BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
4307/BC-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2010
|
BÁO CÁO
CÔNG
TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2010 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2011
Phần
1.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2010
Thực hiện kế hoạch
cải cách hành chính của Chính phủ, của Bộ giai đoạn 2006-2010, Kế hoạch cải
cách hành chính năm 2010 của Bộ, công tác cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã tập trung vào triển khai những nhiệm vụ sau:
I. VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ
1.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Theo kế hoạch năm
2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục triển khai xây dựng 05 dự án Luật; trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền là 109 văn bản (bao
gồm 09 Nghị định, 10 Quyết định Thủ tướng Chính phủ và 90 văn bản thuộc thẩm
quyền Bộ trưởng), kết quả cụ thể:
- Đối với dự thảo
văn bản do Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bộ đã trình Chính
phủ 12 dự thảo Nghị định, Chính phủ đã xem xét ban hành 10 Nghị định, chiếm tỷ
lệ 83,3% cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2009 là 69,2%); trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành 14 văn bản (kể cả văn bản được chuẩn bị từ năm 2009).
- Tính đến ngày 10/12/2010,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành theo thẩm quyền 70 Thông tư.
Trong đó có 34 văn bản ban hành ngoài kế hoạch, 36 văn bản trong kế hoạch. Số
văn bản trong kế hoạch chiếm 51,4%. So với năm 2009, số lượng văn bản được ban
hành ngoài kế hoạch là ít hơn (năm 2009, số lượng văn bản ban hành ngoài kế
hoạch chiếm 52,7%)
(Danh mục Thông
tư của Bộ trưởng ban hành kèm theo)
- Tiếp tục triển
khai xây dựng 05 dự án luật là Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật
Thủy lợi, Luật Nông nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản. Sau khi Bộ phê
duyệt kế hoạch triển khai xây dựng các dự án Luật, thành lập Ban soạn thảo, Tổ
Biên tập các đơn vị được Bộ giao chuẩn bị dự thảo đã tiến hành rà soát, đánh
giá tổng kết tình hình thực hiện văn bản về từng lĩnh vực để có cơ sở cho việc
xây dựng đề cương chi tiết dự án luật; xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung
và dự thảo; tổ chức hội nghị, hội thảo để xin ý kiến góp ý.
2.
Về rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Năm 2010, triển khai
thực hiện Nghị quyết 26/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ đã tổ chức
rà soát đề xuất sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
nông nghiệp, cụ thể:
- Rà soát 132 văn
bản QPPL về vật tư nông nghiệp, giết mổ gia súc, gia cầm đang còn hiệu lực thi
hành. Kết quả rà soát đã sửa đổi bổ sung 21 văn bản, ban hành mới 04 văn bản,
bãi bỏ 05 văn bản.
- Tổ chức rà soát
84 Luật, Nghị định có quy định về chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả rà soát đã ban
hành 57 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.
Về công tác kiểm tra văn bản và việc thực hiện pháp luật
- Bộ đã tự kiểm theo
thẩm quyền 65 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành năm 2010. Kết quả kiểm tra cho thấy các văn bản do Bộ ban hành không có
dấu hiệu trái pháp luật.
- Kiểm tra theo thẩm
quyền 111 văn bản của địa phương. Kết quả kiểm tra phát hiện 08 văn bản có dấu
hiệu trái pháp luật, đã thông báo gửi cho 3 địa phương có ban hành văn bản có
nội dung trái quy định (UBND tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận).
- Phát hiện và xử
lý 07 văn bản hành chính của các Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt ban
hành có chứa quy phạm nhưng không được ban hành dưới hình thức văn bản QPPL.
4.
Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Thực hiện Quyết
định 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc
thiểu số từ năm 2009 - 2012. Đến nay Bộ đã thành lập Ban điều hành Đề án và thành
lập Ban chỉ đạo tiểu đề án 1; ban hành quy chế hoạt động của Đề án và tổ chức
hội nghị triển khai thực hiện đề án; xây dựng các tài liệu phục vụ công tác
tuyên truyền ở 7 lĩnh vực dưới hình thức: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật và sổ
tay pháp luật và chuẩn bị tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình.
