỘI DUNG BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
I. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
- Khảo sát, đánh
giá thực trạng làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủ công đã và đang hoạt
động ở các huyện, thị xã, thành phố;
- Xây dựng nội
dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.Trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống trên địa bàn.
- Xây dựng quy
chế xét công nhận nghệ nhân và tổ chức thực hiện.
- Có chính sách
hỗ trợ bảo tồn các làng nghề truyền thống gặp khó khăn về vốn, thị trường, chi
phí sản xuất cao để làng nghề phát triển: đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; vốn
đầu tư thiết bị, máy móc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; tổ
chức đào tạo nghề, truyền nghề; xúc tiến thương mại; tạo mặt bằng ...;
- Gắn nội dung
bảo tồn và phát triển làng nghề mới với Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp
-tiểu thủ công nghiệp qua từng giai đoạn.
- Hỗ trợ làng
nghề đăng ký thương hiệu và phát triển và đào tạo truyền nghề tại chổ.
II. PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ GẮN VỚI DU LỊCH.
- Tổ chức khảo
sát các làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch
để xây dựng tuyến du lịch gắn với làng nghề;
- Mời gọi các
đơn vị hoạt động du lịch trong nước và quốc tế thiết kế tour, tuyến du lịch gắn
với các làng nghề truyền thống của tỉnh;
- Hỗ trợ các
làng nghề truyền thống: Đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng
sản phẩm; chỉnh trang mọi mặt cho phù hợp với yêu cầu của làng nghề truyền thống
gắn với du lịch;
- Đưa nội dung
phát triển các làng nghề gắn với du lịch vào chương trình, đề án phát triển du
lịch của tỉnh cũng như Quy hoạch phát triển ngành CN-tiểu thủ công nghiệp qua từng
giai đoạn.
III. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỚI.
- Xác định địa
bàn có nghề thủ công đang hoạt động ổn định có khả năng phát triển để tập trung
hỗ trợ đầu tư thành làng nghề theo các tiêu chí đã quy định.
- Tổ chức tham
quan, học tập các mô hình làng nghề, nghề truyền thống có triển vọng ở nơi khác
phù hợp với điều kiện của địa phương để xây dựng đề án phát triển làng nghề mới.
- Gắn nội dung
phát triển làng nghề mới với Quy hoạch phát triển ngành CN-tiểu thủ công nghiệp
qua từng giai đoạn.
IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU. (ĐÍNH KÈM MẪU BIỂU SỐ 1+2+3)
Có 50 dự án đầu
tư bảo tồn và phát triển làng nghề, tổng vốn đầu tư 64.624 triệu đồng, phân kỳ đầu
tư cụ thể:
- Triển khai
các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề: có 24 dự án, tổng vốn 44.564 triệu đồng;
- Triển khai
các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch: có 15 dự án, tổng vốn 16.188
triệu đồng (trong đó có 3 dự án chưa xác định vốn đầu tư);
- Triển khai
các dự án phát triển làng nghề mới: có 11 dự án, tổng vốn 3.872 triệu đồng.
1. Giai đoạn
2008-2010:
Có 43 dự án với
tổng số vốn là 60.349 triệu đồng, bao gồm:
- 23 dự án bảo
tồn, phát triển làng nghề, tổng vốn 42.564 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách
Trung ương: 2.400 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương: 2.334 triệu đồng; vốn
ODA: 1.100 triệu đồng; vốn vay tín dụng: 27.480 triệu đồng; vốn huy động: 200
triệu đồng; vốn khác: 9.050 triệu đồng;
- 11 dự án phát
triển làng nghề gắn với du lịch, tổng vốn 14.188 triệu đồng, trong đó: vốn ngân
sách Trung ương 800 triệu đồng; vốn từ ngân sách địa phương 4.926 triệu đồng; vốn
ODA 600 triệu đồng; vốn vay tín dụng 5.112 triệu đồng; vốn huy động 1.550 triệu
đồng; vốn khác: 1.200 triệu đồng;
- 9 dự án phát
triển làng nghề mới, tổng vốn 3.597 triệu đồng: vốn ngân sách địa phương 1.323
triệu đồng; vốn vay tín dụng 2.174 triệu đồng; vốn huy động 100 triệu đồng.
2. Giai đoạn
2011-2020:
Có 7 dự án với
tổng số vốn là 4.275 triệu đồng, bao gồm:
- 01 dự án bảo tồn,
phát triển làng nghề, tổng vốn 2.000 triệu đồng, trong đó: vốn vay tín dụng
1.000 triệu đồng; vốn huy động 1.000 triệu đồng.
