ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG
THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 56/2006/QĐ-UBND
|
Thị xã Cao Lãnh, ngày
26 tháng 9 năm 2006
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ
phần;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký; thay thế Quyết định số 46/2005/QĐ-UB ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Quyết định số
75/2005/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về
việc sửa đổi Điều 6 của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ban hành kèm theo Quyết định số
46/2005/QĐ-UB ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Giao trách nhiệm cho
Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
|
QUY
ĐỊNH
VỀ
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG THÁP
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều
1. Phạm vi áp dụng.
1. Việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh
tế phải tuân theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
2. Quy định này áp
dụng việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khi Nhà
nước thu hồi đất theo phân cấp của Chính phủ tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần.
Điều
2. Đối tượng áp dụng.
Thực hiện theo quy
định tại Điều 2 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ.
Chương II
BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT
Điều 3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ.
1.
Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường; trường hợp không
đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét để hỗ trợ theo quy định tại Điều
8 của Quy định này.
2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì
được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có
đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi; một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của
Pháp luật, nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường
theo đất nông nghiệp
b) Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là
đất ở) theo quy định của Pháp luật, nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được
bồi thường theo đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở).
Trường
hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, thì phải xác định cụ thể
giá trị bồi thường và giá trị đất giao mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì
phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.
3.
Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của Pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính trong số tiền
được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả Ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ tài chính bao
gồm: tiền sử dụng đất phải nộp, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa đất khác của người có đất bị thu
hồi (nếu có), tiền phạt do vi phạm Pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho
Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí
trong quản lý, sử dụng đất đai. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất
đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa
bằng số tiền bồi thường đất.
Điều 4. Mục đích và
diện tích sử dụng đất để tính bồi thường.
1. Mục đích và diện
tích sử dụng đất của mỗi thửa đất để tính bồi thường được xác định theo một
trong các căn cứ sau:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã cấp cho người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
trường hợp phát sinh chênh lệch giữa diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và diện tích đo đạc thực tế thì công nhận diện tích đo đạc thực tế;
c) Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin
phép chuyển mục đích sử dụng đất trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp diện tích đất ở không
xác định được theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì được xác định theo quy
định tại Điều 50, 83, 84, 87 Luật Đất đai năm 2003 và được hướng dẫn tại Điều
45, 46, 47, 48, 79, 80 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003; khoản 1 Điều 11 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 5. Gía đất để
tính bồi thường, hỗ trợ và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
1. Mức bồi thường, hỗ trợ về đất khi
Nhà nước thu hồi đất được tính như sau:
a) Giá đất để tính bồi thường là giá
đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ
ban nhân dân Tỉnh công bố hàng năm theo quy định của Chính phủ; trường hợp tại
thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá đất do Uỷ ban nhân dân Tỉnh công bố
hàng năm theo quy định của Chính phủ chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trong điều kiện bình thường của thửa đất bị thu hồi thì phải
xác định lại giá đất của thửa đất đó cho sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trong điều kiện bình thường.
b) Việc xác định lại gía của thửa đất
bi thu hồi do Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện, thị xã xác định hoặc thuê đơn vị có chức năng thẩm định
gía của Nhà nước xác định, trình Sở Tài chính (đối với phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư do Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt) có ý kiến thỏa thuận bằng
văn bản trước khi đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Trường hợp thực hiện bồi thường
chậm được quy định như sau:
a) Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do Uỷ ban
nhân dân Tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất
thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại
thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất
thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
b) Bồi thường
chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp
hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất
tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất
tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi đất.
3. Chi phí
hợp lý đầu tư vào đất còn lại là các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu
tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước
thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại
phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn
lại được xác định bằng tổng chi phí hợp lý tính thành tiền đầu tư vào đất trừ
đi số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào
đất còn lại gồm:
a) Tiền sử
dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn,
tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn
nộp tiền);
b) Các khoản
chí phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất theo hiện trạng của đất khi được
giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất phi
nông nghiệp hoặc đất ở mà đã được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc
đất ở thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;
c) Các khoản
chi phí khác có liên quan ngoài quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, thì cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường xác định khoản chi phí đầu tư vào đất
còn lại báo cáo Sở Tài chính thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
Những chi phí không đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ, thực tế chứng minh thì không
được bồi thường.
Điều
6. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
1. Đất nông
nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân
cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng
còn được hỗ trợ bằng tiền. Cụ thể:
a) Đất nông
nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư phải là thửa đất nằm trong khu dân cư;
b) Đất vườn
ao liền kề với đất ở trong khu dân cư phải là thửa đất có ít nhất 01 (một) mặt
tiếp giáp với đất ở trong khu dân cư;
c) Phạm vi
đất nằm trong khu dân cư được xác định theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
d) Mức hỗ trợ
bằng 30% giá bồi thường của đất ở liền kề (gía bồi thường đất ở có vị trí tương
xứng với đất nông nghiệp bị thu hồi), nhưng tổng mức bồi thường và hỗ trợ tối
đa không cao hơn giá bồi thường đất ở liền kề.
2. Hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì không
được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
hoặc được hỗ trợ theo quy định như sau:
a) Hỗ trợ cho
hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông,
lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động,
thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia
đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ được tính bằng 60% giá đất bồi
thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức
giao đất nông nghiệp; trường hợp đặc biệt trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét
quyết định;
b) Trường hợp
hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không thuộc đối tượng tại điểm a khoản 2 Điều
này, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
c) Đất nông
nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu
hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước.
Điều
7. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn khi xây dựng công
trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn.
1. Khi Nhà
nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công
cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định
tại Quy định này.
2. Trường hợp
Nhà nước không thu hồi đất thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi
thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền
với đất như sau:
a) Làm thay
đổi mục đích sử dụng đất thì được bồi thường, hỗ trợ bằng tiền theo mức chênh
lệch về giá trị quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Làm thay
đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất
ở), từ đất ở sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá bồi
thường đất ở với giá bồi thường đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa
giá bồi thường đất ở với giá bồi thường đất nông nghiệp;
- Làm thay
đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất
nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá bồi thường đất phi nông
nghiệp (không phải là đất ở) với giá bồi thường đất nông nghiệp;
- Làm thay
đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp là loại đất trồng cây lâu năm sang
đất nông nghiệp là loại đất trồng cây hàng năm thì bồi thường bằng chênh lệch
giữa giá bồi thường đất trồng cây lâu năm với giá bồi thường đất trồng cây hàng
năm.
b) Trường hợp
không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình, đủ điều kiện tồn
tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình), nhưng làm hạn chế khả năng
sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo theo tỷ lệ cho từng loại đất như
sau:
- Làm hạn chế
khả năng sử dụng đối với đất ở thì được tính bồi thường bằng 50% giá bồi thường
về đất ở;
- Làm hạn chế
khả năng sử dụng đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), đất nông
nghiệp thì được tính bồi thường bằng 30% giá bồi thường về đất phi nông nghiệp
(không phải là đất ở), đất nông nghiệp.
c) Khi hành
lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất
sử dụng có nhà ở, công trình của 01 (một) chủ sử dụng đất thì phần diện tích
đất còn lại được bồi thường theo quy định tại điểm a, b khoản này.
Điều
8. Hỗ trợ đối với đất không đủ điều kiện được bồi thường của hộ gia đình, cá
nhân.
Hộ gia đình,
cá nhân bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, nhưng
thuộc diện được cấp sổ hộ nghèo và không còn đất khác để ở hoặc đất sản xuất và
đã định cư trước thời điểm có quyết định thu hồi đất 06 tháng thì được xét hỗ
trợ như sau:
1. Đối với hộ
gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở: mức hỗ trợ được tính bằng 30% giá bồi
thường đất ở, theo diện tích đất ở bị thu hồi nhưng tối đa không lớn hơn hạn
mức đất ở do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất.
2. Đối với hộ
gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp: mức hỗ trợ được tính bằng 30% giá
bồi thường đất nông nghiệp theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt
hạn mức giao đất nông nghiệp.
3. Các trường
hợp đặc biệt khác, Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đề nghị thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định.
BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN
Điều 9. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất.
Chủ
sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại về
tài sản thì được bồi thường theo mức quy định tại Điều 19 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
1. Đối với
nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường
bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương
đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được
tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới
của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành theo quy định của Chính
phủ.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:
Mức
bồi thường nhà, công trình
|
=
|
Giá
trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại
|
+
|
10%
theo giá trị hiện có của nhà, công trình
|
a) Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được
xác định bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá
trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Uỷ
ban nhân dân Tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường nhà ở, công trình (kể cả tỷ lệ
cộng thêm) tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình
có tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với nhà, công trình bị thiệt hại.
Việc xác định tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công
trình bị thiệt hại do cơ quan được giao thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thực hiện với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành. Tỷ lệ %
chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây
dựng và các Bộ, ngành có liên quan;
3. Đối với
nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử
dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công
trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần
còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa
chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà,
công trình trước khi bị phá dỡ. Chi phí bồi thường để sửa chữa, hoàn thiện phần
còn lại được tính bằng 20% giá trị bồi thường của phần bị phá dỡ.
4. Hệ thống
máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dỡ và di chuyển được, thì chỉ được bồi
thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận
chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do cơ quan, tổ chức thực hiện bồi thường lập dự
toán đưa vào phương án bồi thường, hổ trợ và tái định cư để trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
Điều
10. Bồi thường về chi phí di chuyển mồ mả.
Đối với việc
di dời mồ mả, thì tổ chức hoặc cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm kết hợp với
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thông báo cho thân nhân người có mồ mả
biết trước ít nhất 30 ngày, đồng thời thực hiện bồi thường chi phí bốc mộ, cải
táng như sau:
1. Mộ đất:
1.000.000 đồng/mộ
2. Mộ xây
thường (xây viền xung quanh nền mộ bằng gạch hoặc bằng đá ong, đá xanh, không
có nấm mộ ): 2.000.000 đồng/mộ.
3. Mộ xây bán kiên cố
(như mộ xây thường, nhưng có nấm mộ): 4.000.000 đồng/mộ.
4. Mộ xây
kiên cố (xây nền, nấm mộ và mái che), mộ có kiến trúc phức tạp thì được đền bù
phần nấm mộ có cùng tiêu chuẩn theo qui định tại khoản 2 và 3 Điều này; phần
kết cấu còn lại của công trình được đền bù theo giá xây dựng mới theo quy định
hiện hành.
5. Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm tạo điều
kiện và hướng dẫn địa điểm nơi cải táng các phần mộ cho hộ gia đình, cá nhân
thực hiện việc di chuyển mồ mả trên địa phương mình theo đúng phong tục, tập
quán và quy định về vệ sinh môi trường.
6. Đối với mộ vắng chủ, mộ có thân nhân nhưng
quá thời hạn thông báo mà không chấp hành việc di dời thì Tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức thuê mướn, bốc mộ và cải táng dưới sự
giám sát của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại nơi thu hồi đất. Chi phí
thuê mướn, bốc mộ và cải táng được thanh toán theo mức chi thực tế, nhưng tối
đa không vượt quá chi phí di chuyển mồ mả theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều
11. Bồi thường tài sản trên đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình
công cộng có hành lang bảo vệ an toàn.
1. Nhà ở, công trình xây dựng trên đất thuộc
đối tượng được bồi thường thiệt hại về đất bị tháo dỡ, di chuyển toàn bộ được
bồi thường theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.
