ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 45/2016/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 27 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ XÁC ĐỊNH NHÀ Ở CÓ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT,
VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ BIỆT THỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số
nội dung về xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử và quản lý,
sử dụng nhà biệt thự trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng
01 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở: Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường;
Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng
các cơ quan; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban TV Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- T.T. Tỉnh ủy tỉnh;
- T.T. HĐND tỉnh;
- T.T. UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Hội Kiến trúc sư tỉnh;
- Hội Xây dựng tỉnh;
- Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo Khánh Hòa;
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Công Thiên
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ XÁC ĐỊNH NHÀ Ở CÓ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA, LỊCH
SỬ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ BIỆT THỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy định này quy định cụ thể một số
nội dung về tiêu chí, hội đồng và lập hồ sơ xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật,
văn hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà ở cổ); quản lý, sử dụng và bảo
trì, cải tạo, xây dựng lại và phá dỡ nhà biệt thự; trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý, sử dụng, bảo trì, cải
tạo, xây dựng lại nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử mà không phải
là nhà biệt thự (bao gồm cả nhà cổ) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định
này.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Sở Xây dựng; Sở Văn hóa và Thể
thao; Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa, UBND
các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); UBND xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã).
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến việc xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
3. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà biệt
thự (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến việc quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại và phá dỡ nhà biệt
thự.
Chương II
TIÊU CHÍ, HỘI ĐỒNG
VÀ LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH NHÀ Ở CÓ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Điều 3. Tiêu
chí xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
1. Các tiêu chí xác định nhà ở có giá
trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 79 Luật
Nhà ở năm 2014 trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Nhà ở đang trong quá trình thực hiện
thủ tục công nhận, xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật
về di sản văn hóa.
b) Nhà ở có giá trị điển hình về kiến
trúc, nhà cổ là nhà ở được giải thưởng về kiến trúc của Nhà nước, các tổ chức
có uy tín trong và ngoài nước hoặc được giới kiến trúc sư, học giả, các nhà
nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận về tính điển hình, cổ điển mang đặc trưng của
trường phái kiến trúc hoặc đặc trưng từng thời kỳ, từng địa phương.
c) Nhà ở không thuộc Điểm a và b Khoản
này, nhưng có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật về kiến trúc đối với cộng đồng
dân cư hoặc được giới kiến trúc sư, học giả, các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa
nhận qua từng thời kỳ.
2. Hội đồng xác định nhà ở có giá trị
nghệ thuật, văn hóa, lịch sử cụ thể hóa các tiêu chí tại Khoản 1 Điều này (nếu
cần thiết) hoặc bổ sung các tiêu chí khác trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 4. Hội đồng
xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
1. Hội đồng xác định nhà ở có giá trị
nghệ thuật, văn hóa, lịch sử tỉnh (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do UBND tỉnh
thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- Chủ tịch Hội đồng;
b) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Xây
dựng - Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao;
d) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Văn
phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa;
đ) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Kiến
trúc sư;
e) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Xây
dựng;
g) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Liên hiệp
các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh;
h) Mời UBND cấp huyện, UBND cấp xã
nơi có nhà ở trình Hội đồng;
i) Mời chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân sở
hữu nhà ở hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà ở trình Hội đồng;
k) Mời nhà khoa học nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa, kiến trúc, xây dựng của địa phương do các thành viên quy định tại
Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản này hoặc cơ quan lập hồ sơ quy định tại Khoản
1 và 2 Điều 5 Quy định này đề cử đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Hội đồng có trách nhiệm giúp UBND
tỉnh xác định tiêu chí và phê duyệt danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn
hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà cổ) trên địa bàn tỉnh.
3. Hội đồng xác định nhà ở có giá trị
nghệ thuật, văn hóa, lịch sử tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và
theo chế độ tập thể, cụ thể:
a) Sau khi các thành viên có ý kiến,
Chủ tịch Hội đồng tập hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng (sau đây gọi tắt
là thành viên) và kết luận theo ý kiến đa số. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm
về kết luận cuộc họp.
b) Các thành viên làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước cơ quan, đơn vị đang công tác.
c) Trường hợp, nếu có thành viên
không thống nhất với kết luận của Chủ tịch Hội đồng, thì có quyền bảo lưu ý kiến
của mình.
d) Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất
2/3 số thành viên tham gia.
4. Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con
dấu của UBND tỉnh trong việc điều hành hoạt động của Hội đồng.
5. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực
của Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng mời và gửi hồ sơ cho các thành viên Hội đồng.
Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh ban hành:
a) Quy chế hoạt động của Hội đồng,
trong đó cụ thể hóa chế độ làm việc, quy trình xác định nhà ở có giá trị nghệ
thuật, văn hóa, lịch sử của Hội đồng và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng.
b) Quyết định thành lập Hội đồng gồm
các thành viên quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này, thông
qua Sở Nội vụ trình UBND tỉnh. Các thành viên quy định tại Điểm h, i Khoản 1 Điều
này, Chủ tịch Hội đồng phải mời tham dự đối với từng trường hợp cụ thể.
6. Trường hợp mời thành viên quy định
tại Điểm k Khoản 1 Điều 4 Quy định này thì cơ quan lập hồ sơ, thành viên Hội đồng
đề nghị mời phải báo cho Sở Xây dựng để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xin ý kiến
trước khi tổ chức cuộc họp Hội đồng.
7. Văn phòng thường trực của Hội đồng
đặt tại Sở Xây dựng. Sở Xây dựng có trách nhiệm bố trí trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động của Hội đồng theo quy định. Kinh phí bố trí trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động của Hội đồng được phân bổ trong kinh phí hoạt động thường xuyên của
Sở Xây dựng.
8. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
(bao gồm cả kinh phí bố trí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội đồng)
do ngân sách nhà nước cấp và phân bổ trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Sở
Xây dựng.
Điều 5. Cơ quan,
đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
1. Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lập
danh sách, hồ sơ nhà ở đang trong quá trình thực hiện thủ tục công nhận, xếp hạng
di tích lịch sử, văn hóa theo tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quy định
này, báo cáo Hội đồng xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt. Riêng nhà biệt thự được
xếp hạng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, Sở Văn hóa và Thể thao
tổ chức lập danh sách, hồ sơ nhà biệt thự đó gửi Sở Xây dựng để phối hợp quản
lý nhà biệt thự theo quy định tại Chương III Quy định này.
2. UBND cấp huyện tổ chức lập danh
sách, hồ sơ nhà ở có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ; nhà ở có giá trị
văn hóa, lịch sử, nghệ thuật về kiến trúc theo tiêu chí quy định tại Điểm b và
c Khoản 1 Điều 3 Quy định này đối với nhà ở thuộc sở hữu tư nhân trên địa bàn
quản lý, báo cáo Hội đồng xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt, trừ trường hợp
quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Chủ đầu tư lập danh sách, hồ sơ nhà
ở có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ; nhà ở có giá trị văn hóa, lịch sử,
nghệ thuật về kiến trúc theo tiêu chí quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 3
Quy định này đối với nhà ở thuộc thuộc dự án do đơn vị mình làm chủ đầu tư, gửi
Sở Xây dựng đề nghị báo cáo Hội đồng xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Tổ chức lập danh sách, hồ sơ nhà ở
có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ; nhà ở có giá trị văn hóa, lịch sử,
nghệ thuật về kiến trúc theo tiêu chí quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 3
Quy định này đối với nhà ở thuộc sở hữu của đơn vị mình hoặc do đơn vị được
giao trực tiếp quản lý, sử dụng, gửi Sở Xây dựng đề nghị báo cáo Hội đồng xem
xét, trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Kinh phí lập danh sách, hồ sơ nhà ở
theo quy định tại Khoản 1 Điều này do ngân sách tỉnh cấp và phân bổ trong kinh
phí hoạt động thường xuyên của Sở Văn hóa và Thể thao.
6. Kinh phí lập danh sách, hồ sơ nhà ở
theo quy định tại Khoản 2 Điều này do ngân sách cấp huyện cấp.
Điều 6. Hồ sơ nhà
ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
1. Đối với nhà ở đang trong quá trình
thực hiện thủ tục công nhận, xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quy định này, hồ sơ trình Hội đồng (gửi đến cơ quan Thường
trực của Hội đồng là Sở Xây dựng) được thực hiện theo hồ sơ xếp hạng di tích được
quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
2. Đối với nhà ở có giá trị nghệ thuật,
văn hóa, lịch sử không thuộc Khoản 1 Điều này hồ sơ trình Hội đồng (gửi đến cơ
quan Thường trực của Hội đồng là Sở Xây dựng), bao gồm:
a) Tờ trình gửi Hội đồng.
