BỘ QUỐC PHÒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 95/CT-BQP
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 1994
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHĂM SÓC ĐỐI VỚI CÁN BỘ MẮC BỆNH HIỂM
NGHÈO
Thực hiện Chỉ thị số: 1343/CT-QP và Chỉ thị số: l149/CT-QP của Bộ Quốc
phòng về việc chăm sóc cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo, nhìn chung đã dược các đơn
vị và cơ quan chấp hành tốt, thể hiện sự quan tâm của tổ chức đối với cán bộ.
Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua ở một số đơn vị, do
chưa nắm chắc tinh thần của chỉ thị, vận dụng thực hiện không thống nhất, nên
đã gây ra sự so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, giữa cán bộ này với cán
bộ khác, làm giảm ý nghĩa tích cực của chính sách.
Đến nay,
chính sách xã hội đã và đang từng bước được cải thiện, để khắc phục những thiếu
sót trên và để phù hợp với chế độ chính sách chung của Nhà nước.
Thực
hiện ý kiến của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương trong phiên họp ngày
12/01/1994, Bộ Quốc phòng quy định chế độ đối với cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo,
thực hiện thống nhất trong toàn quân như sau:
A- NỘI DUNG, TÍNH CHẤT CỦA BỆNH HIỂM NGHÈO
Căn
cứ vào Chỉ thị số: 197/CT-QP ngày 17 tháng 5 năm 1993 của Bộ Quốc phòng và
Hướng dẫn số: 582/QY-4 ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Cục Quân y “Bệnh hiểm nghèo
là bệnh đã gây tổn thất thực thể, không hồi phục được ở những cơ quan; bộ phận
quan trọng nhất của cơ thể, điều trị dài ngày không ổn định, để lại đi chứng
nặng nề, tiên lượng rất xấu, gây tàn phế, không tự phục vụ dược cho mình trong
những sinh hoạt tối thiểu, cần phải có người chăm sóc thường xuyên” (có phụ lục
chi tiết kèm theo).
B- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO
1- Đối tượng được áp dụng:
Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng (dưới đây gọi chung là
cán bộ), nếu mắc một trong bảy loại bệnh quy định trong phụ lục kèm theo mới
được gọi là mắc bệnh hiểm nghèo và được thực hiện chế độ quy định trong Chỉ thị
này.
2. Chế độ:
a)
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện:
-
Được giữ nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có), được điều trị, chăm sóc
nuôi dưỡng lưu đảo.
- Tạm
thời chưa thực hiện chế độ chuyển ra ngoài quân đội.
b)
Nếu nuôi dưỡng điều trị tại gia đình:
Ngoài
các chế độ nói tại điểm a, còn được:
-
Viện quân y (nơi được giao nhiệm vụ) định kỳ hàng tháng đến gia đình kiểm tra
bệnh lý và cấp thuốc ít nhất một lần.
-
Được cấp một số trang bị chuyên dùng cần thiết cho việc điều trị nuôi dưỡng tùy
theo bệnh, do Viện Quân y (nơi được giao nhiệm vụ) giải quyết.
-
Trường hợp gia trình thực sự gặp khó khăn, được xem xét trợ cấp, tùy theo hoàn
cảnh cụ thể do đơn vị quản lý cán bộ xét và giải quyết.
c)
Khi bệnh đã ổn định:
Căn
cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa viện quân y (nơi cán bộ điều trị
hoặc được giao nhiệm vụ chăm sóc) đánh giá bệnh đã qua giai đoạn hiểm nghèo,khi
giải quyết chuyển ra theo chế độ hiện hành.
Khi
đã chuyển ra ngoài quân đội nếu bệnh cũ tái phát, được nhận vào điều trị tại
Viện Quân y, thực hiện chế độ theo quy định tại Chỉ thị số: 197/CT-QP ngày
17/5/1993 của Bộ Quốc phòng.
