ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
53/2007/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 26 tháng 9 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT TỐI THIỂU VÀ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC TÁCH THỬA, HỢP THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
327/TTr-STNMT ngày 13/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định diện tích đất tối thiểu và quy trình thực hiện thủ tục tách
thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2.
1. Bãi bỏ các quy định trước đây do Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành trái với Quyết định này.
2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Cục
trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị
xã, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY ĐỊNH
VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT TỐI THIỂU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC
TÁCH THỬA, HỢP THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2007 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng đất (gọi tắt là người sử dụng đất) có yêu cầu tách
thửa, hợp thửa để thực hiện các quyền theo quy định của Luật Đất đai; để thực
hiện dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
2. Cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục về hợp thửa, tách thửa theo quy định của
pháp luật về đất đai.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định
này quy định diện tích đất tối thiểu, quy trình thực hiện tách thửa, hợp thửa đất
ở và đất sản xuất nông nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp huyện và tỉnh.
2. Diện tích
đất tối thiểu tại Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tách thửa
trong trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất hoặc trong các trường hợp
quy định tại điểm đ, khoản 5 Điều 41 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Tách thửa
đất tại các khu dân cư ổn định (khu dân cư đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh) để
thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp với thửa đất liền kề để
thuận lợi cho việc sinh hoạt của người sử dụng đất trong khu dân cư;
c) Người sử dụng
đất là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
và doanh nghiệp Nhà nước. Các đối tượng này khi tách thửa phải có sự đồng ý của
cơ quan có thẩm quyền và đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp.
3. Việc tách
thửa đất tại khoản 1 Điều này là việc chia tách từ 1 thửa đất (gọi là thửa đất
bị tách) thành 2 hoặc nhiều thửa đất khác nhau có cùng mục đích sử dụng (gọi là
thửa đất được tách).
Điều 3. Các trường hợp không được tách thửa
1. Thửa đất
xin tách thửa nằm trong khu vực đã có công bố thu hồi đất hoặc đã có quyết định
thu hồi đất của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai.
2. Thửa đất
xin tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện
tích tối thiểu kể từ thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành.
3. Thửa đất
đang có tranh chấp và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
4. Thửa đất
có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tài sản
để thực hiện bản án có hiệu lực của tòa án.
5. Thửa đất
trong các khu dân cư có quy hoạch chi tiết, việc tách thửa không đồng thời với
hợp thửa.
6. Thửa đất
do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự
án sản xuất nông lâm nghiệp nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự
án theo đúng giấy phép đầu tư, vi phạm khoản 2, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003.
7. Thửa đất
không được tách thửa theo các quy định khác của pháp luật.
Điều 4. Các trường hợp được tách thửa đất
1. Người sử dụng
đất có yêu cầu tách thửa đất để thực hiện các giao dịch dân sự về quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư.
2. Người sử dụng
đất thực hiện việc tách thửa để chuyển quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải
thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận.
3. Người sử dụng
đất thực hiện việc tách thửa để chuyển quyền sử dụng đất theo quyết định hành
chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh
chấp đất đai,
khiếu nại, tố cáo về đất đai.
4. Người sử dụng
đất thực hiện việc tách thửa để thực hiện các quyền theo quyết định hoặc bản án
có hiệu lực của tòa án; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; văn bản
công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
5. Người sử dụng
đất thực hiện việc tách thửa để chuyển quyền sử dụng đất theo văn bản về việc
chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm
người có chung quyền sử dụng đất.
6. Người sử dụng
đất thực hiện việc tách thửa để chuyển quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới được
hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh
tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp
nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.
7. Các trường
hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 5. Điều kiện tách thửa, hợp thửa
1. Người sử dụng
đất được tách thửa đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai;
b) Diện tích
xin tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích tối
thiểu tại Quy định này trừ trường hợp thửa đất còn lại thuộc diện sẽ bị cơ quan
có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 36, Nghị định số
181/2004/NĐ-CP;
c) Không thuộc
các trường hợp không được tách thửa.
2. Nhà nước
khuyến khích việc hợp thửa đất nông nghiệp theo chủ trương “dồn điền, đổi thửa”
để thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp; hợp thửa đất tại các khu dân cư quy
hoạch tập trung để thực hiện các dự án xây nhà ở cho người có thu nhập thấp,
khu chung cư cao tầng.
Chương II
DIỆN TÍCH ĐẤT TỐI THIỂU,
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỢP THỬA, TÁCH THỬA ĐẤT
Điều 6. Đối với đất ở
1. Sau khi đã
trừ chỉ giới xây dựng đối với những khu vực có quy định chỉ
giới xây dựng,
diện tích đất ở tại đô thị được quyền tách thửa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Thửa đất
được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 40 m2 trở lên;
b) Chiều
ngang thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 3,5m;
c) Chiều dọc
của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5m;
d) Diện tích
còn lại của thửa đất bị tách không được nhỏ hơn 40 m2.
2. Sau khi đã
trừ chỉ giới xây dựng đối với những khu vực có quy định chỉ giới xây dựng, diện
tích đất ở tại nông thôn được quyền tách thửa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Thửa đất
được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 100 m2 trở lên;
b) Chiều
ngang thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5m;
c) Chiều dọc
của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 10m;
d) Diện tích
còn lại của thửa đất bị tách không được nhỏ hơn 100 m2.
Điều 7. Đối với đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực quy hoạch
đất nông nghiệp
1. Diện tích
đất nông nghiệp được quyền tách thửa tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và
các thị trấn phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Thửa đất
được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 1.000 m2 trở lên;
b) Diện tích
còn lại của thửa đất bị tách không được nhỏ hơn 1.000 m2.
