UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
472/2007/QĐ-UBND
|
Tuy
Hoà, ngày 08 tháng 03 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ “về thi hành
Luật Đất đai” và Nghị định số: 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ “Về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai...;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số: 01/2005/TT-BTNMT ngày
13/04/2005 “về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai”; số 29/2004/TT-BTNMT
ngày 01/11/2004 “về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”; số
09/2006/TT-BTNMT ngày 25/9/2006 “về Hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển công ty nhà nước thành công ty
cổ phần”;
Căn cứ Quyết định số: 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường “về ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số:
30/TTr-STNMT ngày 15/01/2007),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục trong quản lý đất
đai và thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi
tiết việc thực hiện Quyết định này; các sở: Xây dựng, Tài chính, Cục thuế tỉnh
và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ triển khai tổ chức thực
hiện Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau mười (10) ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định
trước đây trái với Quyết định này.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng
UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư
pháp; Cục trưởng Cục Thuế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh Uỷ, TT. HĐND (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: TNMT, TC, XD, CN, NN&PTNT, Cục thuế;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu VT.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Chi
|
QUY ĐỊNH
TRÌNH TỰ THỦ TỤC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 472/2007/QĐ-UBND ngày 08/03/2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Phú Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Bản quy định này quy định trình
tự, thủ tục trong quản lý đất đai và thực hiện các quyền của người sử dụng đất
(theo Mục 2 và Mục 3 Chương XI Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai).
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng quy định này gồm
các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,
Trung tâm phát triển quỹ đất, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; người sử dụng
đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 3. Thời
gian thực hiện
1. Thời gian thực hiện thủ tục
hành chính quy định trong bản Quy định này được tính theo ngày làm việc không
tính ngày lễ và ngày thứ bảy, chủ nhật.
2. Đối với trường hợp sử dụng đất
thuộc khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời gian thực hiện thủ
tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai được tăng thêm so với thời gian
quy định tại bản Quy định này nhưng không quá 3 ngày làm việc khi thụ lý hồ sơ ở
mỗi cơ quan (UBND xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường) cho mỗi trường hợp.
3. Trường hợp phải trích đo địa
chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính khi thực hiện thủ tục trong quản lý,
sử dụng đất đai thì thời gian thực hiện thủ tục được tăng thêm so với thời gian
quy định tại bản quy định này nhưng không quá năm (05) ngày làm việc đối với mỗi
trường hợp khi thực hiện trích đo.
Điều 4. Thực
hiện cơ chế “một cửa” trong thủ tục hành chính quản lý và sử dụng đất đai
1. Thống nhất theo nguyên tắc
người sử dụng đất nộp hồ sơ tại đâu thì nhận kết quả tại đó và theo nguyên tắc
của cơ chế một cửa quy định của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành của
UBND tỉnh.
2. Niêm yết công khai tại cơ
quan tiếp nhận hồ sơ về các nội dung: Lịch tiếp nhận hồ sơ; Loại đối tượng và
loại thủ tục thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ; Hướng dẫn lập hồ sơ mà người đến
giao dịch phải nộp; Thời hạn nhận kết quả; Các khoản thu liên quan về đất; Danh
mục thông tin đất đai có thể cung cấp.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký,
người tiếp nhận phải có trách nhiệm: xem xét tính đầy đủ của hồ sơ, chỉ tiếp nhận
hồ sơ nếu đã hợp lệ và thuộc thẩm quyền giải quyết; Ghi thời điểm nhận hồ sơ,
viết giấy biên nhận hồ sơ; Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trả lại và thông
báo rõ lý do, đồng thời có phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung những thủ tục
còn thiếu so với quy định.
Điều 5. Các
khoản thu liên quan về đất
1. Mức thu phí trích đo, lập bản
đồ trích đo địa chính, phí thẩm định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính được
thực hiện theo Quyết định 229/2006/QĐ-UBND ngày 08/02/2006 của UBND Tỉnh “Về việc
quy định mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí thẩm định cấp quyền sử dụng
đất; phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai”.
2. Mức thu lệ phí trước bạ về đất,
lệ phí địa chính, lệ phí đăng ký thế chấp, xoá đăng ký thế chấp, nộp tiền sử dụng
đất khi giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
Chương II:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 6.
Trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất
1. Sau khi được phép chấp thuận
đầu tư và thoả thuận địa điểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người xin
giao đất, thuê đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất là chủ dự án không sử dụng
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc dự án không có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ
sơ xin thẩm định nhu cầu sử dụng đất gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định
nhu cầu sử dụng đất được thực hiện như sau:
Chủ đầu tư dự án nộp bảy (07) bộ
hồ sơ thẩm định tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với dự án mà thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của
UBND cấp tỉnh hoặc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với dự án mà thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản Dự án kèm theo toàn bộ
các phụ lục của Dự án;
b) Quyết định phê duyệt Dự án của
chủ đầu tư.
3. Việc thẩm định nhu cầu sử dụng
đất được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá hai
(02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định đến các cơ quan có liên quan để lấy ý
kiến.
b) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về nhu cầu sử dụng đất đến cơ quan Tài nguyên và Môi
trường.
c) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, cơ quan Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, rà soát cụ thể nhu cầu sử
dụng đất so với định mức sử dụng đất đối với loại đất có quy định về định mức sử
dụng đất; lập văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất và gửi cho chủ đầu tư dự
án.
Điều 7.
Trình tự, thủ tục xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai
Trình tự, thủ tục xác nhận việc
chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được giao đất, cho thuê đất
được thực hiện như sau:
1. Người xin giao đất, thuê đất
lập Bản kê khai về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước
giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật đất đai
trong quá trình thực hiện từng dự án theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư
01/2005/TT-BTNMT; gửi Bản kê khai đã lập đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có
đất đang xin giao đất, xin thuê đất.
Trường hợp người xin giao đất,
thuê đất là tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước thì phải kê khai tất cả
diện tích đất, tình trạng sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê đối với
tổ chức kinh tế đó và các tổ chức kinh tế khác có cùng chủ sở hữu.
2. Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản kê khai, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm gửi Phiếu yêu cầu đến Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh,
thành phố là nơi có đất đã giao, đã cho thuê để lấy ý kiến nhận xét về mức độ
chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất trong quá trình thực hiện các
dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Phiếu yêu cầu được lập theo Mẫu
số 06 ban hành kèm theo Thông tư 01/2005/TT-BTNMT.
3. Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản nhận xét của Sở Tài nguyên và Môi
trường được yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập Bản
đánh giá theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 01/2005/TT-BTNMT và đưa vào
hồ sơ xem xét việc giao đất, cho thuê đất.
Điều 8. Điều
kiện giao đất ở có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở tại
nông thôn không qua đấu giá quyền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân chưa có đất
để làm nhà ở, nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được xem xét để Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất:
1. Có hộ khẩu thường trú tại xã
nơi có đất hoặc trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang cư trú tại nơi có đất,
chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định của
pháp luật hiện hành và được xác nhận của UBND xã nơi đang cư trú thì được xem
xét giao đất để làm nhà ở. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở thuộc
dự án tái định cư, giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở do cấp có thẩm quyền
phê duyệt dự án quyết định;
2. Chưa có đất để làm nhà ở;
3. Chưa được Nhà nước giao đất để
làm nhà ở lần nào.
