Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2009/SL-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Arập Ai Cập Người ký: Vũ Huy Hoàng, Fayza Aboulnaga
Ngày ban hành: 10/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO 
-------

 

Số: 15/2009/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2009

 

Biên bản kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban hỗn hợp giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa A-rập Ai-Cập tại Cai rô từ 09 - 10/11/2008 (Bản tiếng Anh), ký tại Cai Rô ngày 10 tháng 11 năm 2008.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

BIÊN BẢN

KỲ HỌP LẦN THỨ TƯ ỦY BAN HỖN HỢP GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ARẬP AI CẬP
CAIRO, 09-10/11/2008

Theo Biên bản Kỳ họp thứ ba Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Ai Cập tại Hà Nội ngày 01/4/2007 và nhận lời mời của Bà Fayza Aboulnaga, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập, Ngài Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam bao gồm các quan chức cao cấp đi thăm Ai Cập để tham dự Kỳ họp lần thứ tư Ủy ban Hỗn hợp từ ngày 08/11 – 11/12008. Nhân dịp này Ủy ban Hỗn hợp giữa hai nước đã tổ chức Kỳ họp lần thứ tư tại Cairo từ ngày 09 - 10/11/2008.

Đoàn đại biểu Việt Nam (sau đây gọi tắt là Phía Việt Nam) do Ngài Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm trưởng đoàn.

Đoàn đại biểu A-rập Ai Cập (sau đây gọi tắt là Phía Ai Cập) do Bà FAYZA ABOULNAGA, Bộ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế nước Cộng hòa A-rập Ai Cập làm trưởng đoàn. Thành phần của hai đoàn được liệt kê tương ứng trong các Phụ lục I và II.

Trong thời gian ở thăm Ai Cập. Ngài Vũ Huy Hoàng đã được các Ngài có tên sau đây tiếp thân mật:

- Ngài Ahmed Mahmoud Mohammed Nazif, Thủ tướng;

- Bà Fayza Aboulnaga, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế;

- Ngài Amin Abaza, Bộ trưởng Nông nghiệp và cải tạo đất;

- Ngài Sameh SamirFahmy, Bộ trưởng Dầu mỏ;

- Ngài Mahmoud Safwat Mohyee El-Din, Bộ trưởng Đầu tư;

- Ngài Awad tag El Din, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế và Dân số, Chủ tịch Tập đoàn Acdima.

Trong buổi làm việc với Ngài Ahmed Mahmoud Mohammed Nazif, Thủ tướng Ai Cập, Ngài Vũ Huy Hoàng đã chuyển thư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới Tổng thống nước Cộng hòa A-rập Ai Cập.

Trong phiên khai mạc toàn thể, hai Bên đã kiểm điểm lại kết quả hợp tác trong các lĩnh vực đã nêu tại Kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hỗn hợp giữa hai nước và đề ra phương hướng hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Hai trưởng đoàn cũng đã thông báo cho nhau về các chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như những hoạt động cải cách của nước mình và thảo luận về các biện pháp, cách thức để tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Trong phiên khai mạc, trưởng đoàn Ai Cập và Việt Nam đã đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra, đồng thời kêu gọi các quốc gia tích cực hợp tác nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo trên thế giới, cùng nhau xem lại những kết quả đã đạt được, chỉ ra nguyên nhân của khủng hoảng và thống nhất về nguyên tắc các giải pháp nhằm tránh các cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra trong tương lai và đảm bảo sự phồn vinh trên toàn thế giới. Các quốc gia cũng cần đồng thời hành động để các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính không ảnh hưởng đến nỗ lực đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc là xóa đói nghèo, chống lại các tác động của sự biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực.

Hai Trưởng đoàn bày tỏ mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Trong không khí thân mật và hữu nghị tại các buổi thảo luận, hai bên bày tỏ thống nhất tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực sau:

1. Ngoại giao

Hai bên đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Để thúc đẩy các mối quan hệ đó, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp thăm viếng lẫn nhau.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, hai bên cho rằng cần tăng cường trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm cũng như sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời bày tỏ sự hài lòng về sự hợp tác thường xuyên giữa hai nước thông qua các cuộc thăm viếng của các đoàn trong giai đoạn từ năm 2007 và 2008:

- Chuyến thăm và làm việc của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng đến Cairo từ ngày 12 đến 14 tháng 01 năm 2008 và cuộc gặp với Bộ trưởng Ahmed Abou El Gheit và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Hai bên đã cùng nhau trao đổi quan điểm liên quan đến việc tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

- Phiên Hội đàm song phương thứ Năm tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28 tháng 02 đến ngày 03 tháng 3 năm 2008 do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Arập Ai Cập và Thứ trưởng Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đồng chủ trì.

- Chuyến thăm của ông Tạ Minh Châu, Quyền Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29 tháng 7 và cuộc gặp với các quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao Ai Cập để trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

- Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tới Cộng hòa Arập Ai Cập theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập.

Hai Bên bày tỏ mong muốn đàm phán và ký kết Hiệp định về miễn thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ (hoặc tương đương) giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Arập Ai Cập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các cán bộ và quan chức hai nước.

2. Thương mại và Công nghiệp

a) Thương mại

Điểm lại các quan hệ thương mại, hai Bên ghi nhận sự hài lòng về tăng trưởng thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, hai Bên cùng đồng ý rằng sự tăng trưởng trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, cán cân thương mại hiện tại vẫn chưa phản ánh chính xác tiềm năng sẵn có của hai nước. Với quan điểm mở rộng và đa dạng hóa quan hệ thương mại, hai Bên đồng ý trao đổi danh mục hàng hóa xuất khẩu chính nhằm củng cố và đẩy mạnh trao đổi thương mại giữa hai nước hướng tới mục tiêu đạt 500 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2010.

Phía Ai Cập đề xuất các mặt hàng có thể xuất khẩu sang Việt Nam như: bông thô, sợi bông, dược phẩm, hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, bột giặt, thuốc nhuộm, chất rửa mắt kính, nguyên liệu nhuộm vải và da, máy khâu, xi măng, dao cạo, sản phẩm nhựa, rau quả đông lạnh, đồ hộp, nội thất sứ, sản phẩm nhôm, ống thép, đá cẩm thạch, granite, sản phẩm kính, sản phẩm sắt thép các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật, cam, chà là và các sản phẩm khác.

