CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực
hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, trong những năm
qua công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có những
chuyển biến tích cực: Các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và bố trí nguồn lực
để thực hiện; các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân cơ bản được thực hiện
kịp thời và đúng quy định của pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở; nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên; đội ngũ cán bộ làm công
tác Tư pháp - Hộ tịch từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố cả về số lượng và
chất lượng; các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch được hỗ trợ và cung cấp kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh.
Tuy nhiên,
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế
nhất định: Ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công
chức, viên chức và người dân còn hạn chế; một số UBND cấp xã còn tình trạng cấp
giấy tờ hộ tịch không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và còn nhiều sai sót
trong việc ghi biểu mẫu, sổ hộ tịch; chưa ứng dụng được công nghệ tin học trong
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; còn tuỳ tiện trong việc cấp giấy tờ cá
nhân mà không căn cứ vào giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc.
Nguyên
nhân của tình trạng trên là do một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức được tầm quan
trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo
thực hiện; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết
những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân còn nhiều bất cập; công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa
thực sự sâu rộng; cán bộ Tư pháp - Hộ tịch quá tải về công việc trong khi năng
lực, trình độ của một số cán bộ Tư pháp - Hộ tịch còn hạn chế; một số xã chưa
bố trí được cán bộ Tư pháp - Hộ tịch có trình độ Trung cấp luật, thậm chí một
số xã chưa có cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chuyên trách; cơ sở vật chất, điều kiện
làm việc của cơ quan tư pháp các cấp còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là cấp
huyện, cấp xã.
Để tăng
cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời
gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các
ngành thực hiện tốt những nội dung sau:
1. Các cấp, các ngành có liên quan cần tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và thường xuyên Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và các văn bản
hướng dẫn về công tác hộ tịch, cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để
nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý
hộ tịch; nhận thức rõ về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch
gốc của mỗi cá nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân phải phù hợp với Giấy khai
sinh của người đó.
2.
Sở Tư pháp
Hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện tốt công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã; tăng cường
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch; kịp thời giải quyết những
vướng mắc về đăng ký và quản lý hộ tịch ở cơ sở. Ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác này.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường
hợp vi phạm.
Phối hợp
với Sở Nội vụ tiếp tục củng cố, kiện toàn xây dựng cơ quan tư pháp trên địa bàn
tỉnh đủ mạnh về số lượng và chất lượng để giải quyết tốt các việc hộ tịch thuộc
thẩm quyền.
Chủ trì
phối hơp với UBND cấp huyện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp - Hộ
tịch cấp xã.
Phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội,
Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan để thống nhất giải quyết các sai sót của
các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.
Tổng hợp,
kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ vướng mắc,
bất cập trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
3. Sở Nội vụ
Trên cơ
sở đề nghị của UBND cấp huyện và ý kiến của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ tham mưu cho
UBND tỉnh trong việc bố trí, tuyển dụng cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trong chỉ tiêu
biên chế, phù hợp với các quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa
phương.
Phối hợp
với UBND cấp huyện thực hiện tốt việc kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của cơ quan tư pháp cấp huyện; cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
4.
Công an tỉnh
Phối hợp
với Sở Tư pháp trong kiểm tra, xác minh các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
chỉ đạo công an cấp xã khi đăng ký thường trú cho trẻ em phải căn cứ vào giấy
khai sinh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn các trường, cơ sở
giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh lập, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh,
sinh viên các bậc học phải căn cứ vào giấy khai sinh.
6.
Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Tư pháp cân đối
ngân sách hàng năm theo Luật Ngân sách Nhà nước để mua sổ sách, biểu mẫu hộ tịch
bảo đảm phục vụ tốt cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
7.
UBND cấp huyện.
Tăng cường chỉ đạo UBND cấp xã trong việc tổ chức, thực hiện công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền; phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã;
đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Phòng Tư pháp.
Kiện toàn Phòng Tư pháp đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, bố trí cán bộ
Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có trình độ Trung cấp luật trở lên, có kế hoạch đào tạo,
đào tạo lại hoặc chuyển vị trí công tác khác đối với những người chưa qua đào
tạo chuyên ngành luật.
Tăng cường công tác kiểm tra về nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp
xã, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm các vi phạm về hộ tịch theo
thẩm quyền.
8.
UBND cấp xã
Thực hiện
tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn, triệt để tuân thủ quy
định của pháp luật về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, lệ phí
đăng ký theo quy định.
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ
tịch của địa phương mình. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những
sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu
trách nhiệm.
Chỉ đạo
cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký
kịp thời các sự kiện hộ tịch, có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những
sự kiện hộ tịch đã phát sinh đối với những khu vực người dân còn bị chi phối
bởi phong tục, tập quán lạc hậu hoặc điều kiện đi lại khó khăn. Cán bộ Tư pháp
- Hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát
sinh thuộc thẩm quyền trên địa bàn mà không được đăng ký.
Xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm các quy
định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Thực hiện
tốt việc lưu trữ giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch theo quy định.
9.
Báo Lạng Sơn, Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện kịp thời đưa thông tin, nội dung
Chỉ thị này và các quy định của pháp luật về công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch.
Yêu cầu
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ 6 tháng và hàng năm
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vy Văn Thành
|