BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 267/BC-QLCL
|
Hà Nội, ngày
25 tháng 02 năm 2014
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 19/KH-BCĐTUVSATTP VÀ CHỈ THỊ SỐ
4313/CT-BNN-QLCL CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG DỊP TẾT
DƯƠNG LỊCH VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ NĂM 2014
Thực hiện Kế hoạch 19/KH-BCĐTUVSATTP ngày
05/12/2013 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
(Kế hoạch 19/ KH-BCĐTUVSATTP) và Chỉ thị số 4313/CT-BNN-QLCL ngày 03/12/2013 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên
đán Giáp Ngọ năm 2014 (Chỉ thị 4313/CT-BNN-QLCL), Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản (đơn vị đầu mối) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch
19/ KH-BCĐTUVSATTP) và Chỉ thị 4313/CT-BNN-QLCL của Ngành nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, như sau:
I. Công tác tổ chức thực hiện.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Để
thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 4313/CT-BNN-QLCL và Kế hoạch 19/KH- BCĐLNTUVSATTP
Ngày 26/12/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số
4584/BNN-QLCL gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện
các công việc trọng tâm về quản lý an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch
và Tết Nguyên đán năm 2014.
- Theo
Kế hoạch 19/KH- BCĐLNTUVSATTP, ngày 25/12/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có Văn bản số 6153/BNN-VP gửi UBND thành phố Hồ Chí Minh về lịch làm
việc của Đoàn kiểm tra của Lãnh đạo Bộ do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu làm
trưởng Đoàn, thành viên là Lãnh đạo các Cục có liên quan đến công tác quản lý về
an toàn thực phẩm và Thanh tra Bộ.
-
Theo phân công tại Kế hoạch 19/KH- BCĐLNTUVSATTP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được giao chủ trì và Tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm do Cục Bảo vệ thực vật chủ trì
(Đoàn số 5) kiểm tra tại tỉnh Nghệ An, Quảng Trị và Cục Thú y chủ trì (Đoàn số
6) kiểm tra tại tỉnh Long An, An Giang.
+ Quyết định số 3074/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013
thành lập đoàn kiểm tra tại Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh (Đoàn số 2,Cục QLCLNLTS
chủ trì);
+ Quyết định số 3062/QĐ-BNN-BVTV
ngày 26/12/2013 thanh, kiểm tra tại Nghệ An, Quảng Trị ( Đoàn số 5 Cục BVTV
chủ trì);
+ Quyết định số 06/QĐ-BNN-TY
ngày 03/01/2014 Kiểm tra tại Long An , An Giang (Đoàn số 6, Cục Thú y, chủ
trì)
-
Ngày 03/01/2014 Đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ
trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu làm trưởng Đoàn, thành viên là Lãnh đạo Thanh tra Bộ,
Tổng cục Thủy sản, các Cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Quản lý Chất lượng
nông lâm sản và thủy sản làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh về công tác
triển khai thực hiện Kế hoạch 19/KH- BCĐLNTUVSATTP và Chỉ thị số
4313/CT-BNN-QLCL.
- Theo Kế hoạch 19/KH-
BCĐLNTUVSATTP, Các Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y
và Cục Bảo vệ thực vật đã cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên
ngành số 1, 3, 4, 7, 8 và 9.
- Ngày 20/01/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị số 167/CT-BNN-Tr, về việc tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp và an toan thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan về công tác
quản lý an toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản triển khai, đôn đốc các đơn vị
trực thuộc và trong hệ thống thực hiện hiệu quả Kế hoạch 19 và Chỉ thị 4313.
2. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Tính đến ngày 24/02/2014 có 18/63 tỉnh/tp báo
cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 4313/CT-BNN-QLCL và Kế hoạch số
19/KH-BCĐLNTƯVSATTP, kết quả tóm tắt như sau:
- Các tỉnh/tp đều xây dựng và ban hành kế hoạch
thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ theo Chỉ
thị số 4313/CT-BNN-QLCL và Kế hoạch 19/KH-BCĐLNTUVSATTP.
- Ban hành Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm
tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm
2014;
- Căn cứ kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành
VSATTP tỉnh, các Sở : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương
ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên
ngành về an toàn thực phẩm.
- Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan
về quản lý ATTP để phối kết hợp trong việc triển khai, thực hiện Chỉ thị và Kế
hoạch, cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.
II. Kết quả thực hiện.
1. Các Đoàn kiểm tra liên
ngành trung ương.
Theo phân công tại Kế hoạch số
19/KH-BCĐLNTUVSATTP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì 03 Đoàn
thanh tra, kiểm tra liên ngành (Đoàn số 2, số 5 và số 6) ở 06 tỉnh/tp (Tp Hồ
Chí Minh, Tây Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Long An , An
Giang), kết quả thực hiện các Đoàn đã có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo liên ngành
trung ương về VSATTP; tóm tắt kết quả như sau: (theo hướng dẫn tại Phụ lục
4):
Bảng 1: Tóm tắt kết quả thanh
tra, kiểm tra:
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với
tổng số được thanh tra
|
1.
|
Tổng số cơ sở được thanh tra
|
20
|
|
2.
|
Số cơ sở còn có vi phạm
|
13
|
65%
|
3.
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
Trong đó
|
11
|
|
3.1
|
Số cơ sở vi phạm đã bị xử lý ngay trong quá
trình thanh tra, kiểm tra (nêu rõ hình thức xử lý)
|
0
|
|
3.2
|
Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý
|
13
|
100%
|
Bảng 2: Nội dung vi phạm chủ yếu
tại các cơ sở thực phẩm
TT
|
Nội dung vi
phạm
|
Số cơ sở được
thanh tra
|
Số cơ sở vi phạm
|
Tỷ lệ %
|
1.
|
Điều kiện vệ sinh cơ sở
|
20
|
6
|
30%
|
2.
|
Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ
|
20
|
3
|
15%
|
3.
|
Điều kiện về con người
|
20
|
4
|
20
|
4.
|
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm
|
7
|
2
|
28.6%
|
5.
|
Ghi nhãn thực phẩm
|
7
|
5
|
71,4%
|
6.
|
Quảng cáo thực phẩm
|
2
|
2
|
100
|
7.
|
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
|
7
|
2
|
28,6
|
8.
|
Vi phạm khác:
|
15
|
6
|
40%
|
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu do đoàn T.Ư
thực hiện
TT
|
Loại xét
nghiệm
|
Kết quả xét
nghiệm mẫu
|
Tổng số mẫu
xét nghiệm
|
Số mẫu không
đạt
|
Tỷ lệ % không
đạt
|
1
|
Xét nghiệm nhanh
|
00
|
00
|
00
|
2
|
Xét nghiệm tại labo
|
17
|
|
|
2.1
|
Hóa lý
|
17
|
00
|
00
|
2.2
|
Vi sinh
|
09
|
00
|
00
|
2. Kết quả thực hiện của các
địa phương (theo hướng dẫn tại Phụ lục 5)
Theo Kế hoạch 19 các địa phương gửi báo cáo về
Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP.
Kết quả tổng hợp của 18/63 địa phương gửi báo
cáo về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, tóm tắt như sau:
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm
tra.
TT
|
Loại hình cơ sở thực phẩm
|
Số cơ sở được thanh, kiểm tra
|
Số cơ sở đạt
|
Tỷ lệ % đạt
|
1
|
Sản xuất, chế biến
|
1728
|
1532
|
86,7%
|
2
|
Kinh doanh
|
1894
|
1634
|
86,3%
|
3
|
Dịch vụ ăn uống
|
-
|
-
|
-
|
4
|
Tổng
|
3622
|
|
|
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử
lý vi phạm.
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với
tổng số được thanh tra
|
1
|
Tổng số cơ sở được thanh tra
|
3622
|
|
2
|
Số cơ sở còn có vi phạm
|
456
|
12,6%
|
2.1
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
|
298
|
8,2%
|
2.2
|
Số cơ sở bị nhắc nhở
|
158
|
4,5%
|
|
Trong đó
|
|
|
3.1
|
Hình thức phạt chính
|
|
|
|
Cơ sở bị cảnh cáo
|
125
|
3,5%
|
|
Cơ sở bị phạt tiền
|
163
|
4,5%
|
|
Tổng số tiền phạt (đ)
|
383
050 000
|
|
3.2
|
Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu
quả
|
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sp
|
4
|
|
|
Số sản phẩm bị đình chỉ
|
32
|
|
|
Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm
|
16
|
|
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu.
