BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY
SẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 925/BC-QLCL-KH
|
Hà Nội, ngày
30 tháng 5 năm 2014
|
BÁO CÁO
KIỂM ĐIỂM CHỈ
ĐẠO, ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
Kính gửi: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Bộ)
I. VỀ KIỂM ĐIỂM
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
1. Kiểm điểm, đánh
giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong công
tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản:
Trong 6 tháng đầu năm
2014, Lãnh đạo Cục Quản lý CL NLTS đã tích cực chỉ đạo tập trung các nguồn lực
để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Cục, cụ thể như sau:
1.1. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Y
tế xây dựng và trình ban hành Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Chỉ thị về kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa
tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp
chất; triển khai xây dựng các văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo
kế hoạch của Bộ; trình Bộ ban hành Thông tư quản lý chợ đầu mối,
chợ đấu giá nông sản, tuy nhiên còn 01 văn bản QPPL chậm hạn so với kế
hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ do thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng cần đánh
giá thực tế tại địa phương để đề xuất thay thế thật sự phù hợp thực tế (Thông
tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT (hạn tháng 3/2014).
1.2. Tiếp
tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ, Báo, Đài Truyền hình Việt Nam
xây dựng các bản tin, phóng sự tuyên truyền về đảm bảo ATTP nông lâm thuỷ sản
năm 2014; riêng Cục chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam chuẩn bị sản
xuất và phát sóng 10 phóng sự phổ biến các mô hình quản lý ATTP theo chuỗi từ
nay đến cuối năm 2014. Cục đã phối hợp với Dự án QSEAP tổ chức 02 Hội nghị triển khai trọng tâm công tác 2014 và phổ biến văn bản quy phạm
mới về an toàn thực phẩm cho 63 Sở NN&PTNT tại Hải Phòng và Tp.
Hồ Chí Minh.
1.3. Chỉ
đạo triển khai tốt các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thuỷ
sản; các vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Phối hợp Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định và trình Bộ
phê duyệt chương trình giám sát ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật và
sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Xây dựng và triển khai chương trình thí điểm
công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và chứng nhận
sản phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
1.4. Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị
thuộc Bộ đôn đốc địa phương triển khai thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.
Tính đến tháng 5/2014 đã có 25 tỉnh báo cáo tình hình
triển khai Thông tư 14 [1].
Qua kiểm tra cho thấy hầu hết tỷ lệ các cơ sở được kiểm
tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B đạt trên 70%; tuy nhiên tỷ lệ các
cơ sở loại C được tái kiểm còn thấp (đặc biệt đối với cơ
sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên cạn, cơ sở
sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp) và tỷ lệ
các cơ sở tiếp tục xếp loại C vẫn còn cao (trên 60%). Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục phối hợp với Cục Thú y,
Cục BVTV thành lập 03 đoàn công tác đi kiểm tra tình hình triển
khai Thông tư 14 và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa xử lý được cơ sở loại C,
hướng dẫn địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở xếp loại C tại
8 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hoà Bình, Phú Thọ, Khánh Hoà, Bình
Định, Quảng Ngãi). Cục đã có báo cáo Bộ và đề xuất sửa đổi các vướng mắc trong
dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT (như: sửa đổi các
biểu mẫu kiểm tra, phân công lại các cơ quan kiểm tra đủ năng lực thực thi, bổ
sung các nội dung liên quan đến Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
về xác nhận tập huấn kiến thức ATTP và đối tượng thuộc phạm vi phân công của Bộ
NN&PTNT, quy định giãn tần suất kiểm tra đối với cơ sở xếp loại A, B,...).
1.5. Chỉ
đạo tăng cường thanh, kiểm tra theo
kế hoạch; đột xuất:
- Chỉ đạo thành
lập đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 tại thành phố Hà Nội và tỉnh Tuyên
Quang (từ 13/5 - 16/3/2014). Qua kiểm tra cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra
liên ngành, chuyên ngành được tăng cường; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
đã từng bước chấp hành tốt các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật
về ATTP (điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo ATTP, sử dụng nguyên liệu, phụ gia
thực phẩm, nguồn nước có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,...). Tuy nhiên qua kiểm tra
bằng teskit kiểm tra nhanh tinh bột trên bát sạch tại các cửa hàng kinh doanh
ăn uống, đã có 6/12 mẫu bát không đạt tiêu chuẩn về tinh bột (chiếm 50%), đoàn
kiểm tra đã chuyển Chi cục ATTP của Hà Nội và Tuyên Quang xử lý theo đúng quy
định của pháp luật.