Phía Việt Nam gợi ý các mặt hàng như: thủy sản, nông sản, hạt cà phê, chè, gia vị, giấy, dừa, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, da giày, máy tính, sản phẩm điện tử, cao su, máy móc và nguyên liệu công nghiệp, thiết bị nông nghiệp, máy bơm nước, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác sang Ai Cập.

Nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương, hai bên nhắc lại tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại như trao đổi các đoàn thương mại, tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế được tổ chức ở hai nước, tăng cường trao đổi trực tiếp giữa các hiệp hội doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp mỗi nước. Đây là việc làm cần thiết để nhấn mạnh vai trò quan trọng của Ai Cập với vị trí ở cửa ngõ vào các thị trường châu Phi, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường này đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Phía Ai Cập ghi nhận đề nghị của phía Việt Nam về việc công nhận nền kinh tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ và thông báo cho phía Việt Nam vấn đề này cần phải thông qua một số quy trình cần thiết.

Hai bên đánh giá cao thành công của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ai Cập tổ chức tại Cairo vào ngày 09 tháng 11 năm 2008 dưới sự chủ trì của Bà Aboulnaga, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập và Ngài Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương Việt Nam.

Phía Ai Cập đã thu xếp chuyến thăm của đoàn doanh nghiệp Việt Nam đến một số nhà máy và khu công nghiệp trong thành phố 6/11. Tại đây – đoàn đã có cơ hội thăm một số nhà máy sản xuất hàng may mặc, hóa chất và một số sản phẩm công nghiệp.

Triển lãm và hội chợ

Hai Bên đánh giá cao Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hội chợ triển lãm giữa Cơ quan Hội chợ triển lãm Ai Cập (GOIEF) và Hiệp hội triển lãm và Hội nghị Việt Nam (VECA) nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước hiểu biết nhau hơn.

b) Công nghiệp

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa công tác trao đổi thông tin cũng như sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác của nhau được tiếp xúc trực tiếp để hình thành các nội dung hợp tác cụ thể trong lĩnh vực tiềm năng như dầu khí, sản xuất dược phẩm, sản xuất dệt may, da giày, cơ khí, hóa chất, máy móc thiết bị công nghiệp, máy nông nghiệp và thiết bị điện.

Dầu khí

Hai Bên đánh giá cao Bản ghi nhớ về Hợp tác khai thác dầu giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu mỏ Ai Cập. Bản ghi nhớ này được coi là khung hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.

Các công ty công nghiệp Ai Cập đã đề xuất trong các lĩnh vực: hóa chất, thuốc lá, du lịch và khách sạn, xây dựng và các lĩnh vực khác được liệt kê trong phụ lục III. Phía Việt Nam ghi nhập và sẽ chuyển lại cho các đối tác Việt Nam.

3. Nông nghiệp, Thủy sản và dịch vụ thú y

a) Nông nghiệp

Hai Bên bày tỏ thiện chí trao đổi nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi; trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường hợp tác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); tăng cường hợp tác mô hình 2 + 1 với một đối tác thứ 3 là một nước châu Phi hoặc một nước Arập hoặc tổ chức quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ai Cập cung cấp hoặc tìm nguồn tài chính và phía Việt Nam cử chuyên gia); tăng cường hợp tác liên doanh đầu tư trong lĩnh vực trồng và chế biến nông, lâm sản, sản xuất thuốc thú y, bảo vệ thực vật, sản xuất cây con giống và các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường xúc tiến thương mại về nông lâm sản, tăng nhanh kim ngạch buôn bán nông lâm sản hai chiều; tăng cường hợp tác về phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh gia súc.

Nông sản

- Trao đổi nguyên liệu gen của nhiều loại hoa quả, đặc biệt chú trọng về ngũ cốc;

- Tăng số học bổng hàng năm nhằm đào tạo chuyên gia Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Trao đổi các chuyến thăm của các nhà khoa học và chuyên gia để cùng chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ theo yêu cầu của cả hai bên.

- Định kỳ trao đổi các chuyên đề khoa học và thông tin trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và tham gia các triển lãm, hội thảo về nông nghiệp tại cả hai nước.

Chăn nuôi gia súc

- Tăng hiệu quả của sản xuất và tái sản xuất gia súc tại cả hai nước bằng các biện pháp áp dụng nghiên cứu.

- Thiết lập các phần mềm mở rộng (xác định dịch bệnh, chăn nuôi bầy gia súc, hệ thống theo dõi và quản lý bầy gia súc).

- Trao đổi chuyên gia và thông tin về hệ thống chăn nuôi gia súc giữa hai nước.

Công nghệ thực phẩm

- Các dự án liên kết trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, rau quả sấy khô và các loại phẩm mầu tự nhiên sử dụng cho thực phẩm;

- Trao đổi các kết quả nghiên cứu, các đoàn công tác và tiến hành các khóa đào tạo trong lĩnh vực sử dụng thực phẩm.

Phía Việt Nam đề nghị phía Ai Cập tiếp tục cấp 5 – 10 học bổng để đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất của Ai Cập chuyển cho phía Việt Nam một Bản ghi nhớ về lĩnh vực kiểm soát cây trồng và an toàn thực phẩm. Phía Việt Nam sẽ nghiên cứu Bản ghi nhớ này.

b) Nghề cá và nuôi trồng thủy sản

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về lĩnh vực nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Cơ quan Phát triển nguồn thủy sản của Ai Cập đề xuất các hợp tác dưới đây:

- Đào tạo tại chức trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển, người thiết kế trang trại nuôi cá biển, công nghệ nuôi cá, phát triển tích hợp nuôi tôm và cá.

- Hợp tác kỹ thuật về lĩnh vực quản lý nuôi cá nước ngọt.

Hợp tác kỹ thuật và chuyên gia Việt Nam trợ giúp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển.

- Thực hiện nội dung tại kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ai Cập về nguồn cá nhằm đưa ra các bước thực hiện hợp tác này.

Nuôi cá

- Trao đổi các chuyến công tác để tìm hiểu các hoạt động sản xuất cá và thảo luận về khả năng hợp tác giữa hai nước.

