Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 72/BC-UBDT sơ kết thực hiện Luật phổ biến giáo dục pháp luật tổng kết thực hiện 409/QĐ-TTg 2016

Số hiệu: 72/BC-UBDT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Lê Sơn Hải
Ngày ban hành: 16/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/BC-UBDT

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2016

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 409/QĐ-TTG NGÀY 09/4/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Công văn số 1488/BTP-PBGDPL ngày 10/5/2016 của Bộ Tư pháp về việc Sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg, ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Luật PBGDPL (đính kèm phụ lục I):

2. Đánh giá kết quả thực hiện Luật PBGDPL trên các nội dung sau:

2.1. Công tác kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL.

Ủy ban Dân tộc đã ban hành các Quyết định: Quyết định số 310/QĐ-UBDT ngày 08/6/2015, về việc thành lập Hội đồng phối hợp, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc; Quyết định số 58/QĐ-HĐPH ngày 11/3/2014, Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp ph biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc và Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc.

2.2. Kết quả triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Hằng năm, Ủy ban Dân tộc có văn bản hướng dẫn gửi cơ quan làm công tác dân tộc địa phương về hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật. Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ động lựa chọn hình thức vận dụng thực hiện cho phù hợp như: tổ chức học tập, quán triệt các văn bản pháp luật; tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật; nghiên cứu tài liệu qua tủ sách pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép với các buổi họp của cơ quan, sưu tầm tài liệu để nghiên cứu Nội dung học tập, nghiên cứu gắn gọn phục vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị cụ thể tập trung vào các văn bản mới ban hành, văn bản thuộc phạm vi quản lý như:

- Hưởng ứng cuộc thi viết “Tìm hiểu hiến pháp năm 2013” theo Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp cơ quan thường trực tổ chức cuộc thi, Ủy ban Dân tộc đã phát động và tổ chức cuộc thi đến Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia. Tổng số đã có 193 bài dự thi của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban gửi Sở Tư pháp Hà Nội để tổng hợp theo quy định.

- Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBDT, ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quy định pháp luật liên quan và các Chính sách dân tộc” trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc. Để cuộc thi đạt kết quả tốt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Thư ký và Ban hành thể lệ cuộc thi. Ủy ban Dân tộc đã có công văn gửi Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố, các Trường Đại học, Cao đẳng và Trường Dân tộc Nội trú trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn và phát động cuộc thi Hiến pháp 2013; Nội dung thi tập trung vào những điểm mới về quyền con người, quyền công dân, những điều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dân tộc, dân tộc thiểu số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cuộc thi đã thu hút nhiều đối tượng tham gia: Công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đng dân tộc nội trú, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, đã có trên 3.400 bài dự thi gửi về Ban Tổ chức. Với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi đã thực hiện nghiêm túc thể lệ cuộc thi và đã lựa chọn đúng các giải thi tuần, tháng, quý với (63 giải các loại) để công bố trên cổng thông tin, điện tử của Ủy ban Dân tộc hàng tuần, tháng, quý. Qua đó, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước, đưa pháp luật đi vào đời sống theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

* Đánh giá chung:

- Từ khi có Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn của Luật được áp dụng và các Quyết định của Th tướng Chính phủ về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, đã góp phn tạo sự chuyn biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong việc chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó biết và hiểu pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình việc phổ biến, giáo dục pháp luật bước đầu có tác dụng làm cho cán bộ, công chức và người dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tự giác đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng trong quá trình thực hiện pháp luật góp phần giữ gìn ổn định trật tự và an toàn xã hội, hạn chế việc người dân không hiểu pháp luật mà vi phạm pháp luật.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTG, NGÀY 09/04/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động

Thi hành Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW, ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Quyết định số 554/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đtổ chức trin khai thực hiện Tiu Đề án 2. Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc (các Vụ, đơn vị của Ủy ban và Ban Dân tộc các tỉnh). Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp ph biến, giáo dục pháp luật hiện có; triển khai nhân diện rộng những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Hướng về cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí của cán bộ, nhân dân nht là đng bào các dân tộc thiu ssinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Ủy ban Dân tộc đã ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện: (Đính kèm phụ lục s 2)

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động và các Đề án của Chương trình.

