THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
857/TTg
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 11 năm 1996
|
CHỈ THỊ
VỀ
CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC CHIA ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ TỈNH
Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10
ngày 15 tháng 11 năm 1996 đã ra Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới
hành chính một số tỉnh. Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và bảo đảm việc
triển khai chia tỉnh được nhanh chóng kịp thời và chặt chẽ đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trước mắt và lâu dài Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh có liên quan phải làm tố những công việc sau đây:
1- Nắm vững mục đích và yêu cầu:
Chia tỉnh là nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh phát triển về mọi mặt, thực hiện
đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải cách nên hành chính Nhà
nước, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của chính quyền cấp tỉnh, bảo đảm
các mặt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, động viên cán bộ và nhân
dân đoàn kết, phấn khởi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII. Vì vậy
việc thực hiện chia tỉnh phải bảo đảm những yêu cầu sau:
- Công tác chia tỉnh có nhiều việc
và nhiều khâu đều phải làm tốt trong thời gian ngắn, phải lấy việc chia tỉnh
làm công tác trọng tâm trước mắt để thúc đẩy các công tác thường xuyên và công
tác đột xuất của địa phương. Tập trung mọi cố gắng để nhanh chóng ổn định và tổ
chức bố trí cán bộ để đi vào hoạt động theo tỉnh mới, đúng chủ trương của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm đoàn kết trong cán bộ
và nhân dân ở tỉnh cũ và các tỉnh mới được chia, đồng cam cộng lực cùng nhau khắc
phục khó khăn trong lúc ban đầu, mọi việc làm có liên quan đến chia tỉnh đều phải
bảo đảm dân chủ, công khai, và công minh...
- Phải lập kế
hoạch và phương án phân chia tài sản, ngân sách, sắp xếp tổ chức và bố trí cán
bộ, xây dựng cơ sở làm việc ở tỉnh lỵ mới, phân vạch rõ ràng địa giới hành
chính giữa các tỉnh khi chia. Các phương án này phải được duyệt trước khi thực
hiện để thống nhất ý chí và hành động từ cấp uỷ Đảng đến các ngành các cấp
trong tỉnh.
- Tiết kiệm trong chi tiêu và sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của địa phương, của trung ương hỗ trợ trong xây
dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc.
2- Bộ trưởng
các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh có liên quan phải chỉ đạo làm tốt các công việc thuộc
ngành và địa phương, phục vụ cho việc chia tỉnh theo các nội dung sau đây:
a) Về công tác tư tường: Phải
lãnh đạo chỉ đạo thực hiện theo tinh thần chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị quyết
Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu
đúng và làm đúng các yêu cầu đặt ra trong việc chia tỉnh; tránh những biểu hiện
sai lệch trong quá trình thực hiện.
b) Về công tác tổ chức bộ máy: Cần
nắm vũng yêu cầu cải cách hành chính, các tỉnh được chia phải thực hiện đúng
tinh thần: "Tổ chức bộ máy gọn nhẹ có hiệu quả", không nhất thiết các
tỉnh cũ có sở, ban, ngành nào thì tỉnh mới đều phải có sở, ban, ngành đó. Phải
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đối tượng quản lý mà xây dựng tổ chức bộ máy
cho phù hợp.
Cần phân biệt rõ tổ chức quản lý
Nhà nước giúp cho chính quyền cấp tỉnh về ngành và lĩnh vực, các tổ chức sự
nghiệp và nghiên cứu khoa học với các tổ chức tham mưu bắt buộc phải có ở mỗi tỉnh.
Đối với những tổ chức đòi hỏi phải có phương tiện và cơ sở vật chất và cơ cấu
cán bộ đồng bộ mới hoạt động được thì khi chia phải cân nhắc thận trọng, có thể
để lại ở tỉnh đã có hiện nay và giao trách nhiệm cho những tổ chức, đơn vị này
phục vụ chung cho cả hai tỉnh trong thời kỳ đầu.
Riêng đối với các tổ chức sản xuất
kinh doanh thì không chia, tỉnh nào có cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động
trên địa bàn thì tiếp tục chỉ đạo cơ sở đó hoạt động có hiệu quả.
Đối với các cơ quan dân cử phải
theo đúng thủ tục và trình tự mà Luật tổ chức và Luật bầu cử quy định.
c) Về công tác cán bộ: Việc phân
chia, bố trí cán bộ và công chức phải căn cứ vào yêu cầu công tác sở, ban,
ngành hiện có ở tỉnh cũ mà xem xét, bảo đảm tỉnh nào cũng có đủ số lượng theo
nhu cầu và chất lượng cán bộ, không để tình trạng tỉnh thừa cán bộ, tỉnh lại
thiếu. Phải đặc biệt chú trọng đến cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành ở tỉnh và
bố trí đủ cán bộ lãnh đạo cho các tỉnh có khó khăn để bảo đảm yêu cầu công tác.
Trong khi giải quyết phân bổ cán
bộ phải chống tư tưởng bản vị, địa phương cục bộ, bảo đảm có đủ cán bộ đáp ứng
yêu cầu công tác của cả hai tỉnh, nếu có thể được thì bố trí sao cho hợp lý nhưng
không được tuỳ tiện bố trí cán bộ theo người địa phương.
