PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
320-TTg
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1960
|
CHỈ THỊ
QUY
ĐỊNH BỔ SUNG VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BAN KỸ THUẬT KHU, TỈNH, THÀNH
PHỐ
Đầu năm 1959,
Chính phủ đã có chỉ thị số 105-TTg quyết định thành lập các Ban Kỹ thuật để
giúp cấp tỉnh tổ chức và lãnh đạo phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát
minh của quần chúng lao động và công tác khoa học kỹ thuật ở địa phương. Đến
nay, Ban kỹ thuật đã thành lập ở 25 địa phương (khu tự trị, tỉnh, thành phố).
Trừ một số ban đã hoạt động tương đối tốt, phần nhiều các ban còn lúng túng về
hoạt động và tổ chức.
Nay Chính phủ bổ sung một số
điểm về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc,… của ban như sau:
I. NHIỆM VỤ CỦA BAN KỸ THUẬT
Nhiệm vụ của Ban Kỹ thuật là
giúp cấp ủy và Ủy ban hành chính địa phương lãnh đạo công tác khoa học kỹ thuật
và lãnh đạo phong trào sáng kiến phát minh của quần chúng nhằm phục vụ việc
thực hiện kế hoạch Nhà nước, Ban thực hiện nhiệm vụ này bằng nhiều cách tiến
hành các công việc cụ thể như sau đây:
a) Theo dõi phong trào sáng kiến
phát minh của quần chúng, hướng dẫn việc tổng kết phong trào, giúp các cơ sở
sản xuất trong việc xác minh và khen thưởng những sáng kiến phát minh; phổ biến
những kinh nghiệm và sáng kiến tốt, báo cáo những kinh nghiệm và sáng kiến đó
lên cấp trên để cấp trên xác minh thêm và phổ biến trong phạm vi toàn quốc.
b) Phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức kỹ thuật ở địa phương để làm công tác khoa học kỹ thuật của địa
phương phát triển có tổ chức, có kế hoạch có trọng điểm, đi từng bước, từ thấp
đến cao, và có chú trọng đến đặc điểm của địa phương.
c) Góp ý kiến với cấp ủy và Ủy
ban hành chính địa phương trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề.
II. VỀ TỔ CHỨC.
Tổ chức Ban Kỹ thuật phải thật
gọn, thiết thực. Ban có một số ủy viên từ 10 đến 13 người, đại biểu của những
ngành kinh tế, kỹ thuật ở địa phương, các trưởng, phó ty chuyên môn, hoặc cán
bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định làm công tác kỹ thuật ở các ngành
chung quanh khu, tỉnh, thành phố.
Trưởng ban là Chủ tịch và Phó
Chủ tịch Ủy ban hành chính địa phương (trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch qúa
bận mới cử Ủy viên thường trực của ủy ban). Ban Kỹ thuật cử ra một bộ phận
thường trực từ 3 đến 5 người (trưởng, phó ban và một số ủy viên) phó ban là ủy
viên chuyên trách của ban. Ở khu vực tự trị và thành phố, có thể có 2 ủy viên
chuyên trách.
Công tác của Ban Kỹ thuật và hội
phổ biến khoa học kỹ thuật cấp tỉnh có liên quan chặt chẽ với nhau. Hơn nữa
trong điều kiện hiện nay, số cán bộ khoa học kỹ thuật của ta còn ít, do đó ban
và hội nên cùng chung một bộ máy giúp việc. Ở tỉnh, ngoài ủy viên chuyên trách,
bộ máy này có 6 người (4 cán bộ nghiên cứu, 2 nhân viên hành chính); ở khu,
thành phố, có 9 người (6 cán bộ nghiên cứu, 3 nhân viên hành chính). Số người
này được tính trong biên chế của ban và hội. Cần chọn cán bộ có năng lực và chú
ý hướng dẫn họ trong công tác.
Ở huyện, khu phố, xã, không tổ
chức ban hay tiểu ban kỹ thuật. Ủy ban hành chính cấp tỉnh sẽ giao trách nhiệm
lãnh đạo công tác khoa học kỹ thuật cho Chủ tịch hay Phó Chủ tịch Ủy ban hành
chính huyện, khu phố, xã. Các đồng chí này cần xem đây là một trong những công
tác chính của mình, vận dụng bộ máy của Ủy ban hành chính các cấp mình và khéo
phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo kỹ thuật sản xuất trong phạm
vi địa phương.
III. QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ
LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN KỸ THUẬT
Giữa Ban Kỹ thuật và Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước ở địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ, Ban Kỹ thuật có trách
nhiệm tập hợp các bộ phận kỹ thuật, chuyên môn của các ngành để xây dựng kế
hoạch khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho kế hoạch Nhà nước của địa phương.
Đối với các ngành chuyên môn ở
địa phương Ban Kỹ thuật cũng phải có quan hệ mật thiết để giúp cơ quan lãnh đạo
điều hòa và phân phối giữa các ngành công tác khoa học kỹ thuật và lãnh đạo
phong trào sáng kiến phát minh của quần chúng.
Ủy ban hành chính khu tự trị,
tỉnh, thành phố cần làm cho các ngành trong địa phương mình thấy sự cần thiết
phải hợp tác chặt chẽ với Ban Kỹ thuật. Mặt khác cần nhận rõ rằng Ban Kỹ thuật
không làm thay các tổ chức kỹ thuật khác của các ngành ở địa phương mà chính là
phải dựa vào các tổ chức đó để hoạt động, nhất là sử dụng những cơ sở và tổ
chức sẵn có như phòng hay Ban Kỹ thuật của các xí nghiệp, công trường, tổ kỹ
thuật của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
IV. VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC
CỦA BAN KỸ THUẬT.
Hiện nay hầu hết các Ban Kỹ
thuật đã có chương trình công tác, hướng dẫn công tác trọng tâm của địa phương
mình, chỉ thị này chỉ nhấn mạnh thêm hai công tác rất trọng yếu trước mắt để
các địa phương chú ý thêm:
a) Ra sức thi đua tăng vụ, tăng
diện tích, tăng năng suất, thi đua cải tiến kỹ thuật canh tác, vượt khó khăn để
quyết đạt chững chỉ cao nhất trong sản xuất lương thực, trong sản xuất đông
xuân 1960-1961.
Nói chung hướng hoạt động khoa
học kỹ thuật vào việc phục vụ sản xuất nông nghiệp theo phương châm toàn diện,
mạnh mẽ và vững chắc.
b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ
của công nghiệp địa phương, ra sức phát triển công nghiệp địa phương.
Công tác khoa học kỹ thuật là
công tác rất mới. Để bảo đảm công tác đó tiến hành tốt. Ủy ban hành chính địa
phương cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc lãnh đạo công tác khoa học
kỹ thuật và làm cho các ngành các cấp thông suốt.
Ủy ban hành chính cấp tỉnh cần
giúp đỡ Ban Kỹ thuật củng cố tổ chức, cải tiến mọi mặt công tác. Ở những tỉnh
chưa có Ban Kỹ thuật, Ủy ban hành chính cần xúc tiến việc thành lập.
Ủy ban khoa học Nhà nước phải
liên hệ chặt chẽ với các Ban Kỹ thuật địa phương, chỉ đạo các ban đó về nghiệp
vụ, giúp đỡ về kinh nghiệm công tác.
Ủy ban Khoa học Nhà nước cần vận
dụng các cơ quan nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ở Trung ương để giúp các Ban Kỹ
thuật giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật do địa phương đề ra.
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phạm Văn Đồng
|