Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2895/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Quý Phương
Ngày ban hành: 11/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2895/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 11 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050..

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 444/TTr-STNMT-QLĐĐ ngày 25 tháng 10 năm 2024,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Nội dung phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 a) Diện tích, cơ cấu các loại đất:

- Đất nông nghiệp: 77.453,18 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 16.623,13 ha;

- Đất chưa sử dụng: 489,80 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 kèm theo)

b) Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.822,18 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 687,47 ha;

- Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện các dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn: 48,60 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp: 223,94 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo)

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp: 617,20 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp: 1.587,87 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 3 kèm theo)

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, hệ thống phụ biểu, bản đồ trình phê duyệt nêu tại Tờ trình nêu trên của Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Định hướng tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất huyện Phong Điền đến năm 2050:

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ từ cấp xã, thị trấn đồng thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Phong Điền, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện, tỉnh, quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt; phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành của tỉnh. Đồng thời Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa có tính định hướng cho sự phát triển kinh, tế xã hội vừa có tính dự báo mang tầm chiến lược cho sự phát triển bền vững nhu cầu sử dụng đất đai hợp lý tránh sử dụng thiếu khoa nguồn tài nguyên đất dẫn đến lãng phí và gây ô nhiễm nguồn tài nguyên không tái tạo này. Sau khi huyện Phong Điền trở thành Thị xã tiếp tục phát huy các thế mạnh vốn có để từng bước đưa Phong Điền trở thành đô thị mạnh cửa ngõ phía Bắc của Tỉnh. Để đạt được điều đó, quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 cần phải định hướng như sau:

a) Đất nông nghiệp:

- Đất trồng lúa: Quy hoạch các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn ở tất cả các xã, thị trấn. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích đất lúa nước sang phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

- Đất trồng cây lâu năm: Khai thác diện tích đất chưa sử dụng tại những vị trí thuận lợi đưa vào trồng cây ăn quả lâu năm đồng thời tiếp tục phát triển diện tích các mô hình cây ăn quả có giá trị cao ở các xã Phong Thu, xã Phong Sơn, xã Phong Mỹ, thị trấn Phong Điền, xã Phong Hòa, xã Phong An, xã Phong Hiền; nếu mô hình có hiệu quả cần mạnh dạng định hướng trồng cây ăn quả trong các trang trại tổng hợp, gia trại và phát triển sang các xã khác trên địa bàn huyện. Khai thác diện tích đất chưa sử dụng tại những vị trí thuận lợi đưa vào trồng cây ăn quả lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: Tiếp tục quy hoạch các vị trí rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang rừng sản xuất ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Điền Hòa, Điền Lộc, Phong Chương,… Đồng thời, cũng chuyển các vùng đất rừng sản xuất ở những nơi bị xói mòn, có nguy cơ sạt lỡ sang rừng phòng hộ.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Đẩy mạnh mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, nuôi tôm trên cát nhằm hạn chế nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường tại các xã Phong Hải, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa.

- Đất nông nghiệp khác: Trang trại tổng hợp tiếp tục phát triển các vùng Khe Mạ, Phước Thọ, Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ; vùng Nhất Phong, Mỹ Phú, xã Phong Chương; Vùng Hưng Long - Thượng Hòa, xã Phong Hiền; ở các xã như Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu, Điền Môn,….

b) Đất phi nông nghiệp:

- Đất khu công nghiệp: Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả tỉnh cần mở rộng Khu công nghiệp Phong Điền lên diện tích dự kiến khoảng 1200 ha.

- Đất cụm công nghiệp: Sau khi đầu tư Hạ tầng Cụm công nghiệp Điền Lộc, Điền Lộc 2, Cụm công nghiệp Sơn Xuân Mỹ cần thu hút các đơn vị sản xuất kinh doanh các nhà máy gia công phụ trợ cho Khu công nghiệp Phong Điền.

- Tận dụng tối đa lợi thế của huyện có nhiều ưu đãi từ thiên nhiên để đẩy mạnh thương mại dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn của huyện Phong Điền tầm nhìn định hướng phát triển các vùng như: Vùng cửa ngõ phía Bắc, Nước khoáng nóng Thanh Tân, Du lịch biển Điền Lộc, du lịch Phá tam Giang, Khu du lịch lòng hồ thủy điện xã Phong Sơn, khu du lịch Khe Thai xã Phong Sơn, các trung tâm thương mại ở thị trấn, Phong An, Phong Hiền, Phong Thu, Điền Lộc,…

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Cần thu hút kêu gọi các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ trong các xã vào sản xuất tại các điểm sản xuất kinh doanh tập trung của từng xã.

