Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: khongso Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Việt Dũng, Xuân Thuỷ
Ngày ban hành: 24/06/1981 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

**********

 

Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 1981

 

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ NHẤT

(từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 04 tháng 7 năm 1981)

BIÊN BẢN TÓM TẮT

NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1981

Buổi chiều: 14 giờ 30, Quốc hội họp phiên trù bị tại hội trường Ba Đình, Hà Nội.

474 đại biểu Quốc hội có mặt,

22 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, các Phó chủ tịch Xuân Thuỷ, Phan Văn Đáng, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa chủ tọa phiên họp.

Chương trình làm việc:

1. Thông qua nội dung của kỳ họp;

2. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp;

3. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký;

4. Thành lập các tổ đại biểu Quốc hội.

1. Thông qua nội dung của kỳ họp.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thuỷ báo cáo dự kiến nội dung kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, sau khi đã thoả thuận với Chính phủ và các ngành hữu quan khác, như sau:

a) Diễn văn và tờ trình:

- Diễn văn của đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

- Các tờ trình về các dự án luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

b) Thông qua luật:

- Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

- Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

- Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

c) Bầu cử:

Bầu cử các đồng chí lãnh đạo Nhà nước và các cơ quan cao cấp của Nhà nước.

Trong khi chưa có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và chưa bầu Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ bầu ra Đoàn chủ tịch kỳ họp để điều khiển các phiên họp của Quốc hội.

Nội quy kỳ họp này theo nội quy của các kỳ họp Quốc hội khóa VI.

Ngoài các phiên họp toàn thể ở hội trường và các cuộc họp tổ, có những việc Đoàn chủ tịch kỳ họp sẽ thông qua các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi ý kiến với các đại biểu Quốc hội.

Quốc hội nhất trí thông qua nội dung kỳ họp như Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị.

2. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Việt Dũng đọc dự thảo chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, như sau:

Thứ năm 25-6-1981

Sáng: 8 giờ 00: Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

8 giờ 30: - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc kỳ họp.

- Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đọc diễn văn.

- Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII và danh sách đại biểu trúng cử tại các đơn vị bầu cử.

- Bầu Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội.

Chiều: 14 giờ 30

- Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc tờ trình về dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

- Đại diện Hội đồng Chính phủ đọc tờ trình về dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

- Đại diện Tòa án nhân dân tối cao đọc tờ trình về dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đọc tờ trình về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

- Cử bốn tiểu ban nghiên cứu bốn dự án luật nói trên.

- Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả việc thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội.

- Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.

Thứ sáu 26 và thứ bảy 27-6-1981

Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

Chủ nhật 28-6-1981: Quốc hội nghỉ.

Thứ hai 29 và thứ ba 30-6-1981

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục làm việc ở các tổ.

Thứ tư 01-7-1981

Các đại biểu đọc tham luận tại hội trường.

Thứ năm 02-7-1981

Sáng: 8 giờ 00: Các đại biểu tiếp tục đọc tham luận.

Chiều: 14 giờ 30

- Các đại biểu tiếp tục đọc tham luận.

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đọc bản thuyết trình của tiểu ban.

Thứ sáu 03-7-1981

Sáng: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

Chiều: 14 giờ 30

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đọc dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã được chỉnh lý.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Tòa nhân dân đọc bản thuyết trình của tiểu ban và đọc dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã được chỉnh lý.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đọc bản thuyết trình của tiểu ban.

Thứ bảy 04-7-1981

Sáng: 8 giờ 00

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đọc dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã được chỉnh lý.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

- Thuyết trình viên của tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng đọc bản thuyết trình của tiểu ban và đọc dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng đã được chỉnh lý.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

Chiều: 14 giờ 00

- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách Chủ tịch và các Phó chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quốc hội cử ban kiểm phiếu.

- Quốc hội tiến hành bầu cử. Sau khi bỏ phiếu, Quốc hội nghỉ, ban kiểm phiếu làm việc.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả cuộc bầu cử.

- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giới thiệu danh sách các Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng.

- Quốc hội bầu bằng cách giơ tay.

- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước giới thiệu danh sách các thành viên Hội đồng quốc phòng.

- Quốc hội bầu bằng cách giơ tay.

- Chủ tịch Quốc hội giới thiệu danh sách các thành viên Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội.

- Quốc hội lần lượt bầu Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội bằng cách giơ tay.

- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phát biểu ý kiến.

- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phát biểu ý kiến.