Điều 9. Điều
kiện hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để
sử dụng vào mục đích nông nghiệp
1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc
các đối tượng sau đây thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giao đất
không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp:
a) Những người có nguồn sống
chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có hộ
khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc được UBND xã, phường,
thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài trên ba (03) năm tại xã, phường, thị trấn
nơi có đất nhưng chưa có hộ khẩu thường trú kể cả những người đang làm nghĩa vụ
quân sự;
b) Những hộ gia đình, cá nhân
trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường
trú tại xã, phường, thị trấn nơi có đất nay không có việc làm;
c) Cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất,
tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống
thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi có đất;
d) Con của cán bộ, công chức,
viên chức, công nhân sống tại xã, phường, thị trấn nơi có đất đến tuổi lao động
nhưng chưa có việc làm.
2. Quỹ đất để giao cho hộ gia
đình, cá nhân bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối và đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng
đưa vào sử dụng nông nghiệp theo quy hoạch.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét cho thuê đất nông nghiệp, đất trống, đồi núi trọc,
đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng nông nghiệp theo
quy hoạch.
Điều 10.
Trình tự, thủ tục giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá
nhân
Việc giao đất trồng cây hàng
năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm
muối được thực hiện theo phương án do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất lập và trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xét duyệt. Trình tự, thủ tục
giao đất được thực hiện theo quy định sau:
1. Hồ sơ xin giao đất của hộ gia
đình, cá nhân:
Đơn xin giao đất (2 bản) (theo mẫu
số 02/ĐĐ tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT) kèm theo Sổ hộ khẩu (công chứng hoặc chứng
thực) (nếu có).
2. Nơi nộp đơn: UBND xã, phường,
thị trấn nơi có đất.
3. Trình tự, thời gian giải quyết.
a) UBND xã, phường, thị trấn lập
phương án giao đất cho tất cả các trường hợp được giao đất tại địa phương;
b) Hội đồng tư vấn giao đất của
xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Hội đồng tư vấn cấp xã) xem xét phương án và đề
xuất ý kiến đối với các trường hợp được giao đất; Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng
tư vấn giao đất, UBND xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh phương án giao đất, niêm
yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở UBND xã, phường,
thị trấn trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến
đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua phương án giao đất trước khi trình UBND huyện, thành phố
(qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) xét duyệt phương án.
Hội đồng tư vấn cấp xã do UBND cấp
xã quyết định thành lập. Uỷ ban nhân dân cấp xã xác định số lượng và thành phần
tham gia Hội đồng, trong đó phải có các thành viên bắt buộc: Chủ tịch hoặc Phó
chủ tịch UBND cấp xã làm chủ tịch Hội đồng, cán bộ địa chính cấp xã làm thường
trực Hội đồng kiêm thư ký Hội đồng; cán bộ Tư pháp cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ
quốc cấp xã.
Hồ sơ giao đất, thuê đất của hộ
gia đình, cá nhân do UBND xã, phường, thị trấn chuyển đến UBND huyện gồm có:
- Đơn xin giao đất kèm theo Sổ hộ
khẩu thường trú (nếu có) của hộ gia đình, cá nhân.
- Tờ trình của UBND xã, phường,
thị trấn kèm theo Phương án giao đất của UBND xã, phường, thị trấn;
- Biên bản họp xét của Hội đồng
tư vấn giao đất;
- Biên bản kết thúc công khai
danh sách các hộ gia đình, cá nhân được xét giao đất;
- Danh sách các hộ gia đình, cá
nhân có đủ điều kiện được giao đất;
- Danh sách các hộ gia đình, cá
nhân không đủ điều kiện được giao đất;
c) Trình tự ban hành quyết định
giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Trong thời hạn không quá bảy
(07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Phòng Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm thẩm định phương án giao đất đồng thời chỉ đạo Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất trực thuộc trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc (kể
từ ngày kết thúc thẩm định phương án giao đất) hoàn thành việc trích lục địa
chính thửa đất hoặc trích đo thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính); lập
hồ sơ địa chính.
- Trong thời hạn không quá 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giao đất của Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm ký quyết định giao đất,
ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do UBND cùng cấp ký phòng Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm thông báo cho người sử dụng đất nộp phí, lệ phí; gửi giấy chứng nhận cho
UBND xã, phường, thị trấn.
- UBND xã, phường thị trấn trong
thời gian không quá ba (03) ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất có trách nhiệm xác định cụ thể mốc giới và bàn giao đất trên thực địa,
giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
d) Thời gian thực hiện các bước
quy định tại điểm c khoản này không quá ba mươi ngày (30) ngày làm việc kể từ
ngày Phòng Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ giao đất hợp lệ đến khi người
sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 11.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất
nông nghiệp khác cho hộ gia đình, cá nhân
1. Hồ sơ xin giao đất, thuê đất
được lập thành 2 bộ, gồm có:
- Đơn xin giao đất (theo mẫu
01a) hoặc đơn xin thuê đất (theo mẫu 01b) quy định tại Thông tư
29/2004//TT-BTNMT); trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng;
- Dự án nuôi trồng thuỷ sản được
cơ quan quản lý thuỷ sản huyện, thành phố thẩm định và Báo cáo đánh giá tác động
về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường (đối với trường hợp xin
giao đất, thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản).
2. Nơi nộp hồ sơ: tại UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất.
3. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến
xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn không quá bảy
(07) ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét
lại hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ
sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười
lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Văn phòng Đăng ký
chuyển đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các Phòng, ban có liên
quan có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp xin giao đất, thuê đất, xác minh thực
địa, xác định về mặt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất
trình UBND huyện, thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
đ) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình của Phòng Tài nguyên và Môi
trường, UBND cùng cấp ký quyết định giao đất, cho thuê đất và ký giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường.
e) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày kể từ ngày UBND ký quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu phí, lệ phí, ký hợp đồng
thuê đất (đối với trường hợp thuê đất) và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
f) Thời gian thực hiện các bước
công việc quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 điều này không quá ba
mươi lăm (35) ngày làm việc kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ hồ sơ
hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
không kể thời gian người được giao đất, thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính
và thời gian gửi thông báo bằng bưu điện cho người được giao đất, thuê đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính, nhận kết quả.
Điều 12.
Trình tự, thủ tục giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn
không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất
1. Hồ sơ xin giao đất (02 bộ), gồm
có:
a) Đơn xin giao đất (theo mẫu số
02/ĐĐ quy định tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT);
b) Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy
xác nhận của UBND xã nơi đang ở về các điều kiện nhập khẩu đối với trường hợp
chưa có hộ khẩu tại nơi xin giao đất.