- Thực hiện việc
tổng kết Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND về việc phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân ở nông thôn, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ban hành văn bản số 1399/BNN-PC
ngày 13/5/2010 và Công văn số 1406/BNN-PC ngày 14/5/2010 hướng dẫn các đơn vị
tổng kết nghị quyết liên tịch 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND.
- Tổ chức giới thiệu
một số văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức của Bộ như: Luật Trách
nhiệm bồi thường nhà nước, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định số
40/2010/NĐ-CP của Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Luật An
toàn thực phẩm.
- Tổ chức tập huấn
cho cán bộ, công chức của Bộ và một số địa phương về kỹ năng soạn thảo, thẩm
định, kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng tài liệu
hướng dẫn thực hiện về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, giao cho thuê mặt nước biển
và quản lý cảng cá. Tổ chức tái bản, có sửa đổi, bổ sung cuối sách "Luật
Thủy sản và các văn bản hướng dẫn".
5.
Về thủ tục hành chính
Năm 2010, Bộ tiếp
tục tập trung triển khai thực hiện giai đoạn II của Đề án đơn giản hóa thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả giai đoạn
II Đề án 30 của Bộ như sau:
- Số lượng mẫu đơn,
mẫu tờ khai: 327
- Số lượng yêu cầu,
điều kiện: 119
- Số thủ tục hành
chính kiến nghị giữ nguyên: 33/468TTHC, chiếm 7%
- Số thủ tục hành
chính kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ và loại khỏi danh mục
thủ tục hành chính của Bộ: 435/468, chiếm tỷ lệ 93%.
Trong đó:
- Số thủ tục hành
chính kiến nghị sửa đổi bổ sung: 351/468, chiếm 75%
- Số thủ tục hành
chính kiến nghị thay thế: 41/468, chiếm 8,8%
- Số thủ tục hành
chính kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ, loại khỏi danh mục thủ tục hành chính đã công
bố: 76/468, chiếm 16,2%.
Về kết quả tính toán
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và phương án đơn giản hóa:
- Chi phí thực hiện
thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.106 tỷ đồng
- Chi phí thực hiện
thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.112 tỷ đồng
- Chi phí cắt giảm:
1.994 tỷ đồng; tỷ lệ cắt giảm đạt 48,6%.
Triển khai Nghị quyết
số 25/NQ-CP của Chính phủ, Bộ đã ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày
03/8/2010 sửa đổi các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; Bộ đang
tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện theo kế hoạch (hoàn thành trước
31/12/2010) về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định được
nêu tại Nghị quyết 25/NQ-CP có liên quan tới 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền ban hành của cấp trên.
Tổ chức 03 đoàn công
tác đi các địa phương, đơn vị thuộc ngành khảo sát về tình hình triển khai thủ
tục hành chính tại địa phương có liên quan nhiều tới người dân và doanh nghiệp,
qua đó nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc của địa phương để báo cáo
lãnh đạo Bộ có phương án xử lý, tháo gỡ cho địa phương và tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp.
6.
Về triển khai cơ chế "một cửa"
Bộ phận "một
cửa" tại 1 số đơn vị tiến hành đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng, đổi
mới công tác thực hiện cơ chế "một cửa" bằng ứng dụng công nghệ thông
tin, áp dụng ISO như: Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy
sản, Cục Chăn nuôi.
Năm 2010, bộ phận
"một cửa" tại các Cục đã tiếp nhận được 8.783 hồ sơ, trong đó 2.895
hồ sơ cấp phép qua mạng (về kiểm dịch động vật); 1.240 hồ sơ về thuốc thú y;
135 hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề; 516 hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn và nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi; 129 hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống vật nuôi; 1564 hồ sơ
về thuốc bảo vệ thực vật; 755 hồ sơ về kiểm dịch thực vật … trong đó trả lời
đúng hẹn đạt 94,6%, trễ hẹn 5,4%.
II. VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
Trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của 03 Tổng cục
(Tổng cục Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản). Hoàn thiện cơ cấu của các Tổng cục:
Quyết định phân cấp quản lý một số nhiệm vụ cho các Tổng cục; Quyết định ủy
quyền cho các Tổng cục ký thừa ủy quyền của Bộ trưởng.