- Thông qua Tuyên bố của Quốc hội hưởng ứng Lời kêu gọi của Xô-viết tối cao Liên-xô.

- Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Giờ làm việc:

Sáng: từ 8 giờ đến 11 giờ 30,

Chiều: từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30,

Tối (nếu có họp): từ 19 giờ 30 đến 21 giờ.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội.

3. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị.

Đoàn chủ tịch gồm 34 đồng chí sau đây:

1. Lê Duẩn

2. Nguyễn Hữu Thọ

3. Trường Chinh

4. Phạm Văn Đồng

5. Phạm Hùng

6. Võ Nguyên Giáp

7. Lê Thanh Nghị

8. Võ Chí Công

9. Huỳnh Tấn Phát

10. Văn Tiến Dũng

11. Lê Văn Lương

12. Tố Hữu

13. Xuân-Thủy

14. Nghiêm Xuân Yêm

15. Nguyễn Xiển

16. Trần Đăng Khoa

17. Hoàng Quốc Việt

18. Nguyễn Đức Thuận

19. Nguyễn Thị Định

20. Ngô Duy Đông

21. Lê Thanh Đạo

22. Hoàng Văn Kiểu

23. Huỳnh Cương

24. Hòa thượng Thích Thiện Hào

25. Linh mục Võ Thành Trinh

26. Trần Vĩ

27. Mai Chí Thọ

28. Hoàng Trường Minh

29. Cầm Ngoan

30. Hoàng Minh Thắng

31. Nguyễn Văn Hơn

32. Anh hùng Núp

33. Nguyễn Thị Hiếu

34. Lê Thanh Sơn.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn chủ tịch kỳ họp.

Đoàn thư ký gồm 8 đồng chí sau đây:

1. Nghiêm Chưởng Châu

2. Nguyễn Hữu Chỉnh

3. Nguyễn Việt Dũng

4. Vũ Định

5. Nguyễn Ngọc Hà

6. Nguyễn Mạnh Hùng

7. Đào Văn Tập

8. Nguyễn Huy Thúc.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn thư ký kỳ họp.

4. Thành lập các tổ đại biểu Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng báo cáo dự kiến của ban tổ chức kỳ họp về việc thành lập 24 tổ đại biểu Quốc hội như sau:

Tổ 1: Có 31 đồng chí, gồm các đại biểu thành phố Hà Nội.

Tổ 2: Có 35 đồng chí, gồm các đại biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ 3: Có 21 đồng chí, gồm các đại biểu thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Tổ 4: Có 22 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên.

Tổ 5: Có 18 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái.

Tổ 6: Có 15 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Hà Sơn Bình.

Tổ 7: Có 15 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Hà Bắc.

Tổ 8: Có 13 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Vĩnh Phú.

Tổ 9: Có 20 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Hải Hưng.

Tổ 10: Có 15 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Thái Bình.

Tổ 11: Có 26 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Hà Nam Ninh.

Tổ 12: Có 22 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Thanh Hóa.

Tổ 13: Có 27 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Nghệ Tĩnh.

Tổ 14: Có 19 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Bình Trị Thiên.

Tổ 15: Có 15 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tổ 16: Có 18 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Nghĩa Bình.

Tổ 17: Có 20 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Phú Khánh, Thuận Hải.

Tổ 18: Có 15 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Gia Lai - Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Tổ 19: Có 27 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh và đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Tổ 20: Có 19 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Long An, Tiền Giang.

Tổ 21: Có 22 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Bến Tre, Cửu Long.

Tổ 22: Có 24 đồng chí, gồm các đại biểu các tỉnh Đồng Tháp, An Giang.

Tổ 23: Có 19 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Hậu Giang.

Tổ 24: Có 18 đồng chí, gồm các đại biểu tỉnh Kiên Giang, Minh Hải.

Quốc hội thông qua.

NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1981

Buổi sáng: Sau khi các đại biểu Quốc hội long trọng làm lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội họp phiên khai mạc

474 đại biểu Quốc hội có mặt,

22 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, thay mặt Đoàn chủ tịch, đọc diễn văn khai mạc và điều khiển phiên họp.

Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn đọc diễn văn nêu lên những nét nổi bật về tình hình trong nước, tình hình quốc tế và chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng lãnh đạo và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toàn thể đại biểu Quốc hội nhiều lần vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh diễn văn quan trọng của đồng chí Tổng bí thư.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII.

Đồng chí Nghiêm Chưởng Châu, thay mặt Đoàn thư ký, đọc danh sách các đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII ngày 26-4-1981.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, thay mặt Đoàn thư ký, đọc danh sách Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội, do Đoàn chủ tịch đề nghị, gồm 14 đồng chí sau đây:

Chủ nhiệm:

Nguyễn Đức Tâm

Ủy viên:

Mai Văn Bảy

Nguyễn Thị Định

Nguyễn Thị Hằng

Đặng Vũ Hiệp

Phạm Hưng

Lương Ích Lập

Hồ Ngọc Nhường

Giàng A Páo

Nguyễn Hà Phan

Nguyễn Như Phong

Võ Trung Thành

Trần Nam Trung

Trần Vĩ

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

472 đại biểu Quốc hội có mặt,

24 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều kiển phiên họp.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, trình bày về dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Bộ trưởng Phủ thủ tướng Đặng Thí, thay mặt Hội đồng Chính phủ, trình bày về dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Hưng, thay mặt Tòa án nhân dân tối cao, trình bày về dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Hữu Dực, trình bày về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, thay mặt Đoàn chủ tịch, đề nghị thành lập bốn tiểu ban nghiên cứu bốn dự án luật đã được trình bày trên đây. Các tiểu ban này có nhiệm vụ thu thập ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự luật trình Quốc hội xét và thông qua.

Đồng chí Đào Văn Tập, thay mặt Đoàn thư ký, đọc danh sách bốn tiểu ban nói trên, như sau:

a) Tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước:

Trưởng tiểu ban:

Xuân Thuỷ

Ủy viên:

Nghiêm Chưởng Châu

Hoàng Minh Giám

Trần Lê

Nguyễn Đình Lộc

Trần Kiêm Lý

Nguyễn Trung Tín

Mai Chí Thọ

Nghiêm Xuân Yêm

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

b) Tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng:

Trưởng tiểu ban:

Đặng Thí

Ủy viên:

Trần Hữu Dực

Trần Đăng Khoa

Y Ngông Niê Kđăm

Nguyễn Thị Nhung

Đào Văn Tập

Mai Văn Tuân

Trần Vĩ

Nguyễn Xiển

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

c) Tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Trưởng tiểu ban:

Phan Anh

Ủy viên:

Nguyễn Xuân Dương

Vũ Định

Phạm Hưng

Nguyễn Mạnh Hùng

Hoàng Trường Minh

Nguyễn Đăng

Bùi Quang Tạo

Bà Ngô Bá Thành

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

d) Tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân:

Trưởng tiểu ban:

Trần Quang Huy

Ủy viên:

Huỳnh Cương

Trần Bửu Kiếm

Phạm Thổ

Nguyễn Thanh Quất

Nguyễn Huy Thúc

Hoàng Minh Thắng

Nguyễn Đức Thuận

Phùng Văn Tửu

Toàn thể đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Đức Tâm, chủ nhiệm Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội đọc báo cáo về kết quả việc thẩm tra và đọc dự thảo nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của 496 đại biểu trúng cử trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII ngày 26-4-1981.

NGÀY 26 VÀ 27 THÁNG 6 NĂM 1981

Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ

NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 1981

Quốc hội nghỉ.

NGÀY 29 VÀ 30 THÁNG 6 NĂM 1981

Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1981

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

468 đại biểu Quốc hội có mặt,

28 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội đọc tham luận:

- Đồng chí Hoàng Minh Thắng đại biểu Quảng Nam - Đà Nẵng, đọc tham luận “Nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của Nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

- Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Một số vấn đề trong xây dựng cơ cấu về tổ chức và cơ chế quản lý mới”.

- Đồng chí Lê Hữu Hinh, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Nhiệt liệt hưởng ứng diễn văn của đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam”.

- Anh hùng Núp, đại biểu Gia lai-Kon Tum, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc Gia Lai - Kon Tum quyết tâm thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật”.

- Đồng chí Trần Nam Trung, đại biểu Nghĩa Bình, đọc tham luận “Tăng cường hiệu lực pháp luật của Nhà nước”.

- Đồng chí Phạm Hoành, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và vai trò hoạt động của đại biểu Quốc hội”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Định, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Phụ nữ Việt Nam hăng hái tham gia xây dựng và thực hiện luật pháp xã hội chủ nghĩa”

- Đồng chí Huỳnh Thanh Minh, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Nâng cao trách nhiệm, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới”.