2. Diện tích
đất nông nghiệp được quyền tách thửa tại các xã phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Thửa đất được
tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 2.000 m2 trở lên;
b) Diện tích
còn lại của thửa đất bị tách không được nhỏ hơn 2.000 m2.
Điều 8. Đối với đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất với đất
ở đô thị nhưng không được công nhận là đất ở hoặc nằm xen kẻ trong khu dân cư
đô thị
1. Việc tách
thửa phải thực hiện đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định
tại Điều 36 Luật Đất đai.
2. Diện tích
đất tối thiểu được tách thửa và bị tách thửa theo quy định tại khoản 1, Điều 6
của Quy định này.
Điều 9. Đối với đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa với đất ở
nông thôn nhưng không được công nhận là đất ở hoặc nằm xen kẻ trong khu dân cư
nông thôn
1. Việc tách
thửa phải thực hiện đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định
tại Điều 36 Luật Đất đai.
2. Diện tích
đất tối thiểu được tách thửa và bị tách thửa theo quy định tại khoản 2, Điều 6
của Quy định này.
Điều 10. Đối với thửa đất nông nghiệp nằm trong khu quy hoạch
dân cư chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
1. Việc tách
thửa phải thực hiện đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định
tại Điều 36 Luật Đất đai. Trường hợp tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thì người sử dụng đất nộp hồ sơ 01 lần cùng với việc tách thửa.
2. Diện tích
thửa đất tối thiểu được tách và diện tích còn lại của thửa đất bị tách không nhỏ
hơn diện tích đất ở theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Tách thửa đối với trường hợp thực hiện dự án đầu tư
1. Hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất tự thực hiện dự án đầu tư hoặc chuyển nhượng quyền sử
dụng đất để người nhận chuyển nhượng thực hiện dự án đầu tư theo chấp thuận của
cơ quan có thẩm quyền thì diện tích thửa đất được tách theo chấp thuận đầu tư của
cơ quan có thẩm quyền và diện tích thửa đất bị tách thửa còn lại nhỏ hơn diện
tích tối thiểu thuộc từng trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy định
này thì người sử dụng đất vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
quy định hiện hành.
2. Tổ chức sử
dụng đất có yêu cầu tách thửa để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh thì diện
tích tối thiểu của thửa đất được tách theo dự án chấp thuận đầu tư của cơ quan
có thẩm quyền.
Điều 12. Trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa
1. Người sử dụng
đất có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Sở Tài
nguyên và Môi trường, nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; nộp tại Phòng Tài nguyên và
Môi trường nếu là hộ gia đình, cá nhân; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin tách
thửa hoặc hợp thửa của người sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa, hợp thửa
theo yêu cầu của người sử dụng đất và trường hợp tách thửa, hợp thửa do nhận
quyền sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 Điều 99 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP;
b) Giấy chứng
nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản
1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp tách thửa, hợp thửa do nhận quyền
sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm 1 khoản 1 Điều 99 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP thì phải có thêm văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
2. Trình tự
thủ tục thực hiện:
a) Ngay trong
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Sở Tài
nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (gọi chung là Cơ quan
Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;
b) Đối với
trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính thì ngay trong ngày nhận được
hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và
gửi đến Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
Đối với trường
hợp tách thửa hoặc trường hợp hợp thửa mà phải trích đo địa chính thì trong thời
hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới
tách hoặc mới hợp thửa và gửi đến Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp;
c) Trong thời
hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa
chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
trình UBND cấp huyện xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất
mới; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận cho thửa đất
mới trong trường hợp được ủy quyền hoặc trình UBND cấp tỉnh ký giấy chứng nhận
cho thửa đất mới trong trường hợp không được ủy quyền;
d) Trong thời
hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cấp có
thẩm quyền xem xét, ký và gửi giấy chứng nhận cho Cơ quan Tài nguyên và Môi trường
trực thuộc;
đ) Ngay trong
ngày nhận được giấy chứng nhận đã ký hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo,
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trao bản chính giấy chứng nhận
đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi bản lưu giấy chứng nhận đã ký,
bản chính giấy chứng nhận đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai đã thu hồi
cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; gửi thông báo biến động về
sử dụng đất cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
3. Đối với
trường hợp không được tách thửa: ngay trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ do Cơ quan
Tài nguyên và Môi trường chuyển đến, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ và có văn bản trả lời và trả hồ sơ lại cho người sử dụng đất. Thời gian
thực hiện không quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ. Công văn trả lời phải
ghi rõ lý do không được tách thửa.
4. Đối với
trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì căn cứ quyết định
thu hồi đất, Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc
tách thửa theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. UBND các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các ban, ngành chức năng, UBND các xã,
phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý những trường hợp tự ý
tách thửa đất không theo đúng Quy định này. Kiên quyết không cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với những trường hợp tự ý tách thửa.
2. Cơ quan
công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã không được làm thủ tục công chứng, chứng thực
chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa đất thành hai hoặc nhiều
thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích đất
tối thiểu theo Quy định này.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn cho cán bộ, công chức
viên chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở 3 cấp tỉnh, huyện và
xã thực hiện nghiêm túc các nội dung của Quy định này; tuyên truyền rộng rãi nội
dung của quy định để người sử dụng đất biết, thực hiện.
4. Các cơ
quan báo, đài, công báo tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi Quy định này
trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân và các cơ quan
Nhà nước biết, thực hiện./.