C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị có
trách nhiệm rà xét, phát hiện danh sách cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo, báo cáo lên
Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị và Cục Quân y Tổng cục Hậu cần.
Cục
Cán bộ và Cục Quân y chịu trách nhiệm lập danh sách, báo cáo Bộ Quốc phòng xét
duyệt và thông báo cho đơn vị để thực hiện chế độ.
2. Cán bộ mắc bệnh
hiểm nghèo quy định trong chỉ thị này, phải được Bộ Quốc phòng phê duyệt danh
sách mới được thực hiện chế độ.
3. Viện Quân y (nơi
cán bộ điều trị hoặc được giao nhiệm vụ) có trách nhiệm giám định y khoa khi cho
cán bộ ra viện, để làm cơ sở cho đơn vị thực hiện chế độ.
4. Chỉ thị này
thay thế cho các văn bản đã ban hành trước đây đối với cán bộ mắc bệnh hiểm
nghèo và có hiệu lực kể từ ngày ký.
5. Cục Cán bộ và
Cục Quân y căn cứ vào chỉ thị này, hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Trong
quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ
Quốc phòng (qua Cục Cán bộ).
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên
|
DANH MỤC
BỆNH HIỂM
NGHÈO QUY ĐỊNH TẠI CHỈ THỊ SỐ: 197/QP VÀ HƯỚNG DẪN SỐ: 582/QY-4
I. Định nghĩa
Bệnh hiểm nghèo là bệnh tật hoặc vết thương có tổn thất thực thể không
hồi phục ở những cơ quan, bộ phận quan trọng nhất của cơ thể như: thần kinh,
tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu... đã điều trị tại các Viện Quân y lâu ngày và
nhiều lần không ổn định, để lại đi chứng nặng nề, tiên lượng rất xấu, gây tàn
phế không tự phục vụ cho mình được trong những sinh hoạt tối thiểu, cần có
người phục vụ.
II. Danh mục bệnh hiểm nghèo
1. Bệnh ung thư: Gồm ung thư các loại ở giai đoạn cuối (đã di
căn) phát triển nặng, vượt khả năng điều trị triệt để, phải có người chăm sóc
phục vụ.
2. Bệnh thần kinh: Tai biến mạch máu não nặng, các bệnh lý
não, màng não hoặc tủy sống, các chấn thương sọ não, cột sống. để lại đi chứng
nặng nề, liệt nửa người, liệt toàn thân kèm theo cơ thể suy kiệt, bị loét và
nhiễm trùng nhiều nơi, phải có người chăm sóc phục vụ.
3. Bệnh về gan: Xơ gan nặng mất bù hoàn toàn gây biến chứng
nặng nề như: cổ trướng, chảy máu tiêu hóa tái phát nhiều lần, vàng da nặng kéo
dài, cơ thể suy kiệt nặng, phải có người chăm sóc.
4. Bệnh về thận: Suy thận mãn giai đoạn 4 mất bù hoàn toàn
(chỉ số thanh thải creatinen 20ml).
5. Bệnh về nội tiết: Đái tháo đường có nhiều biến chứng nặng
phụ thuộc vào insulin giai đoạn cuối không đáp ứng điều trị cơ thể suy kiệt,
cần có người chăm sóc
6. Các bệnh về phổi: Những bệnh phổi mãn tính hiểm nghèo đã
có biến chứng nặng nề như:
- Suy hô hấp mãn với những đợt suy hô hấp cấp (phải thở ôxy).
- Bội nhiễm phổi phế quản.
- Suy kiệt nặng.
- Tâm phế mãn giai đoạn cuối.
Do các bệnh như phế nũng da tuyến nang (típ A), giãn phế quản lan tỏa
hai phổi, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối, lao sơ phổi
rộng có nhiều biến chứng lao nhiều cơ quan, KB kháng thuốc, suy kiệt nặng.
7. Bệnh về tuần hoàn: Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn.