ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/CT-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 31 tháng 8 năm 2017
|
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, KINH DOANH,
VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh
và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm đôi với sản phâm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; các
giải pháp quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật được triển khai thực hiện, đã phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ môi trường, từng bước cung cấp thị trường
các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, giết mổ gia
súc, gia cầm trái phép, tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc, gia cầm trước
hoặc sau khi giết mổ để gian lận thương mại vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển vật nuôi và sản phẩm
chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y chưa được các tổ chức, cá nhân quan
tâm thực hiện. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật mới
trong sản xuất chăn nuôi, giết mổ, bảo quản còn hạn chế, trình độ kỹ thuật và
quản lý còn bất cập làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính của tình trạng nêu
trên là do công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, tổ chức xây dựng cơ sở giết
mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa đạt yêu cầu kế hoạch đặt ra; ý thức chấp
hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, kinh
doanh sản phẩm gia súc, gia cầm chưa tốt; sự phối hợp trong quản lý, kiểm tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ.
Để tăng cường công tác quản
lý nhà nước về chăn nuôi, hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc,
gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần vào sự ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh
yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng, ban,
đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý chặt chẽ tình hình chăn
nuôi, hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
trên địa bàn quản lý; dự báo tình hình phát triển chăn nuôi và khả năng biến động
của giá cả thị trường về giống, thức ăn chăn nuôi, khả năng tiêu thụ và giá các
loại sản phẩm để giúp người chăn nuôi chủ động trong sản xuất.
b) Chủ động xây dựng kế hoạch
phát triển chăn nuôi, giết mổ theo quy hoạch, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng
địa phương; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia
cầm và an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; chuẩn bị đủ nguồn nhân lực, vật
tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Hỗ trợ kinh phí theo
quy định để thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả.
c) Tăng cường công tác thông
tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật biết để thực hiện theo quy định, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo để
người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các
cơ sở có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
d) Chỉ đạo Ban Quản lý các
chợ phối hợp các lực lượng chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các chủ quầy, sạp
kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ
sinh thú y; cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống tại chợ không đúng nơi quy định;
hướng dẫn, đôn đốc các hộ kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm sửa chữa, cải tạo,
nâng cấp quầy, sạp, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ đảm bảo điều
kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
đ) Tăng cường kiểm tra công
tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và việc giết mổ, sơ chế, chế biến
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; xử
lý nghiêm những vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Tổ chức thực hiện tốt việc
nghiêm cấm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không có sự kiểm soát của cơ quan
thú y; buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm, vứt
xác động vật ra ngoài môi trường; sử dụng các chất cấm và kháng sinh không có
trong danh mục chăn nuôi. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị
liên quan trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm.
g) Chỉ đạo tổ chức thanh
tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong sản xuất
chăn nuôi, hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ theo quy định; công khai
danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh vi phạm trên phương
tiện thông tin để người tiêu dùng biết và tránh mua phải thịt từ động vật chết,
mắc bệnh, không được kiểm soát.
h) Chủ động chọn và bố trí
các địa điểm xử lý, tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật
không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, hạn chế lây lan dịch bệnh và không gây ô
nhiễm môi trường.
i) Chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh,
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hàng năm hoặc lồng ghép nội dung đánh
giá vào các Hội nghị sơ kết, tổng kết sản xuất nông nghiệp hàng năm của địa
phương.
k) Làm rõ trách nhiệm người
đứng đầu địa phương cấp xã còn để xảy ra tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm
trái phép và các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
l) Tổng hợp, báo cáo kết quả
thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và
Thú y) định kỳ hàng quý (trước ngày 30 của tháng cuối quý) để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường công tác quản
lý nhà nước, tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra,
thanh tra việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh
doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa
phương.
b) Tham mưu UBND tỉnh ban
hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi và giết mổ, kinh doanh, vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
c) Phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các quy
hoạch chăn nuôi, giết mổ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp
hành các quy định trong chăn nuôi, thú y và an toàn thực phẩm.
d) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi
và Thú y:
- Thực hiện tốt các quy định
về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thực hiện nghiêm
quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm; kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ, cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo chức năng nhiệm
vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức
đào tạo, tập huấn nâng cao về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán
bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giết mổ trên địa
bàn tỉnh; tập huấn kiến thức giết mổ an toàn và an toàn thực phẩm trong giết mổ
gia súc, gia cầm cho chủ cơ sở, các đối tượng tham gia giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm áp dụng dây chuyền công nghệ
giết mổ theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp;
- Phối hợp với Ban quản lý
các chợ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ kinh doanh sản phẩm gia súc,
gia cầm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp quầy, sạp, sử dụng trang thiết bị, phương
tiện, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử
lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không
đúng quy định.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển, giết mổ động vật chết, động vật mắc
mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm
và kháng sinh không có trong danh mục chăn nuôi.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch
quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý
thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và các phản ánh về mất an toàn thực
phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Tham mưu Sở tổ chức sơ kết,
tổng kết và theo dõi tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị này về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
3. Sở Y tế
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
tăng cường quản lý toàn diện an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành;
b) Thường xuyên tuyên truyền,
cập nhật phổ biến danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản
phẩm thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
c) Tổ chức tập huấn và yêu cầu
các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp, trường học
và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung bảo đảm các loại động vật, sản
phẩm động vật nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm
soát của cơ quan thú y.
4. Sở Công
thương
a) Phối hợp với các sở,
ngành liên quan quy hoạch chợ đầu mối giao thông hoặc chợ chuyên kinh doanh,
buôn bán động vật, sản phẩm động vật; hướng dẫn, bố trí đối với các siêu thị, cửa
hàng tiện ích... có các khu vực riêng đạt yêu cầu để kinh doanh các sản phẩm động
vật theo đúng quy định;
b) Chủ trì và phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng đề án quản lý, nhận diện
và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm thuộc dự án mô hình chợ
thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tổ chức
ký kết với các tỉnh lân cận trong việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật về
tiêu thụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải có nguồn gốc rõ ràng;
c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý
thị trường kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm liên quan tới đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong khâu bán lẻ sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ;
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và hỗ trợ bố trí lực lượng tại các trạm kiểm
dịch động vật đầu mối giao thông theo quy định của Luật Thú y khi có dịch bệnh
xảy ra hoặc đột xuất theo yêu cầu.
5. Sở Tài
nguyên và Môi trường
a) Tăng cường phổ biến, tập huấn,
hướng dẫn nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với các cơ
sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
b) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
và định kỳ thực hiện công tác kiểm tra sau phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá
tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường để kịp thời xử lý, điều chỉnh
nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi đi vào giai đoạn vận hành.
6. Sở Tài
chính: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động
tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ,
kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh thú y, an
toàn thực phẩm.
7. Công an
tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với lực
lượng quản lý thị trường, thú y và chính quyền cơ sở để triệt phá tận gốc các tổ
chức, đường dây có hành vi buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để chế biến
làm thực phẩm, động vật bị bơm nước, tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ; đặc
biệt chú trọng kiểm tra các cơ sở giết mổ trái phép, cơ sở thu gom động vật, điểm
trung chuyển gia súc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh
sát môi trường giám sát việc xả chất thải ra ngoài môi trường của các cơ sở
chăn nuôi và giết mổ trên địa bàn tỉnh; lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ,
Cảnh sát đường thủy, Công an các huyện, thành phố hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ
cùng chính quyền địa phương và các sở, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra,
kiểm soát các phương tiện vận chuyển, cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia
súc, gia cầm.
c) Bố trí lực lượng Cảnh sát
giao thông tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông theo quy định của
Luật Thú y. Bên cạnh đó, trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường
nếu phát hiện các phương tiện tham gia giao thông vận chuyển động vật và sản phẩm
động vật không rõ nguồn gốc, đề nghị thông báo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và
Thú y hoặc các lực lượng chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý kịp thời.
d) Trường hợp phát hiện vi
phạm, thực hiện đồng bộ các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật, bao gồm hình thức phạt tiền, tiêu hủy, chuyển mục đích sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi, xử lý gian lận thương mại; xem xét xử lý hình sự các vụ,
việc có dấu hiệu tội phạm.
8. Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Thường xuyên thông tin tuyên
truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về công tác quản lý chăn nuôi, giết
mổ, kinh doanh, vận chuyên gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo
vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng các hành vi vi phạm pháp luật về thú y và an
toàn thực phẩm.
9. Tổ chức
thực hiện
a) Giám đốc các sở, ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và
thi hành nghiêm Chỉ thị này. Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu còn để tình trạng giết mổ trái phép, không đảm
bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trên địa bàn quản
lý.
b) Giao Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, thường
xuyên nắm tình hình, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương, định kỳ hằng
năm tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
c) Trong quá trình thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trình
|