Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 41/2024/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Nguyễn Phước Thiện
Ngày ban hành: 17/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2024/QĐ-UBND

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 12 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ khoản 4, khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2024 và thay thế Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Các Bộ: TNMT; NNPTNT; TC;
- Vụ pháp chế - Bộ TNTM;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT/TU (báo cáo);
- TT/HĐND Tỉnh (báo cáo);
- BCSĐ/UBND Tỉnh (báo cáo);
- UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Công báo Tỉnh;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/KT(NTB).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Phước Thiện

QUY ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai năm 2024.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, nông nghiệp phát triển nông thôn, tài chính cùng các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các cơ quan khác có liên quan.

2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, chủ sở hữu cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi.

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường

1. Chỉ thực hiện bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi có trước thời điểm trao thông báo thu hồi đất của quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Bồi thường thiệt hại đối với cây trồng

a) Đối với cây hằng năm xác định đơn giá bồi thường được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật đất đai năm 2024.

b) Đối với cây trồng lâu năm xác định đơn giá bồi thường được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật đất đai năm 2024.

c) Việc bồi thường trên nguyên tắc thống kê thực tế số lượng cây, khóm cây, diện tích trồng cây, chu kỳ sinh trưởng tại thời điểm kiểm đếm lập phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Không kiểm đếm diện tích, cây trồng thuộc phạm vi đất taluy, mương, bờ bao, đê bao phục vụ sản xuất do nhà nước quản lý.

d) Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

3. Bồi thường đối với vật nuôi thủy sản

a) Vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất mà chưa đến thời kỳ thu hoạch trong điều kiện không thể di chuyển sang nơi khác để tiếp tục nuôi thì được bồi thường thiệt hại.

b) Vật nuôi là thủy sản có đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo thuộc các Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021, thì tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp các đơn vị có liên quan khảo sát thực tế về chu kỳ nuôi, sản lượng và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất, trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại.

Điều 4. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng và vật nuôi

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng

a) Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây hằng năm theo Phụ lục I;

b) Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng lâu năm và cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền còn trong thời gian được phép khai thác theo Phụ lục II;

c) Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng bằng nhân hệ số 1,2 lần so với đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng tại Phụ lục I và II ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản, vật nuôi khác mà không thể di chuyển và cây trồng không có trong quy định tại khoản 1 Điều này, cây cảnh không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây cảnh khi Nhà nước thu hồi đất), mức bồi thường thiệt hại do tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định mức bồi thường thiệt hại, trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại.

Điều 5. Bồi thường chi phí di chuyển đối với cây trồng và vật nuôi

1. Đối với các loại cây cảnh, cây trồng và vật nuôi khác chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng có thể di dời đến địa điểm khác thì tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường thiệt hại do phải di chuyển gây ra (nếu có) trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường thiệt hại do phải di chuyển gây ra.

2. Đối với vật nuôi là thủy sản chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng có thể di dời đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường được xác định từ 15.000 đến 20.000 đồng/m2 mặt nước ao nuôi.

Điều 6. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với trường hợp đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Quyết định đã phê duyệt.

2. Đối với trường hợp chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng đơn giá bồi thường theo quy định tại Quyết định này

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cấp huyện phối hợp với tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn đúng theo Quyết định này; đảm bảo giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi phù hợp với giá thị trường.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi diễn biến giá trị cây trồng, vật nuôi để kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, điều chỉnh mức giá bồi thường khi có biến động tăng, giảm cho phù hợp với thực tế.

3. Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

PHỤ LỤC I

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Cây, nhóm cây, loại cây

ĐVT

Đơn giá bồi thường cây mới gieo trồng đến nửa thời kỳ sinh trưởng (đồng)

Đơn giá bồi thường cây sau nửa thời sinh trưởng (đồng)

1

Lúa

đồng/m2

2.200

5.500

2

Bắp

đồng/m2

2.360

5.900

3

Khoai các loại

đồng/m2

10.280

25.700

4

đồng/m2

2.600

6.500

5

Đậu các loại

đồng/m2

1.480

3.700

6

Rau ăn lá các loại

đồng/m2

8.080

20.200

7

Dưa hấu

đồng/m2

10.680

26.700

8

Dưa lê, dưa lưới

đồng/m2

33.840

84.600

9

Rau lấy quả

đồng/m2

7.640

19.100

10

Rau lấy củ hoặc lấy thân

đồng/m2

14.480

36.200

11

Ớt

đồng/m2

14.000

35.000

12

Gừng

đồng/m2

17.120

42.800

13

Sen

đồng/m2

18.880

47.200

14

Mía

đồng/m2

6.800

17.000

15

Hoa huệ

đồng/m2

9.000

22.500

16

Bầu, Bí, Gấc, Mướp, Su su, khổ qua

16.1

Diện tích trên 20m2

đồng/m2

16.000

40.000

16.2

Diện tích từ 10m2 đến 20m2

đồng/m2

9.600

24.000

16.3

Diện tích dưới 10m2

đồng/m2

4.400

11.000

PHỤ LỤC II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG LÂU NĂM
(Kèm theo Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. Cây ăn trái (thân cứng) - Nhóm 01