- Tận dụng lợi ích của phương pháp kỹ thuật hiện đại nhằm tăng sản lượng cá.

c) Dịch vụ thú y

Với mong muốn đẩy mạnh hợp tác giữa Ai Cập và Việt Nam, phía Ai Cập dự kiến một số lĩnh vực hợp tác về dịch vụ thú y và chăn nuôi gia súc dưới đây:

- Bố trí các khóa đào tạo bác sỹ thú y trong lĩnh vực vắc xin và huyết thanh thú y và các sinh phẩm.

- Trao đổi các chuyến thăm và thông tin khoa học nhằm làm quen với vấn đề môi trường liên quan đến sức khỏe động vật tại cả hai nước và thực hiện một dự án nghiên cứu chung về: tinh dịch đông lạnh, chuyển giao phôi và công nghệ sinh học, chăn nuôi gia cầm ở khu vực nông thôn và cơ sở tập trung, đẩy mạnh hợp tác về phòng chống cúm gia cầm, nâng cao hiệu quả sản xuất và tái sản xuất gia súc giữa hai nước bằng cách sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi mới cho động vật; xuất khẩu sản phẩm từ các viện thú y, sinh phẩm, bao gồm: các hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất của các sản phẩm sinh học thú y cần thiết để chữa trị bệnh của trâu, bò, cừu, dê, lạc đà, ngựa, vật nuôi trong nhà, gia cầm.

Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của phía Ai Cập và sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền liên quan và sẽ trả lời thông qua kênh ngoại giao.

4. Đầu tư

Hai nước đã ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư năm 1997. Tuy nhiên, hiện chưa có đầu tư nào từ nước này sang nước kia. Hai Bên nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa các sáng kiến xúc tiến đầu tư giữa hai nước, đặc biệt thông qua việc trao đổi các hội thảo đầu tư để giới thiệu các chính sách và môi trường đầu tư và các chuyến thăm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia (với sự tham gia của các doanh nghiệp), hình thành danh mục dự án đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng của mỗi bên.

5. Tài chính, Thuế, Ngân hàng

Phía Việt Nam đề nghị phía Ai Cập sớm phê duyệt để Hiệp định này có hiệu lực góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai nước.

Hai bên nhất trí về vai trò hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương của hai nước và cũng nhất trí chọn một thời điểm cố định gần nhất để ký Bản ghi nhớ về lĩnh vực này trong tương lai gần.

Thị trường chứng khoán

Cơ quan giao dịch chứng khoán Ai Cập cho biết hiện chưa có thỏa thuận chính thức nào được ký kết với phía Việt Nam và rất mong muốn thảo luận bất cứ kế hoạch hợp tác để qua đó có thể trao đổi thông tin và kinh nghiệm vì lợi ích của hai bên.

Sở Giao dịch chứng khoán Ai Cập dự thảo một Bản ghi nhớ trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán và đề nghị phía Việt Nam nghiên cứu, phía Việt Nam ghi nhận và sẽ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Bảo hiểm và tái bảo hiểm

Phía Ai Cập dự thảo Bản ghi nhớ trong lĩnh vực giao dịch chứng khoán và đề nghị phía Việt Nam nghiên cứu nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai thị trường trong hoạt động bảo hiểm và pháp luật giám sát nhằm kiểm soát thị trường bảo hiểm tại hai nước đồng thời trao đổi kinh nghiệm, thông tin, chương trình đào tạo giữa hai thị trường.

Phía Việt Nam ghi nhận và sẽ chuyển cho cơ quan Việt Nam có thẩm quyền liên quan và sẽ trả lời thông qua kênh ngoại giao.

6. Y tế và dược phẩm

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được quy định tại Chương trình hợp tác Văn hóa xã hội đã ký tại Cairo tháng 3 năm 2006 giữa hai nước.

Hai Bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, phía Ai Cập sẵn sàng tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam mong muốn đầu tư, sản xuất và xuất khẩu dược phẩm vào Ai Cập. Phía Việt Nam cũng sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp dược phẩm Ai Cập hợp tác sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, hóa chất, sinh phẩm, tá dược thực vật, trao đổi thông tin về thuốc cũng như các chuyến thăm giữa các chuyên gia của hai nước nhằm học tập về công nghệ cao về sản xuất thuốc, huyết thanh và vắc xin; nghiên cứu, phát triển các loại sản phẩm thuốc mới, đặc biệt được các loại thuốc sử dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật gen; tham dự các hội chợ, hội nghị dược phẩm quốc tế; trao đổi kinh nghiệm chống dịch cúm gia cầm, khám trị và phòng chống bệnh; tổ chức chương trình đào tạo cho bác sỹ và các dược sỹ của cả hai nước.

Phía Ai Cập đưa ra một số đề xuất cụ thể trong Phụ lục IV, phía Việt Nam ghi nhận và cam kết sẽ thông báo cho các cơ quan có liên quan.

7. Thông tin, truyền thông

Phía Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với các hoạt động; trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước chuyên ngành; hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông tin và truyền thông hai nước tiếp xúc và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị và dịch vụ.

Phía Ai Cập bày tỏ sự quan tâm hợp tác với Việt Nam trong các nội dung sau đây liên quan đến các lĩnh vực Truyền thông và Công nghệ thông tin:

a) Đào tạo trong lĩnh vực viễn thông:

- Chuẩn bị và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn ở các khía cạnh của ngành viễn thông phục vụ cho các nhân viên trong lĩnh vực này.

- Chuẩn bị công trình nghiên cứu kỹ thuật và ứng dụng chung.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong lĩnh vực khoa học và chính sách viễn thông.

b) Đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin:

Mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ danh mục đầu tư công nghệ thông tin trong các chương trình đào tạo thông qua các dịch vụ trung gian của các cơ sở đào tạo tại các nước khác. Chương trình đào tạo này có thể được tiến hành với cơ sở tại Ai Cập thông qua một mô hình Ủy ban hoặc tại cơ sở tại nước đối tác thông qua mô hình kinh doanh chia sẻ lợi nhuận.

c) Tài liệu hướng dẫn về Văn hóa và di sản thiên nhiên

- Xây dựng bản đồ lịch sử kỹ thuật số về các địa danh lịch sử và các công trình của Việt Nam bắt đầu từ Hà Nội.

- Phát triển một dự án chung về tài liệu hướng dẫn về di sản thiên nhiên tại Ai Cập và Việt Nam.