Bộ đã thành lập các
tổ chức mới, như: Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam thuộc Viện Điều tra Quy hoạch
rừng; Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt thuộc Ban Quản lý
đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3; Trung tâm tư vấn và chuyển giao kỹ thuật thủy
lợi thuộc Trường Đại học Thủy lợi; trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp
trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm
nghiên cứu Dâu tằm tơ trực thuộc Viện Nghiên cứu rau quả; Trung tâm chuyển giao
công nghệ và Khuyến nông trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trên cơ
sở tổ chức lại Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông trực thuộc Viện
cây lương thực và Cây thực phẩm; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Viện Quy hoạch Thủy lợi, Thành lập, kiện toàn, bổ sung nhân sự,
phê duyệt cơ cấu tổ chức, bổ sung nhiệm vụ, Điều lệ cho các Ban chỉ đạo Chương
trình, dự án. v.v…
Đảm bảo sự hoạt động
thông suốt của bộ máy ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ Trung ương
xuống địa phương, Vụ đã tham mưu giúp Bộ tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức ngành ở địa phương. Đánh giá 2 năm thực hiện Thông tư liên tịch
số 61/2008/TTLT/BNN-BNV hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và nhiệm
vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thực hiện Quyết định
930/QĐ-TTg về Đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc bộ giai đoạn II, Bộ
đã sáp nhập Viện khoa học nông nghiệp Miền Nam vào Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam và đang triển khai xây dựng đề án tổ chức lại Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh
phân công, phân cấp quản lý, Bộ đã ký quyết định ủy quyền cho Thủ trưởng các
đơn vị ký Quyết định xuất cảnh cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình.
III. VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Trong năm 2010 có
nhiều biến động trong công tác cán bộ, đặc biệt công tác nhân sự tại 3 Tổng cục
mới thành lập, Bộ đã sắp xếp tổ chức, bố trí nhân lực để đảm bảo cho 3 Tổng cục
hoạt động có hiệu quả. Kết quả: bổ nhiệm mới 100 đồng chí (trong đó 46 đồng chí
lãnh đạo tại 3 Tổng cục), bổ nhiệm lại 32 đồng chí lãnh đạo tại các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn tại Quyết định số
27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Ban cán sự
Đảng Bộ tổ chức Hội nghị và hoàn thiện quy trình thủ tục trình Ban Bí thư và
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 02 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
tổ chức Hội nghị lấy phiếu giới thiệu nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XI tại 2
miền Nam, Bắc.
Trong năm 2010, Bộ
đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu công việc ngày một tốt hơn,
kết quả: trên 16.000 lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
trong và ngoài nước về công tác nghiệp vụ, chuyên môn, chuyên ngành, lĩnh vực
quản lý nhà nước, bồi dưỡng về kiến thức an ninh, quốc phòng, ngoại ngữ và tin
học; đã tuyển chọn được nhiều lượt cán bộ lãnh đạo, công chức đi đào tạo nâng
cao về chuyên môn và ngoại ngữ theo Đề án 165, kết quả: đã tổ chức được 02 đoàn
với 41 đồng chí học tập tại Canada và Newzeland; đào tạo sau đại học trong
nước: 843 (trong đó Thạc sỹ: 743, Tiến sỹ: 100), đào tạo sau đại học nước
ngoài: 56 người.
Về công tác xây dựng
kế hoạch đào tạo: Bộ phê duyệt chỉ tiêu đào tạo năm 2010 đối với các Trường
thuộc Bộ; thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng kinh phí chương trình mục
tiêu giáo dục đào tạo năm 2010 đối với 30 trường thuộc Bộ; chỉ đạo và rà soát
danh mục đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
làm cơ sở để giao kinh phí đào tạo; quyết định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của các trường mới nâng cấp lên Cao đẳng, Cao đẳng nghề; tham gia các Hội
đồng Quốc gia xây dựng và thẩm định chương trình khung trình độ Trung cấp nghề
và Cao đẳng nghề.
V. CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG
Thực hiện Nghị định
115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự
nghiệp khoa học công lập, Bộ đã thẩm định hoàn thiện dự thảo quyết định chuyển
đổi cho 15 đơn vị gồm: (Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế
biến nông sản thực phẩm Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch;
Viện Môi trường Nông nghiệp và 13 tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam) sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí
theo quy định tại Nghị định "115"; lập danh sách các đơn vị trực thuộc
Bộ thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; xây dựng và lấy ý kiến dự thảo cơ chế,
chính sách tài chính cho các đơn vị thực hiện thí điểm.
Thực hiện Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ, Bộ đã giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính cho 57 đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện Nghị định
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BNV-BTC
ngày 17/01/2006, đã có 12 đơn vị đang thực hiện áp dụng, đã giao dự toán thực
hiện kinh phí cho các Cục và Văn phòng Bộ, trong phần kinh phí không tự chủ đã
hướng dẫn các đơn vị thực hiện phân bổ cho công tác CCHC.
Bộ đã ban hành quy
định về công khai minh bạch trong phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước, văn
bản đã quy định rõ các căn cứ, nguyên tắc, trình tự việc phân bổ chi và sử dụng
ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên do Bộ quản
lý; nội dung, hình thức, thời điểm công khai trong phân bổ và sử dụng ngân sách
nhà nước; áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phân bổ và sử
dụng ngân sách nhà nước do Bộ quản lý. Ngoài ra Bộ đã có văn bản 1756/BNN-TC về
hướng dẫn một số nội dung trong quản lý tài chính: lập kế hoạch vốn đầu tư;
thanh toán vốn đầu tư; quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư; chế độ kế
toán; công tác quyết toán theo niên độ và quyết toán dự án hoàn thành.
Tổ chức tập huấn
cho chủ tài khoản của các đơn vị trực thuộc về cơ chế chính sách và nhiệm vụ quản
lý tài chính trong cơ quan, đơn vị.
V. HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
1.
Về thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008
Tiếp tục thực hiện
Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước. Năm 2010, 12 Cục và Văn phòng Bộ được
cấp giấy chứng nhận xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai các hoạt động duy
trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, đã tổ chức
đánh giá nội bộ và mời tổ chức bên ngoài vào đánh giá giám sát, nhìn chung các
đơn vị đều đạt tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và được cấp lại giấy chứng nhận
hoặc tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Bộ đang xây dựng kế hoạch
triển khai quyết định 118/2009/QĐ-TTg.
2.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ
Việc phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát triển
nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, trong năm, Bộ đã triển khai thực
hiện Đề tài "Xây dựng cơ quan điện tử tại Văn phòng Bộ"; Dự án "Áp
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính kế toán"; khởi
động triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của một số Cục thuộc Bộ.
3.
Tuyên truyền cải cách hành chính
Tăng cường công tác
tuyên truyền, tiếp tục duy trì chuyên trang cải cách hành chính, thủ tục hành
chính cchc.omard.gov.vn/tthc.omard.gov.vn; xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền
thông cho công tác cải cách hành chính của Bộ.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Trong năm 2010, Bộ
ban hành một số văn bản quan trọng chỉ đạo chung cho công tác CCHC như: Kế hoạch
cải cách hành chính năm 2010 của Bộ; Quyết định về phê duyệt dự toán chi cho
công tác cải cách hành chính năm 2010 của Bộ; văn bản về triển khai tổng kết
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; Báo cáo
tổng kết 10 năm chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010
của Bộ gửi Bộ Nội vụ.
Triển khai thực hiện
Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, đã ban hành một số văn bản chỉ đạo như sau:
tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong chỉ đạo hoàn thành giai đoạn
2 Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản về việc triển khai Nghị quyết 25/NQ-CP
của Chính phủ; Chỉ thị về tổ chức triển khai thi hành Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày
8/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; văn bản về việc kiểm soát thủ tục
hành chính; hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc khen thưởng cải cách hành chính,
Đề án 30, đã tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ tặng bằng
khen Bộ trưởng cho 13 tập thể và 38 cá nhân có thành tích xuất sắc 10 năm cải
cách hành chính và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai Đề
án 30; đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba cho Bộ về thành
tích 10 năm cải cách hành chính; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho
02 tập thể và 03 cá nhân về thành tích 10 năm cải cách hành chính và 01 cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc triển khai Đề án 30.