2. Nơi nộp hồ sơ: tại UBND xã
nơi có đất.
3. Trình tự giao đất được quy định
như sau:
a) UBND xã căn cứ vào quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương đã được xét duyệt, quỹ đất để
giao, số người có nhu cầu xin giao đất lập phương án giao đất làm nhà ở gửi Hội
đồng tư vấn giao đất của xã xem xét về nhu cầu của người xin giao đất, đề xuất
ý kiến đối với phương án giao đất; niêm yết công khai danh sách các trường hợp
được giao đất tại trụ sở UBND xã trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và
tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất,
xác nhận vào đơn xin giao đất của từng trường hợp, lập hồ sơ xin giao đất gửi
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ do UBND xã chuyển đến (02
bộ), gồm có:
- Đơn xin giao đất kèm theo Sổ hộ
khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận của UBND xã nơi đang ở về các điều kiện nhập
khẩu đối với trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi xin giao đất của từng hộ gia
đình, cá nhân; những giấy tờ có liên quan chứng minh thuộc diện không phải nộp,
được hưởng ưu đãi, hoặc được miễn, giảm nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ về
đất được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành;
- Tờ trình của UBND xã về việc
giao đất làm nhà ở;
- Biên bản họp xét của Hội đồng
tư vấn giao đất của xã;
- Biên bản kết thúc niêm yết
công khai danh sách các trường hợp được giao đất;
- Danh sách các hộ gia đình, cá
nhân có đủ điều kiện được giao đất;
- Danh sách các hộ gia đình, cá
nhân không đủ điều kiện được giao đất;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chi tiết hoặc quy hoạch chi tiết điểm khu dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
b) Trong thời gian không quá tám
(08) ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại
hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo
địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa
chính và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm a khoản này đến Phòng Tài nguyên và
Môi trường;
c) Trong thời gian không quá mười
ngày (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ do Văn phòng đăng ký chuyển đến,
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì phối hợp các phòng, ban
liên quan thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa, xác định sự phù hợp về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình UBND huyện, thành phố quyết định giao đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
d) Trong thời gian không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Phòng Tài nguyên và Môi trường
chuyển đến, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm ký quyết định giao đất và ký cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
e) Trong thời gian không quá ba
(03) ngày kể từ ngày nhận được quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã ký, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm chỉnh lý hồ
sơ địa chính lưu trữ, chuyển hồ sơ địa chính của hộ gia đình, cá nhân cho Chi cục
thuế để xác định số tiền sử dụng đất và các khoản thu khác mà hộ gia đình, cá
nhân phải nộp.
f) Trong thời hạn không qua ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ địa chính do Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, Chi cục thuế phải gửi Thông báo tiền sử dụng
đất phải nộp và các khoản thu khác đến cơ quan đã gửi hồ sơ địa chính. Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Chi cục thuế, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất phải trao Thông báo nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước
bạ về đất, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí địa chính theo quy định đến người được
giao đất để người được giao đất có trách nhiệm thực hiện nộp tiền vào ngân sách
nhà nước.
g) Trong thời hạn 30 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất và các khoản nộp khác, hộ gia
đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất và các khoản nộp khác tại địa điểm
nộp tiền theo đúng Thông báo.
h) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày kể từ ngày người được giao đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Phòng
Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã xác định cụ thể mốc giới và
bàn giao đất trên thực địa và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
được giao đất; thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính.
3. Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại điểm b, c, d, e, f, h tại khoản 2 Điều này không quá ba mươi
lăm (35) ngày làm việc (không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng và
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 13.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không
phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
1. Trước khi lập thủ tục xin
giao đất, xin thuê đất, nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm. Việc cho phép chủ trương đầu tư và giới
thiệu địa điểm thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư do UBND tỉnh
Phú Yên ban hành.
2. Người xin giao đất, thuê đất
lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất 02 bộ, gồm có:
a) Đơn xin giao đất (theo mẫu
03/ĐĐ) hoặc đơn xin thuê đất (theo mẫu 04/ĐĐ) quy định tại Thông tư
29/2004/TT-BNTMT);
b) Quyết định thành lập hoặc giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Thông báo cho phép lập dự án
đầu tư;
d) Thông báo thoả thuận địa điểm;
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu
tư đối với dự án sử dụng vốn của ngân sách nhà nước hoặc bản sao Giấy phép đầu
tư có chứng nhận của công chứng nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước
ngoài; trường hợp dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước
hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì phải văn bản thẩm định nhu cầu
sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Điều 6 bản Quy định
này;
f) Giấy phép kèm theo bản đồ
thăm dò, khai thác mỏ đối với trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;
trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết
định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
g) Văn bản xác nhận của Sở Tài
nguyên và Môi trường ở tỉnh khác (là nơi có đất đã giao, đã cho thuê) về việc
chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất trước đó theo quy định tại Điều 7 của bản quy định này;
h) Văn bản Thẩm định thiết kế cơ
sở hoặc thiết kế kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo hồ sơ thiết
kế đã được thẩm định;
i) Quyết định phê duyệt Báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Nơi nộp hồ sơ: tại Sở Tài
nguyên và Môi trường.
3. Trình tự, thời gian giải quyết
như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực
thuộc trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), trích sao
hồ sơ địa chính khu đất (đối với các dự án sử dụng đất để xây dựng các công
trình trên phạm vi rộng như đê điều, thủy điện, đường điện, đường bộ, đường sắt,
đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn khí thì được dùng bản đồ địa hình
thành lập mới nhất có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25.000 để thay thế bản đồ địa
chính);
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
xác minh thực địa; trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; đối với trường hợp dự án thuê đất hoặc xin giao đất
có nộp tiền sử dụng đất thì chuyển hồ sơ địa chính cho Sở Tài chính, Cục thuế để
xác định đơn giá thuê đất, đơn giá tiền sử dụng đất, xét miễn, giảm tiền thuê đất,
tiền sử dụng đất;
Trong thời gian không quá hai
(02) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường
chuyển đến, Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm ký Quyết định đơn giá thuê đất,
đơn giá tiền sử dụng đất; Cục trưởng Cục thuế có trách nhiệm xác định tiền thuê
đất, tiền sử dụng đất phải nộp, xác định trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất,
tiền sử dụng đất (nếu có) gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời gian không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên và Môi trường
chuyển đến, UBND Tỉnh có trách nhiệm ký quyết định giao đất, cho thuê đất.
d) Trường hợp dự án được nhà nước
giao đất phải nộp tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì trong thời hạn không quá
năm (05) ngày kể từ ngày nhận Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh,
văn bản của Sở Tài chính và Cục thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
thông báo cho tổ chức được thuê đất ký hợp đồng thuê đất, thực hiện các nghĩa vụ
tài chính, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được uỷ quyền;
bàn giao đất ngoài thực địa và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
được giao đất, thuê đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Trường hợp dự án được nhà nước
giao đất không phải nộp tiền sử đất thì trong thời hạn không quá hai (02) ngày
kể từ ngày nhận được Quyết định giao đất của UBND tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường
thông báo cho tổ chức được giao đất nộp phí, lệ phí địa chính, tổ chức bàn giao
đất ngoài thực địa, thông báo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý hồ
sơ địa chính.
4. Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại điểm a, b, c, d không quá mười bảy (17) ngày làm việc đối với
trường hợp được giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất và không quá hai mươi
(20) ngày làm việc đối với trường hợp thuê đất hoặc giao đất phải nộp tiền sử dụng
đất (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) và kể từ
ngày Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng
đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận Quyết định giao đất
(đối với trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Điều 14.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất cho các dự án của tổ chức, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài mà địa điểm
giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng
1. Trước khi lập thủ tục xin
giao đất, thuê đất, nhà đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép chủ trương đầu tư và thông báo giới thiệu địa điểm.
2. Đối với trường hợp các dự án
có nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích quy định tại khoản 1, 2
Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hoặc khoản
3 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng trước khi giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất. Trình tự, thủ tục
thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của bản Quy định này.
3. Đối với dự án đầu tư có sử dụng
đất vào mục đích phát triển kinh tế không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này
mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quy định
của pháp luật về đất đai mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. Trình tự
thực hiện giao đất, thuê đất theo quy định tại Điều 16 của bản Quy định này.
4. Hồ sơ xin giao đất, thuê đất
trong trường hợp đất chưa được giải phóng mặt bằng mà phải thực hiện thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng trước khi giao đất, thuê đất thì hồ sơ được lập thành 02 bộ,
gồm có:
- Các loại giấy tờ như quy định
tại khoản 1 Điều 13 bản quy định này;
- Thông báo thu hồi đất của UBND
huyện, thành phố nơi có đất;
- Quyết định phê duyệt phương án
tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Tờ trình đề nghị thu hồi đất của
UBND huyện, thành phố kèm theo bảng thống kê diện tích, các loại đất thu hồi
theo đối tượng sử dụng, quản lý;
- Trích lục hoặc trích đo khu đất
thực hiện dự án.
5. Trình tự thực hiện như sau:
a) Việc thu hồi đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định tại điểm d, e, f khoản 4 Điều
22 bản Quy định này.
b) Sau khi thực hiện sau các
công việc quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp tại
Sở Tài nguyên và Môi trường Quyết định thu hồi đất của UBND huyện (đối với trường
hợp trên khu đất thu hồi có diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân), Quyết định
phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của cấp
có thẩm quyền, biên bản nhận tiền bồi thường của những trường hợp được bồi thường
có xác nhận của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc thực hiện trình tự
thủ tục giao đất, thuê đất thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều
13 bản quy định này.
6. Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại khoản 5 Điều này không quá hai mươi lăm ngày (25) ngày làm việc
(không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian
thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư) kể từ ngày giải phóng
xong mặt bằng cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Điều 15.
Trình tự, thủ tục giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
1. Đơn vị vũ trang nhân dân quy
định tại khoản 3 Điều 83 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP xin
giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nộp hai (02) bộ hồ sơ tại
Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin giao đất;
b) Trích sao quyết định đầu tư
xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm
các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch
vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Văn bản đề nghị giao đất của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
uỷ nhiệm.
2. Việc giao đất được quy định
như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm thẩm tra và gửi một (01) bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất trực thuộc; gửi văn bản hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện lập phương
án bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất
đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo
hồ sơ xin giao đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá mười
(10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ
sơ địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thực địa,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
d) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi đất,
giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện;
thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng;
đ) Việc thu hồi đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 22 của Quy định
này và quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
e) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng,
Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa.
3. Thời gian thực hiện các bước
quy định khoản 2 Điều này không quá 25 ngày (không kể thời gian người được giao
đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất được
bàn giao đất ngoài thực địa.
Điều 16.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp nhà đầu tư nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án
1. Trường hợp mục đích sử dụng đất
của dự án khác với mục đích sử dụng đất của thửa đất mà việc sử dụng đất để thực
hiện dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã xét duyệt thì trình tự
giải quyết được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin
phép chuyển mục đích sử dụng đất và chỉ được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
khi có các điều kiện quy định tại Điều 30 và khoản 1 Điều 100
Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
b) Hồ sơ xin chuyển mục đích sử
dụng đất, giao đất, xin thuê đất được lập thành 02 bộ, gồm có:
- Thông báo cho phép lập dự án đầu
tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thông báo giới thiệu địa điểm
để lập dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyết định thành lập hoặc giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (mục đích
sử dụng đất phải phù hợp ngành nghề trong quyết định thành lập hoặc giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu
tư của chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu
tư có chứng nhận của công chứng nhà nước đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
kèm theo dự án và toàn bộ phụ lục dự án;
- Văn bản thẩm định thiết kế cơ
sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ
môi trường;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều
50 Luật Đất đai (của người có đất chuyển nhượng);
- Biên lai nộp thuế chuyển quyền
sử dụng đất;
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng
đất (đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản
1 Điều 36 Luật Đất đai) hoặc Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (đối
với đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản
2 Điều 36 Luật Đất đai);
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng
đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đối với dự án của tổ chức không
sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn nước ngoài;
- Văn bản xác nhận của Sở Tài
nguyên và Môi trường nơi có đất về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với
các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó.
c) Nơi nộp hồ sơ:
- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường
đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài;
- Tại Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất của Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân.
d) Trình tự, thời gian giải quyết:
Theo quy định tại điều 19 của bản quy định này nếu trường hợp chuyển mục đích
phải đăng ký hoặc theo quy định tại điều 20 của bản quy định này trong trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp trong khu vực đất
thực hiện dự án phát triển kinh tế không thuộc trường hợp được Nhà nước thu hồi
đất (nhà đầu tư thoả thuận trực tiếp với người đang sử dụng đất để nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để có đất
thực hiện dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 36 của Nghị định
181/2004/NĐ-CP) có một phần diện tích đất không được tham gia thị trường bất
động sản thì Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thu hồi đất để cho thuê hoặc giao
cho nhà đầu tư theo quy định sau:
a) Việc sử dụng đất để thực hiện
dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; trường
hợp cần chuyển mục đích sử dụng đất thì phải được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
36 của Luật Đất đai;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
việc thu hồi đất theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật
Đất đai, quyết định cho thuê đất hoặc giao đất không thông qua đấu giá quyền
sử dụng đất cho nhà đầu tư đối với phần diện tích đất không được tham gia thị
trường bất động sản; giá đất giao hoặc giá thuê đất tính theo giá đất do Ủy ban
nhân dân tỉnh quy định;
c) Thời hạn giao đất, cho thuê đất
phù hợp với thời hạn sử dụng đất đã xác định trong dự án đầu tư;
d) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
phải nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
Điều 17.
Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết
cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, điểm, cụm công nghiệp
1. Đối với các khu công nghiệp
đã có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và có tổ chức kinh tế thuê đất
của nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp thì trình tự
thủ tục cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng được
thực hiện theo quy định tại mục 3 phần IV Thông tư
01/2005/TT-BTNMT.