TT
|
Loại xét
nghiệm
|
Kết quả xét
nghiệm mẫu
|
Tổng số mẫu
|
Số mẫu không
đạt
|
Tỷ lệ %
không đạt
|
1
|
Xét nghiệm nhanh
|
808
|
48
|
5,9%
|
2
|
Xét nghiệm tại labo
|
343
|
33
|
9,6%
|
2.1
|
Hóa lý
|
289
|
28
|
9,7%
|
2.2
|
Vi sinh
|
54
|
5
|
9,2%
|
III. Nhận xét chung.
3.1. Ưu điểm:
- Các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương đã tổ chức
triển khai, thực hiện Kế hoạch số 19/KH-BCĐLNTUVSATTP và Chỉ thị
4313/CT-BNN-QLCL bước đầu đạt kết quả tốt.
- Các doanh nghiệp, cá nhân đã có ý thức chấp
hành các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
nhất là các loại thực phẩm tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
+ Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an
toàn thực phẩm do Cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Chủ cơ sở và công nhân được khám sức khỏe và tập
huấn kiến thức về ATTP theo quy định.
+ Nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ cơ bản đáp ứng
theo quy định của pháp luật.
+ Nguyên liệu sản xuất, chế biến có nguồn gốc,
xuất xứ, có lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu về ATTP.
+ Thực hiện việc lưu mẫu theo quy định.
+ Sản phẩm được bao gói, có nhãn mác theo quy định.
3.2. Tồn tại:
- Ban chỉ đạo một số nơi còn bận nhiều việc sự vụ
khác chưa dành nhiều thời gian để thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, nhất
là các Ban chỉ đạo liên ngành ở cấp huyện/quận và xã/phường.
- Thời gian tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
vào dịp cuối năm phần nào có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác
thanh tra, kiểm tra, lý do: Thời điểm cuối năm các cơ quan, đơn vị dành nhiều
thời gian để hoàn thành kế hoạch năm nên việc thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo
gặp nhiều khó khăn.
+ Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ
cho Tết thực hiện ngay từ tháng 8 – tháng 11 và được dự trữ trong kho bảo quản,
nên việc kiểm tra hoạt động sản xuất các sản phẩm gặp khó khăn.
- Vẫn còn xảy ra trường hợp đưa ra
thị trường các sản phẩm không đáp ứng quy định về ghi nhãn theo quy định: thiếu
thông tin, thông tin in trên bao bì không rõ, thông tin không chính xác, khó nhận
diện
- Một số cơ sở chưa áp dụng chương
trình quản lý chất lượng tại cơ sở; thiếu hồ sơ giám sát chất lượng nguyên liệu,
thành phẩm.
- Triển khai nội dung các Thông tư số
60/2010/TT-BNNPTNT và số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia súc gia cầm còn chậm.
IV. Đề xuất, kiến nghị.
1. Các Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn
phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm giữa các bộ, ngành.
2. Tăng cường đầu tư nhân lực, nguồn lực cho hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cơ sở (huyện, xã), đầu tư mở rộng
hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm ở các địa phương để đáp ứng kịp thời
trong công tác quản lý, xử lý ngộ độc, phòng ngừa và cảnh báo sớm
3. Các bộ, ngành trung ương sớm phê duyệt và bổ
sung kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm từ chương trình mục tiêu
quốc gia VSATTP hàng năm cho các địa phương, hỗ trợ kinh phí để xây dựng trụ sở,
mua sắm trang thiết bị làm việc cho các chi cục địa phương được giao quản lý về
an toàn thực phẩm;
4. Các bộ, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành để hướng dẫn về
ATTP theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm cấp
thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành ở các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Nơi nhận:
- Ban CĐLNTUVSATTP (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để b/c)
- TT Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
- Thanh tra Bộ (để biết);
- Các Cục chuyên ngành (để biết);
- Lưu: VT, TTPC.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|