- Đồng chí Vù Mí Kẻ, đại biểu Hà Tuyên, đọc tham luận “Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tăng cường đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc”.

- Đồng chí Vũ Thắng, đại biểu Bình Trị Thiên, đọc tham luận “Làm tốt chức năng đại biểu Quốc hội nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

- Đồng chí Phùng Văn Tửu, đại biểu Vĩnh Phúc, đọc tham luận “Phát huy hơn nữa tác dụng của Tòa án nhân dân, bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Lê Thanh Đạo, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

- Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Mặt trận tổ quốc Việt Nam với đại biểu Quốc hội và cơ quan dân cử”.

- Đồng chí Nguyễn Kỳ Cầm đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm đẩy mạnh sản xuất”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Tây Ninh, đọc tham luận “Chào mừng thắng lợi của cuộc bầu cử ngày 26-4-1981, chào mừng kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VII, nhân dân Tây Ninh quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội đề ra”.

- Đồng chí Phạm Lợi, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Phát huy vai trò tích cực của đại biểu Quốc hội”.

- Đồng chí Nghiêm Xuân Yêm, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Đoàn kết, tin tưởng, xây dựng thành công và bảo vệ thắng lợi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh, thay mặt Đoàn thư ký, báo cáo về những điện văn và thư từ khắp nơi trong nước và từ nước ngoài gửi đến chào mừng Quốc hội.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể

467 đại biểu Quốc hội có mặt,

29 đại biểu Quốc hội vắng mặt,

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Xiển, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Mai Chí Thọ, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Tăng cường hiệu lực hoạt động của đại biểu Quốc hội”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Quyết tâm thực hiện tốt trách nhiệm đại biểu Quốc hội”.

- Đồng chí Nguyễn Trung Tín, đại biểu Lâm Đồng, đọc tham luận “Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng quyết tâm phấn đấu làm tốt nhiệm vụ đại biểu Quốc hội trong giai đoạn cách mạng mới”.

- Đồng chí Đoàn Trọng Truyến, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Phát huy hiệu lực của bộ máy Nhà nước chuyên chính vô sản kết hợp với nâng cao vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở cơ sở”.

- Đồng chí Võ Văn Đinh, đại biểu Nghĩa Bình, đọc tham luận “Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri và vấn đề tăng cường mối quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước với Ủy ban nhân dân”.

- Đồng chí Vũ Đình Cự, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Nhà nước cần tăng cường quản lý công tác khoa học và kỹ thuật”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Bình, đại biểu Minh Hải, đọc tham luận “Nhân dân Minh Hải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

- Đồng chí Võ Tòng Xuân, đại biểu An Giang, đọc tham luận “Những trở ngại chính trong công việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long”.

NGÀY 02 THÁNG 7 NĂM 1981

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

470 đại biểu Quốc hội có mặt,

26 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Phạm Hùng, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, các luật về tổ chức các cơ quan cao nhất của Nhà nước, là cơ sở vững chắc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Tôn, đại biểu Vĩnh Phú, đọc tham luận “Kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc, tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước các cấp”.

- Đồng chí Nguyễn Xiển, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Nhiệt liệt chào mừng kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VII”.

- Đồng chí Lê Sơn, đại biểu Lạng Sơn, đọc tham luận “Quân và dân Lạng Sơn luôn cảnh giác đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù”.

- Đồng chí Trần Thế Thông, đại biểu Thái Bình, đọc tham luận “Một số ý kiến về khoán sản phẩm đối với việc bảo đảm quyền làm chủ của người lao động và với việc áp dụng tiến độ khoa học và kỹ thuật trong nông nghiệp”.

- Đồng chí Cầm Ngoan, đại biểu Sơn la, đọc tham luận “Cải tiến tổ chức các cơ quan Nhà nước cho gọn, nhẹ, mạnh có hiệu lực cao hơn nữa”.

- Đồng chí Trần Công Tường, đại biểu Tiền Giang, đọc tham luận “Để thực hiện bản Hiến pháp mới cần tăng cường Nhà nước chuyên chính vô sản và pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

470 đại biểu Quốc hội có mặt,

26 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Đàm Quang Trung, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Toàn thể lực lượng vũ trang nhân dân hoàn toàn nhất trí và nghiêm chỉnh chấp hành những nhiệm vụ đã được nêu ra trong diễn văn của đồng chí Tổng bí thư”.

- Thượng toạ Thích Minh Châu, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Đạo phật, dân tộc và xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Lưu Hữu Phước, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Tích cực đấu tranh xoá bỏ văn hóa thực dân mới”.