b) Bản thuyết minh về nhà ở (chủ sở hữu;
địa điểm; quá trình hình thành, sửa chữa, cải tạo; đặc điểm xây dựng, sửa chữa,
cải tạo; giá trị nổi bật; kiến nghị, đề xuất);
c) Tập ảnh màu khảo tả về nhà ở (ảnh
tổng thể, ảnh chi tiết, kết cấu kiến trúc, họa tiết trang trí tiêu biểu...);
d) Các giấy tờ liên quan đến quyền sở
hữu, quản lý, sử dụng, xây dựng nhà ở (bản sao). Cơ quan, đơn vị lập hồ sơ chịu
trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với bản chính các giấy tờ này;
đ) Các giấy tờ liên quan đến công nhận,
xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; giải thưởng về kiến trúc; bài viết, đề tài
nghiên cứu, các giấy tờ khác có liên quan đến giá trị điển hình về kiến trúc,
nhà cổ; giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật về kiến trúc. Cơ quan, đơn vị lập
hồ sơ chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với bản chính các giấy tờ này.
e) Biên bản kiểm tra, đánh giá hiện
trạng nhà ở;
g) Sơ đồ hiện trạng nhà ở, đất ở gồm
các bản vẽ: tổng mặt bằng thể hiện hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất và
vị trí công trình trong khuôn viên nhà; bản vẽ kiến trúc: mặt đứng, các mặt cắt,
phối cảnh; bản vẽ kết cấu chi tiết kiến trúc có chạm khắc và các hoa văn họa tiết
trang trí có giá trị tiêu biểu.
h) Bản dịch nghĩa ra tiếng Việt đối với
các chữ Hán, Nôm và chữ nước ngoài được viết, đắp, chạm khắc... trên các hạng mục
công trình kiến trúc của nhà ở đó.
i) Các giấy tờ khác do Hội đồng yêu cầu
được UBND tỉnh thống nhất.
3. Qua quá trình hoạt động, Hội đồng
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh quyết định bãi bỏ hoặc bổ sung thành phần hồ sơ tại
Điều này.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG,
BẢO TRÌ, CẢI TẠO, XÂY DỰNG LẠI VÀ PHÁ DỠ NHÀ BIỆT THỰ
Điều 7. Phân loại
nhà biệt thự
Nhà biệt thự được phân thành ba nhóm
theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Nhà ở, gồm:
1. Biệt thự nhóm một:
a) Biệt thự được xếp hạng di tích lịch
sử, văn hóa theo quy định pháp luật về di sản văn hóa theo quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 79 Luật Nhà ở năm 2014.
b) Biệt thự bảo đảm các tiêu chí quy định
tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 3 Quy định này và đã được UBND tỉnh phê duyệt đưa
vào danh sách nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
2. Biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự
không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng bảo đảm tiêu chí quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 3 Quy định này và đã được UBND tỉnh phê duyệt đưa vào danh
sách nhà ở có giá trị về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
3. Biệt thự nhóm ba là biệt thự không
thuộc diện quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 8. Nguyên tắc
quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự
1. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì,
cải tạo nhà biệt thự phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 34
Nghị định số 99/2015/NĐ-CP .
2. Việc xây dựng lại nhà biệt thự phải
đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này, tuân thủ quy định tại Điều
14 và 15 Quy định này và phải được thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng,
quy hoạch và quản lý kiến trúc.
3. Nhà biệt thự thuộc nhóm một, nhóm
hai phải được lập hồ sơ nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo Điều
5 và 6 Quy định này, làm cơ sở để phân loại biệt thự theo Điều 7 Quy định này.
Hội đồng xác định nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử tỉnh có trách
nhiệm xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách nhà ở có giá trị nghệ thuật,
văn hóa, lịch sử trong đó ghi rõ những trường hợp nhà biệt thự thuộc nhóm một,
nhóm hai.
4. Nhà biệt thự phải ghi chú trong Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
nội dung: “Nhà biệt thự nhóm.... được quản lý, sử dụng theo Quy định do UBND tỉnh
ban hành”. Không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà biệt thự thuộc các trường
sau:
a) Xây dựng thêm công trình mới trên
khuôn viên đất trống, chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của
nhà biệt thự nhóm một;
b) Xây dựng thêm công trình mới trên
khuôn viên đất trống, chia tách thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự
nhóm hai làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài, làm ảnh hưởng đến kết cấu hoặc làm mất
tính chất nhà ở riêng lẻ có sân vườn của nhà biệt thự.
c) Xây dựng thêm công trình mới trên
khuôn viên đất trống, chia tách thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự
nhóm ba làm ảnh hưởng đến kết cấu hoặc làm mất tính chất nhà ở riêng lẻ có sân
vườn của nhà biệt thự, trừ trường hợp phá dỡ nhà biệt thự nhóm ba để xây dựng lại
theo Khoản 5 Điều 14 Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm
của đơn vị quản lý nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước
1. Đơn vị quản lý nhà biệt thự thuộc
sở hữu nhà nước là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý
quỹ nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn.
