Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 117-CT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 02/04/1984 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 117-CT

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 1984

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỰ CHỈ ĐẠO CỦA CÁC BỘ, UỶ BAN NHÀ NƯỚC, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HUYỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CẤP HUYỆN

Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá V) và Nghị quyết số 50/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, nhiều ngành ở Trung ương đã có những chuyển biến bước đầu, góp phần vào kết quả chung trong công tác xây dựng huyện năm 1983. Song, nhìn chung sự hoạt động của các cơ quan Trung ương không đồng đều, bên cạnh những cơ quan làm khá, vẫn còn một số Bộ, Ban, ngành chưa làm được mấy, nhất là một số ngành trong khối công nghiệp.

Để thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết của Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng ngành mình trên địa bàn huyện, phấn đấu tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong năm 1984, tập trung vào những huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh, trước hết là các huyện có nhiều sản phẩm hàng hoá về lương thực, nhất là các huyện trọng điểm về lúa, cây công nghiệp xuất khẩu. Hết sức chú trọng tạo nên những điển hình của ngành thuộc các vùng khác nhau để rút kinh nghiệm.

Để đạt được mục tiêu nói trên, cần làm tốt các công tác sau đây:

1. Sơ kết rút kinh nghiệm về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện của ngành trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra nội dung và kế hoạch hành động cho thời gian tới; hướng dẫn việc soát xét bổ xung qui hoạch của ngành đến địa bàn huyện, theo hướng gắn nông - lâm - ngư với công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến, sản xuất với lưu thông phân phối; sản xuất với đời sống, kinh tế với quốc phòng... Cần hoàn thành công tác qui hoạch ngành trên địa bàn huyện trong năm 1984, riêng đối với các huyện điểm phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm.

2. Tổ chức triển khai ngay những công tác cụ thể thuộc chức năng của ngành như hướng dẫn các tỉnh phân công, phân cấp quản lý về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, phân giao cho huyện những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện; Hướng dẫn việc xây dựng tiếp các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết tạo điều kiện cho huyện bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Tổ chức lại sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, chú trọng việc chế biến nông - lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu phát triển cơ sở công nghiệp cơ khí chủ yếu là sửa chữa, sản xuất công cụ cầm tay và công cụ cải tiến, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi), giao thông vận tải; ở những nơi có điều kiện cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển các cơ sở năng lượng như thuỷ điện, điện chạy bằng trấu, sức gió ... Với qui mô nhỏ và vừa là chính, hơi mê-tan, v.v... Trên cơ sở vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

3. Xem xét lại những chính sách, chế độ cần bổ xung và sửa đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể ở từng vùng như chính sách giao nộp nông sản thực phẩm, lập quĩ lương thực, quĩ hàng hoá, qui định tỷ lệ triết khấu và thặng số thương nghiệp hợp lý, bảo đảm cho cơ sở ở huyện hoạt động được tốt.

Các ngành cần tổ chức việc nghiên cứu và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định trong quí II năm 1984.

4. Kiện toàn bộ máy, tăng cường cán bộ cho huyện.

Trên cơ sở phân loại hình huyện, các Bộ, Ban, ngành cần xây dựng qui hoạch đội ngũ cán bộ cho từng loại huyện (cả về quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế), có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và bổ xung cán bộ cho tỉnh, huyện đủ sức làm tốt nhiệm vụ của ngành, từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ; trước mắt cần bổ sung ngay cho các huyện miền Nam, Tây Nguyên và các miền núi phía Bắc.

Ban tổ chức của Chính phủ cần tập hợp yêu cầu về cán bộ của các tỉnh, huyện và làm việc với các ngành để đáp ứng kịp thời.

Hình thành và củng cố các tổ chức xí nghiệp, công ty làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của huyện, có đủ tư cách pháp nhân, do huyện quản lý.

5. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng nhanh chóng các huyện điểm của ngành, bồi dưỡng phát huy các huyện điển hình của ngành, kết hợp với các huyện trọng điểm của tỉnh. Cần tập trung sức xây dựng tốt cơ sở của ngành ở các huyện điểm, trước hết hướng vào các huyện Văn Chấn (Hoàng Liên Sơn), Hải Hậu (Hà Nam Ninh), Thọ Xuân (Thanh Hoá), Điện Bàn (Quảng Nam - Đà Nẵng), Long Phú (Hậu Giang); Thống nhất (Đồng Nai), Krông-Pách (Đắc Lắc), sớm tạo nên những mô hình huyện một cách đồng bộ cho từng vùng.

6. Khẩn trương củng cố, tăng cường tổ chức chuyên trách công tác xây dựng huyện của các Uỷ ban, Bộ, Tổng cục. Phải coi công tác xây dựng huyện là công tác trung tâm thường xuyên của ngành, Bộ trưởng phải quan tâm chỉ đạo và phân công Thứ trưởng thường trực trực tiếp phụ trách và chọn một số cán bộ có năng lực, nhiệt tình chuyên trách. Thống nhất hoạt động của các Cục, Vụ, Viện, Phòng, Ban trong ngành ở bộ cũng như địa phương trong công tác xây dựng huyện.

7. Cần quan hệ chặt chẽ với Ban xây dựng huyện Trung ương để thống nhất chương trình hành động giữa các ngành ở Trung ương với địa phương. Ngoài việc trao đổi, phản ánh tình hình thường xuyên, cứ 3 tháng một lần, Ban xây dựng huyện Trung ương sẽ cùng các cơ quan Trung ương kiểm điểm việc thực hiện chương trình xây dựng huyện.

Trong báo cáo tháng, quí, năm gửi lên Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban, Tổng cục phải có phần báo cáo về kết quả những việc đã làm trong việc xây dựng và tăng cường cấp huyện.

Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng cần phân công người theo dõi việc xây dựng huyện của các Bộ, Uỷ ban, Tổng cục và địa phương và thường xuyên báo cáo.

Năm 1984, công tác xây dựng huyện cần phải được đẩy mạnh hơn, có kết quả cụ thể, thiết thực hơn bảo đảm yêu cầu của Trung ương, Đảng và Chính phủ và đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng huyện cả về chiều rộng và chiều sâu. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cải tiến công tác chỉ đạo để chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị này.

 

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 117-CT ngày 02/04/1984 về việc tăng cường sự chỉ đạo của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, ban, ngành Trung ương đối với công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.703

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.169.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!