- 04 dự án phát
triển làng nghề gắn với du lịch, tổng vốn 2.000 triệu đồng, trong đó: vốn ngân
sách Trung ương 150 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 150 triệu đồng; vốn
vay tín dụng 850 triệu đồng; vốn huy động 850 triệu đồng.
- 02 dự án phát
triển làng nghề mới là: 2 dự án, tổng vốn 275 triệu đồng.
Phần 4:
CÁC GIẢI PHÁP
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP:
1. Về mặt bằng
sản xuất.
- Trong quy hoạch
sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như trong triển
khai xây dựng khu cụm CN-tiểu thủ công nghiệp cần dành một
diện tích phù hợp cho ngành nghề thủ công truyền thống.
- Khuyến khích các
tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề
nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm
cơ sở ngành nghề nông thôn.
- Tạo điều kiện
thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Các làng nghề
truyền thống di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.
2. Về đào tạo nhân
lực.
- Chú trọng và thực
hiện thường xuyên việc đào tạo nghề tại chổ cho người lao động ở nông thôn, nhằm
để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tại các làng nghề
truyền thống; đặc biệt, cần chú trọng nghề thủ công truyền thống phù hợp với điều
kiện phát triển của địa phương như: các nghề khai thác lợi thế của mùa nước nổi
nhằm giúp người lao động có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, góp phần chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH;
- Tăng cường đào tạo
kiến thức quản trị kinh doanh, Marketing cho bộ phận quản lý, kiến thức về kỹ
thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết
kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Triển khai Đề án
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh nhằm hỗ trợ
phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc Khmer và Chăm giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập với cộng đồng trong việc góp phần
phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
3. Đổi mới thiết bị
công nghệ.
- Làng nghề nghề
truyền thống khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học
và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ sản xuất sản
phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa
học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu
đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào hoạt động khoa học công nghệ.
- Nhà nước hỗ trợ
làng nghề nghề truyền thống về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng
mô hình chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn
và dịch vụ.
- Thúc đẩy mối
quan hệ giữa nhà khoa học với làng nghề nghề truyền thống có nhu cầu đổi mới
công nghệ thông qua hình thức hội nghị, hội thảo chuyên đề, trưng bày giới thiệu
thiết bị máy móc.
4. Về tài chính
tín dụng.
- Các Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân cần xây dựng
cơ chế đảm bảo nguồn vốn vay phát triển làng nghề theo kế hoạch.
- Áp dụng
chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thuế đối với các cơ sở,
doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn và giải quyết nhiều lao
động theo quy định.
- Triển khai
mạnh các hình thức cho vay theo thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, tín chấp
đối với các làng nghề tiểu thủ công nghịêp.
- Khuyến
khích, huy động vốn trong dân, các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển
ngành nghề nông thôn.
5. Về đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn.
- Trong phát triển
cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, cần chú trọng lấy phát triển làng nghề
truyền thống làm một trong các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; thông
tin liên lạc; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung và các làng nghề truyền thống nói
riêng.
- Nhà nước hỗ trợ
một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các
làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
6. Xúc tiến thương
mại và hội nhập kinh tế.
- Khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống hoạt động xúc tiến
thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc
gia; Chương trình xúc tiến thương mại du lịch & Đầu tư của tỉnh.
- Đa dạng hóa sản
phẩm và hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống qua các
kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm,
nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm để định hướng phát triển sản xuất các
sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu, phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Khai thác
tốt lợi thế kinh tế biên giới của tỉnh; tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu
các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh tại các trung tâm thương mại, các
điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; thông qua việc đầu tư phát triển các trung
tâm thương mại, các chợ nông thôn, các chợ đầu mối tạo điều kiện cho các sản phẩm
tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh thâm nhập thị trường; gắn kết với Chương trình
phát triển du lịch của tỉnh, hình thành tuyến du lịch làng nghề để tạo điều kiện
cho các sản phẩm tại các làng nghề được tiếp cận với khách du lịch.
- Tùy thuộc điều
kiện cụ thể của từng địa phương mà xem xét hỗ trợ các làng nghề truyền thống
xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hoá và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.
7. Nâng cao thu nhập
cho người lao động ở các làng nghề.
