ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
25/CT-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 1977
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 1976- 1980 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 1978
Đại hội lần thứ IV của Đảng đã
quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế
trong giai đoạn mới đồng thời đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ
yếu của kế hoạch 5 năm 1976- 1980. Việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1976- 1980 có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ,
mục tiêu chủ yếu đến năm 1980 mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IV đã chỉ dẫn. Việc
xây dựng kế hoạch lần này, các Sở, Quận, Huyện cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo
của Bộ Chính trị Trung ương Đảng nội dung và phương pháp kế hoạch hóa như sau :
I. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH 5 NĂM (1976- 1980):
1. Phải quán triệt đường lối của
Đảng, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976- 1980
nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IV và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
thành phố lần thứ nhất và cụ thể hóa đường lối, nghị quyết trên vào hoàn cảnh
thực tế của từng Sở, Ngành, Quận, Huyện.
2. Phát huy cao độ tinh thần tự
lực, tự cường, triệt để tiết kiệm, ra sức động viên mọi khả năng hiện có, khai
thác mọi năng lực tiềm tàng, tổ chức phân bổ, xây dựng tốt lực lượng lao động
cho phù hợp với sự phân bổ đất đai, tài nguyên, cơ sở sản xuất.
Vận dụng và khai thác tốt các cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có và được xây dựng thêm : đất đai, các nguồn tài
nguyên khác, tích cực thực hiện việc di giãn dân kết hợp từng bước phân bổ lại
lực lượng lao động xã hội. Mỗi Sở, Quận, Huyện, mỗi đơn vị cơ sở phải xây dựng
kế hoạch với tinh thần không để một tấc đất hoang, một thiết bị nằm im, một lao
động không có việc làm. Kế hoạch phải được xây dựng với tinh thần tích cực,
vững chắc và hết sức sinh động, sáng tạo. Phải có kế hoạch biện pháp cụ thể để
khai thác mọi khả năng tiềm tàng của từng ngành, quận, huyện, cơ sở sản xuất.
3. Kết hợp chặt chẽ việc xây
dựng với cải tạo xã hội chủ nghĩa ở từng Sở, Ngành, Quận, Huyện. Phải đặc biệt
chú trọng phát triển nhanh lực lượng quốc doanh ở tất cả các ngành, chú trọng
ngành thương nghiệp, vận tải ; phải đẩy mạnh xây dựng nông trường quốc doanh,
lực lượng đánh cá quốc doanh. Trong quá trình cải tạo, các thành phần kinh tế
tư nhân tuy còn tồn tại trong một thời gian nhất định nhưng phải hướng hoạt
động của họ theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nước, do đó kế hoạch phải chú ý khai
thác và phát huy năng lực sản xuất, xây dựng, tiền vốn của tư nhân, nhất là
tiểu thủ công nghiệp.
4. Việc xây dựng kế hoạch 5 năm
phải gắn liền với tổ chức lại sản xuất, tổ chức quản lý kinh tế trong từng Sở,
Ngành, Quận, Huyện, từng đơn vị cơ sở để sử dụng tốt lao động tận dụng tốt năng
lực hiện có và đạt hiệu quả kt trong từng Sở, Ngành, Quận, Huyện, từng đơn vị
cơ sở để sử dụng tốt lao động tận dụng tốt năng lực hiện có và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
5. Trong quá trình xây dựng kế
hoạch cần đánh giá đúng đắn tình hình, thấy hết năng lực sản xuất, phát hiện
tất cả các khả năng tiềm tàng, thấy hết khó khăn đồng thời nhìn rõ thuận lợi
của ngành, địa phương mình, rút ra được những nguyên nhân chủ yếu, nhất là
nguyên nhân chủ quan đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch Nhà nước trong
thời gian qua để có biện pháp tích cực khắc phục thiếu sót làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch những năm sau.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
LẬP KẾ HOẠCH 5 NĂM (1976- 1980) :
Thành phố đang tiến hành vừa cải
tạo xã hội chủ nghĩa vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế đang có nhiều
mặt mất cân đối ; nhu cầu về sản xuất và đời sống nhân dân nhiều mặt chưa nắm
chắc, tài liệu điều tra cơ bản còn thiếu, sơ sài. Trong tình hình đó đòi hỏi
phải chú trọng xây dựng một số cân đối cơ bản mới đảm bảo cho sản xuất, xây
dựng phát triển cân đối. Nhưng cân đối cần chú trọng là : cân đối năng lực sản
xuất, cân đối vốn đầu tư, cân đối lương thực... và một số mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu.
