Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 223/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Đỗ Hữu Nghị
Ngày ban hành: 04/09/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 223/2007/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 04 tháng 09 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2010 và 2020;

Căn cứ Luật Nhà ở đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2010 và 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 31/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá VIII  kỳ họp thứ 9 về việc phê duyệt Đề án Nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ ý kiến thống nhất tại cuộc họp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sáng ngày 29/8/2007,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2007 đến năm 2010 và những năm tiếp theo (đính kèm nội dung phê duyệt).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Nghị

 

NỘI DUNG

PHÊ DUYỆT TÓM TẮT ĐỀ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 223/2007/QĐ-UBND  ngày 04/09/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu của Nhà ở xã hội:

- Từ năm 2007 đến năm 2010 và những năm tiếp theo, giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 tập trung triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để rút kinh nghiệm triển khai rộng rãi trong phạm vi toàn tỉnh.

2. Đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

a) Đối tượng được thuê, thuê mua:

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

- Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Khi cán bộ, công chức phải trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 61 Luật Nhà ở mà có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cán bộ, công chức có nhu cầu sinh sống bố trí cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội hoặc hỗ trợ bằng hình thức khác để họ có nhà ở.

b) Điều kiện được thuê, thuê mua:

- Hộ gia đình chưa có sở hữu nhà ở và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện tích tối đa là 60m2 sàn và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê phải trả đối với căn hộ có diện tích tối thiểu 30m2 sàn, tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

3. Nhu cầu nhà ở, đất xây dựng nhà ở xã hội:

a) Nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo khoảng 5.800 hộ;

b) Tổng diện tích sàn xây dựng trên 271.000m2;

c) Tổng quỹ đất xây dựng trên 94.000m2;

d) Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội là đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất ở từ 20ha trở lên thì phần diện tích đất dành cho việc xây dựng nhà ở xã hội không vượt quá 20% diện tích đất ở của dự án.

4. Nguồn vốn để đầu tư phát triển nhà ở xã hội: nhu cầu vốn để thực hiện Đề án trên 433 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn:

a) Tiền thu từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn;

b) Trích 30% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh;

c) Ngân sách địa phương hỗ trợ hằng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh;

d) Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

đ) Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

e) Khuyến khích các chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động của doanh nghiệp mình thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự bỏ vốn xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê.

5. Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

a) Tính đủ chi phí đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội;

b) Không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản ưu đãi về thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

* Mức giá cho thuê:

Nhà ở thấp tầng tại khu vực nông thôn

Nhà chung cư

Nhà ở xã hội tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

- Vùng đồng bằng:

13.000 đồng/m2/tháng;

- Vùng trung du:

10.000 đồng/m2/tháng;

- Vùng miền núi:

9.000 đồng/m2/tháng.

- Đô thị loại III:

13.000 đồng/m2/tháng;

- Đô thị loại IV, loại V:

12.000 đồng/m2/tháng.

Các khu công nghiệp tập trung:

9.000 đồng/m2/tháng.

* Mức giá thuê mua nhà ở xã hội: trả lần đầu bằng 20% giá đầu tư cho 1m2 sàn sử dụng căn hộ nhân với (x) diện tích sử dụng căn hộ và trả hàng tháng với mức giá:

- Đô thị loại III: 16.000 đồng/m2.

- Đô thị loại IV, loại V: 14.000 đồng/m2.

d) Khung giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xem xét, điều chỉnh 5 năm một lần nhưng không vượt quá khung giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành:

1.1. Sở Xây dựng:

- Là cơ quan Thường trực giúp Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình và đề xuất giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này. Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm - đô thị có nhu cầu cấp thiết về nhà ở thu nhập thấp, qua đó tiến hành công tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách cụ thể về mô hình phát triển và quản lý quỹ nhà ở xã hội qua đó nhân rộng thực hiện trên toàn tỉnh;

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng theo tinh thần phát triển nhà ở của Đề án;

- Chủ trì phối hợp các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình phát triển quỹ nhà ở xã hội hằng năm và 5 (năm) năm, tổng hợp kế hoạch phát triển trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Tham mưu ban hành tiêu chuẩn, quy trình xét chọn đối tượng được thuê, thuê mua; điều kiện được thuê, thuê mua; mẫu hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thiết kế điển hình nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thông qua tổ chức thi tuyển phương án thiết kế.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các địa phương có liên quan lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển quỹ nhà ở xã hội hàng năm và từng thời kỳ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;

- Chủ trì phối hợp Sở Xây dựng tham mưu ban hành chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển các khu chung cư cho người có thu nhập thấp tại đô thị, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và nước ngoài tham gia đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhằm tạo nguồn lực thực hiện các dự án nhà ở xã hội đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng bộ của các dự án.