2. Đơn vị quản lý nhà biệt thự thuộc
sở hữu Nhà nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc quản lý, sử dụng quỹ
nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của Quy định này và các quy định
của pháp luật về quản lý kiến trúc đô thị, quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước,
quản lý nhà ở công vụ; thống kê, rà soát quỹ nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước
để theo dõi và quản lý, tránh bỏ sót gây thất thoát, lãng phí;
b) Thông báo, hướng dẫn người sử dụng
nhà biệt thự thực hiện các quy định về quản lý sử dụng theo Quy định này;
c) Thực hiện việc bảo trì đối với quỹ
nhà biệt thự được giao quản lý. Trường hợp ủy quyền cho người sử dụng nhà biệt
thự thực hiện việc bảo trì thì phải tiến hành kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; liên hệ,
phối hợp với cơ quan quản lý cây xanh trong việc lập danh sách và có kế hoạch bảo
vệ, quản lý và chăm sóc cây cổ thụ trong khuôn viên nhà biệt thự đang quản lý;
d) Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng
quỹ nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước đảm bảo có hiệu quả, tránh lãng phí để
trình cấp có thẩm quyền thông qua trước khi triển khai thực hiện;
đ) Thường xuyên kiểm tra, kịp thời
phát hiện và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi
phạm trong quản lý, sử dụng nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước.
Điều 10. Trách
nhiệm của chủ sở hữu nhà biệt thự
1. Thực hiện đầy đủ những nguyên tắc
quy định tại Điều 8 Quy định này;
2. Thực hiện bảo trì, cải tạo nhà biệt
thự thuộc sở hữu chung theo quy định tại Điều 91 Luật Nhà ở năm 2014;
3. Thực hiện vệ sinh, chăm sóc cây,
thảm cỏ, trong khuôn viên nhà biệt thự; giữ gìn cây cổ thụ trong khuôn viên nhà
biệt thự và liên hệ với cơ quan quản lý cây xanh để đưa vào danh sách bảo vệ,
quản lý và chăm sóc cây cổ thụ đó theo quy định;
4. Tạo điều kiện thuận lợi để người
có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì nhà biệt thự;
5. Thực hiện đúng các quy định về
phòng chống cháy, nổ; chữa cháy, vệ sinh công cộng, an ninh trật tự;
6. Phát hiện và thông báo kịp thời những
hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà biệt thự cho cơ quan có thẩm
quyền;
7. Không được thực hiện những hành vi
bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Quy định này.
Điều 11. Trách
nhiệm của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà biệt thự
1. Thực hiện những quy định tại khoản
1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 10 của Quy định này;
2. Thực hiện việc chăm sóc cây, thảm
cỏ, làm vệ sinh trong khuôn viên nhà biệt thự và đóng góp các khoản kinh phí nếu
có thỏa thuận với chủ sở hữu;
3. Chỉ được sửa chữa, cải tạo nhà biệt
thự sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý nhà biệt thự
(trong trường hợp nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước).
Điều 12. Các
hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà biệt thự
1. Tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay
đổi quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao), kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh
nguyên trạng đối với biệt thự nhóm một;
2. Tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay
đổi quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao), kiểu dáng kiến trúc bên
ngoài đối với biệt thự nhóm hai;
3. Cơi nới, chiếm dụng diện tích,
không gian hoặc làm hư hỏng nhà biệt thự dưới mọi hình thức; tự ý đục phá, cải
tạo, tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
trang thiết bị, kiến trúc bên ngoài của nhà biệt thự; thay đổi kết cấu, thiết kế
của nhà biệt thự; các hành vi làm mất tính chất nhà ở riêng lẻ có sân vườn của
nhà biệt thự, trừ trường hợp phá dỡ nhà biệt thự nhóm ba để xây dựng lại theo
Khoản 5 Điều 14 Quy định này.
4. Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm
ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà biệt thự;
5. Xả rác thải, nước thải, khí thải,
chất độc hại bừa bãi; gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường;
6. Quảng cáo, viết, vẽ trái quy định
hoặc có những hành vi khác mà pháp luật không cho phép;
7. Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng
nhà biệt thự trái với mục đích quy định;
8. Nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn
viên nhà biệt thự, làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của
các hộ khác và khu vực công cộng (nếu nuôi vật cảnh thì phải đảm bảo tuân thủ
đúng quy định của pháp luật);
9. Kinh doanh các ngành nghề và các
loại hàng hóa dễ gây cháy, nổ (kinh doanh hàn, ga, vật liệu nổ và các ngành nghề
gây nguy hiểm khác);
10. Kinh doanh dịch vụ mà gây tiếng ồn,
ô nhiễm môi trường (vũ trường, sửa chữa xe máy, ô tô; lò mổ gia súc và các hoạt
động dịch vụ gây ô nhiễm khác);
11. Tự ý phá bỏ cây cổ thụ trong
khuôn viên nhà biệt thự.
Điều 13. Bảo trì
nhà biệt thự
1. Công tác bảo trì nhà biệt thự phải
được thực hiện định kỳ theo kế hoạch và theo quy định pháp luật về bảo trì công
trình xây dựng.
2. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự nhóm
một, nhóm hai có thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có ý kiến chuyên ngành của
Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao và phải được UBND tỉnh chấp thuận; phải thực
hiện theo pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
3. Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm ba
phải hiện theo pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
Điều 14. Cải tạo,
xây dựng lại nhà biệt thự
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia giữ gìn, tôn tạo nhà biệt thự; sửa chữa, cải tạo đối với nhà biệt thự đã
bị biến dạng để phục hồi lại nguyên trạng kiểu dáng, kiến trúc; xây dựng lại
nguyên trạng đối với nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai bị hư hỏng nặng, xuống cấp,
có nguy cơ sập đổ đã được cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công
trình kiểm định.
a) Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể
thao, UBND cấp huyện hỗ trợ nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tại Khoản này tiếp cận
hồ sơ nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai.
b) Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể
thao, UBND cấp huyện công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan đối với nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có
nguy cơ sập đổ đã được cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình
kiểm định để nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân biết tham gia hỗ trợ hoặc đăng ký làm
chủ đầu tư.
2. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại
nhà biệt thự mà thuộc diện phải xin phép xây dựng theo pháp luật thì chỉ được
thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng.
3. Trường hợp không thuộc diện phải
xin phép xây dựng thì chỉ được thực hiện sau khi báo cáo UBND cấp xã trước 10
ngày kể từ ngày triển khai thi công. UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, báo
cáo UBND cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng xử lý những trường hợp vi phạm quy định
pháp luật trong cải tạo, xây dựng nhà biệt thự; tạm dừng triển khai thi công đến
khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ theo đúng quy định pháp luật về xây dựng và theo
Quy định này.
4. Đối với nhà biệt thự nhóm một,
nhóm hai, phương án cải tạo, xây dựng lại phải được Sở Văn hóa và Thể thao và Sở
Xây dựng thống nhất, trình UBND tỉnh chấp thuận. Riêng biệt thự được xếp hạng
di tích lịch sử, văn hóa, việc cải tạo còn phải đảm bảo các quy định của pháp
luật về di sản văn hóa.
5. Đối với nhà biệt thự nhóm ba, khuyến
khích cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Trường
hợp không cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, chỉ
cho phép cải tạo, xây dựng lại thành nhà thấp tầng đối với khu vực chưa có quy
hoạch kiến trúc được duyệt; đối với khu vực đã có quy hoạch kiến trúc được duyệt,
được phép cải tạo, xây dựng lại phù hợp với quy hoạch kiến trúc được duyệt.
Điều 15. Phá dỡ
nhà biệt thự
1. Nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai
thuộc danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt (bao gồm cả nhà biệt thự thuộc sở hữu
của tổ chức, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.
2. Các trường hợp được phá dỡ để xây
dựng lại:
a) Đối với nhà biệt thự nhóm một,
nhóm hai bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ đã được cơ quan có thẩm
quyền về kiểm định chất lượng công trình kiểm định, Sở Xây dựng lấy ý kiến của
Sở Văn hóa và Thể thao, báo cáo UBND tỉnh cho phép phá dỡ để xây dựng lại,
nhưng phải có phương án xây dựng lại nhà biệt thự được UBND tỉnh chấp thuận
theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Quy định này trước khi cho phép phá dỡ, trừ
trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng thì được cho phép lập phương án xây dựng lại
nhà biệt thự nhóm một, nhóm hai sau khi phá dỡ.