- Trình bày CULTURAMA về di sản của Ai Cập tại Việt Nam.

d) Dịch vụ bưu chính:

- Phía Ai Cập bày tỏ sự quan tâm nghiên cứu và khả năng ký kết một Bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực Chuyển tiền và Bưu chính quốc tế.

- Trao đổi các đoàn chuyên gia từ các cơ quan bưu điện hai nước.

- Phối hợp quan điểm giữa Ai Cập và Việt Nam trong các sự kiện khu vực và quốc tế.

e) Smart Villages

Dựa vào những tích lũy chuyên môn khởi đầu từ năm 2001, cũng như hiệu quả hợp tác với những đối tác kinh doanh chính, Công ty Smart Villiages chuyển từ ý tưởng công viên kinh doanh sang kết quả thực tế; Công ty Smart Villages có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ quản lý trong các lĩnh vực sau:

- Tạo môi trường làm việc hấp dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh.

- Cung cấp dịch vụ và cơ sở chuyên nghiệp hoàn hảo, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh doanh.

- Thành lập trung tâm tiềm lực mạnh thu hút đầu tư quốc tế.

- Thiết lập mạng lưới đối tác kinh doanh nhằm thực hiện dịch vụ ngoại biên, tạo hệ thống cung cấp phụ trợ và giúp nâng cao năng lực chuyên môn chính.

- Nhằm đưa vào hoạt động hành chính của công viên kinh doanh để giảm thiểu chi phí mà không làm giảm chất lượng dịch vụ.

Phía Ai Cập đã trao lại dự thảo Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Truyền thông và Công nghệ thông tin mà phía Việt Nam mà phía Việt Nam đã chấp thuận trước chuyến thăm Cairo vào tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Việt Nam. Phía Việt Nam cam kết sẽ có trả lời về ngày và địa điểm ký bản ghi nhớ trên.

8. Chính sách công và Hỗ trợ quyết định

Trung tâm hỗ trợ quyết định và thông tin văn phòng (IDSC) của Ai Cập đề xuất các cơ chế hợp tác sau đây:

- Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực hoạt động của cả hai bên.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu chung giữa hai bên với sự hỗ trợ của Chính phủ và khu vực tư nhân. Cơ sở dữ liệu này nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là thương mại và thông tin, bên cạnh lĩnh vực giám sát quá trình phát triển ở cả hai quốc gia.

- Thiết lập dự án chung trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm thành công của IDSC trong việc hợp tác với các tổ chức tương tự ở Việt Nam.

- Trao đổi chuyến thăm và thông tin cũng như tham gia vào các hoạt động và các sự kiện tổ chức bởi IDSC & nhóm chuyên gia, cố vấn về các vấn đề quốc gia của Việt Nam.

- Thực hiện nghiên cứu chung trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và đầu tư và các lĩnh vực đem lại lợi ích cho các nhà chính sách.

Phía Ai Cập đã mời phía Việt Nam cử diễn giả tham dự hội nghị quốc tế về vai trò của các cố vấn, chuyên gia chính sách quốc gia ở các nước đang phát triển mang tên Thách thức và các giải pháp (17 – 18/01 năm 2009). Phía Việt Nam ghi nhận và sẽ chuyển lời mời đến cơ quan Việt Nam liên quan.

9. Văn hóa

Nhận thấy vai trò quan trọng của văn hóa trong việc tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước, hai Bên thể hiện hài lòng với sự phát triển về các hoạt động văn hóa giữa hai nước trong thời gian gần đây như giao lưu của các nhóm nghệ sĩ, tham gia vào các triển lãm tranh và Liên hoan phim được tổ chức ở mỗi nước. Đặc biệt, hai Bên đánh giá cao việc Việt Nam đã tổ chức thành công “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại Ai Cập trong tháng 10 năm 2006. Hai Bên đã đồng ý để tiếp tục tăng cường giao lưu về văn hóa, nghệ thuật và kỹ xảo điện ảnh; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quản lý và phát triển văn hóa; trong năm 2009, Ai Cập sẽ tổ chức “Những ngày văn hóa Ai Cập tại Việt Nam” và Việt Nam sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Ai Cập” vào năm 2010 nhân dịp lần thứ 65 ngày kỷ niệm Ngày quốc khánh của Việt Nam;

Phía Ai Cập đề nghị hợp tác trong lĩnh vực văn hóa bằng việc khuyến khích sự tham gia của cả hai quốc gia (Ai Cập và Việt Nam) trong các sự kiện văn hóa quốc tế tổ chức ở cả hai quốc gia như: hội chợ sách quốc tế, sân khấu và liên hoan nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật tạo hình, tuần giao lưu văn hóa nhằm mang lại các cơ hội phổ biến văn hóa, tinh thần sáng tạo của mỗi nước.

Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của phía Ai Cập và sẽ chuyển đến cơ quan liên quan và sẽ có trả lời thông qua kênh ngoại giao.

10. Du lịch

Hai Bên nhận thấy Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch giữa hai nước đã tạo ra cơ chế thuận lợi nhằm đẩy mạnh hợp tác du lịch và nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này như trao đổi đoàn, kinh nghiệm về phát triển và quản lý du lịch, đặc biệt về quản lý, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa cho mục đích du lịch cũng như hỗ trợ các sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Đông, Châu Phi và ngược lại.

Phía Ai Cập đề xuất khuyến khích tham gia các hội chợ, triển lãm, liên hoan và các sự kiện du lịch được tổ chức ở hai nước, trao đổi chuyến thăm của quan chức du lịch, nhà báo và đại diện truyền thông nhằm tiếp cận, tìm hiểu khác biệt về tiềm năng du lịch của cả hai nước, khuyến khích trao đổi thông tin và chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư du lịch vào các vùng du lịch mới, giới thiệu và khuyến khích các nhà đầu tư của hai nước. Phía Việt Nam đã ghi nhận đề nghị của phía Ai Cập và sẽ chuyển cho cơ quan Việt Nam có thẩm quyền liên quan.

Nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong Bản ghi nhớ về Hợp tác du lịch. Chương trình thực hiện hợp tác du lịch đã được ký trong Kỳ họp này.

11. Thể thao

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn thể thao và tham gia các sự kiện thể thao được tổ chức ở hai nước.

