Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2004/CT.UBNDT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
Ngày ban hành: 30/01/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2004/CT.UBNDT

Sóc Trăng, ngày 30 tháng 01 năm 2004

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Hiện nay, dịch cúm gia cầm bùng phát, lan nhanh tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, nhất ở khu vực Châu á. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng lan nhanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, tính đến ngày 29/01/2004 đã có 33 tỉnh, thành phố có dịch cúm gia cầm. Riêng tỉnh Sóc Trăng đã có 6/9 huyện, thị xảy ra dịch cúm gia cầm và có chiều hướng lan rộng trên toàn tỉnh, đặc biệt nghiêm trọng đã có một trường hợp lây sang người. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành quyết định công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, tỉnh Sóc Trăng.

Để triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm triệt để và có hiệu quả, tránh lây lan, nhất lây lan sang người, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Tổ chức thông báo rộng rãi, kịp thời tình hình diễn biến dịch cúm gia cầm, mức độ nguy hiểm và hướng dẫn các biện pháp phòng chống hiệu quả để nhân dân biết và chủ động thực hiện.

2. Tổ chức tiêu hủy tất cả các đàn gà trong tỉnh, kể cả nuôi tập trung hay nuôi lẻ hộ gia đình (có bệnh hoặc chưa có bệnh). Chậm nhất đến ngày 05/02/2004 phải tiêu hủy xong. Các biện pháp tiêu hủy gà phải được thực hiện triệt để (đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, chính quyền phối hợp cùng Mặt trận và các đoàn thể địa phương cần ra sức tuyên truyền, động viên họ tự tiêu hủy gà), giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là bảo đảm an toàn cho người.

Khi thực hiện tiêu hủy gà, các chủ trang trại nuôi gia công theo hợp đồng đầu tư với tập đoàn CP được hỗ trợ 2.000đ/con gà từ 01 kg trở lên; các trang trại tự đầu tư nuôi tập trung được hỗ trợ 5.000đ/con gà từ 01 kg trở lên; các hộ gia đình nuôi lẻ thì động viên tự lực, không hỗ trợ. Việc hỗ trợ phải trên cơ sở được kiểm đếm đầu con chặt chẽ, lập biên bản, biên nhận cụ thể, rõ ràng.

3. Thành lập ngay các trạm kiểm dịch trên các tuyến giao thông thuỷ bộ chính, tiếp giáp với các tỉnh lân cận (như tuyến Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 38, sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp v.v...), tiến hành phong tỏa, không cho vận chuyển gà ra, vào tỉnh và từ địa phương này sang địa phương khác trong tỉnh. Khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản và tổ chức tiêu hủy ngay.

4. Cấm vận chuyển, mua bán gà (kể cả thịt, trứng gà, thực phẩm có nguồn gốc từ gà), phân gà trên địa bàn toàn tỉnh. Chú ý tuyệt đối cấm sử dụng phân gà để nuôi Artémia và bón cây trồng.

Giao cho ngành Y tế, Quản lý thị trường, Công an phối hợp với các ngành chức năng liên quan và các địa phương tiến hành kiểm tra tất cả các nhà hàng, quán ăn, căn tin v.v... kiên quyết không cho bán thức ăn có thịt gà và sản phẩm từ gà; lập biên bản tịch thu, tiêu hủy các loại thức ăn nói trên.

5. Đối với khu vực đang xảy ra dịch bệnh phải có biện pháp xử lý tiêu độc môi trường, tránh lây lan, nhất là lây lan cho người. Đặc biệt, khi phát hiện có trường hợp người bị nhiễm bệnh cúm gà thì phải tổ chức cách ly bắt buộc, điều trị kịp thời.

6. Các loại gia cầm khác khi có xuất hiện dịch cúm cũng phải được xử lý triệt để như đối với gà.

7. Chủ tịch UBND các huyện, thị phải thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của huyện, thị, với thành phần tương tự Ban chỉ đạo tỉnh.

8. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thật cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu nêu trên.

Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh Sóc Trăng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Chỉ thị và tổng hợp báo cáo kết quả bằng văn bản với Chủ tịch UBND tỉnh vào sáng Thứ hai hàng tuần.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên,
- VPCP, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế,
- BCĐ QG phòng chống dịch cúm gia cầm,
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh,
- Chủ tịch và Các PCT.UBND tỉnh,
- Thành viên BCĐ PCDBCGC tỉnh,
- Các Sở, Ban ngành tỉnh,
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh,
- UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn,
- Lưu VP (HC - NC - LT)

TM. UBND TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH




Huỳnh Thành Hiệp

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 02/2004/CT.UBNDT ngày 30/01/2004 tăng cường biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.393

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.47.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!