ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
27/CT-UB-NC
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 1997
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC KỶ NIỆM 300 NĂM THÀNH LẬP THÀNH PHỐ SÀI GÒN
– NAY LÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1698-1998)
Căn cứ
công văn số 1054/CV-VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng, ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ thông qua văn bản số 6490/TH của Văn phòng Chính phủ ngày
14/12/1996, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp lần
thứ 11 khóa 5 ngày 21/8/1997 về việc tổ chức kỷ niệm 300 năm thành lập thành
phố Sài Gòn- nay là thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt thành phố 300 năm); Ủy ban
nhân dân thành phố chỉ thị về việc tổ chức kỷ niệm như sau:
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Ôn
lại lịch sử và phác họa hình ảnh tương lai của thành phố để khơi dậy niềm tự
hào và động viên nhân dân thành phố góp công sức vì một thành phố năng động,
kiên cường, văn minh và hiện đại. Đồng thời đây cũng là dịp giới thiệu và giao
lưu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
2.
Phát động phong trào hành động của nhân dân thành phố, đặc biệt là thanh thiếu
niên xây dựng nếp sống văn minh trên cơ sở bảo tồn và phát triển bản sắc văn
hóa dân tộc. Xây dựng một số công trình văn hóa, xã hội để bày tỏ lòng biết ơn
đối với các thế hệ đi trước, tạo cơ hội cho nhân dân thành phố cùng tham gia
hành động thiết thực chào mừng thành phố 300 năm.
II.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Bao
gồm 4 hoạt động lớn:
1. Các
công trình văn hóa xã hội:
- Giảm
nghèo: 5.000 hộ.
- Xây
dựng 1.000 căn hộ để định cư đồng bào đang ở trên kênh rạch.
- Nạo
vét kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (giai đoạn 1, phục vụ thông dòng chảy và thoát
nước).
-
Chỉnh trang bờ sông (công viên Bạch Đằng), các đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Hàm
Nghi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai,
các công viên trên địa bàn Quận 1 và Quận 3.
- Xây
dựng khu công viên dọc Bến Chương Dương từ Cầu Mống đến cầu Calmette. Sửa chữa
Cầu Mống.
- Xây
dựng và thông xe đường Lê Thánh Tôn nối dài.
- Khởi
công xây dựng mở rộng đường Điện Biên Phủ (từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Đinh Tiên
Hoàng), đường Hùng Vương (từ vòng xoay Phú Lâm đến ngã ba An Lạc).
- Sửa
chữa và xây dựng các công trình văn hóa: Nhà hát thành phố, Thư viện Khoa học
Tổng hợp, Bảo tàng Cách Mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh, Khu tưởng niệm Nam Kỳ Khởi Nghĩa Ngã Ba Giòng…
- Lập
qui hoạch tượng đài và trùng tu một số di tích lịch sử.
Ủy ban
nhân dân các quận-huyện căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và khả năng
đảm bảo thực hiện, đề ra và chỉ đạo thực hiện một số công trình công ích phục
vụ thiết thực đời sống nhân dân như : vệ sinh công cộng, thoát nước, giao
thông, chỉnh trang công viên, trật tự công cộng…
2. Các
phong trào hành động của nhân dân thành phố:
- Xây
dựng người tốt việc tốt, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Thông qua đó tiếp tục đẩy mạnh các phong
trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người tàn tật, người nghèo tại phường-xã, làm
giảm tình trạng người ăn xin trên đường phố.
- Giữ
gìn thành phố sạch: Nhà nước và nhân dân đóng góp xây dựng hè phố, đường hẻm,
nhà vệ sinh công cộng và đặt thùng thu gom rác.
- Mỗi
hộ gia đình đều tận dụng không gian sân nhà, hành lang để trồng hoa hoặc cây
xanh.
- Giữ
gìn thành phố an toàn, trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội.
3. Các
hoạt động sáng tác, nghiên cứu khoa học:
-
Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản quyển lịch sử thành phố 300 năm.
- Tổ
chức các cuộc hội thảo, thi tìm hiểu lịch sử thành phố 300 năm.
- Tổ
chức triển lãm hình ảnh, tranh tượng, hiện vật, kiến trúc, qui hoạch thành phố
đến năm 2020.
- Công
bố kết quả cuộc thi vẽ biểu tượng thành phố, làm huy hiệu thành phố.
- Tổ
chức các cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật.
- Tổ
chức các cuộc liên hoan, hội diễn, hội thao, biểu diễn nghệ thuật.
- Tổ
chức các cuộc hội chợ (sáng tạo-khoa học kỹ thuật, kinh tế…).
- Sưu
tập bình đồ thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lễ
hội kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh.
Có 3
giai đoạn:
*
Giai đoạn 1 : Tuần lễ “Chào mừng thành
phố 300 năm”.
Thời
gian: Từ 29 Tết Âm lịch đến mùng 7 Tết tức 3/2/1998.
Tổ
chức các hoạt động chào mừng thành phố 300 năm.
*
Giai đoạn 2 : Tập trung các hoạt động và
thực hiện các công trình chào mừng thành phố 300 năm.
Thời
gian: Từ 30/4 đến 02/9.
*
Giai đoạn 3 : Tuần lễ văn hóa Sài Gòn-
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời
gian: 15/12/1998 – 22/12/1998.
Nội
dung chính:
Tổ
chức các hoạt động văn hóa và lễ hội kỷ niệm Thành phố 300 năm.
III.
PHÂN CÔNG – TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban
Tổ chức kỷ niệm thành phố 300 năm triển khai chỉ thị này tới các ban-ngành,
đoàn thể, quận-huyện trong thành phố trong tháng 9/1997 để các ngành và các cơ
sở chủ động xây dựng kế hoạch kỷ niệm thành phố 300 năm và kế hoạch năm 1998
ngay từ quý 4/1997. Đồng chí Phạm Phương Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố phối hợp và chủ trì triển khai chỉ thị này; theo dõi chỉ đạo lễ hội,
các hoạt động sáng tác và nghiên cứu khoa học, phong trào.
2.
Giao cho Sở Tài chánh phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư và Ban Tổ chức kỷ niệm
thành phố 300 năm, xây dựng kế hoạch chi trong năm 1997 và năm 1998 đảm bảo
thật hiệu quả, tiết kiệm. Đồng chí Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy
ban nhân dân thành phố chủ trì chỉ đạo đảm bảo về cân đối ngân sách để thực
hiện chỉ thị này và chỉ đạo chương trình giảm nghèo.
3.
Giao Sở Giao thông công chánh, Văn hóa thông tin, Nhà đất, Ban chỉ huy Lực
lượng Thanh niên xung phong, Kiến trúc sư Trưởng thành phố lập kế hoạch và phối
hợp tốt với các ngành thực hiện các công trình đã phân công và theo chức năng.
Đồng chí Vũ Hùng Việt chỉ đạo lập dự án, điều phối và kiểm tra thực hiện các
công trình sửa, xây dựng theo chỉ thị này.
4. Đề
nghị Mặt trận Tổ quốc thành phố cùng các đoàn thể làm nòng cốt tổ chức các
phong trào, các cuộc vận động nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
cuộc sống mới ở khu dân cư.
5.
Giao cho Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức cuộc thi
tìm hiểu lịch sử thành phố 300 năm và tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền
thống yêu nước, năng động, sáng tạo của nhân dân thành phố trong thanh thiếu
niên trường học.
6.
Giao cho Sở Văn hóa thông tin làm thường trực tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ
hội cấp thành phố.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Võ Viết Thanh
|