Triển khai việc tổng
kết 10 năm chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
và xây dựng chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Ngay sau khi
có văn bản chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tổ chức việc
tổng kết 10 năm chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 tại các
đơn vị và gửi báo cáo về Bộ. Về cơ bản các đơn vị đã nghiêm túc triển khai theo
yêu cầu của Bộ, tuy nhiên một số đơn vị báo cáo còn sơ sài, chưa đúng trọng
tâm, chưa đánh giá được những mặt được và chưa được của 10 năm thực hiện cải
cách hành chính, vẫn còn nặng về kể việc của đơn vị.
Đã tổ chức Hội nghị
Tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để đánh giá kết quả 10 năm triển khai
chương trình cải cách hành chính nhà nước; đã gửi Báo cáo tổng kết theo đúng
thời hạn của Bộ Nội vụ; tham gia góp ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm
của Chính phủ và chuẩn bị báo cáo tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10
năm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong công tác cải cách hành chính
của Bộ.
Ban cán sự Đảng Bộ
đã có cuộc họp chuyên đề đánh giá kết quả 10 năm thực hiện chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xác định phương hướng nhiệm
vụ cải cách hành chính giai đoạn tiếp theo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ.
VIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Công tác cải cách
hành chính của Bộ được triển khai đồng bộ, bám sát chương trình, kế hoạch hành
động CCHC năm 2010 đã có sự chuyển biến tích cực: đó là sự chỉ đạo thường xuyên,
quyết liệt từ Bộ trưởng, đồng chí Thứ trưởng phụ trách chung, các đồng chí Thứ
trưởng phụ trách các lĩnh vực ngành khác nhau tới Văn phòng thường trực cải
cách hành chính. Bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo; tập trung phối hợp triển
khai công việc của Văn phòng thường trực, các Tổ công tác cũng như các đơn vị
liên quan khác; họp định kỳ và đột xuất để đôn đốc, hướng dẫn, rút kinh nghiệm;
đặc biệt, Bộ trưởng trực tiếp nghe báo cáo tiến độ công việc, chỉ đạo và phân
công các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo việc rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính trong thực hiện Đề án 30.
Tuy nhiên, so với
yêu cầu chung của Chính phủ, công tác cải cách hành chính của Bộ vẫn có mặt chưa
được:
Thứ nhất, Công
tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy đã đạt được kết quả cao
hơn năm trước, nhưng kết quả thực hiện của một số đơn vị vẫn chưa đạt được kế hoạch
đề ra.
Thứ hai, Công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực
sự gắn với chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức và công tác quy hoạch cán bộ.
Qua thực tế triển khai Giai đoạn I, II Đề án 30, tình trạng công chức chưa nắm
chắc những văn bản pháp luật, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chuyên môn đang
phụ trách còn khá phổ biến.
Thứ ba, Sự
phối hợp giữa thường trực cải cách hành chính của Bộ, của các đơn vị với các Dự
án có nội dung, hợp phần cải cách hành chính trong Bộ còn ít, chưa thực sự hiệu
quả.
Thứ tư, công
tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và từng
cán bộ công chức là một biện pháp quan trọng để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành
chính, nhưng chưa được coi trọng đúng mức nên việc đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ, thành tích, khuyết điểm đối với các đơn vị và từng cán bộ công chức
gặp khó khăn. Vẫn còn tình trạng chậm trễ trong giải quyết công việc.
Phần
2.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2011
1.
Cải cách thể chế
- Tiếp tục xây dựng
05 dự án Luật: Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thủy lợi;
Luật Nông nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản. Chuẩn bị tốt các dự án
Luật để đăng ký chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và cả nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIII.
- Tổ chức thực hiện
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình và ban hành theo thẩm quyền, dự kiến 80 văn bản, bao gồm 10 Nghị định, 5
quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 65 văn bản cấp Bộ.