1.3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng tham mưu thành lập Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở nhất là nhà ở xã hội theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Tổng hợp nhu cầu vốn để phát triển nhà ở hằng năm và từng thời kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Xây dựng khung giá nhà ở cho thuê, thuê mua trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Bố trí nguồn vốn thực hiện công tác điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở trên địa bàn.

1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở, phát triển các khu đô thị mới.

- Cải tiến các thủ tục về giao đất xây dựng nhà ở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư khi tham gia xây dựng nhà ở tại địa phương.

1.5. Các cơ quan có chức năng phổ biến tuyên truyền: Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp để nhân dân tiếp cận đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố:

- Trong năm 2007 triển khai thực hiện việc điều tra, tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng chương trình phát triển nhà ở xã hội của địa phương và công tác lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội; bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội; lựa chọn, xác định địa điểm xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn;

- Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai xây dựng thí điểm một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn theo nguyên tắc và cơ chế đã được đề cập trong Đề án này./.

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP(NHÀ Ở XÃ HỘI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2010

Phần 1.

TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CHUNG NHÀ Ở TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.

Nhà ở là hàng hoá đặc biệt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản quốc gia, là tài sản có giá trị lớn của mỗi hộ gia đình, cá nhân và có vị trí quan trọng trên thị trường bất động sản. Trong đời sống xã hội, cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu thiết yếu nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản của mỗi người, là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm trong việc giải quyết nhà ở của nhân dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Trong công tác quản lý và phát triển nhà ở đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc, cần sớm có chính sách và giải pháp giải quyết. Tình trạng phát triển nhà ở tự phát, không tuân thủ quy định của pháp luật diễn ra phố biến ở nhiều nơi. Quỹ nhà ở đô thị tuy có sự gia tăng đáng kể nhưng số lượng nhà ở xây dựng theo dự án còn thấp. Nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và người lao động tại các khu công nghiệp tập trung chưa được quan tâm đúng mức. Xu thế xây dựng nhà ở với giá thành cao để bán cho một bộ phận có thu nhập cao đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nhưng việc phát triển nhà ở giá thấp để cho thuê hoặc cho thuê mua ít được quan tâm, loại hình nhà ở này chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương mại. Giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách nói chung và các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sắp được hình thành nói riêng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay, thể hiện trên các mặt sau đây:

1. Về nhu cầu nhà ở:

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, số hộ cán bộ, công chức, viên chức chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm, nhà ở dột nát là 1.664 hộ; theo báo cáo của các đơn vị lực lượng vũ trang số hộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là 979 hộ và dự kiến công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2010 là 3.200 hộ, tổng số hộ có nhu cầu nhà ở là 5.843 hộ (xem Phụ lục 1).

Theo số liệu sơ bộ điều tra các nhà máy hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh, do điều kiện sự phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm trước đây chưa mạnh, sức hút lao động từ vùng nông thôn và các nơi khác về các đô thị và các cụm công nghiệp chưa cao, do đó vấn đề về xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh chưa được đặt ra như là vấn đề cấp bách để có một cơ chế phát triển riêng cho loại hình này. Vì vậy quỹ nhà ở dành cho đối tượng này là hầu như không có cho nên hầu hết các nhà máy tại các cụm công nghiệp tập trung và không tập trung trên địa bàn tỉnh đều giải quyết vấn đề lao động bằng giải pháp ưu tiên tuyển dụng phần lớn công nhân làm việc là người địa phương nơi đặt nhà máy để giảm áp lực về nhà ở cho công nhân, số còn lại đến từ các địa phương khác phải tự túc lo về nhà ở, nhà máy hầu như không có khả năng giải quyết được nhu cầu này, nhất là các nhà máy có lực lượng lao động lớn như Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản, Công ty may Tiến Thuận; một số công ty cố gắng đầu tư nhà ở tập thể bằng nguồn vốn công ty để giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân như Công ty cổ phần Xây dựng Ninh Thuận tổ chức được 5 căn nhà ở tập thể tại Nhà máy gạch tuynen Phước Nam diện tích khoảng 150m2 giải quyết chỗ ở cho 50/150 công nhân. Tại một số cụm công nghiệp đang phát triển như Cụm công nghiệp Tháp Chàm, công nhân từ các xã lân cận thuộc huyện Ninh Phước như: Phước Hậu, Phước Thuận, Phước Hữu, Phước Sơn, ... hoặc chọn giải pháp ở lại ăn trưa bên ngoài nhà máy, đợi đến giờ làm việc buổi chiều hoặc chấp nhận thuê nhà trọ của tư nhân với giá thuê bình quân từ 50.000 -150.000 đồng/người/tháng. Các phòng trọ do tư nhân xây dựng cho thuê hầu hết đều rất chật hẹp (diện tích sử dụng bình quân từ 2 - 3m2/người), điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp như: Du Long (22.000 lao động), Phước Nam (18.000 lao động), Quán Thẻ (2.000 lao động), Công ty may Tiến Thuận (2.000 lao động) và các cụm công nghiệp địa phương (bình quân 2.000 lao động/cụm công nghiệp) là sự phát triển của lực lượng lao động công nghiệp, kéo theo nhu cầu về nhà ở của công nhân lao động tại các khu công nghiệp sẽ tăng cao.