- Dự kiến khu vực quy hoạch điện năng lượng mặt trời tại Phong Hòa và nhà máy điện khí tại khu vực vùng cát xã Điền Hương và Điền Môn, Trung tâm hóa dầu công nghiệp khu vực Điền Hương và Điền Môn.

- Đất cơ sở y tế: Để Phong Điền trở thành trung tâm y tế lớn thứ 2 của cả tỉnh định hướng phát triển trung tâm y tế công nghệ cao bên cạnh bệnh viện giai đoạn 2030-2050 với diện tích khoảng 100 ha.

- Phát triển cơ sở hạ tầng các công trình dịch vụ công cộng: Các hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội như các tuyến giao thông tầm quốc gia: Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tuyến đường ven biển, mở rộng QL 1A, và các tuyến hệ thống giao thông huyết mạch: QL49B, QL49C, TL 6, 9, 11, 17,… sẽ được tiếp tục mở rộng theo lộ giới quy định. Tập trung phát triển cảng biển Điền Lộc trở thành một trong cảng biển lớn của tỉnh trong giai đoạn 2030-2050.

- Phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn phải phù hợp yêu cầu gia tăng dân số trong tương lai đồng thời phải phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xu hướng liên kết, hội nhập, bảo đảm sự phát triển cân đối hài hoà giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm tính ổn định, phát triển bền vững; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; coi trọng việc quản lý theo đúng quy hoạch và pháp luật; kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã.

c) Đất chưa sử dụng: Tận dụng tối đa nguồn đất chưa sử dụng, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

3. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phong Điền do Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền xác lập ngày 24 tháng 10 năm 2024.

Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền có trách nhiệm:

1. Tổ chức công bố công khai, phát huy vai trò giám sát của Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

2. Chịu trách nhiệm toàn diện quản lý Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền; phân công, phân cấp, điều phối, kiểm soát và bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, quy định trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng và cập nhật dữ liệu quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Chịu trách nhiệm pháp lý, tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ về quy mô, phạm vi, diện tích, vị trí chuyển mục đích các loại đất phân bổ đến đơn vị cấp xã tại hồ sơ, tài liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Phong Điền phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với nội dung Quyết định này.

Đối với các chỉ tiêu sử dụng đất cao hơn so với chỉ tiêu phân bổ theo các chỉ tiêu trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg , UBND huyện Phong Điền chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Triển khai việc lập các quy hoạch có sử dụng đất đồng bộ, thống nhất với Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền; rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm tính hệ thống, liên kết, kế thừa và ổn định giữa các quy hoạch; việc bố trí sử dụng đất phải hợp lý, khai thác hiệu quả không gian, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

5. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

6. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; đặc biệt đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong đó quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất thống nhất, đồng bộ giữa số liệu chỉ tiêu và khoanh định trên thực tế để bảo đảm quản lý nghiêm ngặt các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất; không hợp pháp hoá các sai phạm (nếu có).

9. Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất. Định kỳ hàng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TVTU; TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, KH&ĐT, TC, NNPTNT, XD;
- HĐND và UBND huyện Phong Điền;
- VP: CVP, các PCVP, các CV;
- Cổng TTĐT tỉnh:
- Lưu VT, ĐC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Quý Phương

PHỤ LỤC I:

DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2895/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2023

Diện tích cấp tỉnh phân bổ theo Quyết định 1745/ QĐ- TTg ngày 30/12/2023 (ha)

Diện tích cấp huyện xác định, xác định bổ sung (ha)

Diện tích điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(10)

(11)

Tổng diện tích tự nhiên

94.566,11

100

94.566,11

100

I

Loại đất

1

Đất nông nghiệp

NNP

79.977,49

84,57

79.961,00

-2.507,82

77.453,18

81,90

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

LUA

5.727,84

6,06

5.356,00

54,98

5.410,98

5,72

Trong đó:

-

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

5.661,91

5,99

5.341,00

52,95

5.393,95

5,70

-

Đất trồng lúa còn lại

LUK

65,93

0,07

-

17,03

17,03

0,02

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.516,79

2,66

-

2.242,70

2.242,70

2,37

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4.336,50

4,59

3.522,00

1.235,48

4.757,48

5,03

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

7.386,39

7,81

6.774,00

2.739,61

9.513,61

10,06

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

34.947,99

36,96

35.914,00

-2.594,58

33.319,42

35,23

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

23.898,65

25,27

24.421,00

-4.065,77

20.355,23

21,52

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

3.796,56

4,01

3.614,00

-

3.613,61

3,82

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

916,12

0,97

-

961,65

961,65

1,02

1.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

-

-

-

48,56

48,56

0,05

1.9

Đất làm muối

LMU

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

247,21

0,26

-

843,55

843,55

0,89

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

11.893,75

12,58

14.086,00

2.537,13

16.623,13

17,58

Trong đó:

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

991,38

1,05

500,00

28,32

528,32

0,56

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

72,33

0,08

978,00

2,06

980,06

1,04

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

16,19

0,02

23,00

-

22,96

0,02

2.4

Đất quốc phòng

CQP

108,89

0,12

130,00

74,58

204,58

0,22

2.5

Đất an ninh

CAN

8,01

0,01

16,00

1,80

17,80

0,02

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

202,66

0,21

-

472,09

472,09

0,50

Trong đó:

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

2,41

-

10,00

-

10,30

0,01

-

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

0,22

-

-

0,22

0,22

-

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

14,75

0,02

32,00

-

32,23

0,03

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

119,47

0,13

141,00

-

140,90

0,15

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao

DTT

47,89

0,05

65,00

46,78

111,78

0,12

-

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

16,89

0,02

-

175,09

175,09

0,19

-

Đất xây dựng cơ sở môi trường

DMT

-

-

-

-

-

-

-

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

-

-

-

0,40

0,40

-

-

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

-

-

-

-

-

-

-

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

1,03

-

-

1,17

1,17

-

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

1.136,72

1,20

-

3.626,60

3.626,60

3,83

Trong đó:

-

Đất khu công nghiệp

SKK

390,60

0,41

620,00

80,00

700,00

0,74

-

Đất cụm công nghiệp

SKN

-

-

115,00

43,88

158,88

0,17

-

Đất khu công nghệ thông tin tập trung

SCT

-

-

-

-

-

-

-

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

58,93

0,06

563,00

-

563,07

0,60

-

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

86,56

0,09

152,00

-3,08

148,92

0,16

-

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

600,63

0,64

231,00

1.824,73

2.055,73

2,17

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

4.595,53

4,86

-

6.176,58

6.176,58

6,53

Trong đó:

-

Đất công trình giao thông

DGT

1.898,44

2,01

2.416,00

-9,91

2.406,09

2,54

-

Đất công trình thủy lợi

DTL

1.259,44

1,33

1.280,00

449,86

1.729,86

1,83

-

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

2,50

-

-

5,40

5,40

0,01

-

Đất công trình phòng, chống thiên tai

DPC

-

-

-

19,75

19,75

0,02

-

Đất có di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

3,52

-

4,00

-

4,04

-

-

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

3,31

0,00

33,00

-

32,81

0,03

-

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

DNL

1.398,12

1,48

1.927,00

-

1.927,02

2,04

-

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

1,51

-

5,00

-

4,71

0,00

-

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

9,27

0,01

-

12,17

12,17

0,01

-

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

16,12

0,02

-

31,41

31,41

0,03

2.9

Đất tôn giáo

TON

16,49

0,02

16,00

-

16,49

0,02

2.10

Đất tín ngưỡng

TIN

149,73

0,16

-

149,53

149,53

0,16

2.11

Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt

NTD

1.994,56

2,11

2.209,00

-150,47

2.058,53

2,18

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

2.601,24

2,75

-

2.369,59

2.369,59

2,51

2.13

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chưa sử dụng

CSD

2.694,87

2,85

520,00

-30,20

489,80

0,52

3.1

Đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai chưa giao, chưa cho thuê

