BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 141/BC-BCT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 11
năm 2013
|
BÁO CÁO
SƠ
KẾT BA NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI
ĐOẠN 2011-2015
Kính
gửi:
|
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
(Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội)
|
Trả lời Công văn số
3586/LĐTBXH-PCTNXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về
việc sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng
5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống
mại dâm giai đoạn 2011-2015; Bộ Công Thương báo cáo nội dung được phân công tại
Quyết định số 679/QĐ-TTg “Chỉ đạo ngành dọc lồng ghép trong các hoạt động chỉ đạo,
quản lý phòng, chống mại dâm vào các hoạt động chuyên môn thường xuyên của đơn
vị” như sau:
1. Công tác tham mưu lãnh đạo,
chỉ đạo
Công tác tuyên truyền, giáo dục về
phòng, chống AIDS, ma túy nói chung và mại dâm nói riêng luôn được lãnh đạo Bộ,
thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quan tâm, chỉ đạo lồng ghép vào
các hoạt động chuyên môn.
Hàng năm, Ban Chỉ đạo phòng, chống
AIDS, ma túy và mại dâm Bộ Công Thương đã gửi công văn chỉ đạo, hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị; ban hành Kế hoạch, Chương trình (Kế hoạch số 2704/KH-BCT ngày
30 tháng 3 năm 2012 và Chương trình số 12645/Ctr-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2013) về triển khai thực hiện công tác phòng, chống AIDS, ma túy, trong đó
có các hoạt động truyền thông về mại dâm. Công tác phòng, chống mại dâm chủ yếu
tập trung vào các nội dung sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến
phòng, chống mại dâm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường
cao đẳng, đại học, người lao động làm việc ở vùng sâu,
vùng xa nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động trong phòng, chống tệ nạn
mại dâm;
- Phòng ngừa các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn
mại dâm trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ và
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hạn chế các hành vi vi phạm tệ nạn mại
dâm;
- Đảm bảo cho đội ngũ những người làm
công tác nữ công, cán bộ liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại
các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty được tập
huấn, nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống mại dâm;
- Xây dựng môi trường làm việc, lao động
lành mạnh, văn hóa, không để xảy ra các hành vi vi phạm tệ nạn ma túy, mại dâm.
Tích cực vận động cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong cơ quan,
đơn vị đăng ký cam kết không liên quan tới ma túy, mại dâm. Lồng ghép nội dung
tuyên truyền công tác phòng chống ma túy, mại dâm với các hoạt động chuyên môn,
hoạt động đoàn thể tại cơ quan, đơn vị.
2. Hoạt động tuyên truyền, phổ
biến
Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma
túy, mại dâm Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trong Bộ biên soạn và phát
hành tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, panô, áp phích, gửi tin, bài, ảnh trên báo
điện tử, đặc biệt là tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa - hình thức tuyên
truyền thông qua những tiểu phẩm, tình huống nhằm tuyên truyền, giáo dục về tác
hại của tệ nạn mại dâm, AIDS qua đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống
của học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo trực thuộc Bộ.
Đoàn thanh niên các đơn vị đã lồng
ghép các nội dung phòng, chống mại dâm vào các hoạt động của chi đoàn, phát động
các phong trào thi đua phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện cam kết không
tham gia vào các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, tổ chức văn
nghệ thể thao, hội thao giao lưu tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh. Ban nữ
công các cấp luôn gần gũi động viên, nâng cao hiểu biết cho chị em về xây dựng
gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan, học giỏi. Tại các trường đại học, cao đẳng công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống mại dâm được lồng ghép
với chương trình phòng chống ma túy, HIV/AIDS thông qua nhiều hình thức như:
Phát tài liệu, sách báo, tổ chức các buổi tọa đàm, treo
pano, áp phích có nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống
tệ nạn ma túy, mại dâm.
Các Tập đoàn, Tổng Công ty các cơ
quan trực thuộc Bộ tập trung phòng, chống mại dâm thông
qua các hình thức như: Lồng ghép vào các nội dung thi đua và đưa ra các tiêu
chuẩn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; vận động cán bộ công nhân viên chức
ký cam kết trách nhiệm không vi phạm các tệ nạn mại dâm. Các tổ chức đoàn thể
như Đoàn thanh niên, Ban nữ công đã đưa nội dung tuyên truyền về phòng, chống,
mại dâm vào trong các buổi sinh hoạt đồng thời phát động các phong trào thi đua
nói không với ma túy, mại dâm, thực hiện cam kết không tham gia vào các tệ nạn
xã hội. Các hình thức giao lưu văn nghệ, hội thao, phong trào thể dục thể thao
đã tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh.