Thông qua các chủ
trương, chính sách nhằm phát triển thành phần kinh tế hợp tác, trong đó chú trọng
các ngành nghề giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động ở địa
phương
8. Phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề.
Tiếp tục thực hiện
các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới
thiết bị công nghệ tiên tiến vào các làng nghề, nghề tiểu thủ công nghiệp để
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh
tế thế giới.
II. DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG:
Tổng mức đầu tư:
64.624 triệu đồng, trong đó:
- Vốn từ nguồn
ngân sách Trung ương: 3.200 triệu đồng
- Vốn từ nguồn
ngân sách địa phương: 8.733 triệu đồng
- Vốn ODA: 1.700
triệu đồng
- Vốn vay tín dụng:
36.891 triệu đồng
- Vốn huy động:
3.850 triệu đồng
- Vốn khác: 10.250
triệu đồng.
Phần 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
UBND tỉnh thống nhất
điều hành chương trình thông qua các chính sách, các đề án, dự án đầu tư.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.
1. Sở Công nghiệp:
- Phối hợp với các
Sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện chương trình
bảo tồn, phát triển làng nghề. Định kỳ tháng, quý, năm, báo cáo UBND tỉnh kết
quả tiến độ thực hiện; tổ chức sơ, tổng kết đánh giá mục tiêu đạt được.
- Tham mưu cho
UBND tỉnh trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích hỗ
trợ phát triển làng nghề nông thôn của tỉnh.
- Xây dựng chương
trình bảo tồn, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một mục tiêu trong
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
- Tăng cường tranh
thủ nguồn vốn từ quỹ quốc gia, chương trình quốc gia để xây dựng các mô hình bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
2. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở
Công nghiệp tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành các cơ chế, chính sách,
giải pháp khuyến khích hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn của tỉnh.
- Xây dựng dự án
phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung gắn liền với chương trình bảo tồn,
phát triển làng nghề.
- Chủ trì tổ chức
phối hợp các ngành có liên quan thực hiện các chủ trương chính sách hỗ trợ, các
đề án, dự án về việc phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn triển khai.
3. Sở Du lịch:
- Xây dựng chương
trình, đề án phát triển du lịch tỉnh bao gồm nội dung xây dựng tuyến du lịch gắn
với làng nghề.
- Tổ chức khảo sát
các làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch để
quy hoạch xây dựng tuyến du lịch gắn với làng nghề.
- Phối hợp với Sở
Công nghiệp mở các lớp đào tạo các nghề có khả năng tạo ra các sản phẩm phục vụ
du lịch.
4. Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
- Bố trí vốn ngân
sách hàng năm cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; phối hợp với Sở
Công nghiệp tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương
hỗ trợ nguồn vốn từ quỹ quốc gia, chương trình quốc gia để xây dựng các mô hình
bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
- Xây dựng kế hoạch
kêu gọi đầu tư bao gồm cả nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
5. Sở Tài chính:
Đề xuất các cơ chế
về vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư … cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống.
6. Sở Khoa học và
Công nghệ:
- Thực hiện các nội
dung về hỗ trợ việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị cho bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ các làng
nghề truyền thống xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hoá và bảo
hộ sở hữu thương hiệu.
7. Sở Tài nguyên
và Môi trường:
Hỗ trợ các dự án,
hướng dẫn và tuyên truyền về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tại các làng
nghề.
8. Trung tâm Xúc
tiến Thương mại – Du lịch - Đầu tư:
- Triển khai công
tác xúc tiến kêu gọi đầu tư liên quan tới bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống, đặc biệt chú trọng tới tuyến du lịch gắn với làng nghề.
- Hỗ trợ quảng bá
sản phẩm của các làng nghề trong các lần hội chợ trong và ngoài nước.
9. UBND huyện, thị
xã, thành phố:
- Là chủ đầu tư,
thực hiện triển khai xây dựng các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống trên địa bàn theo mục tiêu của chương trình.
10. Các Sở, ngành
cấp tỉnh có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối
hợp thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình.
III. KẾT HỢP LỒNG GHÉP VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC
- Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
- Dự án khuyến
công đặc biệt cho người dân tộc Chăm và người dân tộc Khmer giai đoạn 2006-2010
...
- Chương trình
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (Nghị định số
134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn);
- Các chính
sách ưu đãi, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông
thôn)./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành
phố;
- Lưu: VT, KT, XDCB,
VHXH;
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thế Năng
|