2. Trường hợp các khu công nghiệp
chưa có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ, chưa có tổ chức kinh tế
thuê đất của nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp mà cơ
sở hạ tầng do ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng thì các tổ chức xin thuê đất
trong khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu công
nghiệp, cụm, điểm công nghiệp. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công
nghiệp, cụm, điểm công nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi
trường. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định tại
Điều 13 bản quy định này.
Điều 18.
Trình tự, thủ tục đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất
có thu tiền sử dụng đất
1. Người thuê đất có nhu cầu
chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp
hai (02) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đăng ký chuyển từ hình thức
thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất;
b) Hợp đồng thuê đất và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
2. Nơi nộp hồ sơ:
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp là tổ chức trong nước,
người Việt Nam định cư nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài);
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp là hộ gia đình, cá
nhân).
3. Việc chuyển từ hình thức thuê
đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất có trách nhiệm thẩm tra; đối với trường hợp đủ điều kiện thì làm trích
sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường
cùng cấp; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài
chính;
b) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài
chính, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
4. Trường hợp người sử dụng đất
có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất kết hợp với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức
thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Điều 19.
Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không
phải xin phép
1. Người sử dụng đất xin chuyển
mục đích sử dụng đất thuộc quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Đất
đai nộp một (01) bộ hồ sơ, gồm có:
a) Tờ khai đăng ký chuyển mục
đích sử dụng đất (theo mẫu số 12/ĐK quy định tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT);
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
2. Người sử dụng đất được chuyển
mục đích sử dụng đất sau hai mươi (20) ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thông báo không được chuyển mục đích sử
dụng đất do không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 của
Luật Đất đai.
3. Việc đăng ký chuyển mục đích
sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trong thời gian không quá 10
ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ xác nhận vào tờ
khai; trường hợp đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy định
tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai thì trả lại hồ sơ và
thông báo rõ lý do;
- Chuyển hồ sơ đến cơ quan tài
nguyên và môi trường cùng cấp để chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Trong thời gian không quá 5
ngày làm việc Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và giao lại cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
c) Trong thời gian không quá 3
ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉnh lý giấy chứng
nhận, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã chỉnh lý cho người sử dụng đất.
Điều 20.
Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
1. Người sử dụng đất xin chuyển
mục đích sử dụng đất thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 36 Luật Đất đai nộp một (01) bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất,
gồm có:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng
đất (theo mẫu số 11/ĐK quy định tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT);
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
c) Dự án đầu tư theo quy định của
pháp luật về đầu tư đối với trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất là
tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài;
d) Văn bản cho phép đầu tư, văn
bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa
điểm đã được xác định; Thông báo giới thiệu địa điểm.
2. Nơi nộp hồ sơ:
- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường
nơi có đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài;
- Tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
3. Trình tự thực hiện:
Trong thời gian không quá mười
lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực
địa;
- Xem xét tính phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với
trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
- Chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất trực thuộc trích sao hồ sơ địa chính.
4. Trong thời hạn không quá 3
ngày làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Trích sao hồ sơ địa chính gửi
cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;
- Gửi số liệu địa chính cho cơ
quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
5. Trong thời gian không quá 3
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ quan tài nguyên và môi trường
UBND cùng cấp có trách nhiệm ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Trong thời gian không quá 4
ngày làm việc kể từ ngày UBND ký quyết định, cơ quan tài nguyên và môi trường
chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký lại hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp thuê đất và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
7. Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này không quá hai mươi lăm (25)
ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài
chính) kể từ ngày cơ quan tài nguyên và môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới
ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý.
Điều 21.
Trình tự, thủ tục chuyển hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
1. Trường hợp công ty nhà nước
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sau khi hoàn thành việc cổ phần
hoá, công ty cổ phần làm thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất theo quy định
tại Điều 143 Nghị định 181/2004/NĐ-CP để chỉnh lý tên người
sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Trường hợp công ty cổ phần lựa
chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện
thanh lý hợp đồng đã ký trước đây với công ty Nhà nước (nếu có) và ký hợp đồng
thuê đất với công ty cổ phần trước khi trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp công ty nhà nước
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sau khi hoàn thành việc cổ
phần hoá, công ty cổ phần thực hiện việc rà soát hiện trạng sử đất theo hướng dẫn
tại khoản 1 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và lập phương án sản xuất, kinh doanh trình UBND cấp tỉnh
xét duyệt để nộp kèm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
tại Điều 28 của bản Quy định này.
Phương án sản xuất kinh doanh được
lập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP,
trong đó có kèm theo nội dung lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm hoặc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Sau khi được UBND tỉnh có quyết
định xử lý việc sử dụng đất và duyệt phương án sản xuất kinh doanh, Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện ký hợp đồng thuê đất (nếu công ty cổ phần lựa chọn
hình thức thuê đất), ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền. Công
ty cổ phần thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định trước khi được trao
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Bản quy định này.
Chương III:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI
ĐẤT
Điều 22.
Trình tự thu hồi đất đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích
phát triển kinh tế quy định tại khoản 1, 2 Điều 36 của
Nghị định 181/2004/NĐ-CP và khoản 3 Điều 2 Nghị định
17/2006/NĐ-CP
1. Trách nhiệm lập hồ sơ thu hồi
đất:
Sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn đã được duyệt hoặc có Thông báo cho phép chủ trương đầu tư và thoả
thuận địa điểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Trung tâm phát triển quỹ đất
(đối với nơi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự
án đầu tư) hoặc Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng của UBND các huyện,
thành phố (đối với nơi thực hiện dự án đầu tư đã được duyệt) (sau đây gọi tắt
là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng) có trách nhiệm lập hồ
sơ thu hồi đất.
2. Hồ sơ thu hồi đất được lập
thành 2 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Quyết định phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch
xây dựng đô thị, xây dựng điểm khu dân cư nông thôn hoặc thông báo thoả thuận địa
điểm thực hiện dự án có kèm theo bản đồ hoặc sơ đồ quy hoạch.
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính khu đất đối với chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa
chính;
c) Quyết định phê duyệt phương
án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của UBND Tỉnh;
d) Thông báo thu hồi đất của
UBND huyện nơi có đất bị thu hồi;
đ) Tờ trình đề nghị thu hồi đất
của Trung tâm phát triển quỹ đất hoặc của UBND huyện, thành phố.
3. Nơi nộp hồ sơ: tại Sở Tài
nguyên và Môi trường.
4. Trình tự thực hiện thu hồi đất
a) Trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính:
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc Thông báo thoả thuận
địa điểm, cơ quan Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất cùng cấp thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp hiện trạng và
trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc trích
đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính (sổ
địa chính, sổ mục kê), thống kê các thửa đất bị thu hồi theo từng tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để gửi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
b) Lập, thẩm định và xét duyệt
phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
(sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có và nộp
một (01) bộ tại Sở Tài chính hoặc phòng Tài chính (gọi chung là cơ quan Tài
chính) để thẩm định. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận
được phương án tổng thể, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm định phương án
và trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét duyệt. Trong thời hạn không quá bảy (07)
ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp
có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, ký quyết định xét duyệt phương án tổng thể.