2. Về tình hình thu nhập:

Theo số liệu thống kê 2005 mức thu nhập bình quân lao động trong khu vực Nhà nước là 1.074.000 đồng như vậy tổng thu nhập bình quân hộ gia đình 2 con ăn theo là 2.148.000 đồng/tháng, trong khi đó theo tỉ lệ chi trả các khoản sinh hoạt gia đình từ kết quả điều tra xã hội học của Bộ Xây dựng (ăn uống chiếm 25,2%, mua sắm đồ dùng gia đình 18,6%, học tập của bản thân và con cái 11,5%, giao tiếp xã hội 11,2%, điện nước sinh hoạt 8,9%, may mặc 6,1%, khám chữa bệnh 3,8%, chi khác 3,2%) thì khả năng chi cho nhà ở từ lương tối đa đạt khoảng 11% tương đương 236.280 đồng/tháng (chi tiết xem Phụ lục 3). Theo mức lương mới gia đình có vợ, chồng là công chức hạng A1 thu nhập hàng tháng là 2x2,34x450.000 = 2.106.000 đồng, mức chi trả tiền nhà tiền nhà từ lương đạt tối đa đạt 232.000 đồng/tháng. Đối với công nhân làm việc tại các cụm công nghiệp, mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 500.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng.

Với kết quả nêu trên cho thấy mức thu nhập bình quân và khả năng tích lũy các đối tượng thu nhập thấp so với giá nhà ở trên thị trường có sự chênh lệch rất lớn, đó chính là nguyên nhân cơ bản làm cho đại bộ phận những người lao động, bao gồm cả những đối tượng hưởng lương từ ngân sách và làm việc ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác rất khó có điều kiện để tạo lập chỗ ở nếu không có chính sách tạo điều kiện và sự hỗ trợ của Nhà nước.

3. Sức ép của sự gia tăng dân số tác động tới nhu cầu nhà ở:

Dự báo dân số toàn tỉnh (theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần XI) đến năm 2010 sẽ vào khoảng 630.000, tăng 73.274 người (bình quân tăng dân số là 1,2 %/năm). Theo số liệu thống kê, diện tích bình quân nhà ở đô thị tỉnh ta hiện mới chỉ đạt trên 8,18m2 sàn/người, phần lớn thuộc sở hữu tư nhân chiếm 97,46%, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chiếm 2,54%. Riêng nhà ở của công nhân tại các xí nghiệp công nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tựu trung lại, tình hình thực tế cho thấy các khu vực có nhu cầu bức xúc về nhà ở hiện nay tập trung tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, đô thị trung tâm tỉnh, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung. Để giải quyết tình hình trên đây, nếu không có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước cả về cơ chế chính sách cũng như các giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề nhà ở nói chung và nhà ở cho người có thu nhập thấp nói riêng, đặc biệt là sự thay đổi cơ bản về công tác quy hoạch, cơ chế đầu tư, quản lý sử dụng quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp thì trong những năm tới tình trạng thiếu nhà ở sẽ là vấn đề bức xúc, đặc biệt là tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các khu công nghiệp tập trung đang bắt đầu hình thành.

4. Thực trạng trong công tác phát triển và quản lý nhà.

Từ sau năm 1975, Nhà nước áp dụng chính sách đầu tư xây dựng nhà ở để phân phối cho cán bộ, công nhân viên. Hình thức đầu tư, cách phân phối được áp dụng rất đa dạng đối với từng Bộ, ngành, địa phương nhưng tựu trung lại chính sách nhà ở trong thời kỳ này là mang nặng tính bao cấp. Người đại diện cho sở hữu Nhà nước (cơ quan phân phối nhà ở) bao gồm cơ quan hành chính, sự nghiệp, các công ty, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang và các công ty quản lý nhà ở tại các địa phương không thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý quỹ nhà ở này. Một vấn đề bất cập khác là giá cho thuê nhà quá thấp (chỉ chiếm khoảng 1% tiền lương/tháng) so với chi phí duy tu bảo dưỡng vì vậy trình trạng xuống cấp các công trình này là không tránh khỏi. 