Cân đối phải tích cực, vững
chắc, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, triệt để khai thác khả năng tiềm tàng
của từng Sở, Quận, Huyện, cơ sở để vươn lên, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu nhất
trong sản xuất và đời sông nhân dân.
Để cân đối tốt trước tiên phảii
nghiên cứu nhu cầu. Nhu cầu của sản xuất, xây dựng gồm có : tiền vốn, thiết bị,
máy móc, nguyên nhiên vật liệu, cán bộ, công nhân kỹ thuật... Cần nghiên cứu
tính toán đầy đủ nhu cầu trên đây cho từng ngành, có kiểm tra chặt chẽ về tiêu
chuẩn định mức sử dụng.
Phải tính toán khả năng, nắm
vững năng lực sản xuất từng cơ sở, từng ngành một, tăng cường kế hoạch biện
pháp để khai thác khả năng tiềm tàng từng cơ sở, ngành, quận, huyện về năng lực
thiết bị, phương tiện hiện có, đất đai, lao động, các nguồn vật tư hàng hóa tồn
kho, nguồn phế liệu phế phẩm tổ chức khai thác các loại nguyên liệu, vật tư tại
địa phương, các tỉnh bạn...
1. Cân đối năng lực, thiết bị,
vật tư chủ yếu :
Phải cân đối năng lực sản xuất
từng cơ sở, từng ngành. Phải dựa trên công suất các thiết bị, máy móc chủ yếu
để tính toán năng lực, chú ý đến biện pháp khắc phục khâu yếu nhất trong dây
chuyền để xây dựng các chỉ tiêu sản xuất. Chỉ tiêu sản xuất phải cân đối
nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế. Nhu cầu vật tư phải căn cứ vào định
mức sử dụng thiết bị, định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Phải
xây dựng định mức tiêu hao vật tư một cách chặt chẽ, trên cơ sở đó xác định mức
giảm và tỷ lệ giảm định mức trên hao vật tư.
Nhu cầu các loại thiết bị, máy
móc phải căn cứ vào chủ trương đầu tư và nhiệm vụ thiết kế, thiết kế kỹ thuật
đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, trên cơ sở sử dụng đến mức tối đa năng lực
thiết bị, máy móc hiện có.
Trong điều kiện nguồn vật tư còn
khó khăn, việc phân phối vật tư phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho nhu
cầu sản xuất và thu mua nông, ngư sản. Phải nắm vững nguyên tắc Nhà nước cung
ứng vật tư phải thu mua được sản phẩm.
2. Cân đối vốn đầu tư xây dựng
cơ bản :
Yêu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ
bản về khôi phục và phát triển kinh tế trong những năm tời của thành phố rất
lớn, nhưng vốn Nhà nước đã dự kiến phân bổ mới đáp ứng được trên phân nửa yêu
cầu, nhưng hiện nay trong công tác xây dựng cơ bản của các Sở, Quận, Huyện còn
nhiều mặt mất cân đối : caông tác chuẩn bị đầu tư không theo kịp yêu cầu, vật
liệu xây dựng thiếu,... Vì vậy kế hoạch đầu tư phải được cân đối chặt chẽ, phải
tập trung vốn, vật tư vào những nhu cầu cấp bách.