1. Bảng đơn giá bồi thường

ĐVT: đồng/cây

STT

Nhóm cây trồng

Loại cây trồng

A

B

C

D

E

Cây đầu dòng

1

Cây Cam

1.1

Cam soàn

3.744.000

2.055.000

856.000

300.000

856.000

5.744.000

1.2

Cam dây, cam mật, cam khác

2.400.000

1.791.000

966.000

250.000

966.000

4.400.000

1.3

Cam sành

2.160.000

1.671.000

904.000

250.000

904.000

4.160.000

2

Cây Quýt

2.1

Quýt Hồng

2.400.000

1.733.000

999.000

350.000

999.000

4.400.000

2.2

Quýt Đường

1.800.000

1.378.000

820.000

270.000

820.000

3.800.000

2.3

Quýt khác

1.200.000

1.016.000

574.000

250.000

574.000

3

Chanh

770.000

671.000

400.000

190.000

400.000

2.770.000

4

Hạnh

660.000

561.000

300.000

150.000

300.000

2.660.000

5

Mít

2.700.000

2.105.000

1.523.000

150.000

1.523.000

4.700.000

6

Mận

1.044.000

871.000

462.000

200.000

462.000

3.044.000

7

Thanh Long

1.540.000

1.100.000

560.000

47.000

560.000

8

Sơri

754.000

480.000

273.000

35.000

273.000

9

Ổi

560.000

473.000

270.000

130.000

270.000

10

Táo

468.000

316.000

140.000

35.000

140.000

11

Cóc

684.000

594.000

285.000

160.000

285.000

12

Nho

1.540.000

1.099.000

733.000

120.000

733.000

13

Cà na, sầu đâu

516.000

395.000

300.000

40.000

300.000

2. Hướng dẫn áp dụng

Loại cây ăn trái (thân cứng) nhóm 01 được phân theo sinh trưởng và thời gian trồng, cụ thể như sau:

a) Cây trồng loại A: Cây thời kỳ cho trái ổn định (cây phát triển tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ nhiều trái, cho trái ổn định); thời gian trồng từ 04 năm trở lên;

b) Cây trồng loại B: Cây thời kỳ cho trái chưa ổn định (giai đoạn cây phát triển chưa ổn định, cây xanh tốt, đang trong thời kỳ đã cho trái nhưng tán nhỏ); thời gian trồng từ 02 năm đến dưới 04 năm;

c) Cây trồng loại C: Cây thời kỳ kiến thiết cơ bản (Cây chưa cho thu hoạch); thời gian trồng từ 01 năm đến dưới 02 năm;

d) Cây trồng loại D: Có thời gian trồng dưới 01 năm tuổi;

đ) Cây trồng loại E: Cây già cỗi (cây cho trái ít, năng suất thấp, phát triển kém); Cây sau giai đoạn cho trái ổn định

e) Cây đầu dòng: Cây trồng đang trong thời kỳ cho trái ổn định, đang khai thác nhân giống và có giấy chứng nhận cây đầu dòng của cơ quan có thẩm quyền cấp.

