Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 124/BC-LĐTBXH Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Kim Phương
Ngày ban hành: 17/11/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 124/BC-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2009

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2009

Trả lời công văn số 3682/BTP-VP ngày 20 tháng 10 năm 2009 về việc báo cáo công tác tư pháp năm 2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xin báo cáo như sau:

1. Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện các trọng tâm công tác tư pháp năm 2009

a. Công tác xây dựng văn bản

Trong năm 2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự kiến trình Chính phủ 34 văn bản, gồm: 20 Nghị định, 13 Quyết định của TTg (Trong đó 4 Quyết định về Đề án, Chương trình mục tiêu), 01 Quyết định của Chủ tịch nước và ban hành theo thẩm quyền 41 Thông tư và Thông tư liên tịch.

Thực hiện chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, đến hết tháng 10/2009 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành được 12 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 32 Thông tư và Thông tư liên tịch (đạt 66% kế hoạch).

Tháng 8 năm 2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ dự án luật Người khuyết tật và đến ngày 10 tháng 10 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký tờ trình Quốc hội dự án luật này.

Đang tiến hành xây dựng Bộ luật lao động (sửa đổi), dự kiến tháng 12 năm 2009 sẽ lấy ý kiến rộng rãi trên website của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và trình Chính phủ vào tháng 3 năm 2010.

Vụ Pháp chế là đầu mối tổng hợp, theo dõi kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính trong việc phân bổ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm.

b. Công tác góp ý văn bản

Vụ Pháp chế đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuẩn bị ý kiến để Bộ tham gia vào trên 200 dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các Thông tư của các Bộ, ngành. Đối với các dự án luật đang trong giai đoạn xây dựng, Vụ Pháp chế tích cực tham gia ý kiến thông qua các cuộc hội thảo, đóng góp bằng văn bản.

c. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản

Đã và đang triển khai tốt Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh đó Vụ Pháp chế tích cực phối hợp cùng với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trình ban hành, ban hành và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những sai sót trong công tác xây dựng văn bản.

Năm 2009 rà soát 03 lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước, Việc làm và Phòng chống tệ nạn xã hội. Kết quả rà soát đã đề xuất bãi bỏ 11 văn bản do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền, liên tịch với các Bộ ngành và sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2009.

d. Pháp luật quốc tế

Vụ Pháp chế nghiên cứu trình phê chuẩn công ước số 105 của Tổ chức lao động quốc tế về lao động cưỡng bức; nghiên cứu trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo quốc gia tình hình thực hiện công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Hoàn thành các báo cáo thường niên về các công ước lao động của ILO (Công ước 29, 81, 155, 138, 182, 45 và Công ước 120). Tiếp tục cùng với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Việt Nam và các cơ quan hữu quan tiến hành tổ chức 2 khóa tập huấn về lao động cưỡng bức, thực hiện 2 khóa tập huấn cho lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về các công ước cơ bản của ILO và 02 khóa tập huấn về pháp luật quốc tế liên quan tới lao động di cư và dịch vụ xã hội. 

đ. Về công tác cải cách hành chính

Bộ tiếp tục triển khai cải cách thủ tục hành chính các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, nhằm đơn giản, gọn nhẹ về quy trình, thủ tục, giấy tờ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong quan hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo cơ chế công khai, minh bạch góp phần tích cực phòng tránh, ngăn ngừa những phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước; chủ trì chuyên đề cải cách thể chế trong chương trình cải cách hành chính của Bộ.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực từ 2007-2010. Đến cuối tháng 10 năm 2009 đã hoàn thành giai đoạn 01 là thống kê thủ tục hành chính và đang tiến hành giai đoạn 02 là rà soát các thủ tục hành chính để lược bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết.

e. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Trong năm 2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thực hiện Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012, cụ thể:

- Tổ chức khảo sát để xác định nhu cầu cụ thể về nội dung và phương thức thích hợp làm cơ sở lập kế hoạch thực hiện, xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân và đánh giá tác động, hiệu quả của Đề án.

- Biên soạn các tài liệu nguồn để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân.

Bên cạnh đó đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ cũng như Tổng Liên đoàn, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các cuộc tập huấn, hội nghị, hội thảo tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trên phạm vi cả nước.

g. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp

Bộ đã tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia khóa học tiếng Anh, kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, tin học. Đến tháng 10 năm 2009, đã tổ chức được 28 lớp đào tạo (gồm 12 lớp đào tạo thường xuyên và 16 lớp đào tạo hội nhập) cho 2290 lượt cán bộ, công chức (gồm 1150 lượt cán bộ đào tạo thường xuyên và 1140 lượt cán bộ qua đào tạo hội nhập). Đồng thời, Bộ đã cử được 66 cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.

Hiện nay, Bộ tiếp tục tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ ngành lao động thương binh và xã hội về: Hội nhập, công tác An toàn lao động, nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ ngành lao động thương binh và xã hội, …v.v.

2. Những tồn tại, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị

a. Tồn tại

- Tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng các văn bản của Bộ còn chậm, việc tham gia góp ý kiến của Bộ vào việc xây dựng các văn bản của các Bộ, Ngành và cơ quan khác chưa kịp thời.

- Việc kiểm tra rà soát văn bản mới tiến hành ở cấp Bộ, chưa tổ chức tiến hành kiểm tra được ở cấp tỉnh.

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được tiến hành một cách thường xuyên và theo một chương trình thống nhất. Tuy nhiên, nguồn kinh phí còn hạn hẹp và bố trí chậm nên khả năng tuyên truyền phổ biến chưa được nhiều.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế Bộ còn thiếu và yếu; việc tiếp cận thông tin tài liệu từ bên ngoài còn nhiều hạn chế.

b. Nguyên nhân

- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm có số lượng văn bản lớn và có nhiều biến động do nguyên nhân khách quan.

- Văn bản góp ý kiến thường quá gấp không đủ thời gian nghiên cứu, có nhiều lĩnh vực không liên quan cũng phải góp ý kiến do vậy chất lượng văn bản không sâu.

- Kinh phí cấp cho hoạt động xây dựng văn bản, tham gia góp ý văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật và bồi dưỡng cán bộ còn hạn hẹp và thấp, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng văn bản chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ phần lớn còn trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm còn thiếu. Ngoài ra do đặc thù công việc nhiều, đời sống khó khăn nên số cán bộ làm công tác pháp chế còn ít.

c. Kiến nghị

- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức pháp chế Bộ, ngành làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản.

- Đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ tăng kinh phí cho công tác xây dựng văn bản, kiểm tra văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật, và bồi dưỡng cán bộ.

- Đề nghị hỗ trợ việc tiếp cận thông tin tài liệu từ bên ngoài thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị.

3. Kế hoạch năm 2010

- Hoàn thiện dự án “Luật người khuyết tật” để trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2010.

- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ trình Chính phủ để trình Quốc hội Bộ luật lao động (sửa đổi) vào tháng 10 năm 2010.

- Nghiên cứu xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Việc làm.

- Tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, Nghiên cứu công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật của ILO.

- Nghiên cứu phê chuẩn Công ước số 122 về chính sách việc làm và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

- Tổ chức tập huấn các văn bản mới về lao động, tiền lương, việc làm, an toàn lao động,…

- Công ước kiểm tra, rà soát văn bản: sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát văn bản của một số tỉnh và một số đơn vị trong Bộ (Người có công, Dạy nghề, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội).

- Phối hợp với văn phòng ILO tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo tập huấn cho người lao động và người sử dụng lao động về thỏa ước lao động tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức,…

- Một số nhiệm vụ khác được lãnh đạo Bộ giao.

Trên đây là tình hình thực hiện công tác tư pháp năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xin báo cáo Bộ Tư pháp./. 

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lưu VT, PC.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Kim Phương

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 124/BC-LĐTBXH về công tác tư pháp ngày 17/11/2009 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.531

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.75.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!