Phải làm tốt công tác chuẩn bị
đầu tư để cho việc quyết định chủ trương đầu tư có căn cứ khoa học và hiện quả
kinh tế. Các Sở, Ngành, Quận, Huyện phải nghiên cứu xây dựng phương án phát
triển kinh tế để xác định đúng hướng đầu tư.
3. Cân đối lương thực : Gồm có :
cân đối lương thực trong nông dân, cân đối lương thực cho toàn thành phố.
- Cân đối lương thực trong nông
dân, cần tính toán đầy đủ nhu cầu của nông dân về lương thực để ăn, để giống và
chăn nuôi để bố trí chỉ tiêu sản xuất từng vụ, cả năm và chia cho từng năm một
(kể cả lúa và hoa màu). Từ đó tính khả năng huy động lương thực cho Nhà nước
bao gồm cả nộp thuế, thu mua. Bảng cân đối nầy phải lập cho từng huyện, quận có
sản xuất nông nghiệp và Sở Nông nghiệp chịu trách nhiệm tổng hợp chung.
- Cân đối lương thực cho toàn
thành phố, cần tính toán kỹ số lượng tồn kho, khả năng huy động lương thực hằng
năm ở địa phương với mức tối đa. Về phân phối lương thực cho các nhu cầu cần
tính toán và kiểm tra chặt chẽ. Việc lập kế hoạch phân phối cho thành phần
không sản xuất nông nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ các đối tượng, cấp theo định
lượng, chánh sách đã quy định. Quản lý chặt chẽ số người trong biên chế, số
người mới nhập vào thành phố. Từ đó tính toán số lượng cần xin Trung ương. Bảng
cân đối nầy được lập cho từng Quận, Huyện. Số lương thực thành phố chịu trách
nhiệm về tổng hợp nhu cầu lương thực cho thành phố từng năm.
4. Cân đối một số mặt thiết yếu
về đời sống :
Cần tính toán các nhu cầu đối
với 1 số mặt thiết yếu về đời sống nhân dân, cán bộ, công nhân, viên chức như :
ăn, mặc, ở, học tập, giải quyết tệ nạn xã hội,...
Sở Thương nghiệp cần cân đối một
số hàng hóa chủ yếu như : vải, thịt, cá, đường, xà phòng giặt, rau,... , cần
xem xét kỹ tiêu chuẩn cho từng đối tượng. Căn cứ vào nhu cầu của thành phố,
ngoại việc tích cực thu mua nông sản, hàng công nghệ phẩm tại địa phương, các
tỉnh bạn để có kiến nghị xin Trung ương. Tính toán dự kiến mức cung cấp về ăn
cho mỗi cán bộ, công nhân, nhân khẩu không sản xuất nông nghiệp hằng tháng qua
từng năm được bao nhiêu (bằng tiền).
Sở Quản lý nhà đất và Công trình
công cộng có kế hoạch cụ thể để giải quyết nhà ở cho cán bộ công nhân đang ở
quá chật hẹp, cho nhân dân lao động nghèo đang ở ổ chuột hằng năm được bao
nhiêu hộ, bao nhiêu diện tích sử dụng.
Sở Thương binh xã hội tính toán
khả năng giải quyết tệ nạn xã hội.
Sở Y tế tính toán khả năng sản
xuất thuốc âu, đông y, dự kiến mỗi năm bán ra bình quân mỗi người dân mấy đồng.
Kế hoạch phát triển nhà thương, trạm xá, đào tạo thầy thuốc đảm bảo trên 1 vạn
dân từng năm có mấy giường bệnh, bao nhiêu y, bác sĩ,...
III. TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH 5 NĂM :
Trong xây dựng kế hoạch 5 năm
1976- 1980 cần chú trọng làm tốt một số công tác sau đây :
1. Kết hợp xây dựng kế hoạch 5
năm với kế hoạch năm 1978 :
Căn cứ vào số kiểm tra kế hoạch
5 năm và năm 1978 do Ủy ban nhân dân thành phố giao, các Sở, Quận, Huyện xây dựng
kế hoạch 5 năm và kế hoạch năm 1978, nhưng cần lập riêng kế hoạch 5 năm (1976-
1980) và kế hoạch năm 1978.
Những chỉ tiêu của kế hoạch 5
năm phải bố trí cụ thể cho từng năm, có cân đối ở các mặt cần thiết để làm cơ
sở cho xây dựng kế hoạch hằng năm sau nầy. Việc xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu
của kế hoạch 5 năm, nhất là chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, xây dựng cơ
bản tránh dồn cho những năm cuối, phải chú ý bố trí những công trình gối đầu
cho kế hoạch 5 năm sau.
2. Thực hiện dân chủ hóa kế
hoạch đảm bảo xây dựng và tổng hợp kế hoạch từ dưới lên :
Việc phát huy nhiệt tình và trí
tuệ của quần chúng tham gia xây dựng kế hoạch, khai thác khả năng tiềm tàng và
tìm biện pháp thiết thực để đảm bảo thực hiện kế hoạch, chủ yếu phải làm từ cơ
sở. Vì vậy, tất cả các Sở, Ngành cần bố trí cán bộ xuống giúp cơ sở, quận,
huyện xây dựng kế hoạch.
Ủy ban Kế hoạch thành phố mở các
lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ nghiệp vụ các Quận, Huyện, Sở về phương pháp
xây dựng kế hoạch 5 năm (1976- 1980).
Các cấp ủy Đảng và dựa vào các
đoàn thể Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Nông hội cần phát động phong trào quần
chúng rộng rãi, phát huy quyền làm chủ tập thể tham gia xây dựng các chỉ tiêu
và các biện pháp thực hiện kế hoạch.
3. Chấp hành nghiêm chỉnh trình
tự, tiến độ lập kế hoạch :
- Sau khi nhận được số kiểm tra
kế hoạch 5 năm (1976- 1980) và kế hoạch năm 1978 của Ủy ban nhân dân thành phố,
các Sở, Ngành, Quận, Huyện chậm nhất là giữa tháng 6/77 phải cụ thể hóa và giao
xong số kiểm tra cho các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
Số kiểm tra phải cân đối đồng bộ
giữa chỉ tiêu sản xuất, xây dựng,.. với kế hoạch biện pháp, không được trái với
chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân đã giao về vốn đầu tư, vật tư, đặc biệt là không
được giao thấp hơn các chỉ tiêu về nhiệm vụ sản xuất, thu mua, xuất khẩu.
- Đầu tháng 8, Thường vụ Thành
ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố sẽ trực tiếp nghe một số Sở, Quận,
Huyện bảo vệ kế hoạch 5 năm và năm 1978 (cuối tháng 7 sẽ có thông báo lịch cụ
thể cho từng Sở, Quận, Huyện bảo vệ kế hoạch).
- 15 tháng 8/1977, các Sở,
Ngành,Quận, Huyện gởi báo cáo tổng hợp kế hoạch toàn diện của ngành, địa phương
mình lên Ủy ban nhân dân và Ủy ban Kế hoạch thành phố.
- Đầu tháng 9/1977, Ủy ban Kế
hoạch thành phố trình Thường vụ và Thường trực Ủy ban nhân dân.
- Giữa tháng 9/1977, Ủy ban nhân
dân thành phố ra Trung ương bảo vệ kế hoạch.
- Cuối tháng 12, Ủy ban nhân dân
thành phố sẽ giao kế hoạch năm 1978 chính thức cho các Sở, Ngành, Quận, Huyện
có kèm theo kế hoạch quý I/1978.
Việc xây dựng kế hoạch 5 năm và
kế hoạch năm 1978, phải được coi là một công tác lớn của các ngành, các cấp,
các đơn vị. Các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ngành, Quận, Huyện phải tiến hành
khẩn trương mới đảm bảo được chất lượng và tiến độ đã giao.-
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Văn Đại
|