Các cơ quan chức năng như Cục Hóa chất,
Trung tâm Y tế môi trường và Lao động công nghiệp đã mở các lớp tập huấn cho
cán bộ y tế làm công tác phòng, chống ma túy, mại dâm cho các đối tượng cán bộ,
công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ để nâng cao nhận thức
trong công tác tuyên truyền về phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS; in ấn tờ rơi,
pano, áp phích truyền thông về phòng, chống mại dâm để phục vụ công tác thông
tin, tuyên truyền trong toàn ngành; tổ chức kiểm tra công tác phòng chống, mại
dâm của một số Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị trực thuộc Bộ. Trung tâm Y tế môi
trường và Lao động công nghiệp đã tư vấn về nghiệp vụ y tế,
khám chữa bệnh và hướng dẫn một số nội dung hoạt động quản lý, giáo dục, truyền
thông phòng chống mại dâm ở các cấp cơ sở.
Ban chỉ đạo Bộ đã phối hợp với trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề về phòng chống tệ nạn mại
dâm, HIV/AIDS, mời chuyên gia của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Cục Phòng chống
HIV/AIDS tọa đàm với 500 sinh viên của các trường đại học, cao đẳng khu vực phía Bắc; phối hợp với Đài truyền hình
Việt Nam xây dựng phim tài liệu Bộ Công Thương với công tác phòng chống mại dâm
phát sóng trên VT2 Đài truyền hình Việt Nam; biên soạn cuốn sổ tay về phòng chống
mại dâm phát cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo trực thuộc Bộ.
Bên cạnh đó, một số báo, tạp chí
ngành đã tuyên truyền về phòng, chống mại dâm trên các chuyên trang, chuyên mục
với nhiều bài viết phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng là cán bộ, công chức.
3. Kết quả đạt được
- Công tác tham mưu, chỉ đạo của các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phòng, chống
mại dâm;
- Các tổ chức đoàn thể đã tăng cường
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho các đoàn viên nhằm nâng cao nhận thức
về phòng, chống mại dâm tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức;
- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền
đã được tổ chức thường xuyên hơn, phong phú hơn, không chỉ tập trung ở đối tượng
cán bộ, công chức, viên chức trong ngành mà còn tập trung giáo dục các đối tượng
là học sinh, sinh viên các trường đào tạo trực thuộc Bộ.
- Công tác phối hợp với các cấp chính
quyền địa phương được quan tâm, chú trọng hơn góp phần giữ vững an ninh, chính
trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn, phấn đấu không để tình trạng mại
dâm tồn tại trong môi trường lao động và học tập.
4. Đánh giá chung
Sau ba năm triển khai Chương trình
phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, công tác phòng, chống mại dâm Bộ Công
Thương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là trong các hoạt động truyền
thông nhằm góp phần gìn giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc và môi trường lao động
và học tập lành mạnh;
Các cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền,
tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công)
đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống mại
dâm. Các cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể quần chúng coi đây
là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị để rèn
luyện phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và
người lao động;
- Đại bộ phận cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức và người lao động chấp thuận, hưởng ứng cuộc
vận động do Bộ và Công đoàn ngành phát động. Khối các trường trực thuộc Bộ đã
nhận thức rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc quản lý chặt chẽ
học sinh, sinh viên, nhận thức được ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường,
các tệ nạn xã hội luôn rình rập, tác động đến học sinh,
sinh viên, dễ làm tha hóa, biến chất về đạo đức và lối sống;
- Theo báo cáo tổng hợp của các Tập
đoàn, các Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc Bộ, nhất là đối với 48 trường đào
tạo trực thuộc Bộ, đến nay các đơn vị đã phối hợp với các cấp chính quyền địa
phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động, quản lý chặt chẽ kỷ luật lao động,
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;
- Lao động trong các cơ sở sản xuất
và dịch vụ thương mại của ngành tương đối cao, lại nằm ở những địa bàn có nguy
cơ cao về tệ nạn tiêm chích ma túy, mại dâm; lưu lượng học sinh, sinh viên hàng
năm ở các trường đào tạo trực thuộc Bộ cũng cao, việc vận động cán bộ, công
nhân viên nói chung, nhất là đội ngũ học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp
thuộc Bộ thực hiện tốt công tác phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS là cố gắng lớn của các đơn vị trong ngành.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền
phòng, chống các tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm tại một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chưa được duy trì đều
đặn, thường xuyên, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động, nhất
là kinh nghiệm tư vấn phòng, chống HIV/AIDS. Đa số cán bộ làm công tác phòng,
chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm ở cơ sở là kiêm nhiệm, việc tổ chức
các lớp tập huấn còn hạn chế do thiếu kinh phí thực hiện,
các hoạt động chủ yếu lồng ghép, vì vậy kết quả chưa cao.
Trên đây là báo cáo sơ kết kết ba năm
thực hiện Chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn
2011-2015 của Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, HC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Cẩm Tú
|