UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/2014/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 12 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÒA GIẢI
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai
ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 518/TTr-STNMT ngày
27/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thời gian thực
hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, TC, XD, TP;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- UBMTT tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn, Đài PT-TH tỉnh; - Lưu: VT, (KTN).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vy Văn Thành
|
QUY
ĐỊNH
THỜI GIAN THỰC
HIỆN THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định
này quy định thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải
quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Những
nội dung khác không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các quy định
của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân các cấp, người có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về đất đai và các cơ quan khác có liên quan.
2. Các bên tranh chấp, người sử dụng
đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất
đai
1. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
đối với địa bàn các phường, thị trấn không quá bốn mươi năm (45) ngày làm việc;
đối với địa bàn các xã không quá sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai,
UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc đối với địa
bàn các phường, thị trấn; bốn mươi năm (45) ngày làm việc đối với các xã, Ủy
ban nhân dân cấp xã tiến hành làm việc với các bên tranh chấp làm rõ những nội
dung còn thiếu hoặc trình bày chưa rõ trong đơn, thu thập giấy tờ, tài liệu có
liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất (lập Biên
bản làm việc); thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp,
nguồn gốc, quá trình sử dụng đất tranh chấp (lập Biên bản xác minh); kiểm tra
thực địa đất tranh chấp để xác định địa điểm, vị trí, ranh giới, diện tích,
hiện trạng sử dụng đất tranh chấp (lập Biên bản kiểm tra thực địa); xây dựng
báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh;
b) Sau khi có báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, trong
thời hạn năm (05) ngày làm việc ban hành quyết định thành lập Hội đồng hòa giải
tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng hòa giải theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ban
hành quyết định thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, tổ chức cuộc
họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa
giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành
biên bản, gồm có các nội dung: thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành
phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc,
thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo
kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng hòa
giải tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành
viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời
phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều
có mặt; trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì
được coi là việc hòa giải không thành.
2. Sau khi có kết quả hòa giải của Hội đồng hòa giải tranh
chấp đất đai, UBND cấp xã thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 88
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 4.
Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là không quá bốn
mươi năm (45) ngày làm việc đối với những vụ việc tranh chấp ở địa bàn các
phường, thị trấn; không quá sáu mươi (60) ngày làm việc đối với những vụ việc
tranh chấp ở địa bàn các xã, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ để thụ lý giải
quyết. Cụ thể như sau:
1. Trong
thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc đối với những vụ việc tranh chấp ở địa bàn
các phường, thị trấn; năm mươi năm (55) ngày làm việc đối với những vụ việc
tranh chấp ở địa bàn các xã, cơ quan tham mưu giải quyết thực hiện thẩm tra,
xác minh vụ việc (nội dung gồm làm việc với các bên tranh chấp, các tổ chức, cá
nhân có liên quan; lập biên bản kiểm tra hiện trạng, ranh giới, diện tích đất
tranh chấp; trích lục bản đồ, trích đo địa chính khu đất, hồ sơ địa chính qua
các thời kỳ và thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến đất tranh chấp…),
tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra,
xác minh, tổ chức cuộc họp các phòng, ban, ngành có liên quan để tư vấn giải
quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh báo cáo trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ
chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Điều 5. Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp
đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là không quá sáu mươi (60)
ngày làm việc đối với vụ việc tranh chấp ở địa bàn các phường, thị trấn; không
quá bảy mươi năm (75) ngày làm việc đối với vụ việc tranh chấp ở địa bàn các
xã, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ để thụ lý giải quyết. Cụ thể như sau:
1. Trong thời hạn năm mươi năm (55) ngày làm việc đối với
vụ việc tranh chấp ở địa bàn các phường, thị trấn; bảy mươi (70) ngày làm việc
đối với vụ việc tranh chấp ở địa bàn các xã, cơ quan tham mưu giải quyết thực
hiện thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; xây
dựng báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh; tổ chức cuộc họp các Sở, Ban, ngành có
liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh
báo cáo thẩm tra, xác minh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công
nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6.
Trách nhiệm thực hiện
1. Chánh Văn
phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chánh
Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh theo dõi,
kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 7. Xử
lý vướng mắc
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các
tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.