CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
166-CT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1989
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC RÀ SOÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Từ sau
Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước đã thông qua một
số Luật, Pháp lệnh; Hội đồng Bộ trưởng cũng ban hành một số văn bản pháp quy để
thay thế dần những văn bản xét ra không còn phù hợp với cơ chế mới quản lý kinh
tế xã hội. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế
các thể chế không còn phù hợp để tăng cường quản lý Nhà nước, phát huy hơn nữa
quyền chủ động của cơ sở trong sản xuất và kinh doanh, nhằm thực hiện tốt ba
chương trình kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và ổn định đời sống nhân
dân.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) ghi rõ: " Công cuộc đổi mới, yêu
cầu mở rộng dân chủ mọi mặt đời sống xã hội đang đòi hỏi phải khẩn trương đổi mới
hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Trước mắt, cần rà soát lại những văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến
Pháp), bổ sung và sửa đổi những điều cần thiết theo tinh thần đổi mới".
Rà soát hệ thống văn bản pháp luật
là việc làm thường xuyên, gắn với hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật. Các
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng
Bộ trưởng (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh,
thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân tỉnh) trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm chỉ đạo công
tác xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo công tác rà soát văn bản
pháp luật.
Trước mắt, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng yêu cầu các Bộ trưởng và các Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh từ nay đến cuối
năm 1989 tiến hành một đợt rà soát văn bản pháp luật như sau:
I. PHẠM VI RÀ
SOÁT VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Về nội dung văn bản:
Nói chung tất cả các văn bản
pháp luật đều nằm trong phạm vi rà soát.
Nhưng căn cứ vào yêu cầu đã nêu ở
trên, trọng tâm chú ý trong đợt rà soát trước mắt bao gồm những văn bản có các
nội dung sau đây, yêu cầu mỗi Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng,
nhiêm vụ quản lý cụ thể mà xác định phần rà soát của mình.
- Những văn bản pháp quy liên
quan đến việc thực hiện Quyết định số 217-HĐBT ngày 14-1-1987, Nghị định số
50-HĐBT ngày 22-3-1988 về Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, Nghị định số
98-HĐBT ngày 2-6-1988 về quyền làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp quốc
doanh.
- Những văn bản liên quan đến việc
thực hiện các chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Những văn bản liên quan đến việc
thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế: kế hoạch hoá, hợp đồng kinh tế, vật
tư, lao động thương nghiệp, giá, tài chính, ngân hàng xuất nhập khẩu, kinh tế đối
ngoại, v.v...
- Những văn bản về quản lý Nhà
nước đối với giáo dục, văn hoá, thông tin báo chí, y tế, xã hội, v.v...
- Những văn bản về thanh tra, về
quản lý trật tự, an ninh.
2. Về loại văn bản:
Theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Bộ trưởng, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ban hành nhiều loại văn
bản, trong đợt này, cần tập trung rà soát những văn bản mang tính pháp quy thuộc
thẩm quyền ban hành của mỗi cấp.
Các Bộ vừa rà soát những văn bản
của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
quy định vấn đề có liên quan đến phạm vi quản lý của mình, vừa rà soát những
văn bản do Bộ mình ban hành.
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh vừa rà
soát những văn bản của Hội đồng Nhân dân tỉnh, vừa rà soát những văn bản do Uỷ
ban Nhân dân ban hành.
3. Về thời gian ban hành, chỉ rà
soát những văn bản được ban hành từ tháng 7 năm 1976 đến nay và một số ít văn bản
ban hành trước tháng 7 năm 1976 được giữ lại để thi hành thống nhất trong cả nước
theo Nghị quyết số 76-CP ngày 25-3-1977 và Nghị định số 305-CP ngày 30-8-1979 của
Hội đồng Chính phủ.
II. TỔ CHỨC
VÀ PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT VĂN BẢN.
