ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
27/2024/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày
18 tháng 10 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng
ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024
của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 173/TTr-SNN ngày 08/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định chi tiết về bồi thường thiệt
hại đối với vật nuôi là thủy sản, vật nuôi khác mà không thể di chuyển được
theo quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai năm 2024 và hỗ trợ di dời đối với
vật nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15
tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
2. Đối tượng áp dụng
a) Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 Luật
Đất đai năm 2024, chủ sở hữu vật nuôi đang được chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
hợp pháp trên diện tích đất thu hồi.
b) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
đất đai; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Bồi thường đối với vật
nuôi
1. Mức bồi thường bằng 100% giá trị vật nuôi. Giá
trị vật nuôi được xác định bằng giá thị trường của vật nuôi cùng loại tại thời
điểm kiểm đếm để lập phương án bồi thường.
Đối với vật nuôi là thủy sản mà không xác định được
số lượng, kích cỡ, khối lượng thì giá trị vật nuôi được tính bằng chi phí đầu
tư vào vật nuôi; trường hợp không có đủ cơ sở để tính chi phí đầu tư vào vật
nuôi thì giá trị vật nuôi được tính bằng diện tích nuôi trồng thủy sản nhân với
đơn giá bồi thường ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Chi phí đầu tư vào vật nuôi tại khoản 1 Điều này
bằng tổng các chi phí đã đầu tư để nuôi trồng thủy sản đối với vật nuôi đó, gồm
chi phí về: giống; vật tư thiết yếu (thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản); điện, nước, xăng, dầu, vật rẻ tiền mau hỏng
và nhân công.
a) Chi phí giống được tính bằng số lượng giống nhân
với giá giống.
Số lượng giống được xác định trên cơ sở khai báo của
chủ sở hữu vật nuôi, hóa đơn mua bán giống, sổ ghi chép nuôi trồng thủy sản, giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (đối với cơ sở
sản xuất giống), giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (đối với
vật nuôi thuộc diện phải đăng ký), diện tích, hình thức nuôi trồng thủy sản tại
cơ sở và các tài liệu hợp pháp khác.
Giá giống được xác định theo hóa đơn về mua bán giống;
trường hợp không có hóa đơn về mua bán giống thì tính theo giá thị trường của sản
phẩm giống cùng loại tại thời điểm kiểm đếm để lập phương án bồi thường.
b) Chi phí vật tư thiết yếu được tính bằng số lượng
từng loại vật tư đã sử dụng nhân với giá của từng loại vật tư đó.
Chủ sở hữu vật nuôi khai báo số lượng từng loại vật
tư đã sử dụng trong thời gian nuôi trồng thủy sản (được tính từ ngày bắt đầu
nuôi đến ngày kết thúc chu kỳ sinh sản lần đầu đối với vật nuôi đang trong thời
kỳ sinh sản và đến ngày thực hiện kiểm đếm đối với các vật nuôi còn lại) và
cung cấp tài liệu minh chứng để làm căn cứ tính chi phí về vật tư.
Giá vật tư được xác định theo hóa đơn về mua bán vật
tư; trường hợp không có hóa đơn về mua bán vật tư thì tính theo giá thị trường
của sản phẩm vật tư cùng loại tại thời điểm kiểm đếm để lập phương án bồi thường.
c) Chi phí điện, nước, xăng, dầu, vật rẻ tiền mau hỏng
và nhân công được tính bằng 12% tổng các chi phí về giống và vật tư thiết yếu.
3. Đối với vật nuôi khác mà không thể di chuyển được,
ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc lập, phê duyệt
phương án bồi thường phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 3. Hỗ trợ di dời đối với vật
nuôi
1. Vật nuôi được hỗ trợ di dời (vận chuyển) là gia
súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi (theo quy định tại các khoản 5,
khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018) đang được chăn nuôi
trên đất thu hồi được di dời tới vị trí mới, hợp pháp để tiếp tục chăn nuôi.
2. Biện pháp di dời
a) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận
chuyển động vật đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về vệ sinh thú y theo quy định tại
khoản 1, khoản 3 Điều 70 Luật Thú y năm 2015 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01 - 100: 2012/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y.
b) Vật nuôi được vận chuyển bằng đường bộ phải thực
hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, vận chuyển bằng
đường sắt phải thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Đường sắt năm 2017, vận
chuyển bằng đường thủy phải thực hiện theo quy định tại Điều 97 Luật Giao thông
đường thủy nội địa năm 2004.
c) Đối với vật nuôi vận chuyển ra ngoài địa bàn
thành phố Hải Phòng, ngoài việc áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm
b khoản này, phải thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Thú y năm 2015.
3. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị hợp đồng dịch vụ vận
chuyển vật nuôi, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở. Giá trị hợp đồng
vận chuyển bao gồm kinh phí vận chuyển, xếp, dỡ và chăm sóc vật nuôi trong quá
trình vận chuyển phù hợp với giá thị trường tại thời điểm kiểm đếm để lập
phương án hỗ trợ.
Trường hợp không có hợp đồng dịch vụ vận chuyển thì
mức hỗ trợ được tính bằng 5% giá trị vật nuôi đối với gia súc và 3% giá trị vật
nuôi đối với các vật nuôi còn lại. Giá trị vật nuôi được xác định bằng giá thị
trường của vật nuôi cùng loại tại thời điểm kiểm đếm để lập phương án bồi thường.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
11 năm 2024.
2. Trường hợp các quy định dẫn chiếu áp dụng tại Điều
2, Điều 3 Quyết định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì áp dụng
theo quy định tại văn bản mới.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi
trường, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chính phủ;
- Các Bộ: NN&PTNT, TN&MT;
- Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- CT, các PCT UBNDTP;
- Sở Tư pháp;
- Cổng Thông tin điện tử TP;
- Công báo TP; Báo Hải Phòng;
- Đài PT&TH Hải Phòng;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
PHỤ LỤC
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2024/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm
2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
STT
|
Loại vật nuôi
|
Đơn giá bồi thường
theo hình thức nuôi trồng thủy sản (đồng/m2)
|
Thâm canh
|
Bán thâm canh
|
Khác
|
1
|
ĐỐI TƯỢNG NUÔI CHỦ LỰC
|
1.1
|
Tôm thẻ chân trắng
|
|
|
|
|
Nuôi dưới 31 ngày
|
23.000
|
16.000
|
9.000
|
|
Nuôi từ 31 ngày trở lên
|
43.000
|
26.000
|
19.000
|
1.2
|
Tôm sú
|
|
|
|
|
Nuôi dưới 31 ngày
|
20.000
|
13.000
|
8.000
|
|
Nuôi từ 31 ngày đến 60 ngày
|
25.000
|
18.000
|
16.000
|
|
Nuôi từ 61 ngày trở lên
|
35.000
|
27.000
|
24.000
|
2
|
NUÔI TRONG NƯỚC MẶN, LỢ
|
2.1
|
Nuôi cua
|
|
|
|
|
Nuôi dưới 31 ngày
|
25.000
|
18.000
|
4.000
|
|
Nuôi từ 31 ngày đến 90 ngày
|
36.000
|
27.000
|
4.000
|
|
Nuôi từ 91 ngày trở lên
|
65.000
|
60.000
|
4.000
|
2.2
|
Nuôi cá các loại
|
|
|
|
|
Nuôi dưới 31 ngày
|
8.000
|
6.000
|
4.000
|
|
Nuôi từ 31 ngày đến 90 ngày
|
28.000
|
18.000
|
4.000
|
|
Nuôi từ 91 ngày trở lên
|
35.000
|
24.000
|
4.000
|
2.3
|
Nuôi các vật nuôi khác
|
10.000
|
6.000
|
4.000
|
2.4
|
Ương dưỡng con giống
|
10.000
|
3
|
NUÔI TRONG NƯỚC NGỌT
|
3.1
|
Nuôi các đối tượng đặc sản (tôm càng xanh,
ba ba, ếch...)
|
25.000
|
15.000
|
3.000
|
3.2
|
Nuôi cá các loại
|
|
|
|
|
Nuôi dưới 31 ngày
|
7.000
|
6.000
|
3.000
|
|
Nuôi từ 31 ngày đến 90 ngày
|
17.000
|
14.000
|
3.000
|
|
Nuôi từ 91 ngày trở lên
|
25.000
|
20.000
|
3.000
|
3.3
|
Nuôi các vật nuôi khác
|
6.000
|
6.000
|
3.000
|
3.4
|
Ương dưỡng con giống
|
6.000
|
4
|
NUÔI BÃI TRIỀU, VEN BIỂN
|
4.1
|
Nuôi ngao, nhuyễn thể
|
25.000
|
4.2
|
Nuôi rươi
|
15.000
|
Ghi chú:
- Hình thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm
canh: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản.
- Hình thức nuôi trồng thủy sản khác: Là hình thức
nuôi trồng thủy sản không phải là hình thức nuôi trồng thủy sản thâm canh và
bán thâm canh.
- Thời gian nuôi: Tính từ ngày bắt đầu thả giống.