- Đồng chí Lương Tuấn Khanh, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Làm thế nào để làm tốt mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri và các cơ quan Nhà nước”.

- Linh mục Nguyễn Thế Vịnh, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Người công giáo Việt Nam ra sức đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”.

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, đại biểu Hoàng Liên Sơn, đọc tham luận “Các dân tộc Hoàng Liên Sơn nguyện bảo vệ biên cương và tích cực xây dựng cuộc sống mới”.

- Đồng chí Nguyễn Đình Lộc, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và yêu cầu bồi dưỡng thói quen, truyền thống sống theo pháp luật”.

Chủ tịch điều khiển phiên họp báo cáo với Quốc hội: Đến đây phần các đại biểu Quốc hội đọc tham luận kết thúc. Ngoài 39 đại biểu đã đọc tham luận ở hội trường, 2 đại biểu có tên sau đây đã gửi đến Đoàn chủ tịch kỳ họp bản tham luận viết của mình.

Nguyễn Văn An, đại biểu Hà Nam Ninh.

Bùi Thanh Khiết, đại biểu Đồng Tháp.

Các tham luận này sẽ được chuyển đến Hội đồng bộ trưởng nghiên cứu và sẽ được in vào tập Các văn kiện của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII.

Đồng chí Trần Kiêm Lý, thay mặt tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, thuyết trình việc tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước và đọc toàn văn dự án Luật đã được chỉnh lý.

Các đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến về dự án Luật vừa được trình bày.

NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 1981

Buổi sáng: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

469 đại biểu Quốc hội có mặt

27 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Trần Kiêm Lý, thay mặt tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, thuyết trình việc tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội và đọc toàn văn dự án Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã được chỉnh lý.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, thay mặt tiểu ban nghiên cứu  dự án Luật tổ chức Toà án nhân dân, thuyết trình việc tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật tổ chức Toà án nhân dân và đọc toàn văn dự án luật đã được chỉnh lý.

Sau khi thảo luận, toàn thể các đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, Luật tổ chức Toà án nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Huy Thúc, thay mặt tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, thuyết trình việc tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 1981

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể

476 đại biểu Quốc hội có mặt

20 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Huy Thúc thay mặt tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đọc toàn văn dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã được chỉnh lý.

Sau khi thảo luận, toàn thể các đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Đồng chí Đào Văn Tập, thay mặt tiểu ban nghiên cứu dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng, thuyết trình việc tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng và đọc toàn văn dự án luật đã được chỉnh lý.

Sau khi thảo luận, toàn thể các đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên họp toàn thể

474 đại biểu Quốc hội có mặt

22 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh, thay mặt Đoàn thư ký, báo cáo về những điện văn và thư từ khắp nơi trong nước và từ nước ngoài gửi đến chào mừng Quốc hội.

1. Quốc hội bầu cử ban kiểm phiếu: Đồng chí Xuân Thủy đọc danh sách ban kiểm phiếu do Đoàn chủ tịch và các đại biểu Quốc hội cùng đề nghị gồm các đồng chí sau đây:

Vũ Quang

Nghiêm Chưởng Châu

Nguyễn Ngọc Hà

Phạm Học Lâm

Dương Ích Lập

Trần Kiêm Lý

Phạm Thị Ngâm

Hồ Chí Sơn

Nguyễn Trung Tín

Nguyễn Văn Tiến.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí biểu quyết thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách ban kiểm phiếu.

2. Giới thiệu danh sách các đồng chí lãnh đạo Nhà nước và các cơ quan cao cấp của Nhà nước:

Đồng chí Xuân Thủy đọc danh sách các đồng chí do Đoàn chủ tịch và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị để Quốc hội bầu cử như sau:

a) Chủ tịch Quốc hội:

Nguyễn Hữu Thọ

Phó chủ tịch Quốc hội:

Xuân Thuỷ

Nghiêm Xuân Yêm

Nguyễn Xiển

Y Pah (Y Một)

Cầm Ngoan

Huỳnh Cương

Hòa thượng Thích Thế Long

Linh mục Võ Thành Trinh

Phan Anh.

b) Chủ tịch Hội đồng Nhà nước:

Trường Chinh

Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước:

Nguyễn Hữu Thọ

Lê Thanh Nghị

Chu Huy Mân

Xuân Thuỷ

Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước:

Xuân Thuỷ

Ủy viên Hội đồng Nhà nước:

Nguyễn Đức Thuận

Nguyễn Thị Định

Ngô Duy Đông

Lê Thanh Đạo

Y Ngông Niê Kđăm

Đàm Quang Trung

Nguyễn Thành Lê

c) Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng: Phạm Văn Đồng.

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Phạm Hưng.

đ) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê.

Quốc hội tiến hành bầu cử bằng cách bỏ phiếu kín.

Sau khi bỏ phiếu. Quốc hội tạm nghỉ để ban kiểm phiếu làm việc.

a) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả cuộc bầu cử:

Đồng chí Vũ Quang, thay mặt ban kiểm phiếu, báo cáo kết quả của cuộc bầu cử:

- Tất cả các vị đại biểu Quốc hội có mặt trong phiên họp đều đã bỏ phiếu;

- Toàn bộ số phiếu bầu hợp lệ, không có phiếu trắng;

- Danh sách và chức vụ của các vị được bầu như sau:

- Trúng cử chủ tịch và Phó chủ tịch Quốc hội:

Chủ tịch:

Nguyễn Hữu Thọ

Phó chủ tịch :

Xuân Thuỷ

Nghiêm Xuân Yêm

Nguyễn Xiển

Y Pah (Y Một)

Cầm Ngoan

Huỳnh Cương

Hòa thượng Thích Thế Long

Linh mục Võ Thành Trinh

Phan Anh.

- Trúng cử Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký và Ủy viên Hội đồng Nhà nước:

Chủ tịch:

Trường Chinh

Phó chủ tịch:

Nguyễn Hữu Thọ

Lê Thanh Nghị

Chu Huy Mân

Xuân Thuỷ

Tổng thư ký:

Xuân Thuỷ

Ủy viên:

Nguyễn Đức Thuận

Nguyễn Thị Định

Ngô Duy Đông

Lê Thanh Đạo

Y Ngông Niê Kđăm

Đàm Quang Trung

Nguyễn Thành Lê

- Trúng cử Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng: Phạm Văn Đồng.

- Trúng cử Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng.

- Trúng cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê.

Quốc hội nhiệt liệt vỗ tay chào mừng các đồng chí lãnh đạo vừa trúng cử.

Từ lúc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ điều khiển phiên họp.

b) Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giới thiệu danh sách các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng:

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng giới thiệu danh sách các Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng như sau:

- Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng:

Tố Hữu

Phạm Hùng

Võ Nguyên Giáp

Huỳnh Tấn Phát

Võ Chí Công

Đỗ Mười

Nguyễn Lam

Trần Quỳnh

- Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng: Đặng Thí.

- Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ:

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Phạm Hùng

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Văn Tiến Dũng

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Nguyễn Cơ Thạch

Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

Nguyễn Lam

Bộ trưởng Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

Vũ Đại

Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước

Huỳnh Tấn Phát

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Lê Khắc

Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ

Trần Nam Trung

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ

Hoàng Văn Kiểu

Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước

Đoàn Trọng Truyến

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Hoàng Anh

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước

Nguyễn Duy Gia

Bộ trưởng Bộ Vật tư

Trần Sâm

Bộ trưởng Bộ Lao động

Đào Thiện Thi

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Đồng Sỹ Nguyên

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Đinh Đức Thiện

Bộ trưởng Bộ Cơ khí và luyện kim

Nguyễn Văn Kha

Bộ trưởng Bộ Điện lực

Phạm Khai

Bộ trưởng Bộ Mỏ và than

Nguyễn Chân

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ

Trần Hữu Dư

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm

Vũ Tuân

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

Nguyễn Ngọc Trìu

Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp

Phan Xuân Đợt

Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi

Nguyễn Cảnh Dinh

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản

Nguyễn Tiến Trịnh

Bộ trưởng Bộ Lương thực

La Lâm Gia

Bộ trưởng Bộ Nội thương

Trần Phương

Bộ trưởng Bộ Ngoại thương

Lê Khắc

Bộ trưởng Bộ Văn hóa

Nguyễn Văn Hiếu

Bộ trưởng Bộ Y tế

Vũ Văn Cẩn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Nguyễn Thị Bình

Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp

Nguyễn Đình Tứ

Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội

Dương Quốc Chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Phan Hiền

Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng bộ trưởng

Đặng Thí.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách các thành viên của Hội đồng bộ trưởng.

c) Quốc hội tiếp tục bầu cử:

1. Hội đồng Quốc phòng.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, thay mặt Đoàn thư ký, đọc danh sách Hội đồng Quốc phòng do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đề nghị:

Chủ tịch:

Trường-Chinh

Phó chủ tịch:

Phạm Văn Đồng

Ủy viên

Phạm Hùng

Văn Tiến Dũng

Tố Hữu.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Hội đồng Quốc phòng.

2. Hội đồng Dân tộc

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Hội đồng Dân tộc do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ tịch:

Hoàng Trường Minh

Phó chủ tịch:

Lò Văn Hạc

Ksor Krơn

Giàng A Páo

Sơn Thông

Ủy viên

Lý Thị Ái

Mông Văn Cây

Lò Mí Chinh

Hà Văn Dân

Hà Giang Dẻ

Phà Bá Đi

Bạch Công Điệu

Hoàng Minh Đỏ

Văn Hiệp

Nguyễn Ngọc Hồ

Hồ Thị Hương

Ka H' Yiêng

Mai Thị Kim Kết

Vũ Lập

Nguyễn Thị Lâm

Trương Thị Liên

Măng Thị Lúi

Lý Hán Minh

Sang Văn Mão

Điểu Mun

Nguyễn Xuân Nguyên

Y Ngông Niê Kđăm

Lâm Nuôl

Y Pah (Y Một)

Vi Văn Pành

Príu Prăm

Pờ Go Sừ

Triệu Đức Thanh

Đinh Thoang

Đinh Xuân Trâm

Kva Rang

Hồ Đức Vai

Hồ Thị Xuân

Y Xuôi.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Hội đồng Dân tộc.

3. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Trần Quang Huy

Ủy viên:

Phan Anh

Trần Hữu Dực

Nguyễn Xuân Dương

Đặng Vũ Hiệp

Nguyễn Mạnh Hùng

Nguyễn Đình Lộc

Thái Hiền Lương

Trần Kiêm Lý

Nguyễn Văn Mới

Nguyễn Thị Nhung

Phạm Phổ

Nguyễn Thanh Quất

Bà Ngô Bá Thành

Nguyễn Huy Thúc

Mai Văn Tuân

Trần Công Tường

Phùng Văn Tửu

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

4. Ủy ban Kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Đào Văn Tập

Ủy viên:

Nguyễn Văn An

Trần Văn An

Dương Văn Ẩn

Nguyễn Công Bình

Đỗ Chính

Đỗ Văn Cương

Trần Quang Đạt

Nguyễn Đăng

Vũ Định

Võ Văn Đinh

Ngô Duy Đông

Nguyễn Hòa (Hậu Giang)

Phạm Hoành

Vù Mí Kẻ

Trần Đăng Khoa

Phạm Học Lâm

Trần Thế Lộc

Lại Vẳn Ly

Trần Quang Nghiêm

Đỗ Văn Nguyện

Hồ Ngọc Nhường

Nguyễn Niệm

Nguyễn Hà Phan

Nguyễn Như Phong

Nguyễn Thanh Phong

Nguyễn Văn Phúc

Bùi Phùng

Nguyễn Tấn Thanh

Đoàn Duy Thành

Võ Trung Thành

Hoàng Minh Thắng

Nguyễn Thị Thân

Đặng Văn Thân

Mai Chí Thọ

Nguyễn Phú Thưởng

Nguyễn Trung Tín

Nguyễn Văn Tôn

Trần Ngọc Trác

Lê Văn Triết

Nguyễn Văn Trung

Trần Tý

Huỳnh Văn Ve

Trần Vĩ

Nguyễn Thị Yến.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội.

5. Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Trần Độ

Ủy viên:

Bùi Đức Ái (Anh Đức)

Đào Hồng Cẩm

Cù Huy Cận

Nghiêm Chưởng Châu

Đặng Thành Chơn

Đoàn Lê Dung

Dương Ngọc Đức

Doanh Hằng

Đỗ Thị Thu Hiền

Tô Hoài

Hà Thiết Hùng

Trần Thị Nhị Hường

Đặng Thị Khuê

Phạm Văn Kim

Hồ Trọng Mai

Lê Hoài Nam

Nguyễn Đình Ngộ

Hồ Thị Hồng Nhung

Lưu Hữu Phước

Nguyễn Hồng Sến

Nguyễn Văn Thắng

Nguyễn Thụ

Phùng Huy Triện

Lý Chánh Trung

Trần Công Tuấn

Buỳ Thị Tý

Chu Văn

Chế Lan Viên.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội.

6. Ủy ban Khoa học và kỹ thuật của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Khoa học và kỹ thuật của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị.

Chủ nhiệm:

Bùi Thanh Khiết

Ủy viên:

Nguyễn Trung Cang

Phạm Long Châu

Vũ Đình Cự

Lê Văn Dỹ

Trần Thị Xuân Đào

Trương Đình Đồng

Phạm Minh Hạc

Nguyễn Thị Hằng

Nguyễn Văn Hiệu

Thân Trung Hiếu

Mai Hữu Khuê

Trần Đức Lương

Phan Văn Ngân

Đoàn Triệu Nhạn

Hoàng Xuân Sính

Bùi Xuân Sơn

Nguyễn Thiện Thành

Trần Thế Thông

Nguyễn Văn Thuận

Lê Văn Thới

Hà Học Trạc

Lê Văn Tri

Lê Văn Tưởng

Võ Tòng Xuân.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Khoa học và kỹ thuật của Quốc hội.

7. Ủy ban Y tế và xã hội của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Y tế và xã hội của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Nguyễn Thị Định

Ủy viên:

Nguyễn Thị Ẩn

Y Blôk Ê Ban

Tạ Quang Chiến

Phạm Thị Minh Hà

Nguyễn Thị Hiếu

Đỗ Xuân Hợp

Phạm Đình Kiên

Nguyễn Sĩ Lâm

Võ Thị Liễu

Nguyễn Thị Minh

Hoàng Thị Nhu

Hà Văn Nội

Dương Thị Phủ

Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Hồ Chí Sơn

Nguyễn Trọng Thơ

Phạm Sơn Tòng

Trương Công Trung

Tôn Thất Tùng

Nguyễn Thị Vân

Nguyễn Thị Hồng Vân

Nguyễn Thị Xiêm.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Y tế và xã hội của Quốc hội.

8. Ủy ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Vũ Quang

Ủy viên:

Mai Văn Bảy

Đào Thị Biểu

Nguyễn Thị Bình (Minh Hải)

Nguyễn Huy Du

Trần Thị Tâm Đan

Lê Thanh Đạo

Trần Thái Hà

Trình Thị Hiệu

Trần Hoàn Kim

Lương Ích Lập

Hồng Long

Phạm Lợi

Phạm Thị Ngâm

Lê Thị Nuôi

Lê Thị Phối

Phạm Thị Sơn

Lê Trung Sơn

Hà Thị Thu Sương

Nguyễn Hoài Thu

Ca Lê Thuần

Đặng Trịnh

Võ Thị Ngọc Vân

Hoàng Thanh Vân.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

9. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Việt Dũng đọc danh sách Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ và các đoàn đại biểu Quốc hội cùng đề nghị:

Chủ nhiệm:

Nguyễn Thành Lê

Ủy viên:

Trần Thị Ân

Nguyễn Hữu Chỉnh

Nguyễn Việt Dũng

Hoàng Minh Giám

Nguyễn Ngọc Hà

Nguyễn Thị Linh Quy

Nguyễn Văn Quỳ

Xuân Thuỷ

Nguyễn Văn Tiến

Nguyễn Tấn Gi Trọng

Hoàng Tùng.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

d) Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phát biểu ý kiến

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Chinh phát biểu ý kiến.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh lời phát biểu của Chủ tịch Trường Chinh.

đ) Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phát biểu ý kiến

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng phát biểu ý kiến.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh lời phát biểu của Chủ tịch Phạm Văn Đồng.

e) Thông qua Tuyên bố của Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Hữu Chỉnh, thay mặt Đoàn thư ký, đọc dự thảo Tuyên bố của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hưởng ứng Lời kêu gọi của Xô viết tối cao Liên xô ngày 23 tháng 6 năm 1981 gửi Quốc hội và nhân dân các nước trên thế giới về vấn đề bảo vệ hòa bình.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội vỗ tay nhiệt liệt, thông qua Tuyên bố của Quốc hội.

Đoàn đại biểu nhân dân thủ đô Hà Nội đến chào mừng Quốc hội và các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước vừa mới được bầu.

g) Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ nhất bế mạc lúc 17 giờ ngày 04 tháng 7 năm 1981.

 

TM. ĐOÀN THƯ KÝ




Nguyễn Việt Dũng

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Xuân Thủy

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Biên bản tóm tắt về Chương trình làm việc của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ nhất do Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.766

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.209.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!