* Kết quả đạt được:

Thi hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Trong 05 năm (từ 2012 đến 2016) Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong toàn quốc tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả một số hoạt động:

2.1. Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu.

+ Việc khảo sát, xác định nhu cầu các đối tượng để phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả là rất cần thiết. Trong đó cần xác định rõ nhu cầu cụ thể về nội dung và hình thức phù hợp để triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Địa điểm: Phía Bắc: Lạng Sơn, Thanh Hóa; Miền Trung và Tây Nguyên: Quảng Nam, Đắk Nông; Nam Bộ: Bình Phước và Trà Vinh. (Lồng ghép với các Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số)

+ Đối tượng khảo sát:

- Cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh, huyện, cán bộ xã.

- Bí thư chi bộ, Già làng, Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng ấp và người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2. Biên soạn tài liệu và Sổ tay hỏi đáp pháp luật

+ Tổ chức rà soát, biên soạn và in ấn tài liệu Hỏi-Đáp dành cho cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số, (gồm 40 bộ câu hỏi và đáp án trả lời về các văn bản pháp luật như: Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng chống Ma túy...); Số lượng: 920 cuốn phát miễn phí cho cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Rà soát và tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc từ năm 2006 đến năm 2012 in và phát hành cuốn sách cẩm nang “Một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc từ năm 2006-2012” đã cấp phát miễn phí cho các Ban Dân tộc các tỉnh.

2.3. Bổ sung sách pháp luật cho các tủ sách pháp luật cấp xã gồm các tỉnh sau: (Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị và Bình Định).

- Đối tượng: Lựa chọn khoảng 10 xã của một tỉnh; cung cấp một số sách pháp luật và văn bản hướng dẫn mới ban hành.

- Nội dung: Hỗ trợ sách pháp luật của xã theo danh mục các loại ấn phẩm sau: Hiến pháp năm 2013; Luật đất đai; Luật bảo vệ phát triển rừng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Biên giới Quốc gia; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.4. Tổ chức 01 cuộc Hội thảo khoa học tại khu vực Đông Nam Bộ

Tại hội thảo có trên 20 tham luận với sự tham gia của các Sở, ban, ngành trong khu vực, các vn đđược tập trung thảo lun và đ xut như: Cn có nhiều cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật” giữa các vùng miền, kết hp lồng ghép trực quan sinh động, sân khu hóa; mời báo cáo viên tổ chức tập hun cho cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị các văn bản pháp luật mới, liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc...các cấp, các ngành đã dành một khoản thời gian, kinh phí phù hợp để phục vụ hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được kịp thời, hiệu quả.

2.5. Tổ chức 28 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số (tập trung Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện biên giới) tại các tỉnh thành: Thái Nguyên, Quảng Nam, Đắk Nông, Bình Phước, Trà Vinh, Lai Châu, Tuyên Quang, Lâm Đồng, An Giang, Kiên Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum...

+ Đối tượng dự các hội nghị là: Cán bộ làm công tác dân tộc tỉnh, huyện, xã và Già làng, Trưởng bản, Trưởng thôn, Trưởng ấp, Bí thư chi bộ, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc và người sản xuất giỏi.

+ Nội dung Tuyên truyền, phổ biến tập trung tuyên truyền các văn bản Luật: Hiến pháp năm 2013, Đất đai năm 2013, Hôn nhân và Gia đình, Bảo vệ phát triển rừng, Khiếu nại, Tố cáo, Biên giới quốc gia, Bảo vệ môi trường, Bảo vệ phát triển rừng, Bạo lực gia đình, Trợ giúp pháp lý... và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình xóa đói giảm nghèo, các tài liệu pháp luật, được cấp, phát đầy đủ cho các đối tượng dự hội nghị.

+ Số lượng văn bản được tuyên truyền: mỗi Hội nghị là 05 văn bản; do Báo cáo viên pháp luật của Trung ương và địa phương truyền đạt.

+ Về số lượt người tham dự hội nghị: 120 người/Hội nghị; (28 tỉnh và 28 huyện, 280 xã thu hút 33,600 lượt đại biểu tham dự.

