HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 134/BC-HĐND
|
Cần
Giờ, ngày 06 tháng 7 năm 2020
|
BÁO CÁO
THẨM TRA BÁO CÁO CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN VÀ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THI HÀNH ÁN HUYỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Chương trình số 15/CTr-HĐND
ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện về hoạt động
của Ban năm 2020;
Ban Pháp chế Hội
đồng nhân dân huyện thẩm tra báo cáo của Chánh án Tòa án
nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục trưởng
Chi cục Thi hành án dân sự huyện 6 tháng đầu năm 2020
trình kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện như sau:
I. Hoạt động của các cơ quan Tư
pháp:
1. Báo cáo của
Chánh án Tòa án nhân dân huyện:
Tổng số vụ việc thụ lý phải giải quyết
là 558 vụ việc, giảm 63 vụ việc (558/495 vụ việc) so với
cùng kỳ, trong đó thụ lý án mới là 218 vụ việc, số vụ việc
chưa giải quyết của những năm trước là 341 vụ việc, số vụ
việc chuyển nhập án là 01 vụ việc. Đã giải quyết 236 vụ việc đạt tỷ lệ 42,3 % (tăng 76 vụ việc (236/160 vụ việc) so với
cùng kỳ), trong số các vụ việc đã giải quyết, có 09 vụ việc
bị kháng cáo, 02 vụ việc bị kháng nghị phúc thẩm. Còn lại 322 vụ việc chưa giải quyết (trong đó
có 78 vụ việc đang tạm đình chỉ,
09 vụ việc đã quá thời hạn giải quyết theo luật định). Trong kỳ, có 03 vụ việc
bị hủy do lỗi chủ quan (chiếm tỷ lệ 1,27%).
- Về công tác xét xử án hình sự: Thụ lý 33 vụ án (trong đó thụ lý án mới 20 vụ, số vụ án của năm
trước chuyển sang 13 vụ). Đã xét xử 26 vụ đạt tỷ lệ
78,78%. Còn lại 07 vụ chưa giải quyết.
- Về công tác xét xử, giải quyết vụ việc dân sự tính chung (gồm
các loại án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động):
Tổng số vụ việc thụ lý là 513 vụ
(trong đó: số vụ việc thụ lý mới 196
vụ việc, số vụ việc của những năm trước chuyển sang 318 vụ việc, số vụ việc chuyển nhập vụ án 01
vụ việc. Đã xét xử 207 vụ việc, thuận tình ly hôn 84 vụ việc, hòa giải thành 46
vụ việc, đình chỉ 48 vụ việc, đạt tỷ lệ: 40,3%. Còn lại
306 vụ việc chưa giải quyết (trong đó có
73 vụ việc tạm đình chỉ, 07 vụ
việc đã quá thời hạn giải quyết theo luật định).
- Về công tác xét xử, giải quyết vụ
án hành chính:
Thụ lý 12 vụ (trong đó: thụ lý mới 02 vụ, số vụ của những năm trước
chuyển sang 10 vụ). Đã xét
xử 02 vụ, đình chỉ 01 vụ đạt tỷ lệ 25%. Còn lại 09 vụ chưa giải quyết (trong
đó có 05 vụ đang tạm đình chỉ, 02 vụ đã quá thời hạn giải quyết theo luật
định).
- Về công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa:
Thụ lý 12 trường
hợp. Đã giải quyết 12 trường hợp (trong đó
có 11 trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, 01 trường
hợp đưa vào cơ sở giáo dục).
- Về công tác thi hành án hình sự:
Thụ lý 29 trường hợp. Đã có quyết định
thi hành án phạt tù 29 trường hợp (giam 23, tại ngoại 05, án treo 01).
- Về công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo:
Tiếp nhận 07 đơn khiếu nại 07 đơn. Đã
giải quyết 07 đơn, tỷ lệ 100%.