Phía Ai Cập đề xuất liên đoàn thể thao của hai nước cần tiếp xúc trực tiếp và đề nghị trao đổi thông tin tài liệu về lĩnh vực thể thao.

Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của Ai Cập và sẽ chuyển cho cơ quan Việt Nam liên quan.

12. Giao thông vận tải

a) Vận tải biển

Hai Bên nhất trí rằng các cơ quan liên quan của hai Bên cần tiến hành phiên đàm phán để hoàn tất Hiệp định vận tải biển do phía Ai Cập đã đề xuất trước đây.

b) Hàng không dân dụng

Hai Bên nhất trí nghiên cứu, sửa đổi Hiệp định song phương về dịch vụ hàng không giữa Việt Nam và Ai Cập ký kết vào ngày 29 tháng 4 năm 1999 để phù hợp với bối cảnh hiện tại và thời gian tới.

13. Giáo dục đào tạo, giáo dục đại học

a) Giáo dục phổ thông

Hai Bên thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục phổ thông được ghi trong Chương trình Hợp tác Văn hóa Xã hội giai đoạn 2006 – 2010 ký giữa hai Chính phủ ngày 06/3/2008, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng và trao đổi kinh nghiệm về công nghệ thông tin, vi tính, đào tạo học sinh năng khiếu và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

b) Giáo dục đại học

Hai Bên hài lòng ghi nhận kết quả đạt được giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đại học, đặc biệt là chương trình trao đổi học bổng, trao đổi giáo sư và thống nhất tăng cường hợp tác về giáo dục đại học và học bổng được ghi trong Chương trình hợp tác Văn hóa Xã hội giai đoạn 2006 - 2010 ký giữa hai Chính phủ ngày 06/3/2008.

Phía Ai Cập đề nghị phía Việt Nam tăng số lượng học bổng cho phía Ai Cập và xác định quy định tài chính đối với các giáo sư Ai Cập dạy tiếng A-rập tại trường Đại học Hà Nội.

Phía Việt Nam đề nghị hai Bên đàm phán lại các quy định tài chính được ghi trong Điều 9 của Chương trình hợp tác văn hóa xã hội đối với chương trình trao đổi giáo sư giữa các trường đại học.

Hai Bên ghi nhận đề nghị của bên kia và sẽ thông báo lại cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét và quyết định.

14. Truyền thông

a) Phát thanh truyền hình

Liên hiệp Phát thanh truyền hình Ai Cập đã đề xuất như sau:

- Khuyến khích việc trao đổi các chương trình và tài liệu về văn hóa, văn hóa dân gian và di sản;

- Khuyến khích trao đổi phim truyền hình phản ánh các mặt cuộc sống ở Việt Nam và Ai Cập;

- Khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực đào tạo truyền thông;

- Xúc tiến việc trao đổi văn hóa và truyền thông giữa truyền hình Việt Nam và truyền hình Ai Cập thông qua việc mời tham dự và theo dõi các hội nghị, sự kiện liên quan tại hai nước trong lĩnh vực văn hóa du lịch và khoa học được phát sóng trên các kênh nước ngoài truyền sang châu Á bằng tiếng Anh;

- Khuyến khích việc tham gia các hội nghị, hội nghị chuyên đề và triển lãm được tổ chức tại Ai Cập với sự tham gia của Việt Nam và các buổi lễ kỷ niệm tổ chức tại Đức sứ quán Việt Nam tại Cairo nhân dịp quốc khánh và các ngày lễ khác.

Truyền hình Ai Cập mong muốn được cung cấp các phim tài liệu và ấn phẩm liên quan đến:

- Các ngày lễ quốc gia và tôn giáo chính;

- Các địa điểm du lịch nổi tiếng;

- Các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa dân gian của Việt Nam;

- Các phong tục tập quán chủ yếu;

- Các món ăn nổi tiếng của Việt Nam và phương pháp chế biến.

b) Thông tin

Phía Ai Cập đề xuất:

- Hai Bên trao đổi định kỳ trên cơ sở có đi có lại các tài liệu thông tin văn hóa giữa các cơ quan truyền thông ở hai nước, các cơ quan này sẽ tiến hành các hoạt động truyền bá thông tin văn hóa của nước mình.

- Hai Bên sẽ trao đổi đoàn thông tin với mục đích học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực thông tin (kế hoạch hành động cụ thể sẽ được thống nhất qua đường ngoại quan).

- Hai Bên sẽ xây dựng tuần truyền thông theo đó các chuyên gia truyền thông sẽ thảo luận về việc xúc tiến hợp tác thông tin giữa hai Bên, về các chương trình triển lãm nhằm giới thiệu các hoạt động văn hóa thông tin về các mặt cuộc sống.

- Hai Bên sẽ trao đổi đoàn tham gia vào các sự kiện quốc gia, triển lãm và hội nghị được tổ chức tại hai nước cùng với các ấn phẩm và tài liệu điện tử, phim tài liệu do SIS phát hành.

Phía Việt Nam ghi nhận đề xuất của phía Ai Cập và sẽ thông báo lại cho các cơ quan có liên quan và sẽ trả lời qua kênh ngoại giao.

15. Xây dựng

Phía Việt Nam đề xuất hợp tác với phía Ai Cập trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thiết kế công trình công nghiệp, dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hai nước hoặc một nước thứ ba; trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực quản lý xây dựng, tư vấn xây dựng; phối hợp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý xây dựng, công tác tư vấn, phát triển hạ tầng đô thị.

Phía Ai Cập ghi nhận các đề xuất của phía Việt Nam và đề xuất hợp tác trong lĩnh vực xây dựng nhà và phát triển đô thị được ghi trong phụ lục III và phía Việt Nam cam kết sẽ nghiên cứu những đề xuất và trả lời thông qua kênh ngoại giao.

16. Hợp tác giữa các phòng Thương mại và Công nghiệp.

Hai Bên đánh giá rằng hợp tác giữa các phòng Thương mại và Công nghiệp chỉ là theo vụ việc, tổ chức sự kiện hoặc cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp. Hai Bên nhất trí thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai phòng Thương mại và Công nghiệp trong thời gian tới.

Hai Bên hài lòng nhận thấy, với sự hỗ trợ của mình, các cuộc gặp gỡ và thảo luận tại Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức tại Cairo ngày 09/11/2008 bên lề Kỳ họp UBHH lần thứ tư đã đạt kết quả tốt đẹp.

Hai Bên cần trao đổi thông tin hữu ích liên quan đến thương mại, thị trường, tiềm năng đầu tư đặc biệt là trong các lĩnh vực dược phẩm, du lịch, hải sản, dịch vụ, công nghiệp thực phẩm, dệt may, …

Hai Bên đã thảo luận và nhất trí với Thương vụ Việt Nam tại Cairo về việc tổ chức “Những ngày Việt Nam tại Ai Cập” trong đó bao gồm các lễ hội truyền thống với các món ăn chế biến từ hải sản.

Hai Bên thảo luận về phương thức hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp thực phẩm để đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do hai nước đều đang gặp hoàn cảnh tương tự nhau (dân số tăng nhanh và giá điện cao).

Hai Bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc:

- Tái tập trung nhiều hơn vào các thị trường tiềm năng tại châu Phi và châu Á với sức mua lớn và tầng lớp trung lưu đông đảo cũng như sự gia tăng dân số và nhu cầu lương thực.

- Tận dụng lợi thuế là thành viên của COMESA và ASEAN của mỗi nước để tăng cường thành lập liên doanh tại mỗi nước với vị trí là cửa ngõ vào châu Phi và châu Á.

17. Môi trường

Phía Ai Cập khuyến khích phía Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực môi trường với các đề xuất:

- Sử dụng an toàn nguồn nước thải đã qua xử lý, thiết lập vành đai xanh và rừng cây xung quanh các thành phố.

- Tăng hiệu quả kinh tế của các dự án trồng rừng, đưa ra các dự án tạo thu nhập với quy mô nhỏ và khuyến khích người dân tham gia vào các dự án trên;

- Canh tác và sản xuất các loại cây phục vụ sản xuất khí sinh học, sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý.

- Tổ chức khóa đào tạo cho cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý môi trường và chất lượng không khí;

- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật đánh giá và nhận biết các mạng lưới quản lý môi trường.

Phía Việt Nam ghi nhận các đề xuất trên của phía Ai Cập và sẽ thông báo lại cho các cơ quan có liên quan và sẽ trả lời thông qua kênh ngoại giao.

18. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Hai Bên ghi nhận Thỏa thuận hợp tác ký giữa Cục Công nghiệp địa phương và Quỹ Phát triển xã hội Ai Cập về lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời khẳng định sự cần thiết để thực thi Thỏa thuận này.

Nhân Kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ai Cập được tổ chức tại Cairo ngày 09 và 10/11/2008, hai Bên đã ký những văn bản sau:

- Thỏa thuận hợp tác về công nghiệp nhỏ và siêu nhỏ;

- Bản ghi nhớ về Hội chợ và triển lãm;

- Bản ghi nhớ hợp tác về Dầu khí;

- Chương trình hành động về hợp tác du lịch.

Hai Bên thống nhất sẽ đẩy mạnh việc thực thi kết quả của Ủy ban hỗn hợp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.

Phía Việt Nam đánh giá cao sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách của Chính phủ nước Cộng hòa A-rập Ai Cập đã dành cho Đoàn Việt Nam trong thời gian ở Ai Cập và cũng như việc bố trí hiệu quả chương trình kỳ họp này.

Hai bên nhất trí rằng Kỳ họp thứ năm của Ủy ban hỗn hợp sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2010. Thời gian cụ thể của kỳ họp tiếp theo này sẽ được hai bên quyết định và thông báo cho nhau qua con đường ngoại giao.

Biên bản này được làm tại Cairo ngày 10 tháng 11 năm 2008, với hai bản gốc bằng tiếng Anh có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG




Vũ Huy Hoàng

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA A-RẬP AI CẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ HỢP TÁC QUỐC TẾ




Fayza Aboulnaga

 

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH ĐOÀN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THAM DỰ KỲ HỌP THỨ TƯ ỦY BAN HỖN HỢP GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA A-RẬP AI CẬP
CAIRO, NGÀY 09-10/11/2008

1. Ông Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn

2. Ông Lê Tiến Ba

Đại sứ Việt Nam tại Cairo

3. Nguyễn Văn Hòa

Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế

Thư ký phân ban

Văn phòng Chính phủ

4. Ông Đoàn Ngọc Bội

Phó Vụ trưởng Vụ Tây Á, Châu Phi

Bộ Ngoại giao

5. Ông Lý Quốc Hùng

Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

Bộ Công Thương

6. Ông Tạ Văn Hường

Vụ trưởng Vụ Năng lượng

Bộ Công Thương

7. Ông Cao Quốc Hưng

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Bộ Công Thương

8. Ông Nguyễn Thành Đô

Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại

Bộ Tài chính

9. Ông Nguyễn Đình Hoàng Long

Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương

Bộ Công Thương

10. Ông Bùi Quốc Trung

Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

11. Bà Nguyễn Thanh Huyền

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

12. Ông Nguyễn Hải Anh

Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

13. Ông Phan Văn Chinh

Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương

14. Ông Trần Quang Huy

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

Bộ Công Thương

15. Ông Bùi Huy Sơn

Phó Văn phòng, Thư ký Bộ trưởng

Bộ Công Thương

16. Ông Tạ Hoàng Linh

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Bộ Công Thương

17. Ông Nguyễn Ngọc Thắng

Phó Trưởng Ban Quan hệ quốc tế

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

18. Ông Lê Thái Hòa

Chuyên viên Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

Bộ Công Thương

19. Bà Phạm Thị Mai Thanh

Chuyên viên Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

Bộ Công Thương

 

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH ĐOÀN CHÍNH PHỦ AI CẬP THAM DỰ KỲ HỌP THỨ TƯ ỦY BAN HỖN HỢP GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA A-RẬP AI CẬP
CAIRO, NGÀY 09-10/11/2008