2. Nhà ở, công trình xây dựng có trước khi
xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn đảm bảo các điều kiện theo đúng
quy định (điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của
Chính phủ), được tồn tại trong hành lang, không bị thiệt hại nhưng bị hạn chế
khả năng sử dụng thì được hỗ trợ. Mức hỗ trợ đối với nhà cấp 1 và cấp 2 là 10%;
nhà cấp 3, cấp 4 và công trình phụ độc lập là 30% giá trị nhà ở, công trình
tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình; trường
hợp phần nhà ở, công trình bị hành lang bảo vệ an toàn chiếm dụng trên 70% tổng
diện tích mặt bằng của nhà, công trình thì được tính cho toàn bộ diện tích của
nhà, công trình theo giá xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ
thuật tương đương do Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành.
3. Trường hợp
nhà ở, công trình xây dựng không đảm bảo các điều kiện an toàn, phải phá dỡ một
phần hoặc thực hiện các biện pháp sửa chữa, cải tạo để đảm bảo các điều kiện an
toàn theo đúng quy định để được tồn tại trong hành lang thì được bồi thường
phần bị phá dỡ theo quy định tại Điều 9 của Quy định này, chi phí để sửa chữa,
cải tạo nhà ở, công trình theo thực tế bị thiệt hại. Ngoài ra, nếu nhà, công
trình khác còn bị hạn chế khả năng sử dụng thì còn được bồi thường theo quy
định tại khoản 2 Điều này.
4. Nhà ở, công trình sau khi cơ quan, tổ chức
thực hiện bồi thường đã thực hiện đầy đủ chính sách bồi thường mà có đủ điều
kiện tồn tại (ở lại) trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình theo đúng
quy định, nếu chủ nhà, chủ công trình có nguyện vọng di chuyển ra khỏi hành
lang an toàn thì tự thực hiện việc di chuyển mà không được nhận thêm khoản chi
phí bồi thường, hỗ trợ nào khác.
Điều
12. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi.
1. Cây hàng năm có trước thời điểm công bố quyết định thu
hồi đất đã được công bố và chưa đến thời hạn thu hoạch thì được bồi thường. Mức
bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu
hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính cho năng suất cao nhất
trong 03 (ba) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời
giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.
Cây hàng năm mới gieo, trồng thì chỉ được bồi thường chi
phí đầu tư tính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất; trường hợp đang nửa
thời vụ thì được hỗ trợ thêm lợi nhuận của 01 vụ thu họach đó theo mức lợi
nhuận bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
2. Cây lâu
năm được bồi thường theo bảng giá của Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy định
này. Việc xác định giá bồi thường, đối tượng bồi thường được xác định như sau:
a) Cây lâu
năm trồng trên đất mà đất đó có đủ điều kiện được bồi thường, thì khi thu hồi
đất được bồi thường theo từng loại cây trồng. Khi xác định giá bồi thường thì
cơ quan, tổ chức thực hiện bồi thường phải so sánh: loại cây, năng suất, thời
điểm cho trái để xác định giá trị của từng loại cây trong khung giá cho phép
cho phù hợp với giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất) theo
thời giá tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích
đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi,
bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn
đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa
rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất theo quy
định tại điểm a khoản này, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có);
c) Cây lâu
năm được trồng sau khi hành lang an toàn đã được hình thành thì khi thực hiện
việc cải tạo, sửa chữa đối với xây dựng lưới điện cao áp và lộ giao thông, nạo
vét đối với công trình thủy lợi thì không được bồi thường; đối với cây lâu năm
có trước khi hành lang an toàn khi thu hồi đất xây dựng công trình có hành lang
bảo vệ an toàn phải chặt hạ thì được bồi thường theo quy định tại điểm a khoản
này;
d) Đối với cây lâu
năm nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình thủy lợi là các loại cây
đặc sản tập trung, cây có giá trị kinh tế cao, khi giải tỏa để thi công công
trình nạo vét, mở rộng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các hộ dân có cây
trồng bị giải tỏa thì Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tính
hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; đối với cây trồng được bồi
thường theo quy định tại điểm b và c Khoản này, nhưng chủ yếu là cây tạp, cây
lấy gỗ mà khi giải phóng mặt bằng không ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân
thì vận động nhân dân chặt hạ, không bồi thường, nhưng phải được các hộ dân
thống nhất theo biên bản họp dân của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
thực hiện dự án.
3. Đối với
nuôi trồng thủy sản được bồi thường theo quy định sau:
a) Đối với
nuôi trồng thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không
phải bồi thường.
b) Đối với
nuôi trồng thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì
được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di
chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây
ra; mức bồi thường được xác định từ 1.000 - 2.000đồng/m2 diện tích
ao nuôi.
Điều
13. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc.
Tổ chức kinh tế, hộ
sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao
động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động
được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc, như sau:
1. Mức bồi thường
theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người sử
dụng lao động và người lao động không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được,
thì được tính bằng 70% mức lương theo hợp đồng lao động được ký kết, nhưng
không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành.
2. Đối tượng được bồi
thường là người lao động quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao
động, khoản 3 Điều 1 của Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung); thời gian tính
bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 06
tháng.
CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ
Điều
14. Hỗ trợ di chuyển.
1. Hộ gia đình
khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ như sau:
a) Di chuyển chỗ ở
trong phạm vi Tỉnh:
- Nhà ở có diện tích
từ 15m2 trở xuống, hỗ trợ 500.000đồng/hộ;
- Nhà ở có diện tích
trên 15m2 đến 30m2, hỗ trợ 1.000.000đồng/hộ;
- Nhà ở có diện tích
trên 30m2 đến 45m2, hỗ trợ 2.000.000đồng/hộ;
- Nhà ở có diện tích
trên 45m2, hỗ trợ 3.000.000đồng/hộ.
Trường hợp hộ gia
đình khi Nhà nước thu hồi đất chỉ di chuyển nhà ở sang kế bên hoặc lùi về sau
(hộ còn đất, không bị giải tỏa trắng) thì được hỗ trợ bằng 50% giá trị hỗ trợ
theo từng diện tích nhà ở nêu trên. Đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi
đất mà nhà ở chính vẫn còn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì không được
tính hỗ trợ di chuyển.
b) Di chuyển chỗ ở
sang tỉnh khác, hỗ trợ 5.000.000đồng/hộ.
2. Người bị thu hồi
đất ở và có nhà ở hoặc có nhà ở trước thời điểm công bố qui hoạch, không còn
chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư),
được bố trí vào nhà ở tạm. Trường hợp không có bố trí nhà ở tạm thì được hỗ trợ
tiền thuê nhà ở. Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình ở đô thị là 600.000đồng/tháng,
hộ gia đình ở nông thôn là 300.000đồng/tháng; thời gian hỗ trợ được tính là 06
tháng.
Điều
15. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
1. Hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp (có diện tích từ 1.000m2
trở lên) khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao,
được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 03 tháng nếu không phải di chuyển
chỗ ở và trong thời gian 06 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di
chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện
kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ
bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá
trung bình tại địa phương.
Hộ gia đình,
cá nhân phải di chuyển chỗ ở là người có nhà ở phải di chuyển sang nơi ở mới.
Hộ gia đình, cá nhân không phải di chuyển chỗ ở là người không có nhà ở hoặc có
nhà ở nhưng không phải di chuyển sang nơi ở mới (phần diện tích còn lại có thể
xây dựng nhà để ở). Hộ gia đình, cá nhân di chuyển đến các địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đến chứng thực.
2. Khi Nhà
nước thu hồi đất của các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh - doanh có đăng ký
kinh doanh mà bị ngừng sản xuất - kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 20% thu nhập
01 (một) năm sau thuế đối với tổ chức và 30% thu nhập 01 (một) năm sau thuế đối
với hộ sản xuất - kinh doanh, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm trước đó.
Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế
chấp thuận; trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu
nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo
tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi
cơ quan thuế.
3. Hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc đối tượng được cấp sổ hộ nghèo thì được hỗ
trợ để vượt nghèo, mức hỗ trợ là 7.000.000đồng/hộ.
Điều 16. Hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp và tạo việc làm.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp từ
1.000m2 đất trở lên khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì được hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm như sau:
1. Được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại vị trí có thể
làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã căn cứ vào khả năng quỹ đất và diện tích đất bị thu hồi của từng
hộ gia đình, cá nhân để đề xuất mức giao đất theo từng dự án cụ thể trình Uỷ
ban nhân dân Tỉnh quyết định.
2. Trường hợp không có quỹ đất để bố trí theo quy định tại
khoản 1 Điều này, người bị thu hồi đất được hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp
cho người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu; số lao động được tính
như sau:
a) Bị thu hồi trên 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp
được giao, được công nhận thì được 01 suất hỗ trợ;
b) Bị thu hồi trên 50% đến 70% diện tích đất nông nghiệp
được giao, được công nhận thì được 02 suất hỗ trợ;
c) Bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp được giao,
được công nhận thì được hỗ trợ cho tổng số lao động trong độ tuổi lao động.
Việc hỗ trợ
đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học
nghề tại các cơ sở dạy nghề; trường hợp ở địa phương chưa tổ chức được việc đào
tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào
tạo nghề hoặc người được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo
nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền; mức chi phí đào tạo cho 01 suất hỗ trợ là
1.000.000đồng.
Điều
17. Hỗ trợ cho người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước; hộ gia đình có
nhà ở phải di chuyển không thuộc đối tượng quy định tại Điều 15 của Quy định
này.
1. Hộ gia
đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; hộ gia
đình có nhà ở không thuộc đối tượng quy định tại Điều 15 của Quy định này, có
hộ khẩu thường trú hoặc đã tạm trú từ 06 tháng trở lên kể từ ngày công bố quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải
di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển và được hỗ trợ để ổn định đời
sống trong thời gian 03 tháng bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy
định này.
2. Người thuê
nhà không thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà, người
cho thuê nhà mà không trực tiếp định cư tại nơi có nhà cho thuê thì không được
hỗ trợ để ổn định đời sống.
Điều
18. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đất thu
hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ
tối đa bằng mức bồi thường; tiền hỗ trợ được nộp vào Ngân sách nhà nước và được
đưa vào dự toán Ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ
được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, sử dụng vào mục
đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều
19. Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân tự tạo lập chỗ ở mới đối với các dự án xây
dựng công trình công cộng và hỗ trợ khác.
1. Hộ gia
đình, cá nhân có đủ điều kiện được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
xây dựng các công trình công cộng theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy
định này (không áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân có đất ở nhưng chưa xây dựng
nhà ở) tự nguyện và có cam kết tự lo chỗ ở mới (không nhận nền tái định cư),
thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Mức hỗ trợ được xác định như sau:
a) Nhà ở có
diện tích xây dựng từ 15m2 trở xuống: 10 triệu đồng/hộ;
b) Nhà ở có
diện tích xây dựng trên 15m2 đến 30m2: 15
triệu đồng/hộ;
c) Nhà ở có
diện tích xây dựng trên 30m2 đến 45m2: 20 triệu đồng/hộ;
d) Nhà ở có
diện tích xây dựng trên 45m2: 25 triệu đồng/hộ.
2. Hỗ trợ
khác:
a) Hỗ trợ di
dời đồng hồ điện (phải dời nhà đi nơi khác): 600.000 đồng/cái.
b) Hỗ trợ
công cắt, tháo dỡ đồng hồ điện (trường hợp không phải dời nhà đi nơi khác):
100.000 đồng/cái.
c) Hỗ trợ di
dời điện thoại: 200.000 đồng/1cái
d) Hỗ trợ di
dời đồng hồ nước: 300.000 đồng/1cái
đ) Giếng
khoan thường: 1.500.000 đồng/1cái; đối với giếng khoan sâu, nếu có các chứng từ
và giấy tờ chứng minh, thì được tính bồi thường theo chi phí lắp đặt thực tế.
Đối với những địa phương mà chi phí lắp đặt
đồng hồ điện, nước, điện thoại do đơn vị kinh doanh tự trang trải trong kinh
phí hoạt động, thì không được tính các chi phí hỗ trợ này.
Điều
20. Đối tượng và thứ tự ưu tiên bố trí tái định cư.
1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn và xây dựng khu tái định
cư thì ngoài việc được bố trí chỗ ở để tái định cư còn được giao thêm nền tại
nơi thu hồi đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp để hưởng lợi từ dự án theo quy
định như sau:
a) Đối tượng được bố trí chỗ ở mới để tái định cư và số
lượng nền tái định cư cho từng trường hợp, cụ thể:
- Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trước thời gian công bố quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng thuộc đối tượng không được bồi thường thiệt
hại về đất hoặc được bồi thường về đất nhưng không phải là đất ở thì được bố
trí tái định cư lại 01 nền nhà theo quy hoạch;
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở có nhà ở hoặc bị thu
hồi đất ở, nhưng tại thời điểm thu hồi đất chưa xây dựng nhà ở, thì được bố trí
tái định cư 01 nền đối với trường hợp diện tích bị thu hồi trong hạn mức đất ở;
bố trí tái định cư tối đa là 03 nền đối với trường hợp diện tích bị thu hồi
vượt hạn mức đất ở. Diện tích nền bố trí tái định cư được xác định theo quy
hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tổng diện tích đất ở
bố trí tái định cư tối đa không vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi.
b) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp ngoài việc được bố trí tái định cư theo quy định tại điểm a, khoản
1 Điều này, nếu có nhu cầu (không nhận khoản tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp
theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy định này) thì được xem xét giao thêm
đất ở, cụ thể như sau: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 500m2 đến
1.000m2 đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp (trừ đất ở): được
giao 01 nền nhà; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ trên 1.000m2 đến
2.500m2 đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp (trừ đất ở): được
giao 02 nền nhà; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ trên 2.500m2 đến
5.000m2 đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp (trừ đất ở): được
giao 03 nền nhà; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 5.000m2 đất
nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp (trừ đất ở): được giao tối đa 04 nền nhà;
diện tích nền nhà giao thêm được xác định theo quy hoạch.
2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để sử dụng vào các
mục đích khác (không thuộc đối tượng đã quy định tại khoản 1 Điều này) được bố
trí chỗ ở mới để tái định cư tại các khu tái định cư tập trung, số lượng nền
tái định cư được xác định theo quy định sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở bị thu hồi hết đất ở hoặc
có đất ở nhưng chưa xây dựng nhà ở bị thu hồi hết đất ở (không còn đất ở nơi
khác) mà phần diện tích còn lại (đất ở, đất phi nông nghiệp trừ đất ở, đất nông
nghiệp) không phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở thì được bố trí tái định cư 01
nền đối với trường hợp diện tích bị thu hồi trong hạn mức đất ở; bố trí tái
định cư 02 nền đối với trường hợp diện tích bị thu hồi vượt hạn mức đất ở, diện
tích nền bố trí tái định cư được xác định theo quy hoạch do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, nhưng tổng diện tích đất ở bố trí tái định cư tối đa
không vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi;
b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an
toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn, có nhu cầu di chuyển
chỗ ở; hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà chỉ được bồi thường đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) hoặc không được bồi thường đất,
nhưng đã xây dựng nhà ở trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được bố trí tái định cư 01 nền nhà theo quy
hoạch nếu không còn đất ở nơi khác;
c) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp
(bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp) thì việc tái định cư phải gắn
với tạo việc làm từ sản xuất phi nông nghiệp; trường hợp không có đất đủ điều kiện
để tái định cư gắn với tạo việc làm từ sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp (theo
quy định tại khoản 1 Điều 16 của Quy định này) thì được hỗ trợ để tự tạo lập
chỗ sản xuất mới, mức hỗ trợ được tính bằng 20% giá trị bồi thường đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp bị thu hồi. Người được hỗ trợ để tự tạo lập chỗ sản
xuất mới thì không được hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 của Quy định này.
3. Không bố trí tái định cư cho người thuê, mượn đất của
người bị thu hồi đất, người xây dựng nhà ở sau khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà thuộc đối tượng không được bồi
thường đất ở tại nơi thu hồi đất. Hộ gia đình, cá nhân đã được bố trí tái định
cư theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì không được hỗ trợ theo quy định
tại khoản 1 Điều 19 của Quy định này cho từng loại đất.
4. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại
nơi có dự án phát triển khu dân cư đô thị; khu dân cư nông thôn và xây dựng khu
tái định cư (tương xứng với vị trí đất thu hồi); ưu tiên vị trí thuận lợi cho
các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng; hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ;
hộ gia đình chính sách.
Điều 21. Giá thu tiền sử dụng đất, tiền bán
nhà, tiền thuê nhà và thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi bố trí tái định cư.
1. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư,
nền giao thêm do Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư xác định và đưa vào nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư trình thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 25 của Quy định
này. Giá thu tiền sử dụng đất được xác định theo các quy định sau đây:
a) Giá thu tiền sử dụng đất đối với nền tái định cư và nền
giao thêm cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy định này.
Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc đối tượng được bố
trí tái định cư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Quy định này và
được bố trí tái định cư lại tại dự án đó, giá thu tiền sử dụng đất nền tái định
cư được tính bằng giá bình quân gia quyền của giá đất ở đã bồi thường. Giá thu
tiền sử dụng đất đối với nền giao thêm cho đối tượng được quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 20 của Quy định này được xác định là giá thành của dự án. Giá
thành dự án là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất giữa tổng chi phí đầu
tư thực tế của dự án (theo số liệu dự toán được duyệt) chia cho tổng diện tích
thực tế bố trí đất ở, đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội (nếu có) bao gồm:
công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng.
Trường hợp ở các vị trí nền để bố trí tái định cư, nền giao
thêm mà có chênh lệch về điều kiện sinh lợi, kết cấu hạ tầng thì được nhân thêm
hệ số cho phù hợp, nhưng hệ số được tính thêm tối đa không quá 1,3.
b) Giá thu tiền sử dụng đất đối với nền tái định cư cho đối
tượng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 20 của Quy định này được xác định
theo giá đất do Uỷ ban nhân dân Tỉnh công bố hàng năm tại vị trí nền tái định
cư; trường hợp tại thời điểm giao nền tái định cư mà giá đất do Uỷ ban nhân dân
Tỉnh công bố hàng năm chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường
trong điều kiện bình thường thì xác định lại cho phù hợp.
2. Giá bán nhà tái định cư do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết
định trên cơ sở đơn giá xây dựng và thực tế của từng dự án. Giá cho thuê nhà do
Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định theo thực tế.
3. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất (bố trí nền tái định
cư, giao thêm nền), mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng
đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà và được trừ vào số tiền bồi thường, hỗ trợ,
nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo
quy định. Số tiền sử dụng đất còn lại phải nộp (nếu có) thì hộ gia đình, cá
nhân được bố trí tái định cư, được giao thêm nền có trách nhiệm tiếp tục nộp
trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp
tiền sử dụng đất; nếu sau 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp
tiền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, được giao
thêm nền (trừ các đối tượng được nợ tiền sử dụng đất theo quy định của Pháp
luật) cố tình không nộp đủ số tiền sử dụng đất (số tiền còn lại) thì Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã ra quyết định thu hồi diện tích đất đã bố trí, trường
hợp đặc biệt trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.
Chương VI
Điều
22. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Giao nhiệm vụ cho
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã thực hiện bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án được triển
khai trên địa bàn huyện, thị xã đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức phát triển
qũy đất có trách nhiệm thực hiện điều tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp thu hồi đất theo quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo qũy
đất phục vụ các dự án đầu tư.
Điều
23. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
huyện, thị xã được thành lập cho từng dự án và hoạt động cho đến khi hoàn tất
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng và giao đất cho
chủ dự án thi công, kể cả việc tham gia giải quyết tồn tại, khiếu nại trong quá
trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Thành phần
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện, thị xã;
c) Uỷ viên
thường trực: Chủ đầu tư;
d) Các uỷ viên: đại diện phòng Tài nguyên và
Môi trường; đại diện phòng Giao thông - Xây dựng đối với các huyện, phòng Quản
lý đô thị đối với 02 thị xã; đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất bị thu hồi; đại diện những hộ gia đình có đất bị thu hồi từ 01 đến 02
người.
Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa
phương.
3. Trách
nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a) Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã lập và tổ
chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm
việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết
ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
b) Trách
nhiệm của các thành viên Hội đồng:
- Chủ tịch
Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chủ đầu tư
có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và
bố trí tái định cư;
- Đại diện
những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị
thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất
thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ;
- Các thành
viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội
đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.
c) Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý
của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ
hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
4. Về thủ tục
thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Căn cứ quyết
định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xác định và
công bố danh sách các hộ dân, cơ quan đơn vị, tổ chức và tài sản phải di chuyển
(nằm trong phạm vi thu hồi đất) và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng theo trình tự quy định.
5. Các thành
viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải ổn định ở từng huyện- thị
xã, chỉ thay đổi các thành phần là chủ đầu tư, đại diện Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi và đại diện của những hộ dân bị thu hồi
đất.
6. Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về số liệu điều tra hiện
trạng và mức dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và tổ
chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng
cho từng dự án sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
7. Hàng tháng chậm nhất là ngày 25, Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư tổng hợp báo cáo tiến độ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, tiến độ giải phóng mặt bằng, các khó khăn vướng mắc và kiến nghị
gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh;
8. Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân huyện,
thị xã và sử dụng chi phí phục vụ công tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, giải phóng mặt bằng tính trên chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư theo quy định.
Điều
24. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Thành phần Hội đồng thẩm định phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Tỉnh:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở Tài chính;
b) Các thành
viên: Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Sở Xây dựng; ngoài ra Chủ
tịch Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mời một số
thành viên tham dự như: Thanh tra tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các
thành viên khác có liên quan cho phù hợp vối thực tế tại địa phương.
2. Hội đồng
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập theo quyết
định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và thực hiện thẩm định đối với các trường hợp:
a) Thu hồi
đất có liên quan từ 02 huyện, thị xã trở lên;
b) Phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan tài chính của Đảng, cơ quan Trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và
Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định đầu tư;
c) Phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện.
3. Nội dung
thẩm định gồm:
a) Việc áp
dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án;
b) Việc áp
giá đất, giá tài sản để tính bồi thường;
c) Phương án
bố trí tái định cư.
4. Thời gian
thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức được giao thực hiện
nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi đến.
5. Những
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án không thuộc quy định tại
khoản 2 Điều này thì không phải thẩm định.
6. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm
định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Tỉnh, Chủ đầu tư giúp Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
Điều 25. Thẩm quyền phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt đối với các phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 24 của Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt đối với
tất cả các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn lại (trừ các phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này).
Tất cả phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt phải gởi về Sở Tài chính để theo
dõi, kiểm tra.