1. Sau khi nhận được Chỉ thị này
mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần tổ chức một nhóm cán bộ gồm những người nắm
quan điểm, chính sách mới của Đảng từ Đại hội VI đến nay, có kiến thức pháp lý
nhất định và nắm được thực tiễn thi hành pháp luật để giúp Bộ, Uỷ ban Nhân dân
tỉnh trong công tác này. Nhóm cán bộ này do một Thứ trưởng hoặc Phó Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Nhưng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
tỉnh vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng và kết quả rà soát.
2. Phải làm khẩn trương, không
kéo dài thời gian, nhưng bảo đảm chính xác. Dựa vào nòng cốt có năng lực để tập
hợp và phân loại văn bản, đi sâu nghiên cứu, chuẩn bị vấn đề đưa ra tập thể
lãnh đạo thảo luận, đồng thời thu hút cán bộ các ngành hữu quan tham gia ý kiến
về những văn bản cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.
III. XỬ LÝ KẾT
QUẢ RÀ SOÁT
1. Chậm nhất là đến cuối năm
1989 kết thúc đợt rà soát này, mỗi Bộ, mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải đi đến kết
luận, lên danh mục các loại văn bản:
- Những văn bản cần bãi bỏ (toàn
bộ hoặc một phần và nội dung cần bãi bỏ).
- Những văn bản cần sửa đổi, bổ
sung và hướng sửa đổi, bổ sung.
- Những văn bản cần xây dựng mới
và hướng quy định của văn bản mới đó.
2. Căn cứ vào kết luận nói trên
mỗi Bộ. Mỗi Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định (chính thức) bãi bỏ những văn bản
do Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành mà nay xét thấy không còn phù hợp nữa và
không cần thiết nữa. Đối với những vấn đề cần phải có văn bản pháp quy mà văn bản
hiện hành cần sửa đổi hoặc bãi bỏ thì Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao trách nhiệm
cho các cơ quan trực thuộc tiến hành ngay việc soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc văn bản mới để Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành thay thế văn bản cũ.
3. Căn cứ vào kết luận nói trên,
các Bộ có công văn đề nghị Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định hoặc kiến nghị Quốc
hội, Hội đồng Nhà nước bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản
thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Quốc
hội, Hội đồng Nhà nước. Công văn nói trên gửi Hội đồng Bộ trưởng đồng thời gửi
Bộ Tư pháp để theo dõi.
Các Uỷ ban Nhân dân kiến nghị Hội
đồng Nhân dân tỉnh bãi bỏ, sửa đổi,
bổ sung hoặc xây dựng mới những
nghị quyết của Hội đồng Nhân dân.
IV. TRÁCH NHIỆM
HƯỚNG DẪN, THEO DÕI RÀ SOÁT.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng
dẫn các Bộ khác và Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nghiệp vụ rà soát văn bản.
Bộ Tư pháp chuẩn bị trình Hội đồng
Bộ trưởng xem xét kiến nghị của các Bộ về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và xây
dựng mới những văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội
đồng Nhà nước, Quốc hội; dự thảo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc bãi
bỏ các văn bản lỗi thời của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với
danh mục kèm theo; dự thảo chương trình xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung
các văn bản hiện hành của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; dự
thảo kiến nghị của Hộ đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước về việc bãi bỏ, sửa
đổi, bổ sung các văn bản hiện hành của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước, về chương
trình xây dựng Luật và Pháp lệnh năm 1990 (sau khi trao đổi với Toà án Nhân dân
tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về những vấn đề có liên quan).
Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh sau
khi rà soát cẩn thận, cần khẩn trương xây dựng tập hệ thống các văn bản pháp
quy có hiệu lực để phổ biến, sử dụng trong phạm vi quản lý của ngành mình hoặc
địa phương mình. Việc xác định vấn đề nào, văn bản pháp quy nào không phổ biến
do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định. Các tập hệ
thống các văn bản pháp quy của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành phải gửi
cho Bộ Tư pháp một bản để theo dõi.