II. Cây ăn trái (thân cứng) - Nhóm 02

1. Bảng đơn giá bồi thường

ĐVT: đồng/cây

STT

Nhóm cây trồng

Loại cây trồng

A

B

C

D

E

Cây đầu dòng

1

Nhãn

2.880.000

2.223.000

1.612.000

150.000

1.612.000

4.880.000

2

Vú sữa

5.200.000

3.694.000

2.886.000

250.000

2.886.000

7.200.000

3

Dừa

2.500.000

1.930.000

1.463.000

200.000

1.463.000

4.500.000

4

Sapo, hồng xiêm

2.990.000

2.366.000

1.847.000

200.000

1.847.000

4.990.000

5

Bưởi

1.800.000

1.376.000

938.000

150.000

938.000

3.800.000

6

Mãng cầu xiêm

900.000

716.000

430.000

180.000

430.000

2.900.000

7

Na

585.000

467.000

273.000

100.000

273.000

2.585.000

8

2.760.000

2.262.000

1.621.000

200.000

1.621.000

9

Lê, Lý, Lựu, Thị, Hồng Quân

588.000

484.000

270.000

130.000

270.000

10

Cau

222.000

157.000

95.000

30.000

95.000

11

Xoài Tượng da xanh, xoài keo, xoài thái

3.120.000

1.937.000

1.404.000

200.000

1.404.000

5.120.000

12

Sake, Lekima, vú sữa hoàng kim

560.000

351.000

221.000

40.000

221.000

2.560.000

13

Ô môi, Quách, Khế, chùm ruột, bình bát, dâu tằm

500.000

312.000

202.000

30.000

202.000

14

Cà phê, Ca cao

390.000

242.000

150.000

30.000

150.000

2. Hướng dẫn áp dụng

Loại cây ăn trái (thân cứng) nhóm 02 được phân theo sinh trưởng và thời gian trồng, cụ thể như sau:

a) Cây trồng loại A: Cây thời kỳ cho trái ổn định (cây phát triển tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ nhiều trái, cho trái ổn định); thời gian trồng từ 05 năm trở lên;

b) Cây trồng loại B: Cây thời kỳ cho trái chưa ổn định (giai đoạn cây phát triển chưa ổn định, cây xanh tốt, đang trong thời kỳ đã cho trái nhưng tán nhỏ); thời gian trồng từ 03 năm đến dưới 05 năm;

c) Cây trồng loại C: Cây thời kỳ kiến thiết cơ bản (Cây chưa cho thu hoạch); thời gian trồng từ 01 năm đến dưới 03 năm;

d) Cây trồng loại D: Có thời gian trồng dưới 01 năm tuổi;

đ) Cây trồng loại E: Cây già cỗi (cây cho trái ít, năng suất thấp, phát triển kém); Cây sau giai đoạn cho trái ổn định

e) Cây đầu dòng: Cây trồng đang trong thời kỳ cho trái ổn định, đang khai thác nhân giống và có giấy chứng nhận cây đầu dòng của cơ quan có thẩm quyền cấp.

III. Cây ăn trái (thân cứng) - Nhóm 03

1. Bảng đơn giá bồi thường

ĐVT: đồng/cây

STT

Nhóm cây trồng

Loại cây trồng

A

B

C

D

E

Cây đầu dòng

1

Xoài cát Hòa Lộc

6.500.000

4.423.000

3.026.000

350.000

3.026.000

8.500.000

2

Xoài cát Chu

5.200.000

3.473.000

2.295.000

350.000

2.295.000

7.200.000

3

Chôm chôm

2.640.000

2.022.000

1.521.000

200.000

1.521.000

4.640.000

4

Măng cụt, thanh trà

3.000.000

2.226.000

1.706.000

200.000

1.706.000

5.000.000

5

Sầu riêng

13.910.000

9.725.000

7.250.000

250.000

7.250.000

15.910.000

6

Me, Điều

1.092.000

591.000

405.000

40.000

405.000

3.092.000

7

Trâm

468.000

301.000

221.000

30.000

221.000

2.468.000

8

Dâu, bòn bon

2.640.000

1.881.000

1.535.000

65.000

1.535.000

4.640.000

9

Chà là (lấy trái)

7.500.000

4.951.000

3.651.000

500.000

3.651.000

9.500.000

2. Hướng dẫn áp dụng

Loại cây ăn trái (thân cứng) nhóm 03 được phân theo sinh trưởng và thời gian trồng, cụ thể như sau:

a) Cây trồng loại A: Cây thời kỳ cho trái ổn định (cây phát triển tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ nhiều trái, cho trái ổn định); thời gian trồng từ 07 năm trở lên;

b) Cây trồng loại B: Cây thời kỳ cho trái chưa ổn định (giai đoạn cây phát triển chưa ổn định, cây xanh tốt, đang trong thời kỳ đã cho trái nhưng tán nhỏ); thời gian trồng từ 05 năm đến dưới 07 năm;

c) Cây trồng loại C: Cây thời kỳ kiến thiết cơ bản (Cây chưa cho thu hoạch); thời gian trồng từ 01 năm đến dưới 05 năm;

d) Cây trồng loại D: Có thời gian trồng dưới 01 năm tuổi;

đ) Cây trồng loại E: Cây già cỗi (cây cho trái ít, năng suất thấp, phát triển kém); Cây sau giai đoạn cho trái ổn định;

e) Cây đầu dòng: cây trồng đang trong thời kỳ cho trái ổn định, đang khai thác nhân giống và có giấy chứng nhận cây đầu dòng của cơ quan có thẩm quyền cấp.