Điều
26. Thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí di dời các công trình hạ tầng kỹ
thuật.
1. Chủ đầu tư có
trách nhiệm tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí di dời và lắp
đặt, xây dựng lại các công trình hạ tầng kỹ thuật như: công trình bưu điện,
công trình điện, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, kho, công trình cấp, thoát
nước.
2. Trường hợp
chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ
chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán làm cơ sở cho
việc phê duyệt.
3. Chi phí
thuê thẩm định, thẩm tra dự toán (nếu có) được tính vào chi phí thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
Điều
27. Chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm lập dự toán và báo cáo quyết
toán chi phí công tác tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
cho từng dự án theo hướng dẫn tại Phần VII của Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07
tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính và Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng
8 năm 2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày
07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính; trường hợp Tổ chức chịu trách nhiệm thực
hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là Tổ chức phát triển quỹ đất và
các đơn vị chuyên trách của các huyện, thị xã hoạt động theo mô hình sự nghiệp
có thu thì được lập dự toán thu, chi cho cả năm và thực hiện quyết toán chi phí
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chế độ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có
thu.
2. Nội dung
chi và mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
a) Nội dung
chi được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Phần VII của Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dự án có thể trang bị thêm một số công cụ
lao động để phục vụ cho công tác, nhưng phải đảm bảo tổng dự toán chi cho công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không được vượt quá mức quy định tại
khoản 3 Điều này.
b) Mức chi
cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện
theo quy định tại Mục 2 Phần VII của Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng
12 năm 2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Đối với các mức chi mà
Nhà nước chưa có tiêu chuẩn định mức thì được thực hiện như sau:
- Mức chi bồi
dưỡng cho lực lượng làm công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất
và các chính sách, chế độ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; phát tờ khai,
hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; chi trả tiền bồi thường, được chi là 30.000 đồng/ngày/người.
- Mức chi bồi
dưỡng cho lực lượng làm công tác đo đạc diện tích đất (nếu có), kiểm kê tài sản
bị thiệt hại (lập biên bản đo đạc xác định diện tích và chất lượng nhà ở, công
trình, kiểm kê số lượng và chủng loại cây trồng và các tài sản trên đất khác);
tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất; khảo sát giá
đất làm cơ sở để tính bồi thường, được chi 40.000 đồng/ngày/người. Trường hợp
công tác đo đạc xác định diện tích đất đã thuê các đơn bị tư vấn thực hiện thì
được đưa vào trong dự toán chi phí thực hiện bồi thường.
- Mức chi bồi dưỡng cho các thành viên Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 200.000đồng/tháng/người.
Căn cứ vào
tình hình thực tế của từng dự án, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư quyết định số lượng thành viên tham gia, thời gian thực hiện và trình
phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Tổng mức
chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ tối đa cho một dự án.
a) Dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ dưới
03 tỷ đồng được dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối đa là 2%
(hai) trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ;
b) Dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 03
tỷ đồng đến 10 tỷ đồng được dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
tối đa là 1,5% (một, phẩy năm) trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ;
c) Dự án có
tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ trên 10 tỷ đồng được dự toán chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư tối đa là 1% (một) trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ.
4. Mức thu
cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính bằng
10% trên chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Sở Tài chính duyệt dự toán chi phí thực
hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án do Uỷ ban nhân dân
Tỉnh phê duyệt. Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện, thị xã phê duyệt dự toán phí thực
hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án còn lại.
Điều
28. Trình tự, thủ tục thu hồi đất và trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
1. Trình tự, thủ tục thực hiện việc thu hồi đất.
a) Hồ sơ đề nghị thu hồi đất gồm có:
- Đối với dự án do Tổ chức Phát triển quỹ đất thực hiện, hồ
sơ bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (quy hoạch chi tiết của xã, phường,
thị trấn) đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; phương án tổng thể về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư do Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt; trích lục hoặc trích
đo bản đồ địa chính khu đất thu hồi.
- Đối với dự án do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện,
thì ngoài các hồ sơ như trường hợp dự án do Tổ chức Phát triển quỹ đất thực
hiện, còn có thêm quyết định phê duyệt và quyết định đầu tư của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; trường hợp tại thời điểm đề nghị thu hồi đất đã có quyết
định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trong dự án đầu tư đã thể
hiện đủ các nội dung của phương án bồi thường tổng thể thì không cần lập phương
án bồi thường tổng thể; các trường hợp sau đây được phép lập dự án đầu tư sau
khi có quyết định thu hồi đất: thực hiện thu hồi đất đối với các dự án thuộc
danh mục (danh mục được phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được
sử dụng quỹ đất để tạo vốn, các trường hợp khác phải được Uỷ ban nhân dân Tỉnh
chấp thuận.
Trường hợp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chưa lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì được thay thế bằng các văn bản như sau: về quy
hoạch sử dụng đất được thay thế bằng quy hoạch tổng thể khu vực đất của dự án
được cấp thẩm quyền phê duyệt, thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư của cấp
thẩm quyền đối với các công trình theo tuyến như giao thông, thuỷ lợi; về kế
hoạch sử dụng đất nếu không có thì phải ghi bổ sung và được Uỷ ban nhân dân cấp
thẩm quyền xác nhận.
b) Các bước thực hiện:
Bước 1: Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư (sau đây gọi chung là phương án bồi thường tổng thể): phương án bồi
thường tổng thể do Tổ chức Phát triển quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thị
xã lập. Nội dung phương án tổng thể được xác lập (theo mẫu Phụ lục 2 kèm theo)
trên cơ sở số liệu trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu vực
đất thu hồi (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính)
do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp. Phương án bồi thường tổng thể
được gởi đến Sở Tài chính để thẩm tra và trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xét duyệt
trong thời gian tối đa là 10 (mười) ngày làm việc.
Bước 2: Sau khi phương án bồi thường tổng thể được phê
duyệt, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã hoặc Tổ chức Phát triển quỹ đất có trách
nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi đất, thời gian
và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng thời
gian quy định tại khoản 4 Điều 130 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 của Chính phủ. Trong thời gian thông báo, Tổ chức phát triển
quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức đo đạc hoặc thuê đơn vị có
chức năng đo đạc tiến hành trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất thu
hồi để làm cơ sở quyết định thu hồi đất đối với từng hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư sử dụng.
Bước 3: Trước khi hết thời gian thông báo ít nhất là 20 (hai
mươi) ngày, Tổ chức Phát triển quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã gởi
hồ sơ đề nghị thu hồi đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường (nộp tại bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả). Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ
ban nhân dân Tỉnh về quyết định thu hồi đất.
2. Trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
a) Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và tổ chức họp dân, công bố quyết định thu hồi đất, phát tờ kê khai:
Sau khi nhận đựơc quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân
Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định thành lập Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư (đối với dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã chịu
trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường); chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi
trường tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định thu hồi đất cụ thể
đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng trong thời hạn không quá
10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất của Uỷ ban
nhân dân Tỉnh. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát
triển quỹ đất phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất bị
thu hồi tổ chức họp dân, với các nội dung:
Công bố quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, kế
hoạch và thời gian tiến hành giải phóng mặt bằng, chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư, giải đáp các thắc mắc của người bị thu hồi đất (nếu có);
Tổ chức trao quyết định thu hồi đất (quyết định thu hồi đất
cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng) phát tờ kê khai
tài sản (theo mẫu ở bảng Phụ lục 3 kèm theo), quy định thời gian kê khai và địa
điểm nộp tờ kê khai, thời gian kê khai tối thiểu là 05 (năm) ngày kể từ ngày
phát tờ kê khai; hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai. Việc hướng dẫn kê khai
tài sản được thực hiện theo các hình thức: hướng dẫn tại cuộc họp dân, sử dụng
tờ rơi hoặc sử dụng cùng lúc cả hai hình thức.
b) Bước 2: Tổ chức kiểm kê, khảo sát và xác định giá bồi
thường, hỗ trợ về đất.
Trong thời gian người bị thu hồi đất tự kê khai tài sản bị
thiệt hại, Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư tiến hành điều tra, khảo sát lại giá đất để xác định giá bồi thường theo quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
Sau khi hết thời hạn quy định về tự kê khai tài sản đối với
người bị thu hồi đất, Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư tiến hành kiểm kê thực tế, lập biên bản kiểm kê hiện trạng (theo mẫu Phụ lục
4 kèm theo), việc kiểm kê tài sản thiệt hại phải có sự so sánh, đối chiếu với
số liệu tự kê khai của người bị thu hồi đất. Thời gian tiến hành kiểm kê là 30
ngày làm việc đối với một dự án, trường hợp công trình có tính chất phức tạp
hoặc khối lượng lớn thì thời gian kiểm kê có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không
quá 60 ngày làm việc.
Biên bản kiểm kê hiện trạng đất đai và tài sản bị thiệt hại
của người bị thu hồi đất phải có chữ ký của chủ hộ, chữ ký của đại diện chính
quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) tham gia kiểm kê và ít nhất 3
thành viên của Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký
tên vào biên bản. Trường hợp chủ hộ đi vắng thì phải có người đồng sở hữu hoặc
thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ ký thay. Nếu chủ hộ không
ký thì ghi rỏ lý do trong biên bản. Trường hợp chủ hộ hoặc người đại diện của
hộ gia đình không đồng ý cho kiểm kê hiện trạng thì Tổ chức được giao nhiệm vụ
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn tiến hành kiểm kê. Khi kiểm kê phải mời
đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (hoặc các tổ chức thành viên) của xã, phường,
thị trấn đến chứng kiến và đại diện Ban nhân dân khóm, ấp nơi đó cùng ký vào
biên bản kiểm kê.
c) Bước 3: Gửi các cơ quan chức năng xác nhận về nguồn gốc
đất, tính hợp pháp của tài sản, về thuế và xác nhận khác:
- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về
nguồn gốc đất, thời điểm xây dựng nhà ở, công trình phải đảm bảo các nội dung
và yêu cầu sau: Họ và tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; nguồn gốc và các
thời điểm sử dụng đất: người khai phá, người sử dụng, thời gian sử dụng, mục
đích sử dụng, diện tích đất; tính pháp lý của tài sản: thời điểm xây dựng nhà
ở, công trình, xây dựng phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch,
tình trạng sử dụng (có tranh chấp hay không tranh chấp). Việc xác nhận nguồn
gốc đất chỉ thực hiện khi không có giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện để được
bồi thường theo quy định; xác nhận tính pháp lý của tài sản chỉ thực hiện khi
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
- Giấy xác nhận của Chi Cục thuế huyện, thị: loại đất đóng
thuế (nếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì ghi rõ hạng đất đóng thuế), mức
lợi nhuận sau thuế (đối với tổ chức, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh), nghĩa
vụ tài chính về đất đai phải nộp.
- Phiếu xác nhận số lượng nhân khẩu của Trưởng công an xã,
phường, thị trấn.