- Công tác Hội thẩm nhân dân:
Hội thẩm nhân
dân có nhiều nỗ lực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao, dành nhiều thời gian
nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia xét xử, qua đó góp phần
đẩy nhanh tiến độ xét xử các loại án tại Tòa án. Trong 6 tháng đầu năm 2020 có
19/29 các vị Hội thẩm có tham gia xét xử, chiếm tỷ lệ 65,5%. Số
các vị Hội thẩm còn lại chưa tham gia xét xử là do ngày xét xử trùng với ngày hội,
họp hoặc có công việc quan trọng của các vị tại đơn vị
công tác, việc này các vị có báo trước cho Tòa án để phân
công cho Hội thẩm dự khuyết.
2. Báo cáo của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện:
- Công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:
Viện Kiểm sát
nhân dân huyện đã kiểm sát 74 tin báo (cũ 13; mới 57; phục
hồi 04 tin báo) so với cùng kỳ giảm 07 tin. Cơ quan điều tra đã giải quyết 63 tin báo, đạt tỷ lệ 85,1% (trong đó khởi tố 26 tin, không khởi tố 26 tin, tạm đình chỉ 04
tin, chuyển giải quyết theo thẩm quyền 07 tin), hiện còn 11 tin báo. Trong kỳ
ban hành yêu cầu kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 57 vụ án.
- Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự:
Án ở cơ quan điều
tra đã thụ lý 33 vụ với 40 bị can (cũ 04 vụ - 05 bị can; mới 28 vụ - 35 bị can;
nơi khác chuyển đến 01 vụ). Đã giải quyết 23 vụ với 30 bị can (đạt tỷ lệ
69,7%). Trong đó: Đề
nghị truy tố 20 vụ với 29 bị can; Tạm đình chỉ 02 vụ với
01 bị can (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015); Chuyển giải quyết theo thẩm quyền 01 vụ. Hiện còn lại
10 vụ với 10 bị can.
Đã ban hành 01
kiến nghị phòng ngừa tội phạm, đề nghị Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn về công tác
phòng ngừa tội phạm đối với tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện và 01 kiến
nghị yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố, điều tra đối với Cơ quan CSĐT Công an huyện; đồng
thời Viện Kiểm sát thụ lý 20 vụ với 29 bị can. Đã giải quyết
20 vụ với 29 bị can, đạt tỷ lệ 100%.
- Công tác thực hành quyền công tố,
Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự:
Thụ lý 20 vụ với 29 bị cáo. Tòa án đã
xét xử 12 vụ với 17 bị cáo. Hiện còn 08 vụ với 12 bị cáo. Qua đó
đã xác định 02 vụ án hình sự trọng điểm trong 06 tháng đầu
năm 2020, hiện 01 vụ đã được giải quyết, 01 vụ đang trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử. Viện kiểm sát đã ban hành 01 Kháng nghị phúc thẩm số 01/KNPT ngày 20/5/2020, kháng nghị phần hình phạt của bản án hình
sự sơ thẩm số 11/2020/HS-ST ngày 12/5/2020 của Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ đối
với bị cáo Nguyễn Chí Phúc phạm tội “Tàng trữ trái phép chất
ma túy” quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015, sửa đổi,
bổ sung 2017 và 01 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động
xét xử các vụ án hình sự.
- Công tác Kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự:
Công tác kiểm sát việc tạm giữ: Tạm giữ mới 28 người. Đã giải quyết 28 người (khởi tố chuyển tạm giam
24 người; truy nã chuyển tạm giam 01 người; bắt truy nã
chuyển nơi khác 01 người; khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác 02 người).
Công tác Kiểm sát việc tạm giam: Tạm giam 44 người (cũ 13
người; mới 31 người (tạm giữ chuyển qua 25 người; bắt tạm giam 01 người; đến thi
hành án 05 người). Đã giải quyết 23 người (chuyển đi nơi khác 22 người; chuyển trại giam, phân trại quản lý do án có hiệu
lực pháp luật 01 người). Hiện còn 21 người trong giai đoạn điều tra, truy tố,
xét xử.
Đã tiến hành 02 cuộc kiểm sát trực tiếp
Nhà tạm giữ Công an huyện Cần Giờ. Qua công tác kiểm sát trực tiếp đã ban hành
01 Kết luận kiểm sát trực tiếp; Ban hành 01 kiến nghị yêu
cầu khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam.