2.6. Hỗ trợ xây dựng 07 mô hình câu lạc bộ pháp luật thí điểm gồm các tỉnh, huyện và xã sau: huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (xã Phú Thượng); huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (xã Trì Quang); huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng (xã Đức Xuân); huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (xã Hua Thanh); huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La (xã Hồng Ngài); huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (xã Hoành Mô) và huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa (xã Yên Khương).

+ Thành viên mỗi câu lạc bộ: 50 người/một câu lạc bộ; là đại diện chính quyền, tư pháp, công an, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh xã; Đại diện một tổ chức đoàn thể ở thôn, ấp, bản, người có uy tín

+ Nội dung hoạt động của câu lạc bộ: Mua sách báo, tài liệu pháp luật có liên quan; Mỗi quý mời báo cáo viên pháp luật cấp huyện giới thiệu các văn bản pháp luật; báo cáo chuyên đề; Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật vào các hoạt động văn hóa truyền thống, lễ hội.

+ Thời gian: Sinh hoạt định kỳ 01 tháng/lần theo chuyên đề.

Để phát huy hiệu quả của các câu lạc bộ, Ban Dân tộc các địa phương đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, lồng ghép với các loại hình văn hóa, văn nghệ, lễ hội văn hóa truyền thống. Thực tế cho thấy việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều hình thức thiết thực, đã nâng dần trình độ hiểu biết về pháp luật cho người dân về quyền, nghĩa vụ của công dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật ở địa phương.

2.7. Tổ chức 02 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa:

a) Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, Công chức, Viên chức và người Lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc.

Nội dung hội thi: Luật Cán bộ Công chức, Luật Viên chức và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Nghị định về công tác dân tộc, Nghị định 84/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ, Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, đơn vị và một số chính sách dân tộc, Luật an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm; Hội thi đã thu hút được trên 250 lượt người tham gia.

Thông qua Hội thi vừa tuyên truyền, phổ biến và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban Dân tộc, từ đó các công chức, viên chức đã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn được giao.

b) Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Cục An ninh Tây Nam Bộ, Trường Đại học Cần Thơ và Ủy ban nhân dân của 09 tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ tổ chức hội thi “Tìm hiểu pháp luật” cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ).

- Đối tượng: Cán bộ kiêm nhiệm làm công tác dân tộc của xã; Bí thư chi bộ, Già làng, Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng ấp và người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nội dung thi: Tập trung những nội dung cụ thể của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, các Chính sách dân tộc và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan phù hợp với từng địa phương; Cuộc thi đã thu hút trên 900 người tham gia.

Hội thi “Tìm hiểu pháp luật” đã được sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Cục An ninh Tây Nam Bộ; các Bộ, ngành và địa phương hưởng ứng tích cực; các địa phương quan tâm, ủng hộ và dành một phần kinh phí hỗ trợ cho các đội về dự thi. Qua đó, tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, cung cấp kịp thời cho người dân trên cơ sở phát huy vai trò các tổ chức, cá nhân khác nhm đáp ứng nhu cu về quyn được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân, góp phần tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, được các cơ quan, tổ chức và các địa phương đánh giá cao.

2.8. Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình câu lạc bộ pháp luật tại 06 tỉnh, thành gồm: Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh và Thanh Hóa:

- Địa điểm: tại 06 Ban Dân tộc tỉnh và 06 mô hình câu lạc bộ pháp luật tại 06 xã (Trì Quang huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; Đức Xuân huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; Hua Thanh huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Hồng Ngài huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; Hoành Mô huyện Bình Liêu, tnh Quảng Ninh và xã Yên Khương huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa)

- Nội dung: Kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả Tiểu Đề án 2 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu s trên địa bàn tỉnh từ năm 2012-2016 và kết quả hoạt động mô hình câu lạc bộ pháp luật.