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân
xã, phường, thị trấn, Chi cục trưởng Chi Cục thuế huyện, thị xã có trách nhiệm
xác nhận các nội dung trên trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
d) Bước 4: Lập và niêm yết công khai phương án dự kiến về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Căn cứ vào kết quả kiểm kê hiện trạng và giấy xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về nguồn gốc đất (trong trường hợp cần phải
xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan thuế; phiếu xác nhận nhân khẩu của Trưởng
Công an xã, phường, thị trấn. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư lập phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Sau khi lập phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư được các thành viên trong Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thống nhất bằng biên bản cuộc họp. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện niên yết công khai tại trụ sở làm việc
của mình và tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu
hồi để người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến; nội
dung niêm yết công khai gồm: Họ tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất, chủ sở
hữu tài sản hợp pháp; diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất
bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản bị
thiệt hại; các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính
bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động
trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội của hộ gia đình, nơi
đăng ký di chuyển nhân khẩu đến; các đối tượng hỗ trợ và bố trí tái định cư cụ
thể cho từng hộ gia đình, cá nhân.
đ) Bước 5: Trình thẩm định và phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư (phương án dự kiến), Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc
và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (theo mẫu Phụ lục 5
kèm theo) trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt hoặc gửi Sở Tài chính
(Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) thẩm định
trước khi trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt (đối với phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư do Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt).
Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm niêm yết công khai phương án
tại trụ sở làm việc của đơn vị và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất bị thu hồi, thông báo kế họach và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết
tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng.
e) Bước 6: Ký quyết định bồi thường và chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
- Thẩm quyền ký Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư: trường hợp các dự án giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thì người đứng đầu Tổ chức phát triển quỹ
đất ký quyết định bồi thường; còn đối với các dự án khác thì Chủ tịch Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ký quyết định bồi thường.
- Khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi
đất, tổ chức, cá nhân thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư có trách nhiệm thông báo cho Tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý khu tái
định cư biết để thực hiện việc thu tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê
nhà theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Quy định này. Việc chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ và thực hiện thu tiền sử dụng đất nền tái định cư phải lập đầy
đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ. Trường
hợp người được nhận bồi thường uỷ quyền cho người khác nhận tiền bồi thường,
thì người được bồi thường phải làm giấy uỷ quyền theo qui định của Pháp luật.
Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được
lưu giữ và quản lý theo quy định hiện hành.
Điều
29. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Người
bị thu hồi đất nếu không đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm giải quyết
khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo
quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 162, 163, 164 Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai năm 2003.
Trong khi chờ
giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu
hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định. Số tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại theo quy định sẽ được
tạm gửi vào Ngân hàng theo chế độ tiền gửi tiết kiệm do chủ đầu tư tạm đứng
tên.
Điều
30. Thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
1. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân
dân huyện, thị xã và cơ sở, chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị, chính
trị - xã hội, tổ chức đoàn thể thành lập Tổ công tác vận động giải phóng mặt
bằng cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng dự án. Tổ công tác vận động
giải phóng mặt bằng tổ chức tuyên truyền cho mọi tổ chức, cá nhân về chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vận động người bị thu hồi đất tự giác thực
hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định về chính sách
bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư, đã tuyên truyền, vận động, nhưng
người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan
quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế
theo quy định của Pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
31. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành.
Thực hiện
theo quy định tại Điều 43 và 44 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ.
Điều 32. Đối với những dự án đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư; và những dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
phương án đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành, thì
thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo
quy định của Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh
vướng mắc, yêu cầu các Sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và
các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp trình Uỷ ban nhân
dân Tỉnh xem xét, điều chỉnh Quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế./.
ĐƠN
GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 56 /2006/QĐ-UBND ngày 26 / 9 /2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp)
Số TT
|
Nhóm cây
|
Ký hiệu
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá đền bù
(đồng)
|
1
|
Xoài
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
600.000-1.000.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
180.000-450.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 3 năm
|
C
|
“
|
30.000-60.000
|
2
|
Nhãn, sa bô
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
220.000-380.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
100.000-200.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 3 năm
|
C
|
“
|
20.000-50.000
|
3
|
Măng cụt, sầu riêng
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
300.000-600.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
140.000-280.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 3 năm
|
C
|
“
|
20.000-50.000
|
4
|
Dừa
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
150.000-220.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
90.000-140.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
20.000-40.000
|
5
|
Quýt, cam, bưởi
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
220.000-300.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
90.000-180.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
20.000-40.000
|
6
|
Khế, sơ ri, thị,
hồng quân, chanh
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
80.000-120.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
50.000-70.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
10.000-30.000
|
7
|
Lêkima, mận, đào,
điều, táo, me, dâu, mảng cầu, cóc, ổi
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
120.000-150.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
60.000-100.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
10.000-30.000
|
8
|
Mít, vú sửa, chôm
chôm, bòn bon
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
180.000-240.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
90.000-160.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
10.000-30.000
|
9
|
Đu đủ
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
15.000-30.000
|
|
-
Cây cho trái ít
|
B
|
“
|
6.000-12.000
|
|
-
Cây mới trồng, cây sắp cho trái
|
C
|
“
|
2.000-4.000
|
10
|
Chuối
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/cây
|
10.000-15.000
|
|
-
Cây sắp cho trái
|
B
|
“
|
5.000-8.000
|
|
-
Cây com có từ 3 tàng lá trở lên
|
C
|
“
|
2.000-3.000
|
11
|
Tiêu, cà phê
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/nọc
|
90.000-150.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
45.000-80.000
|
|
-
Cây mới trồng đến 2 năm
|
C
|
“
|
10.000-30.000
|
12
|
Thanh Long
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, đang cho nhiều trái
|
A
|
đ/nọc
|
70.000-100.000
|
|
-
Cây sắp cho trái, cây cho trái ít
|
B
|
“
|
40.000-60.000
|
|
-
Cây mới trồng đã tươi tốt
|
C
|
“
|
10.000-30.000
|
13
|
Cây trầu
|
|
|
|
|
-
Cây xanh tốt, nhiều lá
|
A
|
đ/nọc
|
30.000-60.000
|
|
-
Cây cho ít lá
|
B
|
“
|
15.000-25.000
|
|
-
Cây mới trồng đã tươi tốt
|
C
|
“
|
10.000-15.000
|
14
|
Thơm, khóm
|
|
đ/bụi
|
2.000-4.000
|
15
|
Tre
|
|
|
|
|
-
Cây già
|
A
|
đ/cây
|
1.000-2.000
|
|
-
Cây non không sử dung được
|
B
|
“
|
4.000-8.000
|
16
|
Tầm vong
|
|
|
|
|
-
Cây già
|
A
|
đ/cây
|
500-1.000
|
|
-
Cây non không sử dung được
|
B
|
“
|
3.000-6.000
|
17
|
Truc
|
|
|
|
|
-
Loại trên 100 cây/bụi
|
A
|
đ/bụi
|
90.000-120.000
|
|
-
Loại từ 50-100 cây/bụi
|
B
|
“
|
60.000-90.000
|
|
-
Loại từ 20-50 cây/bụi
|
C
|
“
|
35.000-55.000
|
|
-
Loại dưới 20 cây/bụi
|
D
|
“
|
5.000-30.000
|
18
|
Bạch đàn, xoan
|
|
|
|
|
-
Cây có đường kính gốc trên 20 Cm
|
A
|
đ/cây
|
2.000-3.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc từ 10-20Cm
|
B
|
“
|
10.000-15.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc từ 5-9 Cm
|
C
|
“
|
5.000-10.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc dưới 5 Cm
|
D
|
“
|
500-3.000
|
19
|
Tràm
|
|
|
|
|
-
Cây có đường kính gốc trên 9 Cm
|
A
|
đ/cây
|
1.000-2.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc từ 3-8 Cm
|
B
|
“
|
10.000-15.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc dưới 3 Cm
|
C
|
“
|
300-1.500
|
|
-
Cây có đường kính gốc dưới 5 Cm
|
D
|
đ/m2
|
200-1.000
|
20
|
Sao, dầu
|
|
|
|
|
-
Cây có đường kính gốc trên 30 Cm
|
A
|
đ/cây
|
15.000-30.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc từ 10-30 Cm
|
B
|
“
|
75.000-150.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc từ 2-9 Cm
|
C
|
“
|
15.000-65.000
|
|
-
Cây có đường kính gốc dưới 2 Cm
|
D
|
“
|
4.000-10.000
|
21
|
Các loại cây lấy gỗ
(dưới nhóm 4)
|
|
|
|
|
-
Xác định cây lấy gỗ, củi
|
|
đ/m3
|
30.000-45.000
|
Việc xác định giá bồi thường đối với các loại
cây ăn trái phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Mật độ cây trồng phải đảm bảo đúng kỹ thuật
làm cơ sở cho việc xác định và so sánh giá trị đền bù giữa các vườn cây cùng
chủng loại. Trường hợp mật độ cây trồng vượt quá mật độ tối đa cho phép theo
xác định của cơ quan Nông nghiệp thì chỉ bồi thường cho số lượng trong mật độ
tối đa, số cây vượt mật độ tối đa không tính bồi thường, tuỳ từng trường hợp cụ
thể có thể hỗ trợ chi phí di dời;
- Trong cùng một dự án nếu giá trị thực tế
của từng loại giống cây trong cùng một cây có giá trị thực tế khác nhau, thì
mức giá bồi thường phải khác nhau; đối với các vườn cây chuyên canh (cây đặc
sản) thì giá trị bồi thường phải lớn hơn các vườn cây tạp, cây trồng phân tán.
Đối với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây rau màu cần tạo điều kiện để nhân dân thu hoạch xong mới tiến hành
xây dựng công trình. Trường hợp không thể chờ thu hoạch do yêu cầu tiến độ xây
dựng công trình, thì được tính bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của
Quy định này.
* Ghi chú: Một số cây lấy gỗ: cây đủ
kích thước, chất lượng khai thác bán được nên giá bồi thường thấp hơn cây non
(cây già chỉ tính công chặt hạ)./.
MẪU
PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG TỔNG THỂ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 56 /2006/QĐ-UBND ngày 26/ 9 /2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp)
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN, THỊ
XÃ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:…/PA-TT
|
Địa chỉ, ngày ……
tháng …… năm ……
|
PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG:
I/ Tên công trình, dự
án:
II/ Lý do thu hồi
đất:
(nêu căn cứ để đề nghị ra quyết định thu hồi đất, thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích gì?)
III/ Phạm vi, địa
điểm, vị trí thu hồi đất của dự án:
1) Phạm vi:
a) Tổng diện đất tích
theo quy hoạch:
b) Tổng diện tích thu
hồi đất của dự án:
Trong đó:
+ Đất của tổ chức
(tên tổ chức) :
+ Đất của hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:
- Đất ở :
- Đất vườn :
- Đất Lúa :
- Đất khác (nếu có) :
c) Tổng số tài sản bị
thiệt hại: (nêu tổng số hộ bị thiệt hại, trong đó: có bao nhiêu hộ bị giải tỏa
trắng, bao nhiêu hộ bị thu hồi đất, bao nhiêu hộ bị thiệt hại về tài sản ...)
2) Địa điểm:
3) Tứ cận: (mô tả tứ
cận, đồng thời gởi kèm theo quyết định và bảng đồ phê duyệt qui hoạch chi tiết)
IV/ Nguồn vốn thực
hiện dự án:
1) Nguồn vốn: (nêu cụ
thể về nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nguồn vốn xây lắp)
2. Thời gian thực
hiện:
V/ Căn cứ xây dựng
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
(nêu cụ thể các quy
định (Nghị định, Thông tư, Quyết định, ...) của Chính phủ, Bộ và của UBND Tỉnh
làm cơ sở xây dựng Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư)
PHẦN II : CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ
A. CHÍNH SÁCH BỒI
THƯỜNG:
I- Bồi thường đất:
1. Đối tượng được bồi
thường về đất
- Đối tượng được bồi
thường đất:
- Đối tượng không
được bồi thường, nhưng được hỗ trợ:
- Đối tượng không
được bồi thường, không được hỗ trợ
2. Mục đích sử dụng
đất tính bồi thường :
3. Giá bồi thường
đất: (Nêu giá bồi thường, hỗ trợ cho từng loại đất, trong mỗi loại đất nêu cụ
thể giá bồi thường cho từng loại phường phố, vị trí, khu vực đối với đất ở;
từng hạng đất, khu vực đất ... đối với đất nông nghiệp)
II. Bồi thường nhà ở,
công trình:
1. Đối tượng được bồi
thường hoặc hỗ trợ:
- Đối tượng được bồi
thường:
- Đối tượng không
được bồi thường, nhưng được hỗ trợ:
- Đối tượng không
được bồi thường, không được hỗ trợ
2. Mức bồi thường:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Đối với tổ chức:
-Trường hợp nhà ở, công trình nằm trong hành
lang thì được bồi thường, hỗ trợ ra sau?
3. Đơn giá tính bồi thường:
Đơn giá tính bồi thường được căn cứ theo QĐ
số ... (giá nhà của Tỉnh); đối với nhà ở, công trình không có đơn giá hoặc xây
dựng dỡ dang thì được bồi thường theo khối lượng và đơn giá theo định mức XDCB
hiện hành.
III. Bồi
thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mã:
1. Đối tượng
được bồi thường: (Ví dụ: Cây trồng, vật nuôi có trước thời gian kiểm kê, đo đạc
bồi thường thì được bồi thường. Trường hợp cây trồng, vật nuôi có sau thời điểm
kiểm kê, đo đạc thì không được bồi thường)
2. Giá bồi
thường:
IV. Bồi
thường cho người lao động do ngừng việc
1. Đối tượng:
...........
2. Mức bồi thường:
..........
B. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ: (nêu đối
tượng và mức hỗ trợ)
I. Hỗ trợ di chuyển,
tiền thuê nhà
II. Hỗ trợ di
chuyển:
III. Hỗ trợ
tiền thuê nhà:
IV. Hỗ
trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
V. Hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
VI. Hỗ trợ
cho hộ gia đình, cá nhân tự tạo lập chổ ở mới và hỗ trợ khác
1. Hỗ trợ cho
hộ gia đình, cá nhân tự tạo lập chổ ở và sản xuất mới:
2. Hỗ trợ
khác ........
C. CHÍNH SÁCH TÁI
ĐỊNH CƯ:
I. Đối tượng và thứ tự
ưu tiên bố trí tái định cư
1. Đối tượng được bố trí tái định cư: (nêu đối tượng được
bố trí tái định cư, đối tượng được giao thêm nền cho từng dự án cụ thể).
2. Bố trí tái định cư: (nêu thứ tự ưu tiên được bố trí tái
định cư, nguyên tắc sắp xếp tại nơi tái định cư).
II. Vị
trí tái định cư: (nêu địa điểm khu tái định cư, khái quát về cơ sở hạ tầng tại
nơi tái định cư sau khi hoàn chỉnh).
III. Số
lượng và giá thu tiền sử dụng đất nền tái định cư:
1. Giá tiền sử dụng đất nền tái định cư: (nêu nguyên tắc
xác định gía bán nền tái định cư, nền giao thêm)
2. Số lượng nền tái định cư, nền giao thêm: (số liệu ước
tính)
D. TỔNG KINH
PHÍ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ:
I/ Bồi thường, hỗ trợ
về đất :
1. Đất ở:
- Vị trí ....: m2
x ....000đ/m2 =
- Vị trí ....: m2
x ....000đ/m2 =
2. Đất vườn (m2):
- Giáp lộ ....: m2
x ....000đ/m2 =
- Không giáp lộ ....:
m2 x ....000đ/m2 =
3. Đất khác (m2)
:
II/ Bồi thường, hỗ
trợ về tài sản :
1. Nhà ở, công trình:
- Nhà cấp 3: m2
x ...000đ/m2 =
- Nhà cấp 4: m2
x ...000đ/m2 =
- Nhà tạm: m2
x ...000đ/m2 =
- Công trình: m2
x ...000đ/m2 =
2. Bồi thường cây trồng, vật nuôi:
3. Chi phí di dời mồ
mã:
- Mã đá: ...cái x
...000đ/cái =
- Mã đất: ...cái x ...000đ/cái
=
4. Bồi thường cho
người lao động ngừng việc: ...người x ...000đ/ng =
III/ Tổng giá trị các
khoản trợ cấp đời sống và ổn định sản xuất :
1. Hỗ trợ đời sống và
sản xuất: ...người x ...000đ/người =
2. Hỗ trợ chi phí di
chuyển chổ ở: ...hộ x ...000đ/hộ =
3. Hỗ trợ tiền thuê
nhà: ...hộ x ...000đ/hộ =
4. Hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp và tạo việc làm
4.1 Hỗ trợ tự tạo lập
chổ sản xuất mới:
4.2 Hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp: ....suất x ...000đ/suất =
5. Hỗ trợ tự tạo lập
chỗ ở mới: ...hộ x ...000đ/hộ =
6. Hỗ trợ khác ...
IV/ Chi phí tổ chức
thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng: (I+II+III) x ...% =
V/ Dự phòng: (I+II+III+IV) x 10%
=
Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của dự án (I+II+III+IV+V) =
Bằng chữ:
PHẦN III: KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1. Thời gian công bố
phương án bồi thường về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
2. Thời gian công bố
quyết định thu hồi đất:
3. Kế hoạch giải
phóng mặt bằng
- Thời gian tổ chức
họp dân và phát phiếu kê khai tài sản:
- Thời gian tiến hành
kiểm kê, đo đạc, lập phương án bồi thường:
- Thời gian niêm yết
công khai phương án bồi thường (phương án dự kiến) để người dân đóng góp ý
kiến:
- Thời gian phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án chi tiết):
- Thời gian ký và
trao quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân:
- Thời gian tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và giao
nền tái định cư:
- Thời hạn cuối cùng
để người bị thu hồi đất di dời và bàn giao mặt bằng:
4. Kế hoạch tuyên
truyền, vận động và thi hành quyết định thu hồi đất:
Uỷ ban nhân huyện,
thị xã ... trình Sở Tài chính xem xét thẩm định và đề xuất trình Uỷ ban nhân
dân Tỉnh xét duyệt./.
UBND HUYỆN, THỊ XÃ
MẪU
PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 56 /2006/QĐ-UBND ngày 26/ 9 /2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp)
UBND HUYỆN, THỊ XÃ
HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số :…/PABT-CT
|
Địa chỉ, ngày …
tháng …. năm 200….
|
PHƯƠNG ÁN
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG
I/ Tên công trình, dự
án:
II/ Nguồn vốn và thời
gian thực hiện dự án:
1) Nguồn vốn:
- Vốn bồi thường:
- Vốn xây lắp:
2) Thời gian thực
hiện dự án:
III/ Căn cứ thu hồi
đất:
- Căn cứ Quyết định
số (quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết)
- Quyết định số ...
(Quyết định phê duyệt dự án đầu tư - nếu có)
- Quyết định số ...
(Quyết định thu hồi đất)
IV/ Phạm vi, địa
điểm, vị trí thu hồi đất của dự án:
1) Phạm vi thu hồi
đất:
a) Tổng diện đất tích
theo quy hoạch :
b) Tổng diện tích thu
hồi đất của dự án :
Trong đó :
+ Đất của tổ chức
(tên tổ chức) :
Bao gồm :
- Đất xây dựng :
- Đất chuyên dùng :
- Đất khác (nếu có) :
+ Đất của cá nhân và
hộ giá đình :
- Đất ở :
- Đất vườn :
- Đất Lúa :
- Đất khác (nếu có) :
c) Nguyên nhân chênh lệch giữa diện tích qui
hoạch sử dụng đất và diện tích thu hồi đất (nếu có).
2) Khối lượng giải
phóng mặt bằng: (nêu tổng số hộ bị thiệt hại, trong đó có bao nhiêu hộ bị giải
tỏa trắng, bao nhiêu hộ phải bố trí tái định cư; tổng số hộ bị thiệt hại về tài
sản, tổng số bị thu hồi đất...)
3) Địa điểm :
4) Tứ cận :
V/ Căn cứ xây dựng
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ...
- Thông tư
116/2004/TT-BTC ...
- Quyết định (bồi
thường, hỗ trợ của Tỉnh)
- Quyết định (bảng
giá nhà ở, công trình của Tỉnh)
- Quyết định (giá các
loại đất của Tỉnh)
- Các căn cứ khác có
liên quan (biên bản họp Hội đồng ...)
PHẦN II:
MỨC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
A. MỨC BỒI THƯỜNG:
I- Bồi thường đất:
1. Khái quát nguồn
gốc đất: Nêu bao nhiêu hộ đã được cấp giấy chứng nhận, thời gian sử dụng của
các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận, bao nhiêu hộ thuê đất ... (có bảng tổng
hợp nguồn gốc đất của từng hộ kèm theo - mẫu số 2)
2. Đối tượng được bồi
thường về đất
- Đối tượng được bồi
thường đất:
- Đối tượng không
được bồi thường, nhưng được hỗ trợ:
- Đối tượng không
được bồi thường, không được hỗ trợ
3. Mục đích sử dụng
đất tính bồi thường :
Ví dụ:
- Mục đích sử dụng đất của mỗi thửa đất để
tính bồi thường được xác định theo một trong các căn cứ sau:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
cho người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
+ Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép
chuyển mục đích sử dụng đất trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
+ Nêu một số trường hợp khác theo thực tế dự
án có phát sinh như: trong giấy chứng nhận QSD đất là đất CD, CDK hoặc XD thì
bồi thường loại đất gì? diện tích đất ở được tính bao nhiêu m2? ....
4. Giá bồi thường
đất: Nêu giá bồi thường, hỗ trợ (nếu có) cho từng loại đất, trong mỗi loại đất
nêu cụ thể giá bồi thường cho từng loại đất phường phố, vị trí, khu vực đối với
đất ở; từng hạng đất, khu vực đất ... đối với đất nông nghiệp.
(Kèm theo phiếu điều
tra và biên bản xác định giá bồi thường đất - mẫu số 1)
II. Bồi thường nhà ở,
công trình:
1. Đối tượng được bồi
thường hoặc hỗ trợ:
- Đối tượng được bồi
thường:
- Đối tượng không
được bồi thường, nhưng được hỗ trợ:
- Đối tượng không
được bồi thường, không được hỗ trợ
(Có bảng xác minh
thời điểm xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc của từng hộ gia đình, cá nhân
kèm theo - mẫu số 3)
2. Mức bồi thường:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Đối với tổ chức:
-Trường hợp nhà ở, công trình nằm trong hành
lang thì được bồi thường, hỗ trợ ra sau?
3. Đơn giá tính bồi thường:
Đơn giá tính bồi thường được căn cứ theo QĐ số
... (giá nhà của Tỉnh); đối với nhà ở, công trình không có đơn giá hoặc xây
dựng dỡ dang thì được bồi thường theo khối lượng và đơn giá theo định mức XDCB
hiện hành (có dự toán chi tiết kèm theo).
III. Bồi thường cây
trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mã:
1. Đối tượng được bồi
thường:
Cây trồng, vật nuôi
có trước thời gian kiểm kê, đo đạc bồi thường thì được bồi thường. Trường hợp
cây trồng, vật nuôi có sau thời điểm kiểm kê, đo đạc thì không được bồi thường
2. Mức bồi thường:
2.1 Cây trồng: được
bồi thường theo bảng giá quy định định tại QĐ số ... cho từng loại cây.