- Chỉ đạo các Cơ quan Quản lý Chất lượng NLTS Trung, Nam Bộ tích
cực triển khai Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về
kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; trong 5 tháng đầu
năm 2014 đã tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP lần đầu và định kỳ cho 131 cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu; kết quả có 98 cơ sở xếp hạng 1,2; 27 cơ sở xếp hạng 3, và 05 cơ sở
xếp hạng 4 (chiếm 3,8%). Đối với cơ sở vi phạm (xếp hạng
3, 4), Cục đã xử lý theo quy định (đưa ra khỏi danh
sách ưu tiên, kiểm tra tăng cường đối với cơ sở xuống hạng/đình
chỉ xuất khẩu…).
1.6. Chỉ đạo giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật của
các thị trường nhập khẩu, tiếp tục
xử lý các lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại thị
trường Châu Âu, Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản) theo đúng quy định; Gửi văn bản cho cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga (VPSS) góp ý báo cáo
kết quả thanh tra của VPSS, thông báo kết quả khắc phục các sai lỗi và đề xuất sang làm việc với
cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga vào tháng 6/2014; Làm việc với Ban Tôn giáo chính phủ và Bộ Công thương về chứng nhận Halal cho
thủy sản xuất khẩu vào UAE; Kịp thời giải quyết vướng mắc liên quan đến việc cơ quan
thẩm quyền Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô
hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam.Tiếp
tục triển khai thực hiện tốt Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, 25/2010/TT-BNNPTNT:
Cục đã chủ trì, phối hợp với Cục BVTV tổ chức đoàn kiểm tra tại Myanmar về hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm và điều kiện đảm bảo ATTP một số cơ sở xuất
khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật sang Việt Nam theo Thông tư 13.
1.7. Chỉ
đạo kịp thời giải quyết sự cố về ATTP trong nước: khi có thông tin đăng tải
trên báo chí về thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng, Cục QLCL NLS&TS đã chủ
động liên hệ, cùng với Sở NNPTNT Hà Nội và Cục ATTP (Bộ Y tế) tổ chức làm việc
với Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội. Qua làm việc, xác minh thông
tin cho thấy báo chí đã trích dẫn thiếu chính xác, chưa đầy đủ về nội dung
nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội và đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cục
cũng đã phối hợp với Cục An toàn thực phẩm để trả lời trực tuyến trên VTV1 ngày
25/3/2014 làm rõ các thông tin về nghiên cứu của Đại học Y mà báo chí đã đăng
tải, cung cấp các kết quả kiểm tra giám sát ATTP thủy sản chính xác của các cơ
quan quản lý tới người tiêu dùng.
1.8. Chỉ đạo tăng cường nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật
chất kỹ thuật...) trong thực thi chính sách, pháp luật đảm bảo ATTP nông lâm
thủy sản:
- Đã tích cực phối hợp Vụ Tổ chức
cán bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB ngày
04/4/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
thay thế Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008; phối hợp với các Tổng
Cục, Cục chuyên ngành phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy
sản giữa các Cục/Tổng cục thuộc Bộ theo Thông tư liên tịch
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014;
- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi các
quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị
thuộc Cục; triển khai công tác rà soát quy hoạch cán bộ năm 2014 và giai đoạn
2016-2021, công tác bổ nhiệm lại lãnh đạo Cục và lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục,
trình kế hoạch tuyển dụng công chức 2014 theo hướng dẫn của Bộ.
- Về tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị kiểm nghiệm:
+ Tiếp tục triển khai thi công xây
dựng công trình Trung tâm vùng 2; chuẩn bị triển khai Dự án đầu tư Trung tâm
Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản; tổ chức lập Dự
án đầu tư xây dựng Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 và Cơ quan Nam
bộ.
+ Tiếp tục chỉ đạo nâng cấp, mở
rộng phòng kiểm nghiệm và bổ sung trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm cho cơ
quan Cục và các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các Trung tâm Chất lượng NLTS
vùng; đã tổ chức đánh giá định kỳ 04 phòng thí nghiệm chất lượng nông lâm thủy
sản và đánh giá, chỉ định 02 cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm theo
qui định Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013.
+ Chỉ đạo tiếp
tục triển khai Dự án đào tạo giai đoạn 2011-2015 cho các cán bộ làm công tác
quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (xây dựng, sửa đổi,
bổ sung tài liệu/bài giảng, bộ câu hỏi kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP,...)
2.
Nhận xét chung về công tác chỉ đạo, điều hành:
2.1. Ưu điểm:
- Chỉ đạo tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn
kỹ thuật để triển khai quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản;
- Hoạt động
giám sát thường xuyên thông qua các chương trình mục tiêu quốc
gia được duy trì ổn định; tiếp tục thanh, kiểm tra theo kế hoạch, liên
ngành/đột xuất và Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT.
- Công tác quản lý chất lượng an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu đã được thực hiện bài bản, theo
thông lệ quốc tế. Giải quyết hiệu quả, kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của
thị trường xuất khẩu, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu NLTS tại các thị
trường truyền thống; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP trong nước.
2.2. Tồn tại, nguyên nhân:
- Việc trình ban hành một số văn
bản QPPL còn chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác phổ
biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật chưa triển khai nhiều.
- Việc triển khai Thông tư
14/2011/TT-BNNPTNT ở các cấp địa phương 6 tháng đầu năm còn ít, tỷ lệ tái kiểm
tra các cơ sở xếp loại C còn thấp và tỷ lệ các cơ sở tiếp
tục xếp loại C vẫn còn cao, các tỉnh hầu như chưa công
khai các cơ sở loại C trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Bộ máy
tổ chức chưa đồng bộ và thiếu biên chế cán bộ làm công tác quản lý chất lượng,
ATTP NLTS tại các địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo
yêu cầu; kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP còn rất thiếu thốn.
II. Trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2014:
1. Cơ chế chính sách, pháp
luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Chủ trì, phối hợp với Vụ TCCB và các đơn vị rà soát, sửa đổi, trình Bộ
ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cho phù hợp với Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân
công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Xây dựng và trình ban hành 04
văn bản QPPL (TT thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật
tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, TT
thay thế TT13/2011/TT-BNNPTNT, TT quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, TT thay thế Quyết định 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 ban hành Quy
chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật
thủy sản nuôi, TT thay thế Quyết định 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 ban hành
Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ) và các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam
theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện cơ chế
chính sách
- Triển khai các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về chất lượng, ATTP NLTS và truyền thông quảng bá
sản phẩm an toàn theo kế hoạch được duyệt.
- Triển khai lấy mẫu giám sát theo
kế hoạch được phê duyệt kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ các nguồn khác
nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm nguy cơ cao, công đoạn nguy
cơ cao, địa bàn nguy cơ cao và tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả thu
hồi sản phẩm không an toàn);
- Triển khai chương trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh doanh
theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
- Tổ chức kiểm
tra, phân loại chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT trên diện rộng cho tất cả các nhóm thực phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cả nước.
Chủ động tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm xử lý
kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm về ATTP; tham gia tích cực hoạt động thanh
tra, kiểm tra liên ngành về ATTP.
- Tiếp tục theo dõi và xử lý kịp
thời các sự cố mất an toàn thực phẩm. Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời
thông tin ATTP cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến
hiểu lầm, hoang mang; hướng dẫn người người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều
kiện đảm bảo ATTP, người tiêu dùng biết cách lưa chọn sản phẩm an toàn.
- Tiếp tục xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường:
Liên bang Nga (Liên minh Hải quan), EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
3. Xây dựng lực lượng, tăng
cường năng lực
- Tổ chức các lớp đào
tạo/tập huấn cơ bản và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra chuyên
ngành cho các cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra
chuyên ngành chất lượng ATTP nông lâm thủy sản theo kế hoạch của Dự án "Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý
chất lượng NLS và muối giai đoạn 2011-2015” trong năm 2014.
- Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã
hội hóa hoạt động kiểm nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; mở rộng đánh giá,
chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy kết hợp quản
lý chặt chẽ đối với các phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để b/c);
- Văn phòng Bộ (để tổng hợp b/c);
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Lưu VT, KH.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|