Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 24/02/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 1964 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG GIỮA NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH NỘI THƯƠNG TRONG VIỆC PHÂN PHỐI GỖ VÀ CÁC HÀNG LÂM SẢN KHÁC

Căn cứ nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là “ trồng cây, gây rừng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, bảo quản và chế biến những loại lâm sản do Chính phủ giao cho ngành lâm nghiệp phụ trách tại rừng v.v… cung cấp gỗ cây, tre, nứa, lá, song, mây, than gỗ, củi, v.v.. cho các Bộ… theo kế hoạch "quy định trong các văn bản hiện hành của Nhà nước (nghị định số 140-CP ngày 29-6-1961 của Hội đồng Chính phủ về quyết định số 7-TTg ngày 14-1-1962 của Thủ tướng Chính phủ).

Xuất phát từ quan điểm phải tiến tới thống nhất mọi việc lưu chuyển hàng hóa trên thị trường (hiện nay còn phân công cho nhiều ngành phụ trách) vào ngành nội thương, và đối với các hàng hóa lưu chuyển trong nội bộ các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước thì xí nghiệp sản xuất có thể giao thẳng cho khách hàng, chứ không qua khâu nội thương.

Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ, trong phiên họp ngày 5-2-1964, đã quyết định việc phân công giữa ngành lâm nghiệp và ngành nội thương như sau:

1. Giao cho ngành lâm nghiệp đảm nhiệm việc phân phối gỗ và các hàng lâm sản khác cho các nhu cầu theo kế hoạch của các xí nghiệp quốc doanh (kể cả công tư hợp doanh) và cơ quan Nhà nước.

Giao cho ngành nội thương đảm nhiệm việc phân phối cho nhu cầu thị trường, gồm nhu cầu của hợp tác xã, nhu cầu của dân và các nhu cầu nhỏ, lẻ tẻ ngoài kế hoạch của các xí nghiệp quốc doanh (kể cả công tư hợp doanh) và cơ quan Nhà nước.

Vì vậy, ngành lâm nghiệp bàn giao cho ngành nội thương nhiệm vụ phân phối cho nhu cầu thị trường ở một số tỉnh miền núi mà hiện nay ngành lâm nghiệp còn đảm nhiệm; ngành nội thương bàn giao cho ngành lâm nghiệp nhiệm vụ phân phối theo kế hoạch các nhu cầu của các xí nghiệp quốc doanh (kể cả công tư hợp doanh) và cơ quan Nhà nước ở các tỉnh đồng bằng mà hiện nay ngành nội thương còn đảm nhiệm.

Việc bàn giao này dựa vào các nguyên tắc sau đây:

- Không được tăng thêm biên chế và tăng thêm kinh phí như chi thêm về xây dựng cơ bản, về mua sắm, v.v…

- Việc bàn giao tổ chức, biên chế, tài sản phải tương xứng với nhiêm vụ của mỗi bên.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm giám đốc ngành lâm nghiệp và ngành nội thương trong việc bàn giao tổ chức, biên chế, Bộ Tài chính giám đốc trong việc bàn giao tài sản.

2. Giá cả giao dịch giữa ngành lâm nghiệp và ngành nội thương là giá điều động nội bộ.

Khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ của mậu dịch quốc doanh (sau khi trừ chiết khấu thương nghiệp) và giá điều động nội bộ là khoản tích lũy của Nhà nước hình thành do chính sách giá cả của Nhà nước.

Do yêu cầu của việc củng cố hạch toán kinh tế trong ngành nội thương, Bộ Tài chính bàn với Bộ Nội thương để hạch toán riêng khoản tích lũy này và có kế hoạch thu theo từng tuần kỳ dựa theo kế hoạch bán hàng.

3. Địa điểm giao nhận hàng giữa ngành lâm nghiệp và ngành nội thương phải thuận tiện cho việc phân phối bán lẻ. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng với Bộ Nội thương và Tổng cục Lâm nghiệp cần bàn bạc và quy định ngay những địa điểm thuận tiện cho việc phân phối bán lẻ để kịp tiến hành việc kinh doanh.

Nhân bàn vấn đề này, Chính phủ quyết định cải tiến cách giao chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ gỗ và các hàng lâm sản khác theo phương hướng Nhà nước giao toàn bộ chỉ tiêu bán lẻ cho Bộ Nội thương và Bộ Nội thương trực tiếp phân phối chỉ tiêu bán lẻ cho các địa phương, chứ không phải do Chính phủ giao trực tiếp cho các địa phương như hiện nay.

Đồng thời, Chính phủ nhắc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, khi lập kế hoạch bán lẻ, cần chú trọng đúng mức yêu cầu của hợp tác xã, của dân, không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng gỗ và các hàng lâm sản khác. Và ngành lâm nghiệp, trong quá trình chấp hành kế hoạch, phải có ý thức phấn đấu thực hiện tốt hơn kế hoạch đề ra.

Do yêu cầu của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1964, Bộ Nôi thương, Tổng cục Lâm nghiệp và các ngành liên quan cần có kế hoạch thi hành chỉ thị này một cách khẩn trương.

Bộ Nội thương và Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo kết quả việc thi hành chỉ thị này cho Thủ tướng Chính phủ.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 


Phạm Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 17-TTg ngày 24/02/1964 về việc phân công giữa ngành lâm nghiệp và ngành nội thương trong việc phân phối gỗ và các hàng lâm sản khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.526

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.181.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!