Thẩm quyền phê duyệt phương án tổng thể quy định tại Điều 13 Quyết định
1617/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên.
Nội dung phương án tổng thể có
các nội dung chính sau: Các căn cứ để lập phương án; số liệu tổng hợp về diện
tích các loại đất, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có
trên đất; số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó
nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư; dự kiến
mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư
hoặc nhà ở tái định cư; dự kiến biện pháp trợ giúp gải quyết việc làm và kế hoạch
đào tạo chuyển đổi ngành nghề; dự toán kinh phí thực hiện phương án; nguồn kinh
phí thực hiện phương án; tiến độ thực hiện phương án.
c) Thông báo cho người đang sử dụng
đất biết khu đất sẽ bị thu hồi:
Sau khi phương án tổng thể được
xét duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
thông báo cho người đang sử dụng đất biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày đối
với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp và một trăm tám mươi (180) ngày đối với
trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp cho người đang sử dụng đất biết về lý do
thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường, giải phóng mặt
bằng.
d) Quyết định thu hồi đất
Trước khi hết thời gian thông
báo ít nhất là hai mươi (20) ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về quyết định thu hồi đất.
Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện,
thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất phải bao gồm
nội dung thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng thửa đất do tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài sử dụng và nội dung thu hồi đất chung cho tất cả các diện tích đất do hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
Trường hợp trên khu đất thu hồi
có diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì trong thời hạn không
quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về thu hồi đất của Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quyết định thu hồi diện
tích đất cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
e) Lập, thẩm định và xét duyệt
phương án chi tiết bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Sau khi có quyết định thu hồi đất
của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
có trách nhiệm lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án chi tiết
bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nội phương phương án chi tiết được lập theo
quy định tại Nghị định 197/2004/CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP và Thông tư
116/2004/TT-BTC.
Trong thời hạn không quá mười
lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng quyết định xét duyệt phương án chi tiết bồi thường, giải phóng mặt
bằng.
f) Thực hiện việc bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
Trung tâm phát triển quỹ đất có
trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp
thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự
án đầu tư; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp thu hồi đất để giao hoặc cho
thuê thực hiện dự án đầu tư.
5. Sau khi hoàn thành việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất cho Trung
tâm phát triển quỹ đất để quản lý hoặc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để
thực hiện dự án.
Chương IV:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 23.
Các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp
cho người sử dụng đất quy định tại tiết e khoản
1 Điều 50 Luật Đất đai, gồm có:
1. Bằng khoán điền thổ;
2. Trích lục, trích sao, bản đồ
điền thổ, bản đồ phân chiết thửa, chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch,
sang tên tại Văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ;
3. Giấy tờ mua bán, sang nhượng
đất ở được chính quyền cũ xác nhận có nguồn gốc hợp pháp;
4. Hợp đồng thuê đất ở của Nhà
nước được chính quyền đương thời xác nhận;
5. Giấy của Ty điền địa chứng nhận
đất ở do chế độ cũ cấp.
Điều 24. Cấp
giấy chứng nhận thuộc phạm vi quy hoạch chuyển mục đích khác
1. Những trường hợp người đang sử
dụng đất thuộc phạm vi quy hoạch chuyển mục đích khác nếu có đủ các điều kiện
sau thì được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
a) Trường hợp có một trong các
loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2
và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và không có tranh chấp, chưa có Quyết định
thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp không có một trong
các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật Đất đai và sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt và chưa có quyết định thu hồi đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đất không có tranh chấp.
2. Những trường hợp người đang sử
dụng đất thuộc phạm vi quy hoạch chuyển mục đích khác nếu người đang sử dụng đất
không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2và 5 Điều 50 Luật Đất đai và sử dụng đất từ sau thời
điểm xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì không
được cấp giấy chứng nhận.
3. Trường hợp đất thuộc phạm vi
quy hoạch chuyển mục đích khác khi được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì trên giấy chứng nhận ở mục ghi chú và sơ đồ thửa đất phải thể hiện diện
tích nằm trong phạm vi quy hoạch để sử dụng vào mục đích khác theo quy định tại
Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT.
Điều 25. Cấp
giấy chứng nhận trong hành lang an toàn công trình
Trường hợp diện tích đất đang được
sử dụng nằm trong hành lang an toàn công trình nếu đủ các điều kiện sau thì người
sử dụng đất vẫn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần diện
tích đất đó:
1. Trường hợp sử dụng đất không ảnh
hưởng đến an toàn công trình hoặc công trình không ảnh hưởng đến người sử dụng
đất thì cấp giấy chứng nhận như trường hợp ngoài hành lang an toàn theo quy định
tại Điều 48 Nghị định 181/NĐ-CP.
2. Trường hợp sử dụng đất có ảnh
hưởng đến an toàn công trình hoặc công trình có ảnh hưởng đến người sử dụng đất
thì cấp giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau:
a) Diện tích đất nằm trong hành
lang an toàn công trình có trong giấy tờ quy định tại khoản 1, 2
và 5 Điều 50 của Luật Đất đai. Trường hợp không có trong giấy tờ thì phải sử
dụng đất trước khi công bố hành lang an toàn công trình và đất sử dụng không vi
phạm (đất lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép);
b) Chưa có quyết định thu hồi đất;
c) Đất không có tranh chấp.
3. Những trường hợp quy định tại
khoản 1, 2 Điều này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng việc sử dụng
đất có hạn chế theo quy định về xây dựng và giao thông. Diện tích và những hạn
chế về sử dụng đất của phần diện tích nằm trong hành lang an toàn công trình được
thể hiện trong mục “Ghi chú” và sơ đồ của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định tại Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT.
Điều 26.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được lập thành 02 bộ, gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (theo mẫu 04/ĐK kèm theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT);
b) Một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật Đất đai (nếu có);
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
2. Nơi nộp hồ sơ: UBND xã, thị
trấn.
3. Việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, UBND xã, thị trấn có trách
nhiệm:
- Thẩm tra, xác nhận vào đơn xin
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với
thửa đất (kể cả có hoặc không có giấy tờ về đất); thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc
và thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt
(đối với trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
hoặc diện tích xin cấp giấy chứng nhận lớn hơn diện tích có trong giấy tờ đối với
trường hợp có giấy tờ về đất);
- Công bố công khai danh sách
các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày;
- Gửi toàn bộ hồ sơ đến Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Trong thời hạn không quá mười
(10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do UBND xã, thị trấn
chuyển đến, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ; xác định đủ
hay không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến vào
đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;
- Gửi số liệu địa chính đến cơ
quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất
phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Gửi hồ sơ những trường hợp đủ
điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo
trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và
Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lập
tờ trình trình UBND huyện, thành phố ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d) Trong thời gian không quá 5
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng tài nguyên và môi trường chuyển
đến UBND huyện, thành phố có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
đ) Trong thời hạn không quá hai
(02) ngày làm việc từ khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND
ký, Phòng Tài nguyên và môi trường phải thực hiện:
- Ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
- Vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
- Gửi bản gốc giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã ký và hồ sơ không đủ điều kiện cho UBND xã (qua Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất);
- Gửi bản lưu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất kèm theo hồ sơ đủ điều kiện cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc để lưu;
- Gửi Thông báo về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho văn phòng đăng ký trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND xã nơi có đất để lập hoặc chỉnh lý hồ sơ địa chính.
e) Trong thời hạn không quá ba
(03) ngày làm việc, UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho người được cấp
giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính, trả hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
cho những người không đủ điều kiện, trao giấy chứng nhận cho người không phải
thực hiện nghĩa vụ tài chính, thu phí, lệ phí theo ủy quyền của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất.
f) Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này không quá ba mươi (30)
ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày UBND xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho
tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Đối với trường hợp cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại thì trước khi cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện
rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của
Nghị định 181.
Điều 27.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại phường
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hai
(02) bộ hồ sơ, hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật Đất đai (nếu có);
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
2. Nơi nộp hồ sơ: tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
thành phố.
3. Trình tự việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá mười
lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực
địa khi cần thiết;
- Lấy ý kiến xác nhận của UBND
phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang
sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì còn phải lấy ý kiến
của Ủy ban nhân dân phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sự phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
- Công bố công khai danh sách
các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày;
- Xác định đủ hay không đủ điều
kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến vào đơn xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa
chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;
- Gửi số liệu địa chính đến cơ
quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất
phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Gửi hồ sơ những trường hợp đủ
điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo
trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và
Môi trường;
b) Trong thời gian không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất chuyển đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
trình UBND huyện, thành phố quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
c) Trong thời gian không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình lên của phòng Tài nguyên và
môi trường, UBND cùng cấp có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d) Trong thời gian không quá hai
(02) ngày làm việc kể từ ngày UBND ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Phòng
Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
- Ghi vào sổ cấp GCN;
- Gửi GCN (2 bản) đã ký và toàn
bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký trực thuộc;
- Gửi thông báo về việc CGCN cho
văn phòng đăng ký trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để lập hoặc chỉnh lý hồ
sơ địa chính gốc.
e) Trong thời hạn ba (03) ngày
làm việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Thông báo cho người được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Trả hồ sơ xin cấp GCN cho những
người không đủ điều kiện;
- Trao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người không phải thực hiện hoặc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định;
- Thu phí, lệ phí theo quy định.
f) Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại các điểm a, b, c khoản này không quá ba mươi (30) ngày làm việc
(không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài
chính và thời gian chuyển Thông báo cho người sử dụng đất qua Bưu điện) kể từ
ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người
sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 28.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng
đất
1. Tổ chức đang sử dụng đất lập
hai (02) bộ hồ sơ , hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Quyết định thành lập tổ chức;
c) Một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật Đất đai (nếu có);
d) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);
e) Đối với các cơ sở tôn giáo có
giấy xác nhận của Ban tôn giáo tỉnh cho phép hoạt động;
f) Đối với đất để khai thác
nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm: tổ chức phải có giấy đăng ký
kinh doanh ngành nghề sản xuất gạch ngói, đồ gốm hoặc giấy phép đầu tư sản xuất
gạch ngói, làm đồ gốm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Đối với đất sử dụng hoạt động
khoáng sản: tổ chức phải có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp;
g) Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ
môi trường;
h) Báo cáo tự rà soát hiện trạng
sử dụng đất theo quy định tại các Điều 49, 51, 52, 53 và 55 của
Nghị định 181/2004/NĐ-CP;
Trường hợp tổ chức đang sử dụng
đất chưa thực hiện việc tự rà soát hiện trạng sử dụng đất thì Sở Tài nguyên và
Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định tại các Điều
49, 51, 52, 53 và 55 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP;
i) Quy hoạch sử dụng đất chi tiết
được lập theo quy định tại Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004
và Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được UBND
Tỉnh phê duyệt đối với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất
nông nghiệp hoặc phương án sản xuất kinh doanh được UBND Tỉnh xét duyệt đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đang sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh có diện tích đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều
52, 53 Nghị định 181/2004/NĐ-CP;
k) Quyết định của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc xử lý đất của tổ chức đó (nếu có).
2. Nơi nộp hồ sơ: tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài nguyên và môi trường.
3. Trình tự việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Căn cứ vào quyết định của
UBND Tỉnh về việc xác định diện tích đất mà tổ chức được tiếp tục sử dụng,
trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ
theo quy định tại khoản 1 điều này, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có
trách nhiệm: kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính
thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số
liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp
tổ chức sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời gian không quá mười
(10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất chuyển đến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra thẩm
tra hồ sơ, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được uỷ quyền
theo quy định tại Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2005 của UBND
Tỉnh V/v ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không được
uỷ quyền;
c) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở tài nguyên và Môi trường
chuyển đến, UBND tỉnh ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển giấy chứng
nhận đã ký (cả bản gốc và bản sao) cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
d) Trong thời gian không quá bảy
(07) ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký, Sở
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký và toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc;
e) Trong thời hạn 3 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển đến, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tài
chính đến cơ quan thuế;
- Trả hồ sơ cho người không đủ
điều kiện;
- Trao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người không phải thực hiện hoặc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định;
- Thu phí, lệ phí địa chính theo
quy định của pháp luật.
f) Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại điểm a và điểm b khoản này không quá ba mươi lăm (35) ngày
làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, ký
hợp đồng thuê đất và thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực
tế) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới
ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 29.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị vũ trang
nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục
đích quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định tại Điều
138 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 30.
Trình tự, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trong trường hợp được nhà nước giao
đất, cho thuê đất (quy định tại các Điều 123,
124, 126, 127 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
1. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường
trình UBND cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời với ký quyết
định giao đất, cho thuê đất;
Trường hợp đối tượng giao đất,
cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường ký
giấy chứng nhận sau khi UBND Tỉnh ký quyết định giao đất, cho thuê đất;
2. Trong thời hạn ba (03) ngày
làm việc kể từ ngày ký giấy chứng nhận, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thuê đất (đối với
trường hợp thuê đất);
- Trao giấy chứng nhận cho người
đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được bàn giao đất ngoài thực địa. Hoặc gửi
UBND cấp xã để giao giấy chứng nhân đối với hộ gia đình, cá nhân xin giao đất,
thuê đất nông nghiệp, đất ở. Hoặc gửi Ban quản lý khu công nghiệp đối với trường
hợp sử dụng đất trong khu công nghiệp;
- Gửi bản lưu giấy chứng nhận và
hồ sơ còn lại cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để cập nhật,
chỉnh lý hồ sơ địa chính (đối với phòng Tài nguyên và Môi trường phải thông báo
kèm trích lục, trích đo cho Văn phòng đăng ký thuộc Sở tài nguyên và Môi trường).