Công tác Kiểm sát thi hành án hình
sự: Tù có thời hạn 13 người (cũ 02 người; mới 11 người).
Trong kỳ đã thi hành 11 người. Hiện chưa thi hành 02 người (hoãn thi hành án).
Án treo, cải tạo không giam giữ 32 người (cũ 30 người; mới 02 người). Đã giải
quyết 03 người. Hiện còn 29 người.
Đã ban hành 01 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm về thời hạn ra quyết định thi hành án hình sự và gửi quyết
định thi hành án đối với Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ.
- Công tác Kiểm sát các hoạt động
tư pháp:
Kiểm
sát giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình: Tòa án thụ lý 325 vụ, 05 việc. Đã giải quyết: 107
vụ, 02 việc (Tòa án xét xử hoặc mở phiên hợp 07 vụ, đình chỉ 26 vụ, 01 việc, quyết định
công nhận thỏa thuận 72 vụ, 01 việc, chuyển theo thẩm quyền 01 vụ). Hiện còn 218 vụ, 03 việc (trong đó quá hạn 05
vụ). Kiểm sát đã ban hành 01 kiến nghị
yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự đối với Tòa án
nhân dân huyện.
Kiểm sát giải quyết án hành chính,
kinh doanh thương mại, lao động: Tòa án thụ lý 16 vụ. Đã giải quyết 02
vụ (Xét xử 01 vụ, đình chỉ 01 vụ). Hiện còn 14 vụ (trong đó
quá hạn 06 vụ).
Kiểm sát đối với các hồ sơ xem
xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án: Viện kiểm sát tham gia 14 phiên họp, kiểm sát 14 quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án
(Trong đó Kiểm sát viên tham gia 13 phiên họp về việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 01 phiên họp về việc xem
xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng).
Kiểm sát thi hành án dân sự: Tổng số việc phải thi hành 687 việc/516.059.561.000 đồng (số việc cũ:
449 việc/272.634.015.000 đồng; số việc mới: 240 việc/243.426.096 đồng; ủy thác
đi: 02 việc/550.000 đồng). Đã giải quyết: 201 việc/12.873.129.000
đồng. Trong đó: Thi hành xong: 199 việc/9.348.052.000 đồng; đình chỉ: 02 việc/3.525.077.000
đồng; hoãn thi hành án: 03 việc/268.250.000 đồng; Số việc
chưa thi hành: 486 việc/503.186.432.000 đồng; trong đó chưa có điều kiện thi
hành: 197 việc/245.739.719.000 đồng.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp: Tiếp công dân 05 lượt, trong đó: lãnh đạo tiếp
04 lượt. Viện kiểm sát tiếp nhận 18 đơn. Trong kỳ đã giải
quyết 18 đơn (chuyển CQĐT Công an huyện: 02 đơn; chuyển Tòa án nhân dân huyện:
06 đơn; chuyển Chi cục Thi hành án dân sự huyện: 06 đơn; lưu đơn do đơn đã được
giải quyết: 03 đơn; trả lại đơn: 01 đơn).
3. Báo cáo của
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện:
- Về việc: Đã thụ lý 757 việc (giảm 03 việc (-0,39%) so với cùng kỳ). Trong đó:
năm 2019 chuyển sang 374 việc, thụ lý mới 383 (bằng so với cùng kỳ). Việc có điều
kiện thi hành là 559 việc, việc chưa có điều kiện thi hành 196 việc và 02 việc
được ủy thác. Đã giải quyết xong 268 việc đạt tỷ lệ 48,03% trên số việc có điều
kiện, giảm 85 việc (-24%) so với cùng kỳ. Còn lại 487 việc chuyển kỳ sau (trong
đó có 290 việc có điều kiện), đồng thời đến kỳ báo cáo Chi cục Thi hành án đã
thụ lý thêm 39 việc và đã giải quyết xong 40 việc (trong đó 01 việc tồn đọng).
