ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
08/2008/CT-UBND
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2008
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI NĂM 2008 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong những năm qua, công tác bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô đạt được
nhiều kết quả tích cực; Theo dự báo, năm 2008 tình hình an ninh chính trị trên
thế giới và khu vực sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp
tục hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Tình hình tội phạm và tệ nạn
xã hội có nhiều khả năng phát sinh một số loại tội phạm mới.
Để giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, UBND thành phố yêu cầu Công an thành
phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện
triển khai thực hiện tốt một số nội dung công tác sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân tham gia phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn
kết dân tộc của cả hệ thống chính trị; Tiếp tục thực hiện phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận
quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh của thế trận lòng dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Thủ đô.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình
điển hình tiên tiến trong phong trào phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm,
giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Nâng cao hiệu quả hoạt động
của phong trào quần chúng tham gia tố giác tội phạm và phong trào tự quản ở cơ
sở. Thực hiện nghiêm Nghị định 38/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của
lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng.
- Chú trọng công tác quản lý, giáo
dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an, quân
đội nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác và ý thức phục vụ nhân dân; xây dựng lực
lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại; đồng thời thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến
sỹ trong lực lượng vũ trang.
2. Công tác bảo đảm an ninh
chính trị: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình 03/CTr-TU của Thành
ủy Hà Nội về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô giai
đoạn 2006-2010. Làm tốt công tác trinh sát nắm tình hình để kịp thời xây dựng
phương án diễn tập phòng chống khủng bố, gây rối, bạo loạn nhằm nâng cao năng
lực chỉ huy, kỹ năng thực hành chiến đấu của các lực lượng vũ trang; đồng thời
có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra khủng bố, phá hoại trên địa
bàn Hà Nội. Tham mưu, đề xuất với UBND thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Phòng
chống khủng bố từ thành phố đến các quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng và triển khai thực hiện
các phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện
chính trị, văn hóa, thể thao lớn diện ra trên địa bàn Hà Nội. Các Sở, Ban,
Ngành, UBND các quận, huyện thực hiện tốt Quy chế bảo vệ chính trị nội bộ, quy
định của pháp luật về Bảo vệ bí mật Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn
trọng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thời cần xử lý
nghiêm các đối tượng hoạt động truyền đạo trái phép vi phạm pháp luật; chủ động
giải quyết từ cơ sở những nhu cầu dân sinh bức xúc, làm tốt công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo không để mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân hình thành
điểm nóng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện có hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước về an ninh đối ngoại: quản lý xuất nhập cảnh; quản lý người
nước ngoài, các Văn phòng đại diện nước ngoài, số đối tượng thuộc diện cấm nhập
cảnh, cấm xuất cảnh, đối tượng cần chú ý khi nhập cảnh theo quy định của Chính
phủ.
- Thường xuyên cải tiến nội dung,
biện pháp từng bước hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Công an thành phố và Bộ chỉ
huy quân sự thành phố theo Quyết định 107/2003/QĐ-TTg ngày 02/6/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế phối hợp giữa Công an và Quân sự thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình
mới.
Thực hiện đúng các quy định của Nhà
nước và thành phố về đăng ký quản lý hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng không
để tình hình cộng đồng người cư trú trái phép (kể cả người nước ngoài) dẫn đến
hoạt động vi phạm pháp luật trên địa bàn.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020. Phối hợp rà soát để tham mưu, đề xuất với UBND thành phố bãi bỏ, sửa đổi
bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của
thành phố nhằm triển khai thực hiện các văn bản Luật, Pháp lệnh liên quan đến
an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
3. Công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm và các loại Tệ nạn xã hội: Tiếp tục triển khai thực hiện
Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; xây dựng và
tổ chức thực hiện các chuyên đề về đấu tranh trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm
tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, số đối tượng lưu manh,
côn đồ hung hãn đâm thuê chém mướn hoạt động có tổ chức; các đường dây buôn
bán, vận chuyển ma túy và các loại tệ nạn xã hội khác. Chủ động mở các đợt cao
điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhất là vào những thời điểm diễn ra các sự kiện
chính trị, văn hóa quan trọng trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt chú ý không để phát
sinh tụ điểm phức tạp tại các khu vực giáp ranh, các khu đô thị mới.
Tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô
hình xã, phường, địa bàn dân cư, cơ quan, trường học không có tệ nạn xã hội. Có
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, chữa trị tại các Trung tâm
chữa bệnh bắt buộc. Xây dựng Kế hoạch triệt phá các tụ điểm phức tạp về mại
dâm, cờ bạc, nghiện hút trên địa bàn; tăng cường biện pháp quản lý các cơ sở
kinh doanh dịch vụ văn hóa không để gây nhức nhối trong dư luận xã hội.
4. Bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, trật tự đô thị, phòng chống cháy nổ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục Luật giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật giao
thông của các tầng lớp nhân dân. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt
các dự án phát triển giao thông đô thị, tăng cường năng lực giao thông của
thành phố.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban An toàn giao thông thành phố. Duy trì tốt công tác quản lý trật tự hè phố,
lòng đường nhất là các tuyến phố chính của thành phố; củng cố, nhân rộng các
“tuyến phố văn minh đô thị” theo tiêu chí mới, thực hiện quy hoạch về mạng lưới
chợ; phát huy vai trò, hiệu quả của lực lượng tự quản và các mô hình tự quản ở
cơ sở trong giữ gìn trật tự đô thị.
- Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm
tra, phát hiện và xử lý những vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô
thị; giải tỏa các chợ tạm, chợ cóc, các điểm sử dụng vỉa hè, lòng đường không
đúng quy định.
- Lập dự án xây dựng, cải tạo trụ
sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo
đảm an ninh trật tự, bảo đảm giao thông phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội của Thủ đô, báo cáo Bộ Công an và UBND thành phố xem xét.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận
động nhân dân và các tổ chức thực hiện nghiêm quy định về PCCC, đồng thời có kế
hoạch củng cố lực lượng PCCC ở cơ sở và phát triển nguồn nước tại các địa bàn
dân cư nhằm nâng cao năng lực giải quyết các tình huống cháy, nổ tại cơ sở.
Yêu cầu Công an thành phố, Bộ Chỉ
huy quân sự thành phố, các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện triển khai thực
hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- TT Thành ủy;
- TT HĐNDTP (để báo cáo)
- Các đ/c PCT. UBNDTP;
- CATP;
- BCHQSTP;
- Các Sở, Ban, Ngành;
- UBND các quận, huyện (để thực hiện)
- CPVP, các Phòng CV; TTLT;
- Lưu VT
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|