Về biên chế phải dựa trên cơ sở
biên chế hiện có của tỉnh cũ để phân chia cho các tỉnh, hạn chế đến mức tối đa
tăng thêm biên chế; không điều chuyển cán bộ khu vực kinh doanh và sự nghiệp
sang khu vực quản lý hành chính Nhà nước.
Cần đề cao ý thức tổ chức kỷ luật
của cán bộ và công chức để mọi người chấp hành quyết định điều động của Đảng và
Nhà nước.
Trên cơ sở lãnh đạo của Tỉnh uỷ
và hướng dẫn của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh được chia phải trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng tổ
chức và bố trí nhân sự trong khi chia tỉnh.
d) Về phân chia tài sản: Việc
phân chia tài sản phải bảo đảm:
- Các tài sản phân chia đều được
sử dụng và quản lý tốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
các tỉnh được chia.
- Phương án chia tài sản và ngân
sách phải được bàn bạc tập thể, dân chủ, công khai.
- Phải chống tư tưởng đòi hỏi
công bằng, hợp lý một cách máy móc chỉ vì lợi ích trước mắt và cục bộ dẫn đến
việc sử dụng tài sản kém hiệu quả và lãng phí.
- Đề cao tinh thần nhường nhịn
tương trợ, giúp đỡ những tỉnh có nhiều khó khăn, tạo điều kiện để tỉnh nào cũng
có cơ hội phát triển.
Tài sản ở tỉnh cũ là tài sản của
Nhà nước ở địa phương do vậy việc phân chia tài sản phải bảo đảm theo đúng
chính sách của Nhà nước, không được lợi dụng lúc phân chia để làm thất thoát
tài sản; chia cho cá nhân và có những tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết,
phấn khởi của nhân dân.
- Bộ trưởng Bộ tài chính có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các tỉnh được chia làm tốt công tác
phân chia tài sản và ngân sách, bảo đảm cho mọi hoạt động của tỉnh mới sớm ổn định
và đi vào phát triển.
d) Về kế hoạch và ngân sách năm
1997:
Các tỉnh được chia tách cần khẩn
trương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh mới
và làm việc thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính trước khi trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12 năm 1996.
e) Việc xây dựng nơi làm việc
cho các tỉnh mới:
Để thực hiện từng bước công tác
cải cách hành chính cần tổ chức hợp lý nơi làm việc thuận tiện cho việc giải
quyết công việc hàng ngày giữa các cơ quan, thuận tiện cho việc giao dịch của
nhân dân. Nơi làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh bao gồm cả
các Sở, ban ngành chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Nơi làm việc của Tỉnh uỷ
bao gồm cả các ban của Đảng và các đoàn thể chính trị xã hội.
Dựa vào tình hình thực tế ở từng
tỉnh lỵ cần tận dụng và sửa sang cơ sở hiện có để các cơ quan của tỉnh có điều
kiện tối thiểu làm việc được ngay.
Việc di chuyển các cơ quan về tỉnh
mới trong khi chưa đủ nơi làm việc thì được chuyển dần theo tiến độ chuẩn bị ở
tỉnh lị mới.
Tỉnh có trụ sở tỉnh lỵ cũ phải tập
trung nguồn vốn để xây dựng nơi làm việc cho tỉnh mới, huy động nguồn ngân sách
của địa phương và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành Trung ương để nhanh chóng ổn
định nơi làm việc.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ
trưởng Bộ xây dựng nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch thị xã tỉnh lỵ cho các tỉnh
mới chia đợt này.
Các tỉnh được chia cần lập bộ phận
công tác để chuẩn bị chỗ làm việc và việc di chuyển về tỉnh lỵ mới.
g) Về địa giới hành chính các tỉnh
mới:
Theo tinh thần Nghị quyết Quốc hội,
những tỉnh được chia ra giữ nguyên đường địa giới hành chính của tỉnh ở thời điểm
sáp nhập, là đường địa giới của các xã, các huyện đã được xác định khi thành lập
bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT.
Tổng cục trưởng Tổng cục địa
chính có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc
làm biên bản mô tả đường địa giới hành chính, xác định vị trí cắm mốc và lập bộ
hồ sơ bản đồ địa giới hành chính tỉnh mới.
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ
quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ cần phân công một đồng chí lãnh đạo
và một số chuyên viên theo dõi giúp đỡ các tỉnh được chia trong việc xây dựng tổ
chức, hướng dẫn nghiệp vụ để các ngành ở tỉnh giúp việc Uỷ ban nhân dân tỉnh
nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động theo tỉnh mới.
*
* *
Công tác chia tỉnh là công việc
lớn của địa phương. Cần tập trung chỉ đao chặt chẽ từng khâu, từng việc dúng
trình tự thủ tục của pháp luật và sự hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực
hiện các công tác chia tỉnh và căn cứ vào nội dung Chỉ thị này lãnh đạo hoàn
thành tất các mặt công tác, không để xảy ra những lệch lạc và tiêu cực, phải bảo
đảm thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh
mới phải báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan
xem xét quyết định.