- Về tiền: Đã thụ lý là 515.834.358.000 đồng (tăng 309.127.791.000 đồng so với
cùng kỳ (trong đó năm 2019 chuyển sang là 171.506.501.000 đồng, thụ lý mới
344.327.857.000 đồng (tăng 312.253.846.000 đồng (973,54%) so với cùng kỳ. Số tiền
có điều kiện thi hành 368.881.689.000 đồng, số tiền chưa có điều kiện thi hành
146.952.119.000 đồng. Đã giải quyết xong 11.294.985.000 đồng,
(giảm 4.719.015.000 đồng (-29,47%) so với cùng kỳ) và số tiền tồn đọng được giải
quyết 4.870.593.000 đồng. Số tiền
có điều kiện chuyển kỳ sau là 357.586.704.000 đồng, đồng thời đến kỳ báo cáo đã
thụ lý thêm 3.647.717.000 đồng, đã giải
quyết xong 5.000.108.000 đồng (trong đó có 47.200.000 đồng
tiền tồn đọng).
- Về thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước: Thụ lý 522 việc (trong đó năm 2019 chuyển sang
195 việc, thụ lý mới 327 việc, ủy thác 02 việc). Số việc phải thi hành là 520
việc (trong đó việc có điều kiện 409 việc), đã giải quyết xong 254 việc đạt
62,10% trên tổng số việc có điều kiện, việc còn lại chuyển
kỳ sau 266 việc (trong đó việc có điều kiện 155 việc).
- Về số việc có điều kiện trên 03 năm nhưng chưa giải quyết xong: 72 việc.
- Về số việc đã ra quyết định áp dụng cưỡng chế: Đã ra quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án đối với 06 trường hợp; đã
tổ chức cưỡng chế thành công 06 trường hợp.
- Số bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được chuyển giao: 250 quyết định (đúng hạn 212 quyết định,
trễ hạn 38 quyết định).
- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: tiếp công
dân 61 lượt (tăng 56 lượt so với cùng kỳ); đã thụ lý 01
đơn khiếu nại.
II. Nhận xét -
đánh giá:
Trong 6 tháng đầu năm 2020 số vụ, việc
có giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên tính chất, mức độ của
các vụ, việc ngày càng phức tạp, nhưng với sự quyết tâm và
nỗ lực của các Cơ quan tư pháp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp và đã hoàn thành một số chỉ tiêu nhất định; thủ trưởng các cơ quan tư pháp đã
chủ động phối hợp chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả Quy chế
phối hợp nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, đề ra nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng công tác xét xử không để xảy ra án oan
sai; tổ chức, bộ máy các Cơ quan tư pháp được tăng cường kiện toàn và ổn định; quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, góp phần
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp tại đơn vị.
1. Đối với
Chánh án Tòa án nhân dân huyện:
Trong 06 tháng đầu năm 2020 số lượng vụ án thụ lý phải giải quyết tăng so với cùng kỳ năm 2019. Đối với những vụ án thụ lý mới chủ yếu là quan hệ tranh chấp về nhà đất chiếm 85% trong các vụ án dân sự;
qua đó cho thấy về tính chất của vụ án ngày càng phức tạp, đa dạng trong quá
trình giải quyết của Tòa án. Với sự quyết tâm của tập thể
cơ quan Tòa án đã cố gắng, nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt
công tác xét xử, đưa ra xét xử nhiều vụ án nhằm răn đe, phòng chống tội phạm
trên địa bàn huyện; đồng thời thường xuyên đôn đốc Thẩm phán phải chủ động lên kế hoạch giải quyết án, đặc biệt là quan tâm
các vụ án tạm đình chỉ của nhiều năm trước; bên cạnh đó
luôn tạo điều kiện cho Thẩm phán báo cáo án, xin ý kiến
chỉ đạo nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc;
trong số vụ án đã giải quyết có 35 vụ tạm đình chỉ
được mở lại và giải quyết.