3. Công tác phối hợp

- Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trên toàn quốc trong quá trình triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số (như cuộc thi các tỉnh Phía Bắc và thi toàn quốc)

- Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Cục An ninh Tây Nam Bộ, các Bộ, ngành liên quan, Trường Đại học Cần Thơ và Ủy ban nhân dân của 09 tỉnh thành trong khu vực tổ chức thành công Hội thi “Tìm hiểu pháp luật” dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực.

4. Kinh phí

a) Kinh phí nhà nước cấp thực hiện các hoạt động được giao tại Tiểu Đề án 2 giai đoạn 2013-2016 là: 3.750.000.000 (Ba tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng).

Năm 2013: 750.000.000 đồng (Bảy trăm năm mươi triệu đồng); Năm 2014: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng); Năm 2015: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng); Năm 2016: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng);

b) Kinh phí xã hội hóa (năm 2014) là: 230.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi triệu đồng).

Hỗ trợ cho các hoạt động (hỗ trợ một phần cho giải thưởng cuộc thi, học bổng cho học sinh là người dân tộc thiểu svà quà lưu niệm cho 10 đội về dự Hội thi Tìm hiu pháp luật tổ chức tại khu vực Tây Nam Bộ);

5. Hiệu quả, tác động thực tế mang lại của Chương trình:

+ Mặt được:

Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg, ngày 09/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW, ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI). Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương; đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao ý thức pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết sử dụng pháp luật trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Công tác Phbiến, giáo dục pháp luật bước đu có tác dụng làm cho cán bộ, công chức và người dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tự giác đóng góp ý kiến, phn ánh tâm tư nguyện vọng của mình trong quá trình thực hiện pháp luật, góp phần giữ gìn n định trật tự và an toàn xã hội, hạn chế việc người dân vi phạm pháp luật vì không hiểu biết pháp luật, mặt khác cùng với sự đầu tư của Nhà nước về kinh tế, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang dần được cải thiện bởi họ đã hiểu và nắm bắt được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được vay vốn, xóa đói giảm nghèo, giao đất giao rừng.

Thực hiện chương trình PBGDPL của Chính phủ từ 2012-2016, Ủy ban Dân tộc phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan (Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TW Hội nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Vit Nam) đã có sự đồng thuận cao trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; Cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Ủy ban và cơ quan làm công tác dân tộc địa phương đều xác định công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận khung thể tách rời của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; coi việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là công việc thường xuyên, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện tại các địa phương.

+ Tác động thực tế mang lại của Chương trình

Qua việc phổ biến giáo dục pháp luật, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận của nhân dân đòi hỏi phải có sự nlực, phối hợp của các cấp, các ngành; tạo sức mạnh tng hợp, đưa chương trình lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung hướng mạnh về cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã điểm xây dựng nông thôn mới, những địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, với những hình thức ngày càng phong phú, đa dạng; nội dung tuyên truyền chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực quan trọng như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai, Luật biên giới quốc gia, Luật Hôn nhân gia đình...

Bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực hiệu quả từ công tác này đã làm cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số từ chỗ am hiểu có mức độ thành nhận thức có hệ thống qua đó đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức pháp luật của người dân; giữ vững tình hình an ninh trật tự ổn định trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, từng bước nâng cao đời sống người dân.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

1. Hạn chế

- Công tác tổ chức thực hiện pháp luật chưa được tốt do một số cán bộ và người dân nhận thức pháp luật chưa đi đôi với chấp hành luật pháp, do vậy vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật: Buôn bán ma túy trái phép, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, bạo lực gia đình (quy định về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tham gia buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới)...

- Nguồn kinh phí bố trí hàng năm chưa đáp ứng đủ cho các hoạt động của chương trình. Nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện chưa có sự lồng ghép được với các chương trình dự án khác triển khai ở địa phương.

- Chưa có nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn kết với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện Quy chế dân chủ còn hạn chế...

2. Nguyên nhân

- Về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù đã được quan tâm xây dựng ở những địa phương, nhưng so với nhu cầu thực tế ở địa phương còn thiếu nhiều, đặc biệt là cán bộ người dân tộc, biết tiếng dân tộc và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn.