CGT

48,66

-

-

-

-

-

3.2

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

2.191,66

2,32

-

307,30

307,30

0,32

3.3

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

454,55

0,48

-

182,50

182,50

0,19

3.4

Núi đá không có rừng cây

NCS

-

-

-

-

-

-

3.5

Đất có mặt nước chưa sử dụng

MCS

-

-

-

-

-

-

II

Khu chức năng

1

Đất khu công nghệ cao

KCN

-

-

-

-

-

-

2

Đất khu kinh tế

KKT

-

-

-

-

-

-

3

Đất đô thị

KDT

1.874,85

1,98

13.092,00

6.585,49

19.677,49

20,81

4

Khu sản xuất nông nghiệp

KNN

5.661,91

5,99

8.863,00

-

8.863,00

9,37

5

Khu lâm nghiệp

KLN

66.233,03

70,04

67.108,00

-3.919,74

63.188,26

66,82

6

Khu du lịch

KDL

-

-

2.639,00

-

2.639,00

2,79

7

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

KBT

34.947,99

36,96

36.300,00

-2.787,88

33.512,12

35,44

8

Khu phát triển công nghiệp

KPC

390,60

0,41

735,00

123,88

858,88

0,91

9

Khu đô thị

DTC

1.874,85

1,98

19.677,00

-

19.677,49

20,81

10

Khu thương mại - dịch vụ

KTM

58,93

0,06

1.026,00

-

1.025,64

1,08

11

Khu dân cư nông thôn

DNT

92.691,26

98,02

74.889,00

-

74.888,62

79,19

Ghi chú: Căn cứ Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, các chỉ tiêu sử dụng đất tại cột “Hiện trạng năm 2023” và cột ‘Diện tích cấp tỉnh phân bổ theo QĐ 1745/QĐ-TTg” được điều chỉnh để phù hợp theo quy định của Luật Đất đai 2024 và Nghị định 102/2024/NĐ-CP .

- Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.

PHỤ LỤC II:

DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2895/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Chỉ tiêu

Tổng diện tích

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)+…

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN

2.822,18

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

308,86

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

148,02

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH/PNN

251,36

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD/PNN

190,53

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX/PNN

1.923,41

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN/PNN

182,95

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

687,47

Trong đó:

2.1

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm

LUA/CLN

8,00

2.2

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng

LUA/LNP

-

2.3

Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng

RPH/NKR(a)

-

2.4

Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng

RDD/NKR(a)

-

2.5

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng

RSX/NKR(a)

679,47

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN/NKR(a)

3

Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện các dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn

48,60

4

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp

223,94

4.1

Chuyển đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 118 sang các loại đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 119 hoặc Điều 120 của Luật đất đai năm 2024

178,74

4.2

Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở

PKO/OCT

44,54

4.3

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

0,16

4.4

Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ

0,50

PHỤ LỤC III:

DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2895/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Mục đích sử dụng

Tổng diện tích

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)+…

1

Đất nông nghiệp

NNP

617,20

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

LUA

-

Trong đó:

-

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

-

-

Đất trồng lúa còn lại

LUK

-

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

-

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

92,69

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

-

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

-

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

-

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

-

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

172,70

1.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

11,88

1.9

Đất làm muối

LMU

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

339,93

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

1.587,87

Trong đó:

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

11,4

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

118,59

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

2,48

2.4

Đất quốc phòng

CQP

7,83

2.5

Đất an ninh

CAN

4,83

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

17,09

Trong đó:

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

0,02

-

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

-

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

0,62

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

3,31

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao

DTT

13,12

-

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

-

-

Đất xây dựng cơ sở môi trường

DMT

-

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

0,02

-

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

-

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

1.044,08

Trong đó:

-

Đất khu công nghiệp

SKK

66,3

-

Đất cụm công nghiệp

SKN

56,76

-

Đất khu công nghệ thông tin tập trung

SCT

-

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

96,36

-

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

7,71

-

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

816,95

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

381,57

Trong đó:

-

Đất công trình giao thông

DGT

133,17

-

Đất công trình thủy lợi

DTL

12,25

-

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

0,2

-

Đất công trình phòng, chống thiên tai

DPC

1,5

-

Đất có di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

0,12

-

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

11,98

-

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

DNL

189,04

-

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

1,37

-

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

0,33

-

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

0,21

2.9

Đất tôn giáo

TON

-

2.10

Đất tín ngưỡng

TIN

-

2.11

Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt

NTD

31,4

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

-

2.13

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2895/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.067

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.34.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!