ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/CT-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 04 tháng 01 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN THANH TRA
Trong những năm qua, công tác
thanh tra đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần củng cố và hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, phát huy được vai trò phòng, chống
tham ô, lãng phí, ngăn ngừa tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Nhà nước,
tập thể và cá nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra còn có những hạn chế như:
một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, có thẩm quyền còn để chậm hoặc chưa thực
hiện đầy đủ các kiến nghị về biện pháp khắc phục hậu quả các sai phạm; một số
tài sản, tài nguyên bị thất thoát chưa thu hồi được; việc xem xét xử lý trách
nhiệm của tập thể, cá nhân có sai phạm thực hiện chưa nghiêm túc... từ đó dẫn đến
làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Nguyên nhân chính là do việc tổ
chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau
thanh tra của một số tổ chức, cơ quan thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước chưa chú trọng đúng mức, thiếu kiên quyết, còn né tránh, ngại đụng chạm,
nhất là trong việc xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
có liên quan đến vi phạm. Bên cạnh đó, chất lượng của các kết luận thanh tra
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi hành.
Để chấn chỉnh việc chấp hành kỷ
cương, kỷ luật hành chính, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện các kết
luận thanh tra như nêu trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra
trong thời gian đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thanh tra tỉnh
- Hướng dẫn các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức thanh tra thuộc tỉnh tiếp tục
thực hiện nghiêm túc Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ
quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện các Kết luận thanh tra và định kỳ (quý, năm) tổ chức
sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kết luận thanh tra của Thủ trưởng các
cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, cá nhân liên quan. Đối với các sai phạm
mà chưa xử lý hoặc xử lý chưa kịp thời, nghiêm minh cần làm rõ nguyên nhân và
trách nhiệm của người có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá
nhân liên quan.
- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng
dẫn, đôn đốc việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
yêu cầu Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm điểm, xử lý tập
thể, cá nhân liên quan đến sai phạm đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra.
- Đối với vụ việc có dấu hiệu
của tội phạm, người ban hành kết luận thanh tra phải kịp thời chuyển hồ sơ sang
cơ quan điều tra cùng cấp để tiếp tục làm rõ.
2. Giám đốc các sở, ngành,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Quán triệt và thực hiện
nghiêm túc Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc
thực hiện kết luận thanh tra, xác định công tác xử lý sau thanh tra là nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên. Sau các cuộc thanh tra phải có biện pháp cụ thể để chỉ
đạo các đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện kịp thời, nghiêm túc các kết luận
thanh tra, bao gồm: khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý; kiến nghị
hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; xử lý cán bộ, công chức, người có hành
vi vi phạm theo quy định pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc văn bản
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện kết luận thanh tra.
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ
các kết luận thanh tra (của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, của Thanh tra
tỉnh, sở, huyện); trong đó tập trung chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải
nộp đủ số tiền do hành vi vi phạm theo quyết định thu hồi về tài khoản chờ xử
lý của Thanh tra; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước. Chỉ đạo xử lý
dứt điểm các kết luận thanh tra theo chức trách, thẩm quyền. Công khai kết quả
thực hiện kết luận thanh tra.
- Có biện pháp cụ thể để khắc
phục các sơ hở, yếu kém; chấn chỉnh công tác quản lý, chấm dứt vi phạm, hủy bỏ,
đình chỉ việc thi hành văn bản không đúng thẩm quyền, có nội dung trái pháp luật
mà kết luận thanh tra đã chỉ ra.
- Yêu cầu các tổ chức, đơn vị,
cá nhân có sai phạm gây thất thoát (tiền, tài sản) phải thu hồi kịp thời, đầy đủ
đưa vào công quỹ hoặc ngân sách nhà nước.
- Căn cứ phân cấp quản lý, sử
dụng cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối
với các khuyết điểm, vi phạm đối với tập thể, cá nhân có liên quan và xử lý kịp
thời theo đúng quy định của pháp luật.
- Nâng cao trách nhiệm người
đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra; xử lý sai phạm về
hành chính, kinh tế; xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm;
khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý theo kiến nghị của thanh tra. Người đứng
đầu phải trực tiếp chịu trách nhiệm về việc chậm thực hiện do thực hiện không đầy
đủ các kết luận thanh tra thuộc phạm vi ngành, địa phương mình quản lý.
3. Sở Nội vụ
Thực hiện văn bản chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức viên
chức, chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở,
ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm điểm, làm rõ
trách nhiệm và xử lý đối với các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức có khuyết
điểm, thiếu sót, vi phạm đã chỉ ra trong kết luận thanh tra.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo Cơ quan điều tra kịp
thời xem xét, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà kết luận thanh tra đã
nêu.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ
quan quản lý nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và người đứng
đầu các tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này.
Giao Chánh Thanh tra tỉnh chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội
dung Chỉ thị./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trình
|