- Thực hiện tốt Tiểu
Đề án 1 "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp và phát triển
nông thôn cho người dân nông thôn từ năm 2009 đến năm 2012" theo Quyết
định số 554/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và tổ
chức triển khai thực hiện đề án "Rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân" thuộc thẩm
quyền ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật
về kiểm tra, kiểm tra thực hiện pháp luật.
- Tiếp tục triển
khai thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Tiếp tục thực hiện
cơ chế một cửa tại các đơn vị.
2.
Cải cách tổ chức bộ máy
- Tiếp tục kiện toàn
tổ chức và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý: rà soát, phân tích chức năng,
nhiệm vụ, các cơ quan quản lý nhà nước theo Đề án tổ chức mới của Bộ; điều
chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Tổng cục
(chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc và quy chế hoạt
động của Tổng cục), Thanh tra, Văn phòng và một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
theo Đề án tổ chức mới của Bộ.
- Phân tích, đánh
giá, kiện toàn Hệ thống tổ chức ngành tại địa phương và tổ chức Ban Nông nghiệp
xã.
- Phân cấp nhiệm
vụ quản lý Nhà nước giữa Bộ và các Tổng cục, Cục;
- Triển khai Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Đề xuất xây dựng mô hình
thí điểm doanh nghiệp KHCN theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP.
- Tiếp tục triển
khai nghiên cứu, đề xuất mô hình Bộ quản lý vĩ mô.
3.
Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng, trình
cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn cho các chức danh công chức, viên
chức trong ngành Thủy sản.
- Triển khai thực
hiện công tác quy hoạch cán bộ theo hướng dẫn 22HD/BTCTW ngày 21/10/2008 của
Ban Tổ chức Trung ương.
- Ban hành các chương
trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
sở đào tạo thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức
theo chỉ tiêu của Bộ Nội vụ và các chương trình đặc thù của Bộ NN&PTNT;
tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo cấp
Cục, Vụ.
- Triển khai thực
hiện Đề án sắp xếp mạng lưới các trường thuộc Bộ giai đoạn 2008-2010; rà soát,
ban hành các quyết định về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ đối với các
trường, quy chế hoạt động.
- Phối hợp với cơ
quan chức năng xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn; phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng 10 chương
trình khung trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề.
- Thiết lập quy trình
quản lý chất lượng đào tạo.
4.
Cải cách tài chính công
- Xây dựng chiến
lược cải cách tài chính công ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011
đến năm 2015;
- Tổ chức tập huấn
chính sách tài chính mới cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán của 3 Tổng
cục thuộc Bộ;
- Xây dựng cơ chế
quản lý tài chính kế toán 3 Tổng cục và ban hành biểu mẫu quản lý tài chính thống
nhất toàn ngành;
- Xây dựng quy định
về quản lý tài chính nguồn vốn dự trữ quốc gia;
- Triển khai thực
hiện Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính tại Bộ.
5.
Hiện đại hóa nền hành chính
- Tiếp tục duy trì
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại các Cục;
xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Từng bước hiện
đại hóa công sở cơ quan Bộ và các đơn vị, trước mắt trang bị phương tiện làm việc
theo tiêu chuẩn của Chính phủ về hiện đại hóa nền hành chính.
- Ứng dụng công nghệ
thông tin, văn phòng điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ
và các đơn vị, lưu trữ, chia sẻ thông tin theo mục tiêu chính phủ điện tử;
6.
Công tác chỉ đạo cải cách hành chính
- Xác định nhiệm
vụ chỉ đạo, triển khai cải cách hành chính là trách nhiệm của thủ trưởng các đơn
vị và là trọng tâm công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị.
- Xây dựng Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
- Tăng cường và tập
trung các nguồn lực tài chính phục vụ chương trình CCHC, bao gồm ngân sách nhà
nước và hỗ trợ quốc tế;
- Đẩy mạnh tuyên
truyền bằng nhiều hình thức các hoạt động CCHC của Bộ và các đơn vị;
- Trang bị các kiến
thức và kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về CCHC cho đội ngũ công chức thực
hiện công tác CCHC. Các đơn vị phân công cán bộ có năng lực giúp Thủ trưởng tổ
chức triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Xây dựng các chỉ
tiêu đánh giá và tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Bộ và của các đơn vị.