Điều 31.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá
quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định tại
Điều 139 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
1. Tổ chức đã thực hiện việc đấu
giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất có trách nhiệm nộp thay
người trúng đấu giá, đấu thầu hai (02) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp người trúng đầu
giá là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài) hoặc tại
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện, hồ sơ gồm có:
a) Quyết định của cấp có thẩm
quyền công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án
có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính;
c) Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ
tài chính (nếu có) hoặc giấy xác nhận đã nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê
đất của người trúng đấu giá.
2. Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; trích sao hồ sơ địa chính thửa đất (nếu
có) và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ đã giải quyết đến cơ quan Tài nguyên và Môi
trường cùng cấp.
3. Trong thời hạn không quá mười
(05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo ủy quyền đối với trường hợp
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Phòng Tài
nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; cơ quan tài
nguyên và môi trường gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký và hồ sơ đấu
giá, đấu thầu cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao cho
người trúng đấu giá, đấu thầu (đối với Phòng Tài nguyên và môi trường phải gửi
thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và môi
trường để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc).
4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ do Cơ quan tài
nguyên và môi trường chuyển đến có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng đấu giá tổ
chức cắm mốc ngoài thực địa và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
trúng đấu giá, đấu thầu và thu phí, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
5. Thời gian thực hiện các công
việc quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều này không quá mười lăm (15) ngày kể từ
ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử
dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 32.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền sử
dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm k và điểm l khoản
1 Điều 99 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại điều 140 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 33.
Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất; hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp
sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp được thực hiện theo
quy định tại điều 141 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 34.
Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích
thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính
được thực hiện theo quy định tại điều 143 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
Điều 35.
Trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
tại điều 144 Nghị định 181 được thực hiện theo quy định tại điều
144 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 36.
Trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa được thực hiện theo quy định tại Điều 145 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 37.
Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế được
thực hiện theo quy định tại Điều 142 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
Điều 38.
Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích
thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính
được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
Chương V:
TRÌNH TỰ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 39. Thực
hiện thủ tục hành chính trong trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất có một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản
1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được thực hiện thủ tục tách thửa, thực
hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn,
cho thuê lại đến trước ngày 31 tháng 12 năm 2006.
2. Bước đầu tiên của thủ tục
hành chính là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ về đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và làm thủ tục để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo quy định.
3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2007 người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực
hiện các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho
quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Điều 40.
Nơi nộp hồ sơ thực hiện chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân cho tổ
chức hoặc ngược lại
a) Nơi nộp hồ sơ là
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
cho bên chuyển quyền sử dụng đất;
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất nơi quản lý bản lưu giấy chứng nhận thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì gửi
toàn bộ hồ sơ (kể cả bản lưu giấy chứng nhận) đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất nơi có thẩm quyền chỉnh lý giấy chứng nhận đối với bên nhận chuyển quyền để
chỉnh lý giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ.
Điều 41.
Trình tự thực hiện các quyền đối với một phần thửa đất
1. Trường hợp thửa đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
a) Người sử dụng đất chuyển quyền
nộp hồ sơ thực hiện quyền và trong đơn nêu rõ phần diện tích cần tách thửa. Trường
hợp cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn không hình thành pháp nhân mới nếu có
nhu cầu tách thửa thì hồ sơ tách thửa đất trước khi thực hiện quyền;
b) Cơ quan tài nguyên và môi trường
thực hiện thủ tục tách thửa và trình UBND cùng cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận theo quy định tại Điều 42 của Bản quy định này trước khi chuyển hồ sơ đến
Văn phòng đăng ký để thực hiện thủ tục về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, cho thuê lại theo quy định. Khi cấp giấy
chứng nhận cho diện tích thực hiện các quyền thì cấp cho tên người nhận quyền.
2. Trường hợp người sử dụng đất
có các giấy tờ tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai mà
chưa được cấp giấy chứng nhận thì thực hiện việc tách thửa theo Điều 36 của Bản
quy định này để cấp giấy chứng nhận theo các thửa mới tách rồi thực hiện các thủ
tục về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,
cho thuê lại theo quy định.
Điều 42.
Trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Trình tự, thủ tục chuyển đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy
định tại Điều 147 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại điều 148 Nghị
định 181/2004/NĐ-CP.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cho
thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 149 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và khoản 12
Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP.
4. Trình tự, thủ tục xoá đăng ký
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 150 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
5. Trình tự, thủ tục thừa kế quyền
sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 151 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
6. Trình tự, thủ tục tặng cho
quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 152 Nghị
định 181/2004/NĐ-CP.
7. Trình tự, thủ tục đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều
153 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Thông tư 05/2005/BTP-BTNMT, Thông tư
03/2006/BTP-BTNMT như sau:
a) Trong thời hạn không quá năm
(05) ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc
các bên ký kết hợp đồng thế chấp nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: Hợp đồng thế chấp
bằng quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy tờ về đất quy định
tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai.
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp
lệ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế
chấp trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký trước ba (03)
giờ chiều; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau ba (03) giờ chiều thì việc đăng ký thế chấp
được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.
c) Trường hợp hồ sơ đăng ký thế
chấp có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện không
quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký
hợp lệ theo quy định tại điểm 8.2. khoản 8 Mục I Thông tư
05/2005/BTP-BTNMT.
d) Việc đăng ký thay đổi nội
dung thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Mục
IV Thông tư 05/2005/BTP-BTNMT và mục 9 Thông tư
03/2006/BTP-BTNMT.
e) Việc sửa chữa sai sót trong nội
dung đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại mục VI Thông tư 05/2005/BTP-BTNMT và mục 10
Thông tư 03/2006/BTP-BTNMT.
8. Trình tự, thủ tục xoá đăng ký
thế chấp quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 154
Nghị định 181/2004/NĐ-CP và mục VII Thông tư
05/2005/BTP-BTNMT.
9. Trình tự, thủ tục đăng ký góp
vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 155
Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
10. Trình tự, thủ tục xoá đăng
ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều
156 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
11. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận
quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền
sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 157 Nghị định
181/2004/NĐ-CP.
12. Trình tự, thủ tục mua bán,
cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, góp vốn bằng
tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại Điều 158
Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Điều 43.
Các nội dung khác liên quan đến trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất
đai và thực hiện các quyền của người sử dụng đất không có trong Quy định này
thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP và các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
Chương VI:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44.
Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND Tỉnh tổ chức thực hiện, hướng dẫn chi tiết
quy định định này.
Sở Xây dựng, Tài chính, Cục thuế
theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện có gì
vướng mắc thì các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư
pháp, Cục thuế, UBND các huyện kịp thời báo cáo về UBND Tỉnh để xem xét, bổ
sung, sửa đổi.
Điều 45.
Quy định này có hiệu lực sau mười (10) ngày kể từ ngày
ký, các văn bản quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.