ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Phú Yên, ngày 12
tháng 02 năm 2014
|
CHỈ
THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Trong những năm qua, tỉnh Phú Yên
đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành các quy định
về bảo vệ môi trường (BVMT) của các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh
và cộng đồng dân cư; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã từng bước đầu tư công
nghệ mới, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép
trước khi xả thải ra môi trường và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh vẫn xảy ra gây ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh và tạo dư luận không tốt trong xã hội.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân, với mục đích
khắc phục và ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây bức
xúc trong nhân dân và dư luận xã hội; Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị cho các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
ngay một số nhiệm vụ sau:
I. Tổ chức quán triệt, phổ biến rộng
rãi các nội dung
1. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa
IX); các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác BVMT đến toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; cụ thể
hóa nhiệm vụ BVMT vào kế hoạch hàng năm của đơn vị mình đảm bảo phù hợp với yêu
cầu thực tế tại địa phương.
2. Kế hoạch hành động số
106/KH-UBND ngày 08/11/2013 của UBND Tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 56-KH/TU
ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày
28/6/2013 của UBND Tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
II. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Phòng
Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49), Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh
(đối với các cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp và các khu chức năng
trong Khu kinh tế Nam Phú Yên), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và
các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra,
thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn; rà soát bổ sung các cơ sở có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để tổ chức thanh tra, kiểm tra,
trong đó tập trung vào các cơ sở có lượng chất thải lớn, chất thải độc hại và
có hoạt động nhạy cảm về môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm,
đặc biệt là biện pháp đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động hoặc buộc di dời theo
quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
xác nhận các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận
hành chính thức; Tổ chức rà soát và yêu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh có
công nghệ sản xuất và xử lý môi trường lạc hậu phải xây dựng lộ trình thay thế
trước năm 2020.
- Đối với các vi phạm kéo dài, chậm
được phát hiện, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân có liên
quan, cương quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp có biểu hiện dung túng,
bao che, bảo kê cho cơ sở vi phạm.
- Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khẩn trương tổ chức triển khai có hiệu quả kế
hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày
01/10/2013; trong đó đặc biệt lưu ý tổ chức rà soát, phát hiện các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường mới phát sinh để đưa vào danh mục phải xử lý triệt để, đi đôi
với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát, ngăn chặn, phòng ngừa phát
sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND Tỉnh về chiến lược bảo vệ môi trường
theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Chủ động phối hợp, thông tin đầy
đủ kịp thời cho cơ quan báo chí về các vấn đề môi trường đang được dư luận xã hội
quan tâm, qua đó góp phần định hướng đúng dư luận, tránh các thông tin không đầy
đủ, tin đồn thất thiệt gây hoang mang, mất lòng tin của người dân đối với cơ
quan quản lý nhà nước, cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Tăng cường vai trò của cơ quan
chuyên môn về môi trường các cấp trong tổng hợp nhu cầu, đề xuất phân bổ, sử dụng
hợp lý nguồn chi sự nghiệp môi trường, bảo đảm việc sử dụng hiệu quả, đúng trọng
tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại địa phương, chấn chỉnh kịp thời tình trạng phân bổ không đủ,
phân bổ sai nội dung chi, phân bổ dàn trải, không đúng trọng tâm ưu tiên về bảo
vệ môi trường hàng năm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân, đặc biệt
là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND Tỉnh tăng cường nhân lực cho đội ngũ
cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, chủ động phát
hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Trong xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, và dự án phát triển chú ý đảm bảo hài hòa giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối,
bố trí vốn để thực hiện công tác quy hoạch, các chương trình, dự án về quản lý
chất thải rắn, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, các
cơ sở công ích ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phân loại theo Thông tư số
07/2007/TT-BTNMT ngày 07/7/2007, Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND Tỉnh về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích
đầu tư đối với các dự án xử lý môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải và
các dự án ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trên địa bàn Tỉnh.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND Tỉnh hàng
năm ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các cơ quan liên quan để thực hiện có hiệu
quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường theo quy định; tăng cường
đầu tư phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để kịp thời phát hiện các vi
phạm về bảo vệ môi trường; thực hiện tốt việc tổng hợp nhu cầu, đề xuất phân bổ,
sử dụng hợp lý nguồn chi sự nghiệp môi trường, bảo đảm việc sử dụng hiệu quả,
đúng trọng tâm, trọng điểm; chấn chỉnh kịp thời tình trạng phân bổ sai nội dung
chi, phân bổ dàn trải.
5. Công an Tỉnh: Tăng cường công
tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT; thực
hiện việc giám định, kiểm định các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT theo quy định
của pháp luật.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn và phối hợp với
các ngành thực hiện các biện pháp BVMT đạt kết quả.
- Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về BVMT trên địa bàn theo luật định; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT theo
thẩm quyền; giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu nại có liên quan đến môi trường
tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh và pháp luật khi để xảy
ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT; tổ chức vận động nhân dân
xây dựng hương ước, cam kết BVMT trong cộng đồng dân cư, đẩy mạnh công tác xã hội
hóa về BVMT.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ lập, đăng ký xác nhận bản cam kết BVMT theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, yêu cầu các cơ sở xây dựng phương án xử lý chất thải, phòng chống ô
nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trước khi đi vào hoạt động; chỉ đạo các
phòng chuyên môn nâng cao chất lượng thẩm định các dự án cải tạo phục hồi môi
trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chủ dự án phải thực hiện theo
đúng phương án được phê duyệt. Định kỳ sáu (6) tháng một lần gửi báo cáo cho
UBND Tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về hoạt động đăng ký và kiểm tra việc
thực hiện bản cam kết BVMT; việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo phục hồi
môi trường trên địa bàn mình quản lý.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị
trấn (gọi chung là cấp xã) phân công cụ thể cán bộ công chức phụ trách môi trường;
xây dựng kế hoạch BVMT hàng năm và từng bước bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường cấp xã, chủ động trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về
BVMT ở cơ sở.
7. Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị,
lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh:
Có trách nhiệm thực hiện pháp luật về BVMT thuộc phạm vi quản lý của mình; triển
khai kế hoạch truyền thông, giáo dục môi trường và các hoạt động BVMT tại đơn vị
đạt kết quả tốt.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ban, ngành và các đoàn thể,
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh nghiêm túc triển khai thực
hiện Chỉ thị này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Cự
|