UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/CT-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 24 tháng 10 năm 2013
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC
KIỂM TRA, RÀ SOÁT, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO PHỨC TẠP, TỒN ĐỌNG
Qua hơn 1 năm thực hiện Kế hoạch số 1130/KH-TTCP
ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết
các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Chủ tịch UBND tỉnh
đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm
10/11 vụ việc thuộc thẩm quyền xem xét giải quyết của địa phương, đã tạo ra sự
chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay
trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Từ đó, vẫn còn xảy ra một số
trường hợp khiếu nại đông người, phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Để tổ chức việc triển khai và thực hiện
Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ chỉ đạo tiếp
tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo
dài và Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc giải quyết các vụ
việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ được
thể hiện tại Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 09/10/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ trong thời gian tới. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần phải
xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp, các ngành để
góp phần giải quyết chấm dứt các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng;
việc kiểm tra, rà soát, giải quyết cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của
các cấp, các ngành để trao đổi, tháo gỡ vướng mắc và thống nhất biện pháp giải
quyết; đồng thời tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị, nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình giải quyết.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban
ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung như
sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tập trung kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu
nại, yêu cầu đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật còn tồn đọng,
chưa tổ chức thực hiện được. Qua kiểm tra, rà soát:
+ Đối với các vụ việc đã được giải quyết đúng
pháp luật, có lý, có tình thì vận động công dân thực hiện. Nếu do điều kiện,
hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt khó khăn thì vận dụng chính sách xã hội và
điều kiện cụ thể của địa phương để hỗ trợ nhằm bảo đảm công dân ổn định cuộc
sống, chấm dứt khiếu nại.
+ Đối với các vụ việc, qua kiểm tra, rà soát có
phát sinh tình tiết mới phải thay đổi nội dung giải quyết thì giải quyết lại
hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết lại cho đúng pháp luật,
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khi có quyết định giải
quyết lại thì phải tổ chức thực hiện quyết định ngay, không để kéo dài.
- Sớm đưa ra xem xét, giải quyết những vụ việc
khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm quyền. Đối với những vụ việc
phức tạp, khó khăn thì tổ chức họp Hội đồng tư vấn (Ban giải quyết khiếu tố) để
trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất hướng giải quyết; cần thiết, nên mời Thanh
tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ngành liên quan tham dự để hỗ
trợ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc, không để tồn đọng, kéo dài.
- Tranh thủ ý kiến của các cơ quan tư pháp địa
phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội có liên quan, phù hợp
với tình hình thực tiễn của địa phương; nếu giải quyết sai, phải giải quyết
lại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Trong quá trình thực hiện kiểm tra, rà soát,
giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cần phải tạo được sự đồng thuận, thống
nhất giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở tuân thủ quy định của
pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương để thống nhất phương án giải
quyết; tổ chức đối thoại với công dân với sự tham gia của các tổ chức chính
trị, xã hội có liên quan để xem xét, giải quyết bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân được pháp luật quy định, gắn với giáo dục, thuyết phục, giải
thích, hướng dẫn pháp luật để công dân thông hiểu và chấp hành.
2. Chánh Thanh tra tỉnh:
- Khẩn trương thẩm tra, xác minh, đề xuất hướng
giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao.
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thông báo chấm dứt
xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và công khai đối với những vụ việc giải
quyết đúng pháp luật, có lý, có tình.
- Kết hợp các cơ quan chức năng có liên quan,
tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh về biện pháp xử lý nghiêm minh đối với một số người
lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo xâm phạm lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, gây mất an ninh, trật tự công cộng.
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với
Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để giải quyết các vụ việc phức
tạp đã được rà soát, kiểm tra; phối hợp tiếp công dân, xử lý các đoàn khiếu
kiện đông người đến các cơ quan Trung ương, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và
UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận,
quyết định, biện pháp giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được rà soát,
kiểm tra.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường và các sở ngành liên quan cùng UBND các huyện, thị xã,
thành phố kiểm tra, rà soát các vụ việc còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Qua
kiểm tra, rà soát, nếu vụ việc không có phát sinh tình tiết mới thì tham mưu
Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đối thoại với công dân và ban hành thông báo chấm
dứt thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày
19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ; nếu vụ việc có phát sinh tình tiết mới phải
thay đổi nội dung quyết định đã giải quyết thì tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải
quyết lại vụ việc cho đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân. Đối với những vụ việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật thì
tham mưu UBND tỉnh báo cáo xin ý kiến Thanh tra Chính phủ, Bộ, ngành liên quan
để được giúp đỡ, hỗ trợ để đi đến thống nhất hướng giải quyết dứt điểm vụ việc.
Trường hợp vượt thẩm quyền thì tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh có báo cáo gửi xin ý
kiến giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.
3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Khẩn trương thẩm tra, xác minh, đề xuất hướng
giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao.
- Tập trung kiểm tra, rà soát, sớm đưa ra xem
xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm
quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Giám đốc Sở Tài chính:
- Khẩn trương thẩm tra, xác minh, đề xuất hướng
giải quyết các vụ việc khiếu nại, yêu cầu có liên quan đến việc trưng mua hàng
hoá, tài sản,… còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch
UBND tỉnh khi được giao.
- Tập trung kiểm tra, rà soát, sớm đưa ra xem
xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm
quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tài chính.
5. Giám đốc Sở Xây dựng:
- Khẩn trương thẩm tra, xác minh, đề xuất hướng
giải quyết các vụ việc khiếu nại, yêu cầu xin lại nhà đất do Nhà nước đã quản
lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 còn tồn đọng, kéo dài
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao.
- Tập trung kiểm tra, rà soát, sớm đưa ra xem
xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm
quyền giải quyết của Giám đốc Sở Xây dựng.
6. Đối với giám đốc các sở ngành còn lại:
- Khẩn trương thẩm tra, xác minh, đề xuất hướng
giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao.
- Tập trung kiểm tra, rà soát, sớm đưa ra xem
xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm
quyền của giám đốc sở ngành.
Trong quá trình giải quyết, nếu các sở ngành gặp
khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật thì có văn bản xin ý kiến Bộ ngành
liên quan để được hướng dẫn, hỗ trợ nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc, không để
tồn đọng, kéo dài.
Nhận được Chỉ thị này, Giám đốc các sở ngành,
Chánh thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tổ
chức thực hiện ngay. Định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm báo cáo kết quả
thực hiện về Thanh tra tỉnh chậm nhất là vào các ngày 15/3, 15/6, 15/9 và 15/12
hàng năm, để Thanh tra tỉnh tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra
Chính phủ.
Giao Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./.