2.2 Vật nuôi: được
bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường
được xác định .........đ/m2 diện tích ao nuôi.
2.3 Di dời mồ mã:
được bồi thường theo bảng giá quy định định tại QĐ số ... cho từng loại mồ mã.
IV. Bồi
thường cho người lao động do ngừng việc
Tổ chức kinh tế, hộ
sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao
động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động
được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc (có danh sách và hợp
đồng lao động kèm theo), như sau:
1. Đối tượng:
...........
2. Mức hỗ trợ:
..........
B. MỨC HỖ TRỢ:
I. Hỗ trợ di chuyển,
tiền thuê nhà
1. Hỗ trợ di
chuyển:
1.1 Đối
tượng: .........
1.2 Mức hỗ
trợ: ......
a) Hộ gia
đình, cá nhân: ......
b) Tổ chức:
.........
2. Hỗ trợ
tiền thuê nhà:
Người bị thu
hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí
vào khu tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm. Trường hợp không có bố trí nhà
ở tạm thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình là
.......000đồng/tháng; thời gian hỗ trợ được tính là .... tháng.
II. Hỗ
trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Đối với hộ
gia đình, cá nhân:
a) Đối tượng
được hỗ trợ:
b) Mức hỗ
trợ:
2. Đối với tổ
chức:
a) Đối tượng
được hỗ trợ:
b) Mức hỗ
trợ:
(Có bảng xác
nhận mức thu nhập sau thuế của Chi Cục thuế .. kèm theo)
III. Hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1. Đối tượng hỗ trợ: .....
2. Mức hỗ
trợ: ..........
(Có bảng xác
định tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi và phiếu xác nhận của công an xã về số
người trong độ tuổi lao động (mẫu số 4) kèm theo)
IV. Hỗ trợ
cho hộ gia đình, cá nhân tự lo nơi ở mới và hỗ trợ khác
1. Hỗ trợ cho
hộ gia đình, cá nhân tự lo nơi ở mới:
a) Đối tượng hỗ trợ: .....
b) Mức hỗ
trợ: ..........
2. Hỗ trợ khác: (hỗ
trợ di dời đồng hồ điện, nước, điện thoại)
D. TỔNG GIÁ TRỊ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ
I. Tổng giá trị bồi
thường, hỗ trợ :
1/ Tổng giá trị bồi
thường, hỗ trợ về đất :
Trong đó :
+ Đất thổ cư (m2):
+ Đất vườn (m2):
+ Đất ruộng (m2):
+ Đất khác (m2)
:
2/ Tổng giá trị bồi
thường, hỗ trợ về tài sản :
Trong đó :
+ Bồi thường về nhà ở
& VKT (hộ) :
+ Bồi thường về cây
trồng (hộ) :
+ Bồi thường chi phí
di dời mồ mã (hộ) :
+ Bồi thường cho
người lao động do ngừng việc:
+ Bồi thường khác
(nếu có) :
3/ Tổng giá trị các
khoản trợ cấp đời sống và ổn định sản xuất :
Trong đó :
+ Hỗ trợ để ổn định
đời sống và ổn định sản xuất (hộ) :
+ Hỗ trợ chi phí di
chuyển chổ ở (hộ) :
+ Hộ trợ tiền thuê
nhà (hộ)
+ Hộ cho hộ tự tạo
lập chỗ tái định cư (hộ)
+ Hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp (hộ)
+ Hỗ trợ khác ...
4/ Chi phí tổ chức
thực hiện việc bồi thường, hộ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng (có dự
toán chi tiết kèm theo):
Tổng giá trị đền bù của dự án (1+2+3+4) =
Bằng chữ :
II. Giá trị bồi
thường cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
(có bảng tổng hợp chi
tiết kèm theo - mẫu số 5)
PHẦN III: CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH
CƯ
I. Khái quát Khu tái định cư:
1. Địa điểm, vị trí khu tái định cư:
2. Kết cấu hạ tầng tại khu tái định cư:
II. Đối tượng được bố trí tái định cư
Ví dụ:
1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở:
2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, phi
nông nghiệp (trừ đất ở): ... (tuỳ theo từng dự án) ...
3. Hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định thì không được
hỗ trợ tiền để tự lo nơi tái định cư và chổ sản xuất mới.
III.
Số lượng nền bố trí ở khu tái định cư:
- Số lượng nền tái định cư đối với hộ giá đình, cá nhân bị
thu hồi đất ở: ...
- Số lượng nền bố trí tái định cư đối với hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi đất đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp: ... (tuỳ theo từng dự
án)...
IV.
Vị trí nền và giá nền tái định cư.
1. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải
phóng mặt bằng; hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở bị thu hồi đất; hộ gia đình
chính sách.
2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư:
.....
V.
Danh sách nền tái định cư và tiền sử dụng đất tại khu tái định cư của từng hộ
gia đình:
(có bảng tổng hợp chi tiết
kèm theo - mẫu số 6)
PHẦN IV: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
NGƯỜI BỊ THU HỒI
I. Quyền và
nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
1. Quyền:
a) Đăng ký
đến ở nơi tái định cư bằng văn bản;
b) Được ưu
tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở
mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ
tuổi đi học;
c) Được từ
chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã
thông báo và niêm yết công khai;
d) Được cung
cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
2. Nghĩa vụ:
a) Thực hiện
di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
b) Xây dựng
nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật;
c) Nộp tiền
mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
II. Khiếu nại
và giải quyết khiếu nại
Người
bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm giải quyết
khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo
quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai 2003 và Điều 162, 163, 164 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.
Trong khi chờ
giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu
hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định.
Kính trình
Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xem xét thẩm
định để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã ... hoàn chỉnh
lại phương án và trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt./.
|
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ
|
Mẫu số 1a (kèm theo
Phục lục số 5):
|
Huyện, thị
xã:.................................., tỉnh Đồng Tháp.
|
|
Xã,
phường, thị rấn:.......................................
|
Giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
|
Loại đất:
.............................................................................................
|
|
Khu
vực đất (đánh X vào ô), đô thị
|
|
Nông
thôn
|
|
|
Tên
chủ sử dụng đất:
.........................................................................
|
1. Địa chỉ của chủ sử dụng đất:
................................................................................
2. Số thửa, tờ bản đồ khu đất:
Thửa đất số:
......................................., tờ bản đồ số:
....................................
3. Diện tích đất: ..........................m2
(bình quân chiều ngang ............., dài ............)
4. Vị trí khu đất: (đánh X vào ô): tiếp
giáp lộ
|
|
Không tiếp giáp
|
|
- Trường hợp tiếp giáp lộ (đất có mặt tiền),
điền số liệu vào ô dưới đây:
. Chiều dài mặt tiền tiếp giáp lộ:
............................................................mét.
. Tên trục lộ tiếp giáp: ...................................................................................
.......................................................................................................................
- Trường hợp không tiếp giáp lộ, điền số liệu
vào ô dưới đây:
. Khoảng cách từ thửa đất đến lộ gần nhất:
............................................mét.
. Tên trục lộ gần với thửa đất:
.......................................................................
........................................................................................................................
5. Hạng đất (ghi bằng chữ số 1,2,3,4,5,6
vào ô dưới đây):
|
Hạng đất hiện tại đang áp dụng
|
|
Hạng đất dự kiến điều chỉnh
|
|
6. Tài sản chính chuyển nhượng kèm theo:
6.1 Công trình kiến trúc:
STT
|
Tên công trình
|
Diện tích (m2)
|
Số năm sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.2 Cây lâu năm trồng trên đất:
STT
|
Tên cây trồng
|
Số lượng (cây)
|
Số năm đã trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.3 Đất (khác với loại đã ghi trên nếu có):
STT
|
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Yếu tố pháp lý của đất (đánh X vào các
ô tình trạng pháp lý của thửa đất):
|
- Chuyển nhượng không có xác nhận của chính
quyền (người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
|
|
- Chuyển nhượng có xác nhận của chính quyền.
|
|
|
- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
|
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
8. Người nhận chuyển nhượng (đánh X vào
các ô dưới đây):
|
- Người trong thân tộc.
|
|
|
- Người ngoài thân tộc.
|
|
9. Giá đất:
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
thửa đất cần điều tra tại thị trường ..................đ/m2; thời
điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng ....... năm .........
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
loại đất tương tự thủa đất điều tra tại thị trường ..................đ/m2
(loại đất tương tự là loại đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất, cùng
điều kiện kết cấu hạ tầng, ...); thời điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng
....... năm .........
- Hoặc giá cho thuê quyền sử dụng đất
........................đ/m2/năm; thời hạn cho thuê ........ năm.
......................,
ngày ...... tháng ...... năm 200.....
UBND xã
..................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Cán bộ điều tra
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ sử dụng đất
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài nguyên và
Môi trường
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài chính KH
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Mẫu số 1b (kèm theo
Phụ lục số 5):
|
Huyện, thị
xã:.................................., tỉnh Đồng Tháp.
|
|
Xã:.................................................................................
|
Giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại nông thôn
|
Tên chủ sử dụng
đất: .......................................................................
|
1. Địa chỉ của chủ sử dụng đất:
................................................................................
2. Số thửa, tờ bản đồ khu đất:
Thửa đất số:
......................................., tờ bản đồ số:
....................................
3. Diện tích đất: ..........................m2
(bình quân chiều ngang ............., dài ............)
4. Vị trí, khu vực đất (điền từ I đến III)
vào ô kế bên
|
|
4.1 Trường hợp đất thuộc khu vực I
(đất khu dân cư tập trung):
- Tên chợ xã hoặc tên khu dân cư: ...........................................................................
...................................................................................................................................
|
- Thuộc vị trí (đánh X vào ô): Vị trí 1
|
|
Vị trí 2
|
|
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp, độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ: ..................................................mét.
4.2 Trường hợp đất thuộc khu vực II:
- Tên trục lộ giao thông:
...........................................................................
...............
...................................................................................................................................
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
|
- Vị trí đất (đánh X vào ô): Tiếp giáp lộ
|
|
không tiếp giáp
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ (trường hợp tiếp giáp): ..............mét.
- Khoảng cách từ thửa đất đến lộ (trường hợp
không tiếp giáp): ......................mét.
4.2 Trường hợp đất thuộc khu vực III:
- Tên trục lộ giao thông:
...........................................................................
...............
...................................................................................................................................
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
- Vị trí thửa đất (điền từ vị trí 1 đến vị
trí 5) vào ô kế bên
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ (trường hợp tiếp giáp): ..............mét.
- Khoảng cách từ thửa đất đến lộ (trường hợp
không tiếp giáp): ......................mét.
5. Tài sản chính chuyển nhượng kèm theo:
5.1 Công trình kiến trúc:
STT
|
Tên công trình
|
Diện tích (m2)
|
Số năm sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2 Cây lâu năm trồng trên đất:
STT
|
Tên cây trồng
|
Số lượng (cây)
|
Số năm đã trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3 Đất (khác với loại đất đã ghi trên nếu
có):
STT
|
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Yếu tố pháp lý của đất (đánh X vào các
ô tình trạng pháp lý của thửa đất):
|
- Chuyển nhượng không có xác nhận của chính
quyền (người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
|
|
- Chuyển nhượng có xác nhận của chính
quyền.
|
|
|
- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
|
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
7. Người nhận chuyển nhượng (đánh X vào
các ô dưới đây):
|
- Người trong thân tộc.
|
|
|
- Người ngoài thân tộc.
|
|
8. Giá đất:
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
thửa đất cần điều tra tại thị trường ..................đ/m2; thời
điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng ....... năm .........