b) Đối với nhà biệt thự nhóm ba, chủ
sở hữu nhà biệt thự đó được phép phá dỡ để xây dựng lại nhà theo Khoản 5 Điều
14 Quy định này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách
nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về quản lý, sử dụng nhà biệt thự trên địa bàn toàn tỉnh;
2. Thường trực Hội đồng xác định nhà ở
có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử tỉnh và thực hiện các chức trách, nhiệm
vụ theo Quy định này;
3. Hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm), xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng
xác định nhà ở có giá trị có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, gửi Sở Tài
chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Tham mưu UBND tỉnh văn bản báo cáo
tình hình quản lý, sử dụng nhà biệt thự theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và Chính
phủ.
Điều 17. Trách
nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
1. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước đối với nhà ở (bao gồm cả nhà ở cổ) là di tích lịch
sử, văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tổ chức rà soát, lập hồ sơ nhà ở
có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo Khoản 1 Điều 5 Quy định này.
3. Hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm), xây dựng dự toán kinh phí tổ chức rà soát, lập và
trình phê duyệt hồ sơ nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo Khoản
1 Điều 5 Quy định này, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Tham gia Hội đồng xác định danh mục
nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử tỉnh.
5. Phối hợp với Sở Xây dựng theo quy
định tại Khoản 1 và 4 Điều 14, Khoản 2 Điều 15 Quy định này.
6. Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hàng
năm, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Sở Văn hóa và Thể thao có
văn bản báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại và
phá dỡ nhà biệt thự là di tích lịch sử, văn hóa.
Điều 18. Trách
nhiệm của Sở Nội vụ; Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng
ký đất đai Khánh Hòa
1. Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành
quyết định thành lập Hội đồng xác định danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật,
văn hóa, lịch sử tỉnh, sau khi tiếp nhận văn bản tham mưu thành lập Hội đồng của
Sở Xây dựng.
2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố
trí kinh phí rà soát, lập hồ sơ nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử
theo Quy định này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với
nhà biệt thự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy định này.
4. Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh
Hòa:
a) Hướng dẫn, kiểm tra Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà biệt
thự theo Quy định này và các quy định pháp luật về đất đai, nhà ở.
b) Thông báo cho Sở Xây dựng việc tổ
chức, cá nhân đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất đối với nhà biệt thự thuộc phạm vi không cho phép quy định
tại Khoản 4 Điều 8 Quy định này.
Điều 19. Trách
nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về nhà ở trên địa bàn (bao gồm cả nhà biệt thự và nhà cổ).
2. Tổ chức rà soát, lập hồ sơ nhà ở
có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử theo Khoản 2 Điều 5 Quy định này và bố
trí kinh phí để thực hiện công tác này.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
tình hình quản lý, sử dụng nhà biệt thự trên địa bàn.
4. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Xây dựng kiểm tra tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng nhà biệt thự.
5. Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo UBND cấp
xã tăng cường theo dõi tình hình quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại
và phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn quản lý, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền
xử lý vi phạm (nếu có).
6. Định kỳ trước ngày 20 tháng 12
hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, UBND cấp huyện có
văn bản báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại và
phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn quản lý, gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Xây dựng.
Điều 20. Trách
nhiệm của UBND cấp xã
1. Tăng cường theo dõi tình hình quản
lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại và phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn
quản lý, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có).
2. Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra
tình hình quản lý, sử dụng nhà biệt thự trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, nhắc nhở chủ sở hữu,
chủ đầu tư, tổ chức được giao quản lý nhà biệt thự tuân thủ và thực hiện đầy đủ
các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà biệt thự và Quy định này.
4. Định kỳ trước ngày 10 tháng 12
hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, UBND cấp xã có văn bản
báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, xây dựng lại và phá dỡ nhà
biệt thự trên địa bàn quản lý, gửi UBND cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng,
UBND tỉnh, Bộ Xây dựng.
Điều 21. Trách
nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, tổ chức được giao quản lý nhà biệt thự
1. Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các
quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà biệt thự và Quy định này.
2. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở
biệt thự theo quy định pháp luật và Quy định này.
3. Chủ đầu tư, tổ chức sở hữu hoặc được
giao quản lý nhà biệt thự báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo,
xây dựng lại và phá dỡ nhà biệt thự theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Xây dựng,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Nếu phát sinh vướng mắc trong quá
trình thực hiện, báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND tỉnh và Bộ Xây dựng
xem xét giải quyết./.