Bà Fayza Aboulnaga

Bộ trưởng Hợp tác quốc tế, Trưởng đoàn

Bộ Hợp tác quốc tế

Ông Nabil Abdel Hamid

Trợ lý Bộ trưởng về các vấn đề Châu Á

Bà Samia Hassan Kamal

Trưởng phòng ASEAN

Bà Fatma Seddick

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế thứ nhất

Bà Amal Abou Deif

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế thứ nhất

Bà Taghrid El Sayed Mohmed

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế thứ ba

Bà Nefret Zakria Haroun

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế thứ ba

Bà Engy Bassyouny

Chuyên viên phụ trách hợp tác Châu Á, Văn phòng Bộ trưởng

Bộ Ngoại giao

Ngài Tarek El Wessimy

Phó trợ lý Bộ trưởng về các nước Đông Nam Á

Bà Shaimaa Nabil

Tùy viên Ngoại giao – Vụ Đông Nam Á

Ông Mohmed Samir

Chuyên viên pháp lý – Vụ Hiệp định

Ông Mohamed El Sherif

Bí thư thứ hai – Văn phòng trợ lý Bộ trưởng về các vấn đề pháp lý

Bộ Công Thương

Ông Abdel Rahman Fawzy

Trưởng phòng Hiệp định thương mại và Ngoại thương

Ông Michael Gamal

Chuyên viên Vụ Châu Á

Ông Wael Abedel Rehim

Bí thư thứ ba, Cơ quan dịch vụ Ai Cập

Bà Effat Aly zahran

Trưởng phòng kỹ thuật ngoại giao, GOEIF

Bộ Du lịch

Ông Hany Sobhy

Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế

Bộ Dầu mỏ

Ông Hassan Hataba

Vụ trưởng Vụ Khai thác

Ông Mohmed Wessam Reda

Vụ trưởng Vụ khí

Bộ Giáo dục

Ông Wagdy Mohamed Afify

Trưởng Ban giáo dục phổ thông

Bộ Đại học

Bà Essmat Saad Mahmoud

Chuyên gia

Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin

Ông Loaii Zakaria

Chuyên gia lập trình, Vụ Quan hệ quốc tế

Bộ Thông tin

Bà Manal Abdel Latif

Trưởng phòng Hiệp định

Bà Mervette Wadiee

Giám đốc phòng truyền thông, cơ quan thông tin Chính phủ

Bộ Nhà, phát triển đô thị

Bà Fawzia Sharara

Vụ trưởng Vụ Doanh nghiệp

Bà Sawsan Ashmawy Ahmed

Trưởng phòng Ngoại giao

Bà Amany Abdel Hamid

Chuyên viên Phòng Hợp tác đối ngoại và vay nợ

Trung tâm thông tin và hỗ trợ quyết định, Văn phòng nội các

Ông Mr. Heussin El Kamel

Tham tán Hợp tác quốc tế

Bộ Nông nghiệp

Ông Mostafa Abdel Alim

Vụ trưởng Vụ Châu Á

Cơ quan phát triển nghề cá

Ông Mounir Abdel Wahab

Trưởng phòng Hiệp định

Ông Madany Aly Madany

Phòng Hiệp định

Cơ quan kiểm dịch và dịch vụ thú y

Ông Youssef Shalaby

Trưởng phòng dịch vụ thú y

Bộ Văn hóa

Bà Samira Abdel Wahab

Vụ trưởng Vụ Hiệp định và chương trình văn hóa

Bộ Đầu tư

Ông Khaled Maher

Chuyên viên pháp lý, Vụ Hợp tác quốc tế

Bộ Giao thông vận tải

Bà Fatma Abdel Hamid Aly

Tham tán phụ trách vận tải biển

Bộ Môi trường

Bà Riham Yehia

Chuyên viên môi trường

Bộ Y tế và Dân số

Bà Safaa Morad

Vụ trưởng Vụ Y tế công cộng

Ủy ban Thể thao quốc gia

Ông Gamal Mohmed Hassan

Trưởng phòng Lễ tân

Liên hiệp các Phòng Thương mại

Ông Mohamed Abdel Fattah

Chủ tịch

Đại học Al Azhar

Sheikh, Fouad Aboud El Sherif

Trưởng phòng phụ trách các vấn đề kỹ thuật

Cơ quan thuế

Ông Amr Hamed Hamed

Chuyên gia Vụ Điều ước quốc tế

Quỹ phát triển xã hội

Bà Hanaa El Helaly

Giám đốc Hợp tác quốc tế

Bà Amany Youssef

Phó Giám đốc Hợp tác quốc tế

Bà Aliaa Al Sherif

Trưởng phòng Hợp tác quốc tế

Ông Mahmoud Abdel Halim

Chuyên viên chính, SEDO

Bà Naglaa Abdeen

Chuyên viên Hợp tác quốc tế.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC  ĐỀ XUẤT CỦA CÁC CÔNG TY AI CẬP

Phía Ai Cập mong muốn thúc đẩy và tăng cường quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực hợp tác kháu nhau. Phía Ai Cập đưa ra một số đề xuất cho phía Việt Nam. Phía Việt Nam cam kết sẽ xem xét và nghiên cứu những đề xuất này.

Các đề xuất bao gồm:

1. Công ty The Eastern muốn hợp tác với các công ty Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản phẩm thuốc lá, xì gà cuốn bằng tay, lá thuốc, ống tẩu hút thuốc.

2. Công ty Cổ phần Du lịch, khách sạn và rạp chiếu phim đề xuất học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng công nghệ chiếu sáng LCD để xây dựng các dự án âm thanh ánh sáng và chiếu sáng các di tích cổ, thảo luận khả năng thực hiện một số dự án hợp tác như: xây dựng rạp chiếu phim, phòng quay phim, khu hành chính thương mại.

3. Công ty Cổ phần công nghiệp luyện kim mong muốn hợp tác với đối tác Việt Nam và giới thiệu ca-ta-lo về công ty cùng với các chi nhánh để tìm hiểu các sản phẩm xuất khẩu và hình thức liên kết.