IV. Cây ăn trái (thân mềm) - Nhóm 4

1. Bảng đơn giá bồi thường

STT

Nhóm cây trồng

ĐVT

Loại cây trồng

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1

Đu đủ

đồng/cây

10.000

140.000

190.000

2

Chuối

đồng/cây

15.000

75.000

-

3

Thơm, Khóm

đồng/cây

5.000

10.000

-

2. Hướng dẫn áp dụng

Phân loại Cây ăn trái (thân mềm) Nhóm 04:

a) Loại 1: Cây mới trồng;

b) Loại 2: Cây có trái chưa cho thu hoạch;

c) Loại 3: Cây đang thu hoạch.

V. Cây lấy gỗ - Nhóm 05

1. Bảng đơn giá bồi thường

ĐVT: đồng/cây/bụi

STT

Nhóm cây trồng

ĐVT

Loại cây trồng

A

B

C

D

E

F

1

Cây Sưa đỏ

Cây

6.500.000

6.200.000

4.280.000

2.163.000

622.000

187.000

2

Cây Cẩm lai

Cây

6.500.000

6.200.000

4.280.000

3.590.000

1.138.000

300.000

3

Nhóm cây khác thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA (tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp).

Cây

2.500.000

2.000.000

1.500.000

1.000.000

500.000

200.000

4

Nhóm loài cây có thân gỗ lớn thuộc loài thông thường

Cây

800.000

600.000

400.000

270.000

130.000

20.000

5

Cây Tràm (Tràm úc, Tràm ta)

Cây

135.000

100.000

26.000

9.000

2.300

1.700

6

Tre, tầm vong

Bụi

520.000

370.000

250.000

100.000

-

-

7

Trúc

Bụi

260.000

180.000

125.000

50.000

-

-

2. Hướng dẫn áp dụng

a) Nhóm loài cây có thân gỗ lớn thuộc loài thông thường gồm: Sao, Dầu, Xà cừ, Bạch đàn, Xoan, Gáo, Phượng, Lim xẹt, Bằng lăng, Tếch, Viết, Còng, Bàng, Vừng, Mù u, Bồ đề, Mò cua, Bứa, Phi lao, Giang, Gòn, Giổi, Sung, So đũa, Trôm, Vông, Sanh, Bảy thưa, Trâm bầu, Hoàng hậu, Keo các loại, bần, Tung, Sắn và các cây khác.

b) Cây gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA phân loại theo chỉ số đo đường kính tại vị trí 1,3 mét từ mặt đất như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 40 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 30 cm đến < 40 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 20 cm đến < 30 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm đến < 20 cm.

- Loại E: Cây có đường kính D1,3m từ 05 cm đến < 10 cm.

- Loại F: Cây mới trồng, cây có đường kính D1,3m < 05 cm.

c) Cây có thân gỗ lớn thuộc loài thông thường phân loại theo chỉ số đo đường kính tại vị trí 1,3 mét từ mặt đất như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 50 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 40 cm đến < 50 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 30 cm đến < 40 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm đến < 30 cm.

- Loại E: Cây có đường kính D1,3m từ 05 cm đến < 10 cm.

- Loại F: Cây mới trồng, cây có đường kính D1,3m < 05 cm.

d) Cây có thân gỗ nhỏ thuộc loài thông thường phân loại theo chỉ số đo đường kính tại vị trí 1,3 mét từ mặt đất như sau:

- Loại A: Cây có đường kính D1,3m từ 30 cm trở lên.

- Loại B: Cây có đường kính D1,3m từ 20 cm đến < 30 cm.

- Loại C: Cây có đường kính D1,3m từ 10 cm đến < 20 cm.

- Loại D: Cây có đường kính D1,3m từ 03 cm đến < 10 cm.

- Loại E: Cây có đường kính D1,3m < 03 cm.

- Loại F: Cây mới trồng đến 6 tháng và chiều cao tối thiểu 1 m.

đ) Tre, tầm vong phân loại theo số cây/bụi như sau:

- Loại A: Trên 30 cây/bụi.

- Loại B: Từ 20 cây/bụi đến < 30 cây/bụi.

- Loại C: Từ 10 cây/bụi đến < 20 cây/bụi.

- Loại D: Dưới 10 cây/bụi.

e) Trúc phân loại theo số cây/bụi như sau:

- Loại A: Trên 100 cây/bụi.

- Loại B: Từ 50 cây/bụi đến < 100 cây/bụi.

- Loại C: Từ 20 cây/bụi đến < 50 cây/bụi.

- Loại D: Dưới 20 cây/bụi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 41/2024/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 quy định về bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.203.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!