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
loại đất tương tự thủa đất điều tra tại thị trường ..................đ/m2
(loại đất tương tự là loại đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất, cùng
điều kiện kết cấu hạ tầng, ...); thời điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng
....... năm .........
- Hoặc giá cho thuê quyền sử dụng đất
........................đ/m2/năm; thời hạn cho thuê ........ năm.
......................,
ngày ...... tháng ...... năm 200.....
UBND xã
..................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Cán bộ điều tra
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ sử dụng đất
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài nguyên và
Môi trường
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài chính KH
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Mẫu số 1c (kèm theo
Phụ lục số 5):
|
Huyện, thị
xã:.................................., tỉnh Đồng Tháp.
|
|
Xã:.................................................................................
|
Giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn
|
Tên chủ sử dụng
đất: .......................................................................
|
1. Địa chỉ của chủ sử dụng đất:
................................................................................
2. Số thửa, tờ bản đồ khu đất:
Thửa đất số:
......................................., tờ bản đồ số:
....................................
3. Diện tích đất: ..........................m2
(bình quân chiều ngang ............., dài ............)
4. Vị trí, khu vực đất (điền từ I đến III)
vào ô kế bên
|
|
4.1 Trường hợp đất thuộc khu vực I
(đất khu dân cư tập trung):
- Tên chợ xã hoặc tên khu dân cư:
...........................................................................
...................................................................................................................................
|
- Thuộc vị trí (đánh X vào ô): Vị trí 1
|
|
Vị trí 2
|
|
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp, độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ: ..................................................mét.
4.2 Trường hợp đất thuộc khu vực II:
- Tên trục lộ giao thông:
...........................................................................
...............
...................................................................................................................................
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
|
- Vị trí đất (đánh X vào ô): Tiếp giáp lộ
|
|
không tiếp giáp
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ (trường hợp tiếp giáp): ..............mét.
- Khoảng cách từ thửa đất đến lộ (trường hợp
không tiếp giáp): ......................mét.
4.2 Trường hợp đất thuộc khu vực III:
- Tên trục lộ giao thông: ...........................................................................
...............
...................................................................................................................................
|
- Kết cấu hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
(mét)
|
|
mặt đường láng
|
|
- Vị trí thửa đất (điền từ vị trí 1 đến vị
trí 5) vào ô kế bên
|
|
- Chiều dài mặt tiền của thửa đất tiếp gíap
lộ (trường hợp tiếp giáp): ..............mét.
- Khoảng cách từ thửa đất đến lộ (trường hợp
không tiếp giáp): ......................mét.
5. Tài sản chính chuyển nhượng kèm theo:
5.1 Công trình kiến trúc:
STT
|
Tên công trình
|
Diện tích (m2)
|
Số năm sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2 Cây lâu năm trồng trên đất:
STT
|
Tên cây trồng
|
Số lượng (cây)
|
Số năm đã trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3 Đất (khác với loại đất đã ghi trên nếu
có):
STT
|
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Yếu tố pháp lý của đất (đánh X vào các
ô tình trạng pháp lý của thửa đất):
|
- Chuyển nhượng không có xác nhận của chính
quyền (người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
|
|
- Chuyển nhượng có xác nhận của chính
quyền.
|
|
|
- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
|
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
7. Người nhận chuyển nhượng (đánh X vào
các ô dưới đây):
|
- Người trong thân tộc.
|
|
|
- Người ngoài thân tộc.
|
|
8. Giá đất:
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
thửa đất cần điều tra tại thị trường ..................đ/m2; thời
điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng ....... năm .........
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
loại đất tương tự thủa đất điều tra tại thị trường ..................đ/m2
(loại đất tương tự là loại đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất, cùng
điều kiện kết cấu hạ tầng, ...); thời điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng
....... năm .........
- Hoặc giá cho thuê quyền sử dụng đất
........................đ/m2/năm; thời hạn cho thuê ........ năm.
......................,
ngày ...... tháng ...... năm 200.....
UBND xã
..................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Cán bộ điều tra
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ sử dụng đất
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài nguyên và
Môi trường
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài chính KH
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Mẫu số 1d (kèm theo
Phụ lục số 5):
|
Huyện, thị
xã:.................................., tỉnh Đồng Tháp.
|
|
Xã,
phường, thị trấn:....................................................
|
Giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại đô thị
|
Tên chủ sử dụng
đất: .......................................................................
|
1. Địa chỉ chủ sử dụng đất:
.......................................................................................
...................................................................................................................................
2. Số thửa, tờ bản đồ khu đất:
Thửa đất số: ..............
........................, tờ bản đồ số: ....................................
3. Diện tích đất: ..........................m2
(bình quân chiều ngang ............., dài ............)
4. Vị trí khu đất:
|
- Vị trí đất (đánh X vào ô): tiếp giáp lộ
|
|
Không tiếp giáp
|
|
+ Trường hợp tiếp giáp lộ (đất có mặt tiền),
điền số liệu vào ô dưới đây:
. Tên đường phố thửa đất tiếp giáp:
..............................................................
..................................................................................................................................
|
. Cơ sở hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
|
m
|
mặt đường láng
|
|
. Chiều dài mặt tiền thửa đất tiếp giáp lộ: ..............................................mét.
+ Trường hợp không tiếp giáp lộ, điền số liệu
vào ô dưới đây:
. Tên hẻm thửa đất tiếp giáp
....................................................................... ..
...................................................................................................................................
|
. Cơ sở hạ tầng Hẻm tiếp giáp: độ rộng
|
m
|
mặt đường láng
|
|
. Khoảng cách từ thửa đất đường phố gần nhất
(ghi tên đường phố và cự ly tính bằng mét): .........................................................................................................
............................................................................................................................mét.
5. Loại đường phố, vị trí đất, giá đất đã ban
hành của thửa đất cần điều tra (điền vào ô dưới đây):
Hẻm loại
|
|
Đường loại
|
|
Vị trí
|
|
Giá đất
|
|
6. Tài sản chính chuyển nhượng kèm theo:
6.1 Công trình kiến trúc:
STT
|
Tên công trình
|
Diện tích (m2)
|
Số năm sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.2 Cây lâu năm trồng trên đất:
STT
|
Tên cây trồng
|
Số lượng (cây)
|
Số năm đã trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.3 Đất (khác với loại đất đã ghi trên nếu
có):
STT
|
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Yếu tố pháp lý của đất (đánh X vào các
ô tình trạng pháp lý của thửa đất):
|
- Chuyển nhượng không có xác nhận của chính
quyền (người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
|
|
- Chuyển nhượng có xác nhận của chính
quyền.
|
|
|
- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
|
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
8. Người nhận chuyển nhượng (đánh X vào
các ô dưới đây):
|
- Người trong thân tộc.
|
|
|
- Người ngoài thân tộc.
|
|
9. Giá đất:
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
thửa đất cần điều tra tại thị trường ..................đ/m2; thời
điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng ....... năm .........
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
loại đất tương tự thủa đất điều tra tại thị trường ..................đ/m2
(loại đất tương tự là loại đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất, cùng
điều kiện kết cấu hạ tầng, ...); thời điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng
....... năm .........
- Hoặc giá cho thuê quyền sử dụng đất
........................đ/m2/năm; thời hạn cho thuê ........ năm.
......................,
ngày ...... tháng ...... năm 200.....
UBND xã
..................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Cán bộ điều tra
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ sử dụng đất
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài nguyên và
Môi trường
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài chính KH
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Mẫu số 1e (kèm theo
Phụ lục số 5):
|
Huyện, thị
xã:.................................., tỉnh Đồng Tháp.
|
|
Xã,
phường, thị trấn:....................................................
|
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất,
Kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị
|
Tên
chủ sử dụng đất:
.......................................................................
|
1. Địa chỉ chủ sử dụng đất:
.......................................................................................
...................................................................................................................................
2. Số thửa, tờ bản đồ khu đất:
Thửa đất số: ..............
........................, tờ bản đồ số: ....................................
3. Diện tích đất: ..........................m2
(bình quân chiều ngang ............., dài ............)
4. Vị trí khu đất:
|
- Vị trí đất (đánh X vào ô): tiếp giáp lộ
|
|
Không tiếp giáp
|
|
+ Trường hợp tiếp giáp lộ (đất có mặt tiền),
điền số liệu vào ô dưới đây:
. Tên đường phố thửa đất tiếp giáp:
..............................................................
..................................................................................................................................
|
. Cơ sở hạ tầng đường tiếp giáp: độ rộng
|
m
|
mặt đường láng
|
|
. Chiều dài mặt tiền thửa đất tiếp giáp lộ:
..............................................mét.
+ Trường hợp không tiếp giáp lộ, điền số liệu
vào ô dưới đây:
. Tên hẻm thửa đất tiếp giáp
....................................................................... ..
...................................................................................................................................
|
. Cơ sở hạ tầng Hẻm tiếp giáp: độ rộng
|
m
|
mặt đường láng
|
|
. Khoảng cách từ thửa đất đường phố gần nhất
(ghi tên đường phố và cự ly tính bằng mét):
.........................................................................................................
............................................................................................................................mét.
5. Loại đường phố, vị trí đất, giá đất đã ban
hành của thửa đất cần điều tra (điền vào ô dưới đây):
Hẻm loại
|
|
Đường loại
|
|
Vị trí
|
|
Giá đất
|
|
6. Tài sản chính chuyển nhượng kèm theo:
6.1 Công trình kiến trúc:
STT
|
Tên công trình
|
Diện tích (m2)
|
Số năm sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.2 Cây lâu năm trồng trên đất:
STT
|
Tên cây trồng
|
Số lượng (cây)
|
Số năm đã trồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.3 Đất (khác với loại đất đã ghi trên nếu
có):
STT
|
Loại đất
|
Diện tích (m2)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Yếu tố pháp lý của đất (đánh X vào các
ô tình trạng pháp lý của thửa đất):
|
- Chuyển nhượng không có xác nhận của chính
quyền (người chuyển nhượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
|
|
- Chuyển nhượng có xác nhận của chính
quyền.
|
|
|
- Có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
|
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
|
|
8. Người nhận chuyển nhượng (đánh X vào
các ô dưới đây):
|
- Người trong thân tộc.
|
|
|
- Người ngoài thân tộc.
|
|
9. Giá đất:
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
thửa đất cần điều tra tại thị trường ..................đ/m2; thời
điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng ....... năm .........
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
loại đất tương tự thủa đất điều tra tại thị trường ..................đ/m2
(loại đất tương tự là loại đất có cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất, cùng
điều kiện kết cấu hạ tầng, ...); thời điểm chuyển nhượng: ngày ....... tháng
....... năm .........
- Hoặc giá cho thuê quyền sử dụng đất
........................đ/m2/năm; thời hạn cho thuê ........ năm.
......................,
ngày ...... tháng ...... năm 200.....
UBND xã
..................................
(Ký tên, đóng dấu)
|
Cán bộ điều tra
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ sử dụng đất
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài nguyên và
Môi trường
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Phòng Tài chính KH
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
Chủ đầu tư
(Ký tên, ghi rõ họ
tên)
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|