- Kinh phí và cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động Phổ biến giáo dục pháp luật còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu để đạt được mục tiêu đó đặt ra. Vì vậy, cần có sự quan tâm bố trí, hỗ trợ kinh phí trang bị sách, tài liệu, đề cương tuyên truyền, các văn bản pháp luật, tủ sách pháp luật đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa (tài liệu biên dịch và xuất bản tài liệu song ngữ) để tuyên truyền.

3. Bài học kinh nghiệm

- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và sự phối hợp hiệu quả của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các đoàn thể của địa phương trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với những nội dung, hình thức phù hợp, hiệu quả xác định rõ đến từng địa bàn cần quan tâm tuyên truyền là cán bộ, nhân dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào biên giới.

- Tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật; Chú trọng việc đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật bằng các hình thức tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cập nhật kịp thời những kiến thức pháp luật mới để tuyên truyền có hiệu quả.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương tiện phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân trí của cán bộ, nhân dân nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.

1. Đối với việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ cho phép kéo dài Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn tiếp theo từ 2017-2021.

- Đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ, quan tâm dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Mở các lớp bồi dưỡng: báo cáo viên pháp luật, thành viên câu lạc bộ pháp luật cấp xã, tuyên truyền viên phổ biến pháp luật xuống tận cơ sở đồng thời có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ thỏa đáng, có như vậy mới nới rộng được mạng lưới tuyên truyền phổ biến pháp luật trên mọi lĩnh vực, mọi lúc, mọi nơi, thực hiện đạt mục đích, yêu cầu đề ra nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, (chú trọng các báo cáo viên nhất là báo cáo viên, tư vấn pháp luật là người dân tộc thiu s, am hiu phong tục, tập quán và biết tiếng dân tộc).

2. Đối với việc thực hin Quyết định số 409/QĐ-TTg:

Đề nghị hằng năm Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ nghiên cứu bổ sung biên chế là người dân tộc thiểu số cho các cơ quan Tư pháp cấp huyện, xã cũng như bồi dưỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý là Già làng, Trưởng bản, người có uy tín ở vùng đng bào dân tộc thiểu số...

Trên đây là báo cáo Sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Dân tộc, gửi Quý Bộ, tổng hợp chung./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Cổng thông tin điện tử UBDT;
- Lưu: VT, PC (03 bản)
.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Sơn Hải

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTG

(Phụ lục số 2)

Năm

Ban hành văn bản hướng dẫn, Kế hoạch thực hiện

Việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thư ký Chương trình hành động và các Đề án

Mô hình PBGDPL có hiệu quả trên thực tế (liệt kê cụ thể)

Dự kiến tỷ lệ mức độ % hoàn thành mục tiêu Đề án tại Bộ, ngành, địa phương (liệt kê từng Đề án cụ th)

Kinh phí bảo đảm thực hiện Chương trình

Ghi chú

Chương trình hành đng

Đán
(nêu rõ tên Đề án)

Dưới 50%

Từ 50- 70%

Trên 70%

2013

- Quyết định số 60/QĐ-UBDT ngày 22/2/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc từ năm 2013 đến năm 2016;

- Quyết định số 255/QĐ-UBDT ngày 30/5/2013 Phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiu Đ án 2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiu số năm 2013

- Công văn số 440/UBDT-PC ngày 30/5/2013 về việc phối hợp tổ chức các hoạt động Tiểu Đề án 2 năm 2013.

Theo Quyết định s 409/QĐ-TTg

Đ án “Tuyên truyền, phbiến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn từ 2012 - 2016.

- Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu;

- Thi tìm hiểu pháp luật;

- Hội nghị Tuyên truyền Phổ biến pháp luật;

 

 

Đạt 100%

750.000.000đ

 

2014

- Quyết định số 21/QĐ-UBDT ngày 22/01/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm y ban Dân tộc Phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2 Tuyên truyền, phbiến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiu số” năm 2014

- Công văn số 34/UBDT-PC ngày 15/01/2015 về việc phối hợp tổ chức các hoạt động Tiểu Đề án 2 năm 2014.

Theo Quyết định số 409/QĐ-TTg

Đ án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiu số” giai đoạn từ 2012 - 2016.

- Thi tìm hiu pháp luật;

- Mô hình câu lạc bộ pháp luật tại xã;

- Hội nghị Tuyên truyền Phổ biến pháp luật;

- Sổ tay hỏi đáp pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức Hội thảo khoa học khu vực Đông Nam bộ

 

 

Đạt 100%

1.000.000.000đ

 

2015

- Quyết định s 594/QĐ-UBDT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2015

- Công văn số 34/UBDT-PC ngày 15/01/2015 về việc phối hợp tổ chức các hoạt động Tiểu Đề án 2 năm 2015.

Theo Quyết định số 409/QĐ-TTg

Đ án “Tuyên truyn, phbiến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn từ 2012 - 2016.

- Bổ sung tủ sách pháp luật cấp xã;

- Mô hình câu lạc bộ pháp luật tại xã;

- Hội nghị Tuyên truyền Phổ biến pháp luật;

 

 

Đạt 100%

1.000.000.000đ

 

2016

- Quyết định s 08/QĐ-UBDT ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2016 và

- Công văn số 53/UBDT-PC ngày 19/01/2016 về việc phối hợp tổ chức các hoạt động Tiểu Đề án 2 năm 2016.

Theo Quyết định số 409/QĐ-TTg

Đ án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” giai đoạn từ 2012 - 2016.

- Mô hình câu lạc bộ pháp luật tại xã;

- Hội nghị Tuyên truyền Phổ biến pháp luật;

 

 

Đạt 90%

1.000.000.000đ

(Tính đến ngày 03/6/2016)

 

PHỤ LỤC

BÁO CÁO SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Phụ lục số 1)

Năm

Ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện, Kế hoạch công tác PBGDPL (nêu rõ loại văn bản)

Số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố, kiện toàn

Hình thức PBGDPL có hiệu quả trên thực tế (nêu rõ hình thức)

Kinh phí thực hiện PBGDPL

Mô hình hay, cách làm hiệu quả

Báo cáo viên pháp luật

Tuyên truyền viên pháp luật

Từ ngân sách nhà nước

Từ các nguồn khác

 

2013

- Tổ chức 03 Hội nghị cho cán bộ, công chức và người lao động của Ủy ban Dân tộc (theo Quyết định số 46/QĐ-UBDT ngày 21//01/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban)

- Công văn số 168/UBDT-PC ngày 11/3/2013 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật

03

03

Tuyên truyn bng Hội nghị

6.000.000đ

Không

 

2014

- Tổ chức 03 Hội nghị cho cán bộ, công chức và người lao động của Ủy ban Dân tộc và 01 cuộc tập huấn nghiệp nghiệp vụ công tác: Kiểm soát thủ tục hành chính; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (theo Quyết định số 600/QĐ-UBDT ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban)

- Công văn số 194/UBDT-PC ngày 06/03/2014 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác pháp chế.

03

03

- Tuyên truyn bng Hội nghị;

- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng.

50.000.000đ

Không

Tập hun, bi dưỡng cho công chức, viên chức và người lao đng Ủy ban Dân tộc.

2015

- Tổ chức 03 Hội nghị cho cán bộ, công chức và người lao động của Ủy ban Dân tộc (theo Quyết định số 559/QĐ-UBDT ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban);

- Tổ chức 01 cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, các quy định pháp luật liên quan và các chính sách dân tộc” trên cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (theo Quyết định số 251/QĐ-UBDT ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhim Ủy ban);

- Công văn số 77/UBDT-PC ngày 21/01/2015 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác pháp chế.

03

03

- Tuyên truyn bng Hội nghị;

- Thi tìm hiểu pháp luật trên cổng thông tin Ủy ban Dân tộc.

63.000.000đ

Không

Thi tìm hiu pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức ,người lao đng trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số.

2016

Tổ chức 03 Hội nghị cho cán bộ, công chức và người lao động của Ủy ban Dân tộc (theo Quyết định số 724/QĐ-UBDT ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban).

06

06

Tuyên truyn bng Hội nghị;

- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng.

6.000.000đ

Không

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 72/BC-UBDT ngày 16/06/2016 sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.012

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.14.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!