UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/CT-UBND
|
Việt Trì, ngày 17 tháng 5 năm 2005
|
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
Thực
hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Nghị định 135/2003/NĐ-CP). Thời
gian qua công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có chứa quy
phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm
triển khai và đạt được hiệu quả bước đầu. Qua kiểm tra, một số văn bản có nội
dung trái pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền đã được bãi bỏ, những sai
sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đã từng bước được
khắc phục, góp phần nâng cao tính hiệu lực, khả thi của văn bản.
Tuy
vậy việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản chưa thực sự đáp
ứng yêu cầu, kết quả kiểm tra văn bản chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện chất lượng
văn bản đã ban hành; việc tự kiểm tra văn bản ở nhiều địa phương, đơn vị thực
hiện chưa tốt; một số Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã chưa thường
xuyên gửi văn bản về cơ quan Tư pháp cấp trên để kiểm tra; một số kiến nghị xử
lý văn bản trái pháp luật chậm được tiếp thu, xử lý. Bên cạnh đó nhiều cơ quan
đơn vị chưa phối hợp chặt chẽ với ngành Tư pháp trong việc tổ chức thẩm định
văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện chưa đúng, chưa hết trách nhiệm theo quy
định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quyết định 690/QĐ-UB ngày
09/4/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bản quy định quản lý công
tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyên
nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trên là do một số đơn vị chưa nhận thức
đầy đủ và quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra,
xử lý văn bản quy phạm pháp luật, chưa coi đó là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình
nên thiếu sự quan tâm đúng mức; quy trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý
văn bản chưa được chấp hành nghiêm chỉnh; đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm
bảo cho công tác kiểm tra văn bản chưa đáp ứng yêu cầu.
Để
tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, góp phần bảo
đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ
ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1.
Các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến,quán triệt sâu sắc
các nội dung, yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Nghị định 135/2003/NĐ-CP và các văn bản có liên
quan nhằm nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức trong hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý văn bản.
2.
Thực hiện tốt công tác quản lý ban hành văn bản; tự kiểm tra, xử lý văn bản.
Các
Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức
thực hiện tốt công tác quản lý ban hành văn bản theo lĩnh vực, địa bàn quản lý
nhà nước của mình, khi phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù
hợp kiến nghị, thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã ban hành để thực hiện
tự kiểm tra, xử lý (đồng gửi văn bản cho Sở Tư pháp để theo dõi).
Chấn
chỉnh, khắc phục tình trạng không gửi, chậm gửi văn bản để kiểm tra. Trong thời
hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày, kể từ ngày ký ban hành, văn bản phải được gửi
đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo địa chỉ sau:
-
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành về
Cục kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp và các tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành,
lĩnh vực để kiểm tra đồng thời gửi văn bản đến Sở Tư pháp để giúp Uỷ ban nhân
dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tự kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật;
-
Các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi văn bản do mình
ban hành đến sở Tư pháp; Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi văn bản
do mình ban hành đến Phòng Tư pháp;
-
Sở Tư pháp gửi văn bản do mình ban hành đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh,
Phòng Tư pháp gửi văn bản do mình ban hành đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Cơ
quan ban hành văn bản phải thường xuyên tổ chức rà soát, tự kiểm tra các văn
bản do mình ban hành, định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo UBND và cơ quan
tư pháp cấp trên. Khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền kết luận kiểm tra,
xử lý văn bản, cơ quan đã ban hành văn bản phải khẩn trương tiến hành tự kiểm
tra, xử lý theo đúng thời hạn đã quy định tại Điều 22 Nghị định 135/2003/NĐ-CP.
3.
Nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan tư pháp trong việc giúp Uỷ ban nhân dân
cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản.
Hàng
năm, cơ quan tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản ở địa phương; đôn đốc, chỉ đạo, sơ,
tổng kết công tác kiểm tra văn bản; tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng và
quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản.
4.
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn
bản.
Tại
các sở, ngành phải bố trí tối thiểu 01 công chức làm công tác pháp chế theo quy
định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ.
Sở
Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
làm công tác kiểm tra văn bản thuộc Sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị và Sở Nội vụ kiện toàn đội
ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản thuộc Phòng Tư pháp, xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã
nhằm từng bước chuẩn hoá, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra văn bản do Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành.
5.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu văn bản đã ban
hành tạo điều kiện để nhân dân biết, thực hiện và giám sát hoạt động ban hành
văn bản.
Các
sở, ngành, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã phải tiến hành
niêm yết công khai văn bản do mình ban hành tại trụ sở cơ quan và gửi cơ quan
thông tin đại chúng ở địa phương để thông tin tuyên truyền.
Báo
Phú Thọ, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh của các địa phương
có trách nhiệm tiếp nhận, thông tin thường xuyên các văn bản mới ban hành của
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp mình.
Văn
phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh đổi mới
tổ chức và hoạt động xuất bản, phát hành Công báo tỉnh theo đúng Nghị định số
104/2004/ND-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
6.
Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản thực hiện theo quy định
tại Thông tư Liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của Liên bộ: Bộ
Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho
công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu công
tác, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công
tác kiểm tra văn bản tổng hợp chung trong dự toán kinh phí hoạt động thường
xuyên.
Kiểm
tra và xử lý văn bản là công tác rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tổ chức
triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã phân công. Giao Sở Tư pháp
hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6
tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
|
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH
Ngô Đức Vượng
|