- Kiện toàn hệ thống
làm công tác cải cách hành chính và thành lập bộ máy kiểm soát thủ tục hành
chính của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (Vụ CCHC);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ (Trên website)
- Cán bộ phụ trách CCHC của các đơn vị (Trên website);
- Lưu: VT, VPCCHC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo văn bản số 4307/BC-BNN-VP ngày 27 tháng 12 năm 2010)
1. Thông tư số
01/2010/TT-BNNPTNT ngày 7/01/2010 Ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi
được phép sản xuất kinh doanh".
2. Thông tư số 02/2010/TT-BNNPTNT
ngày 8/01/2010 sửa đổi TT số 09/2009/TT-BNN; Thông tư số 64/2009/TT-BNNPTNT.
3. Thông tư số 03/2010/TT-BNNPTNT
ngày 15/01/2010 hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia … đối với cà phê nhân.
4. Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT
ngày 15/01/2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
5. Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT
ngày 22/01/2010 Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
nông sản trước khi đưa ra thị trường.
6. Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT
ngày 02/02/2010 Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy
sản.
7. Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT
ngày 8/02/2010 Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
8. Thông tư số 08/2010/TT-BNNPTNT
ngày 11/02/2010 Quy định điều kiện đối với Tổ chức chứng nhận VietGAHP trong chăn
nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong.
9. Thông tư số
09/2010/TT-BNNPTNT ngày 26/2/2010 Ban hành các yêu cầu đảm bảo chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu.
10. Thông tư số 10/2010/TT-BNNPTNT
ngày 3/3/2010 Về xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam.
11. Thông tư số 11/2010/TT-BNNPTNT
ngày 10/3/2010 Ban hành Danh mục bổ sung Giống cây trồng được phép sản xuất
kinh doanh ở Việt Nam.
12. Thông tư số
12/2010/TT-BNNPTNT ngày 12/3/2010 Ban hành Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải
tạo môi trường trong NTTS được phép lưu hành tại Việt Nam
13. Thông tư số 13/2010/TT-BNNPTNT
ngày 12/3/2010 Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp dùng trong NTTS được
phép lưu hành tại Việt Nam.
14. Thông tư số 14/2010/TT-BNNPTNT
Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo
Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006
15. Thông tư số 15/2010/TT-BNNPTNT
ngày 15/3/2010 Ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất,
kinh doanh
16. Thông tư số 16/2010/TT-BNNPTNT
ngày 26/3/2010 Quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc Ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
17. Thông tư số 17/2010/TT-BNNPTNT
ngày 27/3/2010 Hướng dẫn phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
18. Thông tư số 18/2010/TT-BNNPTNT
ngày 02/4/2010 Ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
19. Thông tư số 19/2010/TT-BNNPTNT
ngày 02/4/2010 Ban hành danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
20. Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT
Bổ sung, sửa đổi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng ban
hành dang mục thuốc hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
21. Thông tư số 21/2010/TT-BNNPTNT
ngày 05/4/2010 Về việc bổ sung loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được
bảo hộ
22. Thông tư số
22/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010 Ban hành "Danh mục bổ sung giống cây trồng
được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam"
23. Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT
ngày 07/4/2010 Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
24. Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT
ngày 08/4/2010 Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng ở Việt Nam
25. Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT
ngày 08/4/2010 Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng
hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
26. Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT
ngày 27/4/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực
vật
27. Thông tư số 27/2010/TT-BNNPTNT
ngày 4/5/2010 Hướng dẫn về quy trình thủ tục đầu tư sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ
tài sản cố định hàng năm từ nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại các dự án
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ và các Ban quản lý
28. Thông tư số 28/2010/TT-BNNPTNT
ngày 04/5/2010 Ban hành Danh mục bổ sung thuốc thú y, Vắc xin, chế phẩm sinh
học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đợt
I/2010.
29. Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT
ngày 06/5/2010 Ban hành Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ
sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập
khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
30. Thông tư số
30/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/5/2010 Ban hành "Danh mục bổ sung giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam".
31. Thông tư số 31/2010/TT-BNNPTNT
ngày 24/5/2010 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thú y.
32. Thông tư số 32/2010TT-BNNPTNT
ngày 17/6/2010 quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người
kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây
trồng và phân bón.