Tuy nhiên hoạt động của ngành Tòa án
vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định đó là: Giải quyết các loại án đạt tỷ lệ còn thấp (đạt 42,3 %), trong đó đáng chú ý là giải quyết án hành chính chỉ đạt
25%; số vụ việc tạm đình chỉ lâu năm
chưa được giải quyết, tồn đọng, kéo dài; việc Thẩm phán chưa mở lại phiên tòa xét xử khi lý do tạm đình chỉ không còn, từ
đó gây bức xúc đối với người có nghĩa vụ, quyền lợi dẫn đến
gởi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước; tình
trạng án hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán còn xảy ra. Tỷ lệ giải quyết án, đối
với các loại án Dân sự chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là
do, các vụ án thường dồn vào nhịp
cuối năm, nhưng cuối năm lại chuẩn bị đón tết Nguyên Đán cho nên đơn vị Tòa án
tạm nghỉ không mở phiên tòa để các
đơn sự an tâm ăn tết, tuy nhiên sau tết phải thực hiện quy định giãn cách xã hội do dịch Covid - 19; việc án
tồn đọng nhiều năm chưa được giải quyết là do lịch sử để lại;
án liên quan đất đai phải phụ thuộc vào các công ty đo đạc chậm thực hiện; việc tống đạt quyết định cũng gặp nhiều khó khăn do
không gặp đơn sự, phải niêm yết mất nhiều thời gian... đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng án chậm giải quyết, tồn đọng, kéo dài.
2. Đối với Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện:
Kiểm sát chặt chẽ các cơ quan hoạt động tư pháp, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hành quyền công tố, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tố tụng,
nâng cao chất lượng kiểm sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phấn đấu kiềm chế và giảm tội
phạm, không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm; tỷ lệ giải quyết án ở Viện kiểm sát đạt 100%; Ban
hành 01 kháng nghị phúc thẩm đối với
bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân, ban hành 01 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm đối với Cơ quan điều tra, 01 kiến nghị vi phạm trong giải
quyết án dân sự đối với Tòa án...; chủ trì tổ chức 05 cuộc
họp liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án trong giải
quyết các vụ án hình sự; xác định 02 vụ án hình sự trọng điểm.
Tuy nhiên vẫn
còn 3/91 chỉ tiêu chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra: Tỷ
lệ giải quyết tin báo tố giác về tội
phạm đạt 85,1% (chỉ tiêu >90%), tỷ lệ giải quyết án tại
cơ quan điều tra đạt 70,6% (chỉ tiêu >80%), chưa tổ chức các phiên tòa rút
kinh nghiệm án hình sự, dân sự, hành chính; chưa tiến hành kiểm sát trực tiếp
và ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tiếp nhận, thụ lý,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Cơ quan CSĐT;
chưa tiến hành Kiểm sát trực tiếp Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự, Kiểm sát trực tiếp
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
đối với cơ quan tư pháp...
3. Đối với Chi
cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện:
Công tác tổ chức thi hành án ngày
càng được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục theo
quy định, đáp ứng được yêu cầu của người dân, qua đó hạn
chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên việc có điều kiện thi hành
đã giải quyết xong đạt còn thấp 52,77% (chỉ tiêu >80%),
số tiền có điều kiện thi hành đã giải
quyết xong đạt 3,06% (chỉ tiêu >38%); số việc có điều kiện trên 03 năm chưa được giải quyết dứt điểm vẫn còn nhiều (72 việc); việc xử lý án tín dụng, ngân hàng chưa đạt yêu cầu; số tiền
còn phải thi hành chiếm đến 80,7% tổng số tiền chuyển kỳ sau; số thu cho ngân sách nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao 53,7 tổng
số việc chuyển kỳ sau. Nguyên nhân chưa đạt chỉ tiêu là do 6 tháng đầu năm 2020 việc và tiền liên quan đến tổ chức, tín
dụng Ngân hàng tăng đột biến (tăng 10 lần so với cùng kỳ
năm 2019); bên cạnh đó việc thực hiện quy định giãn cách xã
hội do dịch Covid - 19 đã làm chậm trễ trong
việc xác minh, kê biên tài sản để thi hành.
III. Kiến nghị:
Qua thẩm tra báo
cáo của Thủ trưởng các cơ quan tư pháp, Ban Pháp chế Hội đồng
nhân dân huyện đánh giá cao với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cơ quan tư
pháp, đã hoàn thành cơ bản một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần đảm bảo an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế, khó khăn. Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân huyện đề nghị các cơ quan tư
pháp tiếp tục tăng cường triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 49/2005/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về
"Chiến lược cải cách Tư pháp đến
năm 2020”, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội và
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị quy định trong năm mỗi Thẩm phán ít nhất phải có 01 phiên tòa rút kinh nghiệm; Chỉ thị số
05/CT-VKSTC-TTr ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về tăng cường kỷ cương, kỷ
luật và trật tự nội vụ ngành Kiểm sát; tăng cường trách
nhiệm quyền công tố, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo tinh thần Chỉ thị 09/CT-VKSTC ngày 06 tháng 4 năm 2016 của
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác thi hành án dân sự; đồng thời các đơn
vị cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Chánh án Tòa
án nhân dân huyện:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tập trung vào việc giải quyết, xét
xử các loại án nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu công
tác đã đề ra; nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các
loại án; chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tổ chức các
phiên tòa rút kinh nghiệm cho các Thẩm phán; hạn chế
án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan và tiếp tục tổ chức buổi họp rút kinh nghiệm các vụ án bị hủy, sửa; có giải pháp giải quyết tốt các loại án, dân sự, hành chính, các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ
lâu năm chưa được giải quyết, nhất là án quá hạn; theo dõi, đôn đốc
các Thẩm phán mở lại tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn; tăng cường tổ chức xét xử các vụ án điểm, án lưu động để góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương; làm tốt
công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, đối thoại khi
giải quyết các vụ án hành chính; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức
nghề nghiệp, lối sống và trách nhiệm công vụ cho cán bộ, công chức trong ngành,
thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu
dân, giúp dân” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.
2. Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân huyện:
Tăng cường trách nhiệm quyền công tố,
gắn công tố với hoạt động điều tra; kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, chống
oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; không để xảy ra án trả điều
tra bổ sung, đình chỉ bị can, bị cáo do không phạm tội; nâng cao chất lượng thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự,
tăng cường kháng nghị phúc thẩm hình sự; tăng cường kiểm
sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dân sự, thi hành án nhằm phát
hiện và kiến nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp chấn chỉnh kịp thời và khắc phục
các vi phạm; nâng cao chất lượng kiểm sát việc bắt, tạm giữ,
tạm giam, thi hành án hình sự, bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thực hiện
kiểm sát công tác thi hành án hình sự và kiểm sát việc thi
hành án treo tại các xã, thị trấn; tổ
chức đầy đủ các phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm án hình sự, dân sự, hành
chính; chủ động kiểm sát trực tiếp việc giải quyết đơn
thư, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số
05/CT-VKSTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Viện kiểm sát tối
cao về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành Kiểm
sát nhân dân.
3. Chi cục trưởng
Chi cục Thi hành án dân sự huyện:
Tiếp tục thực hiện tốt và chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan
có liên quan trong công tác thi hành án dân sự; tăng cường giải quyết số việc có
điều kiện thi hành nhưng kéo dài nhiều năm
chưa giải quyết; quan tâm hơn nữa trong giải quyết các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ việc thu cho ngân sách nhà nước, các vụ việc liên quan đến các tổ chức tín dụng, Ngân hàng; chủ động
giải quyết việc có điều kiện, thi hành án chủ động, nhằm hạn chế việc có điều
kiện chuyển kỳ sau; đồng thời quan tâm án chưa có điều kiện;
tăng cường kiểm tra trực tiếp hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên để chỉ đạo kịp thời và xử lý trách nhiệm.
Trên đây là Báo cáo
thẩm tra báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện 6 tháng đầu
năm 2020, kính trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết
định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Hội đồng
nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Ban Thường trực UBMTTQVN huyện;
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện;
- Chánh án Tòa án nhân dân huyện;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện;
- Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện;
- Ủy viên Ban Pháp chế HĐND huyện;
- VP: CVP, PVP/TH;
- Lưu: VT, G.
|
TM. BAN PHÁP CHẾ
TRƯỞNG BAN
Trần Hoàng Vũ
|