4. Trung tâm nghiên cứu nhà và xây dựng quốc gia.

Trung tâm nghiên cứu nhà và xây dựng quốc gia (HBRC) mong muốn hợp tác với các cơ quan tương ứng của Việt Nam với các đề xuất sau:

a) Phối hợp nghiên cứu;

b) Hợp tác khoa học với các cơ quan tương ứng của Việt Nam và các dự án nghiên cứu phối hợp để áp dụng trong EU hoặc những chương trình hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến:

- Phát triển bền vững và quy hoạch đô thị;

- Nghiên cứu cấu trúc bê tông và các nguyên vật liệu;

- Bảo tồn các công trình lịch sử và phát triển cộng đồng;

- Cung cấp năng lượng cho các tòa nhà;

- Quản lý môi trường và quy trình tái chế;

- Quản lý dự án và công nghệ xây dựng;

- Công trình địa lý – kỹ thuật;

- Công nghệ hệ thống quản lý an toàn;

- Chính sách và luật pháp xây dựng.

c) HBRC và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam sẽ trao đổi các hoạt động nghiên cứu và hội thảo chuyên ngành qua trang điện tử của mỗi cơ quan và các kênh thông tin khác. Xuất phát điểm của hoạt động phối hợp nghiên cứu là trao đổi kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực nhà và xây dựng.

d) Đại diện hai Bên sẽ gặp gỡ để thảo luận cơ hội về các dự án nghiên cứu chung trong các lĩnh vực hai Bên cùng quan tâm. Hai Bên cũng sẽ thảo luận những vướng mắc trong ngành xây dựng và phát triển nhà ở mỗi nước cũng như các biện pháp khắc phục.

e) HBRC quan tâm đến các cơ hội đào tạo tại Việt Nam với bất kỳ nguồn kinh phí nào nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển. HBRC mong muốn nhận các chương trình đào tạo cho các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến: thử nghiệm nguyên vật liệu, thử nhiệt, khảo sát địa chấn, quản lý phòng thí nghiệm, thanh tra xây dựng, sửa chữa công trình, các phương pháp quản lý nhà hiện đại và các chương trình đào tạo khác phục vụ chuyển giao công nghệ.

f) Chuyển giao công nghệ: Việt Nam và Ai Cập có thể đưa ra chương trình hỗ trợ việc áp dụng công nghệ mới vào các dự án cơ sở hạ tầng như nước và nhà máy xử lý nước thải, xây dựng nhà, cầu, đường hầm, nguyên vật liệu xây dựng mới, hệ thống phòng cháy …

g) HBRC mong muốn được hỗ trợ phát triển các cơ sở thí nghiệm và nghiên cứu, đặc biệt là thử nhiệt nguyên vật liệu xây dựng và thí nghiệm địa chấn của các công trình. Các giai đoạn của dự án hỗ trợ có thể bao gồm: 1) quy hoạch và thiết kế cơ sở nghiên cứu và thí nghiệm mới, 2) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng hệ thống quản lý các phòng thí nghiệm mới, 3) đào tạo nhân lực và đội ngũ quản lý cho các phòng thí nghiệm mới.

Phía Việt Nam ghi nhận các đề xuất trên và sẽ thông báo cho các cơ quan có liên quan.

5. Công ty đấu thầu Liên hiệp A-rập

Công ty đấu thầu Liên hiệp A-rập mong muốn hợp tác với phía Việt Nam và đề xuất các lĩnh vực hợp tác sau:

- Phát triển các khu đô thị;

- Đào tạo trong lĩnh vực xây dựng: kiến trúc sư, kỹ thuật viên, đội ngũ vận hành và bảo trì, mạng lưới đường xá, quy hoạch đô thị;

- Trao đổi thông tin;

- Các dự án xây dựng của các công ty liên doanh;

- Nghiên cứu khoa học và ban hành tiêu chuẩn hóa;

- Đầu tư và tài chính;

- Các công ty đầu tư;

- Thúc đẩy hoạt động của các công ty thầu Ai Cập;

- Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng;

- Tư vấn công trình.

6. Các lĩnh vực khác

Công ty YaYat đề xuất xuất khẩu sang thị trường Việt Nam các mặt hàng bao gồm:

- Leaf Springs: xe buýt, xe tải, xe kéo và xe hành lý.

- Hot Coiled Helical Springs: toa trần, xe buýt, xe khách.

- Cold Coiled Helical Springs: xe buýt, xe tải, xe hành lý và các xe chở khách.

- Brake Lining và Clutch: xe buýt, xe chở hàng.

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC ĐỀ XUẤT CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC PHẨM AI CẬP

Phía Ai Cập mong muốn tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực dược phẩm. Phía Ai Cập đã đưa ra một số đề xuất với phía Việt Nam. Phía Việt Nam cam kết sẽ xem xét và nghiên cứu những đề xuất trên.

Danh mục các đề xuất như sau:

1. Công ty dược Delta Pharma

Công ty dược Delta Pharma bày tỏ quan tâm hợp tác với phía Việt Nam và sẽ thảo luận những vấn đề dưới đây với mục đích tìm kiếm cơ hội xuất khẩu:

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cung cấp cho công ty các thông tin cần thiết về phân phối và các đại lý tại Việt Nam cũng như phương thức tiếp cận và bất kỳ thông tin chia sẻ kinh nghiệm khác.

- Bộ Y tế Việt Nam cung cấp các yêu cầu đăng ký thuốc ngoại và yêu cầu nhập khẩu vào Việt Nam.

- Các thông tin về sự thiếu hụt sản phẩm thuốc trên thị trường và dự báo về sự thiếu hụt đó.

2. Công ty Chemipharm

Công ty Chemipharm mong muốn hợp tác với phía Việt Nam và đề xuất:

- Gặp gỡ các nhà nhập khẩu lớn dược phẩm để thảo luận khả năng xuất khẩu các sản phẩm của Ai Cập cũng như lập đại diện của Ai Cập tại Việt Nam;

- Làm việc với các quan chức Bộ Y tế Việt Nam để trao đổi về các quy định đăng ký dược phẩm tại Việt Nam.

3. Công ty Holdipharma

- Hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu dược phẩm sản xuất tại Ai Cập;

- Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phát triển ngành dược và dược phẩm mới;

- Trao đổi thông tin và số liệu thương mại giữa khu vực nhà nước và tư nhân, giữa các công ty nghiên cứu dược phẩm và văn phòng đại diện trong lĩnh vực dược phẩm ở hai nước;

- Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc mới, đặc biệt là thuốc sản xuất theo công nghệ sinh học và công nghệ gen;

- Thỏa thuận song phương với các công ty Việt Nam về trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm giữa đội ngũ kỹ thuật của hai nước trong các lĩnh vực khác nhau của ngành dược.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Biên bản kỳ họp lần thứ tư Ủy ban hỗn hợp giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Arập Ai Cập Cairo, 09-10/11/2008

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.933

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.159.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!