33. Thông tư số
33/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2010 ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi
được phép sản xuất kinh doanh"
34. Thông tư số 34/2010/TT-BNNPTNT
ngày 23/6/2010 ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam.
35. Thông tư số 35/2010/TT-BNNPTNT
ngày 23/6/2010 về việc Ban hành Danh mục loài cây trồng rừng và cây lâm sản
ngoài gỗ tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30a
36. Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT
ngày 25/6/2010 về việc ban hành quy định sản xuất, kinh doanh sử dụng phân bón.
37. Thông tư số 37/2010/TT-BNNPTNT
ngày 25/6/2010 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu an toàn
thực phẩm nông sản ngày.
38. Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT
ngày 28/6/2010 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
39. Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT
ngày 28/6/2010 Hướng dẫn Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009
40. Thông tư số 40/2010/TT-BNNPTNT
ngày 29/6/2010 ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất kinh doanh
ở Việt Nam
41. Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT
ngày 05/7/2010 Quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ
sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
42. Thông tư số 42/2010/TT-BNNPTNT
ngày 06/7/2010 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi
43. Thông tư số 43/2010/TT-BNNPTNT
ngày 14/7/2010 sửa đổi, bổ sung điều 16 và 17 của Thông tư số
06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản,
sản phẩm thủy sản.
44. Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT
ngày 22 tháng 7 năm 2010 Quy định điều kiện cơ sở/vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ
chân trắng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
45. Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT
ngày 22 tháng 7 năm 2010 quy định điều kiện cơ sở/ vùng nuôi cá tra đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm
46. Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT
ngày 22 tháng 7 năm 2010 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT
ngày 8/4/2010 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
47. Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT
ngày 3/8/2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết
định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007;
Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT
ngày 02/02/2010.
48. Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT
ngày 11/8/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy
sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
49. Thông tư số 49/2010/TT-BNNPTNT
ngày 24 tháng 8 năm 2010 về việc ban hành Danh mục giống cây trồng được phép
sản xuất, kinh doanh
50. Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT
ngày 30 tháng 8 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa
nhóm 2 ban hành kèm theo thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
51. Thông tư số 51/2010/TT-BNNPTNT
ngày 8 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày
02/2/2010.
52. Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT
ngày 9 tháng 9 năm 2010 hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới.
53. Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT
ngày 10 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày
02/02/2010.
54. Thông tư số 54/2010/TT-BNNPTNT
ngày 15/9/2010 Quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm
Beta-agonist trong chăn nuôi.
55. Thông tư số
55/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/9/2010 Ban hành "Danh mục bổ sung giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
56. Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT
ngày 1/10/2010 Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản
lý, khai thác công trình thủy lợi
57. Thông tư số 57/2010/TT-BNNPTNT
ngày 4/10/2010 Ban hành định mức nhập, xuất, bảo quản giống lúa, giống ngô Dự
trữ Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
58. Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT
ngày 5/10/2010 Quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa
59. Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT
ngày 19/10/2010 Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc
quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật, hoang dã
nguy cấp
60. Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT
ngày 25/10/2010 Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn
61. Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT
ngày 25/10/2010 Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm
62. Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT
ngày 28/10/2010 Quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính
sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy
sản.
63. Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT
ngày 1/11/2010 Hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với
sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
64. Thông tư số 64/2010/TT-BNNPTNT
ngày 4/11/2010 Về việc đưa các sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi Danh mục
sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại
Việt Nam.
65. Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT
ngày 5/11/2010 Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép
sản xuất, kinh doanh, sử dụng và Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh
học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
66. Thông tư số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC
ngày 16/11/2010 Hướng dẫn phát hành, quản lý và sử dụng thí điểm Thẻ học nghề
nông nghiệp từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo
67. Thông tư số 67/2010/TT-BNNPTNT
ngày 17/11/2010 Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức khoa học công nghệ công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
68. Thông tư số
68/2010/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2010 Ban hành "Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn
cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn
gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
69. Thông tư số 69/2010/TT-BNNPTNT
ngày 6/12/2010 Ban hành Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
70. Thông tư số 70/2010/TT-BNNPTNT
ngày 8/12/2010 Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam