BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 80/2017/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2017
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT, TÀI SẢN
GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐƯỢC HOÀN TRẢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG TÀI SẢN DO NHÀ NƯỚC GIAO QUẢN LÝ SỬ DỤNG, SỐ TIỀN HỖ TRỢ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT
Căn cứ Luật Đất đai số
45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số
83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định
chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư hướng dẫn việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài
sản gắn liền với đất được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử
dụng số tiền bồi thường tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng, số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định
giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất được hoàn trả
khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử dụng số tiền bồi thường tài sản do
Nhà nước giao quản lý sử dụng, số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng
không được bồi thường về đất quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06
tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Người bị thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai quy định tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều
64 Luật Đất đai.
2. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại
đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai.
3. Người bị thu hồi đất có nguồn gốc
được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng đã trả trước tiền
thuê đất nhiều năm cho Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị
định số 01/2017/NĐ-CP.
4. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức,
đơn vị), doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ) bị thu hồi đất thuộc đối tượng được bồi thường về tài sản do Nhà nước giao
quản lý, sử dụng và cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước bị thu hồi
đất thuộc đối tượng được hỗ trợ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị
định số 01/2017/NĐ-CP.
5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Xác định
giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đã tạo lập hợp pháp theo quy định
của pháp luật mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để hoàn trả cho chủ sở
hữu tài sản khi Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (hướng dẫn khoản 1 Điều 18a Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ - được bổ sung tại khoản
2 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét từng
trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất
đai quy định tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai.
2. Việc xác định giá trị còn lại của
tài sản gắn liền với đất để hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản quy định tại khoản
1 Điều này được thực hiện tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
3. Giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất quy định tại khoản 2 Điều này là tổng giá trị còn lại của từng tài sản
gắn liền với đất thu hồi. Giá trị còn lại của từng tài sản gắn liền với đất được
xác định như sau:
a) Giá trị còn lại của cây trồng, vật
nuôi được xác định bằng mức bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi quy định tại
Điều 90 Luật Đất đai;
b) Giá trị còn lại của nhà, vật kiến
trúc, công trình xây dựng khác gắn liền với đất (sau đây gọi là công trình xây
dựng gắn liền với đất) được xác định theo công thức sau:
Giá trị còn lại của
công trình xây dựng gắn liền với đất
|
=
|
Tỷ lệ % chất lượng
còn lại của công trình xây dựng gắn liền với đất
|
x
|
Giá xây dựng mới của
công trình xây dựng gắn liền với đất
|
Trong đó:
- Tỷ lệ % chất lượng còn lại của công
trình xây dựng gắn liền với đất được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ % chất lượng
còn lại của công trình xây dựng gắn liền với đất
|
= 1 -
|
Thời gian mà công
trình xây dựng gắn liền với đất đã qua sử dụng
|
Thời gian tính khấu
hao (hao mòn) áp dụng đối với công trình xây dựng gắn liền với đất
|
- Giá xây dựng mới của công trình xây
dựng gắn liền với đất được xác định theo công thức sau:
Giá
xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất
|
=
|
Đơn
giá 1m2 xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản
lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương) áp dụng tại
thời điểm thu hồi đất
|
x
|
Diện
tích xây dựng của công trình xây dựng gắn liền với đất
|
Đối với công trình xây dựng gắn liền
với đất bị thu hồi một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì giá trị
hoàn trả bằng giá trị còn lại của toàn bộ công trình xây dựng gắn liền với đất;
trường hợp công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi một phần, nhưng vẫn
sử dụng được phần còn lại thì giá trị hoàn trả bằng phần giá trị công trình xây
dựng gắn liền với đất bị thu hồi và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại
theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của công trình xây dựng
gắn liền với đất trước khi bị phá dỡ.
Đối với công trình xây dựng gắn liền
với đất không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành
ban hành hoặc chưa có trong quy định cụ thể của địa phương thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có liên quan thực hiện xác định giá trị còn
lại của công trình xây dựng gắn liền với đất phù hợp với quy định của pháp luật
và điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Cơ quan tài chính (của cấp có thẩm
quyền thu hồi đất) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng
để xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3
Điều này; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Trường hợp cần thiết, cơ
quan tài chính thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá trị còn lại của tài sản
gắn liền với đất quy định tại khoản 3 Điều này; trên cơ sở đó, cơ quan tài
chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định giá trị còn lại của
tài sản gắn liền với đất do tổ chức thẩm định giá xác định, trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp phê duyệt.
5. Việc giao đất, cho thuế đất đã thu
hồi (bao gồm cả tài sản gắn liền với đất) được thực hiện thông qua hình thức đấu
giá theo quy định của pháp luật về đất đai.
a) Giá khởi điểm để thực hiện đấu giá
bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định theo quy định của
pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và giá trị
còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
b) Số tiền thu được từ đấu giá sau
khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc đấu giá được xử lý như sau:
- Hoàn trả giá trị còn lại của tài sản
gắn liền với đất quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này cho chủ sở hữu tài sản;
- Số tiền còn lại nộp ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Trường hợp việc giao đất, cho thuê
đất đã thu hồi không thông qua hình thức đấu giá theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai, ngoài việc nộp tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước thì người được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm
hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3, khoản
4 Điều này cho chủ sở hữu tài sản tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất,
cho thuê đất cho người được giao đất, cho thuê đất.
7. Trường hợp Nhà nước sử dụng đất đã
thu hồi vào mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng thì
kinh phí để hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại
khoản 3, khoản 4 Điều này được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư và được
quy định như sau:
a) Bộ, ngành, cơ quan trung ương có
trách nhiệm bảo đảm nguồn hoàn trả đối với dự án đầu tư do Bộ,
ngành, cơ quan trung ương làm chủ đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
bảo đảm nguồn hoàn trả đối với dự án đầu tư do địa phương làm chủ đầu tư.
Điều 4. Xác định
giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất để hoàn trả cho người sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất
tự nguyện trả lại đất (hướng dẫn khoản
1, khoản 3 Điều 18a Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ - được bổ sung
tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)
1. Giá trị quyền sử dụng đất, tiền
thuê đất để hoàn trả cho người sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất
tự nguyện trả lại đất được xác định như sau:
a) Trường hợp người sử dụng đất tự
nguyện trả lại đất ở được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất có thu
tiền sử dụng đất
a.1. Đối với đất
ở
Giá trị quyền sử dụng
đất hoàn trả
|
=
|
Diện tích đất đã nộp
tiền sử dụng đất
|
x
|
Giá đất ở (do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất) tại thời điểm Nhà nước thu hồi
đất
|
a. 2 Đối với đất sử dụng có thời hạn
|
|
Diện tích đất đã nộp
tiền sử dụng đất
|
x
|
Giá đất theo mục
đích sử dụng của thời hạn giao đất của dự án xác định theo Bảng giá đất tại
thời điểm Nhà nước thu hồi đất
|
|
|
|
Giá trị quyền sử dụng
đất hoàn trả
|
=
|
x
|
Thời hạn giao đất
(**)
|
|
Thời hạn giao đất
(*)
|
|
Trong đó:
- Thời hạn giao đất (*): là thời hạn
giao đất của dự án.
- Thời hạn giao đất còn lại (**): bằng (=) thời hạn giao đất của dự
án trừ (-) thời hạn đã sử dụng đất giao tính đến thời
điểm Nhà nước thu hồi đất.
b) Trường hợp người sử dụng đất tự
nguyện trả lại đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê thì giá trị hoàn trả là tiền thuê đất nộp một lần cho thời gian thuê đất
còn lại được xác định theo giá đất tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất với
phương pháp xác định tiền thuê đất quy định tại chính sách thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước tại thời điểm xác định nghĩa vụ về tiền thuê đất trước đây; cụ thể:
b.1. Trường hợp
tiền thuê đất đã nộp một lần cho cả thời gian thuê được xác định theo quy định
của pháp luật trước ngày Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ có hiệu lực thi hành:
Tiền thuê đất hoàn
trả
|
=
|
Tiền thuê đất một
năm xác định tại thời điểm thu hồi đất (*)
|
x
|
Thời hạn thuê đất
còn lại (**)
|
Trong đó:
- Tiền thuê đất một năm xác định tại
thời điểm thu hồi đất (*): bằng (=) tỷ lệ phần trăm (%) tính tiền thuê đất theo
chính sách tại thời điểm thu hồi đất nhân (x) giá đất theo mục đích sử dụng của thời hạn thuê đất của dự án xác định theo Bảng
giá đất tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
- Thời hạn thuê đất còn lại (**):
bằng (=) thời hạn thuê đất của dự án trừ (-) thời hạn đã sử dụng đất thuê tính đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
b.2. Trường hợp tiền thuê đất đã nộp
một lần cho cả thời gian thuê được xác định theo quy định tại Nghị định số
69/2009/NĐ-CP của Chính phủ hoặc quy định của pháp luật sau ngày Nghị định số
69/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:
|
|
Diện tích đất đã nộp
tiền thuê đất
|
x
|
Giá đất theo mục
đích sử dụng của thời hạn thuê đất của dự án xác định theo Bảng giá đất tại
thời điểm Nhà nước thu hồi đất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiền thuê đất hoàn
trả
|
=
|
x
|
Thời hạn thuê đất
còn lại (**)
|
|
Thời hạn thuê đất
(*)
|
|
Trong đó:
- Thời hạn thuê đất (*): là thời hạn
thuê đất của dự án.
- Thời hạn thuê đất còn lại (**):
bằng (=) thời hạn thuê đất của dự án trừ (-) thời hạn đã sử dụng đất thuê tính đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
c) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự
nguyện trả lại đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất (mà đủ điều kiện được bồi thường):
Giá trị quyền sử dụng
đất hoàn trả
|
=
|
Diện tích đất nông
nghiệp tự nguyện trả lại (*)
|
x
|
Giá đất
theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại
Bảng giá đất) tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất
|
Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp
tự nguyện trả lại (*) là diện tích trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, không
bao gồm diện tích vượt hạn mức sử dụng đất nông nghiệp phải chuyển sang thuê đất
theo quy định tại khoản 8 Điều 210 Luật Đất đai.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét từng
trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất đối với các trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai.
Giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất để hoàn trả cho người sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất
tự nguyện trả lại đất được xác định như trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi
phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Cơ quan tài chính (của cấp có thẩm
quyền thu hồi đất) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng
để xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản
gắn liền với đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; trình Ủy ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt. Trường hợp cần thiết, cơ quan tài
chính thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền
với đất quy định tại khoản 2 Điều này; trên cơ sở đó, cơ quan tài chính chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định giá trị còn lại của tài sản gắn
liền với đất do tổ chức thẩm định giá xác định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp
phê duyệt.
4. Việc giao đất, cho thuê đất đã thu
hồi (bao gồm cả tài sản gắn liền với đất) được thực hiện thông qua hình thức đấu
giá theo quy định của pháp luật về đất đai:
a) Giá khởi điểm để thực hiện đấu giá
bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định theo quy định của
pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và giá trị
còn lại của tài sản gắn liền với đất nhưng không thấp hơn giá trị quyền sử dụng
đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại
khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
b) Số tiền thu được từ đấu giá sau
khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc đấu giá được xử lý như sau:
- Hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất,
tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3 Điều này cho người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Số tiền còn lại (nếu có) nộp ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp việc giao đất, cho thuê
đất đã thu hồi (bao gồm cả tài sản gắn liền với đất) không thông qua hình thức
đấu giá theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai thì
người được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm hoàn trả giá trị quyền sử dụng
đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất quy định tại
khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này cho người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất cho
người được giao đất, cho thuê đất. Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất, tiền
thuê đất xác định tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo
quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
cao hơn hơn giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại khoản 1, khoản
3 Điều này thì phần chênh lệch này được nộp ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Trường hợp Nhà nước sử dụng đất đã
thu hồi vào mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng thì kinh
phí để hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của
tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này được
tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư và quy định như sau:
a) Bộ, ngành, cơ quan trung ương có
trách nhiệm bảo đảm nguồn hoàn trả đối với dự án đầu tư do Bộ, ngành, cơ quan
trung ương làm chủ đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm bảo đảm nguồn hoàn trả đối với dự án đầu tư do địa phương làm chủ đầu tư.
Điều 5. Xác định
tiền thuê đất đã trả trước còn lại để hoàn trả cho người sử dụng đất khi Nhà nước
thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất trả
tiền thuê đất hàng năm nhưng đã trả trước tiền thuê đất nhiều năm (hướng dẫn Điều 18b Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
của Chính phủ - được bổ sung tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số
01/2017/NĐ-CP)
1. Tiền thuê đất đã trả trước còn lại
để hoàn trả cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất được xác định như
sau:
Tiền thuê đất hoàn
trả
|
=
|
Tiền thuê đất một năm
xác định tại thời điểm thu hồi đất (*)
|
x
|
Thời hạn đã trả
trước tiền thuê đất còn lại (**)
|
Trong đó:
- Tiền thuê đất một năm xác định tại
thời điểm thu hồi đất (*): bằng (=) tỷ lệ phần trăm
(%) tính tiền thuê đất theo chính sách tại thời điểm thu hồi đất nhân (x) giá đất
theo mục đích sử dụng của thời hạn thuê đất của dự án xác định theo Bảng giá đất
tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
- Thời hạn đã trả trước tiền thuê
đất còn lại (**): bằng (=) thời hạn đã trả trước tiền thuê đất trừ (-) thời hạn
đã sử dụng đất thuê tính đến thời điểm Nhà nước thu
hồi đất.
2. Cơ quan tài chính (của cấp có thẩm
quyền thu hồi đất) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng
để xác định giá trị tiền thuê đất đã trả trước còn lại quy định tại khoản 1 Điều
này; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
3. Kinh phí để hoàn trả giá trị tiền
thuê đất đã trả trước còn lại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính
vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư và quy định như sau:
a) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm
nguồn hoàn trả đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm bảo đảm nguồn hoàn trả đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định
của địa phương.
4. Việc hoàn trả giá trị tiền thuê đất
mà người sử dụng đất đã trả trước còn lại cho người sử dụng đất được thực hiện
tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất, theo quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 6. Quản lý,
sử dụng số tiền bồi thường đối với tài sản do Nhà nước giao quản lý, sử dụng và
số tiền hỗ trợ đối với trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi
thường về đất (hướng dẫn Điều
18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ - được bổ sung tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước bị
thu hồi đất và phải di dời đến cơ sở mới
a) Số tiền bồi thường tài sản quy định
tại khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quản
lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
b) Số tiền hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được nộp ngân sách
nhà nước (ngân sách trung ương đối với doanh nghiệp bị thu hồi đất thuộc trung
ương quản lý; ngân sách địa phương đối với doanh nghiệp bị thu hồi đất thuộc địa
phương quản lý).
c) Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước
theo quy định tại điểm b khoản này được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu
tư công và pháp luật có liên quan để chi thực hiện dự án đầu tư được cơ quan,
người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức,
đơn vị bị thu hồi đất và phải di dời đến cơ sở mới
a) Số tiền bồi thường tài sản quy định
tại khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và số tiền
hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
được nộp ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương đối với cơ quan, tổ chức, đơn
vị bị thu hồi đất thuộc trung ương quản lý; ngân sách địa phương đối với cơ
quan, tổ chức, đơn vị bị thu hồi đất thuộc địa phương quản lý).
Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước theo
quy định tại điểm này được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và
pháp luật có liên quan để chi thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị
có dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc chủ trương đầu
tư được cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận; trong đó nguồn vốn thực hiện dự
án được sử dụng từ số tiền bồi thường tài sản quy định tại
khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và số tiền hỗ
trợ quy định tại khoản 2 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phép
mở tài khoản tiền gửi có mục đích tại Kho bạc nhà nước do Thủ trưởng cơ quan, tổ
chức, đơn vị làm chủ tài khoản để tiếp nhận số tiền bồi thường tài sản quy định
tại khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và số tiền
hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
- Số tiền đã tiếp nhận vào tài khoản
tiền gửi có mục đích tại Kho bạc nhà nước theo quy định tại điểm này được sử dụng
để thực hiện dự án đầu tư được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật
có liên quan.
- Kho bạc nhà nước các cấp (nơi cơ
quan, tổ chức, đơn vị mở tài khoản tiền gửi có mục đích để giao dịch) thực hiện
kiểm soát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư theo quy định về đầu tư xây dựng
cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước khi đã có trong dự toán ngân sách được
giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; cơ quan tài chính các cấp
thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước.
- Sau khi thực hiện quyết toán dự án
hoàn thành, trường hợp không sử dụng hết số tiền đã tiếp nhận vào tài khoản tiền
gửi có mục đích để thực hiện dự án đầu tư, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách
nhiệm nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương đối với
cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thu hồi đất thuộc trung ương quản lý; ngân sách địa
phương đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thu hồi đất thuộc
địa phương quản lý).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Tổng bí thư; VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính, Cục QLCS;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS. (400)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
|