Tất cả những vấn đề tồn tại nêu trên đã thực sự tạo ra những hậu quả nặng nề trong việc quản lý tài sản Nhà nước mà đến thời điểm hiện nay các ngành và địa phương vẫn đang phải xử lý, khắc phục. Tâm lý "dị ứng" với mô hình nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước vẫn còn nặng nề trong xã hội cũng như trong cán bộ, công chức, viên chức.

Thực tiễn của cơ chế thị trường, nhu cầu nhà ở tại đô thị và các khu công nghiệp tập trung cho thấy ngoài hình thức khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì vấn đề phát triển quỹ nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp thuê, thuê mua là rất quan trọng và cần thiết. Đây là vấn đề mang tính kinh tế - xã hội bức xúc, đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm. Vì vậy, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách thoả đáng để khuyến khích phát triển quỹ nhà ở cho thuê, cho thuê mua; đồng thời Nhà nước cần đầu tư phát triển quỹ nhà ở để cho thuê, cho thuê mua và có biện pháp quản lý có hiệu quả đối với quỹ nhà này.

Tạo lập quỹ nhà ở cho thuê, cho thuê mua với giá cả phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng để để giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Kinh nghiệm cho thấy hình thức thuê nhà ở là phù hợp đối với các đối tượng có khả năng tích lũy bình quân của một hộ gia đình thu nhập thấp hiện nay chỉ mới đạt khoảng 3 đến 5 triệu đồng/năm. Với số tiền tích lũy ít ỏi này thường phải dự phòng để chi dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Mức chi tiêu dành cho nhà ở của mỗi hộ gia đình hàng tháng tối đa chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Đối với địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì giá thuê nhà do được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nên giá thuê nhà thấp (khoảng 4.000 đồng/m2/tháng) cho nên đáp ứng được khả năng thuê, thuê mua của đối tượng thu nhập thấp, nhưng nếu tính thêm tiền sử dụng đất và trượt giá hiện nay thì giá thuê sẽ tăng rất cao, vì vậy một bộ phận đáng kể trong số những người thu nhập thấp rất khó có điều kiện để cải thiện chỗ ở nếu không được tiếp cận với quỹ nhà ở cho thuê, cho thuê mua của Nhà nước. Mặt khác, hình thức nhà ở cho thuê, cho thuê mua của Nhà nước thích hợp với những đối tượng mới lập gia đình, tạm trú có thời hạn như công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, người lao động ngoài tỉnh. Phát triển quỹ nhà ở để cho thuê, cho thuê mua còn tạo ra những yếu tố thuận lợi trong quá trình khai thác, sử dụng. Việc quản lý nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc sở hữu Nhà nước đòi hỏi phải có những thay đổi theo hướng quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê nhà ở, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý quỹ nhà cho thuê của Nhà nước trong những năm trước đây. Việc Nhà nước đầu tư xây dựng quỹ nhà ở để cho thuê, cho thuê mua bằng nguồn vốn ngân sách sẽ trực tiếp giải quyết được nhu cầu bức xúc của những người hưởng lương trong việc cải thiện nhà ở, đảm bảo sự công bằng xã hội.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.

1. Đánh giá khái quát về những cơ chế, chính sách nhà ở đã ban hành trong thời gian qua:

Giải quyết vấn đề nhà ở nói chung và nhà ở các đối tượng chính sách xã hội tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp tập trung nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã và đang áp dụng nhiều giải pháp tháo gỡ. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách để giải quyết vấn đề này: bắt đầu từ những năm 1986, cụ thể hoá bằng Pháp lệnh Nhà ở ban hành tháng 4/1991, sau đó là những văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến 2010 và 2020. Đến năm 2005 nhằm theo kịp tiến trình hội nhập đồng thời luật hoá các chính sách phát triển nhà ở, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho công tác này, Quốc hội khoá XI đã nhất trí thông qua Luật Nhà ở và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, để triển khai Luật Nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

2. Thực trạng về việc triển khai cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở tỉnh ta trong thời gian qua.

Đối với tỉnh ta trong thời gian qua, vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp được đánh dấu rõ nét từ giai đoạn 2000 - 2005. Thực hiện Nghị định số 71/2001/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương trong giai đoạn đầu sử dụng hình thức đầu tư xây dựng nhà chung cư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp thông qua Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà Ninh Thuận - là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước; song song đó là khuyến khích xã hội hoá công tác phát triển nhà chung cư để bán và cho thuê bằng cơ chế: lấy lợi thế và sức hấp dẫn của hình thức giao đất xây dựng nhà liên kế làm tác nhân kích thích và ràng buộc các nhà đầu tư kinh doanh nhà ở có trách nhiệm phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp theo hình thức đầu tư nhà ở chung cư sẽ được giao 60% diện tích đất ở liên kế tương ứng với diện tích xây dựng chung cư để xây dựng nhà ở liên kế để bán, giá bán và cho thuê chung cư do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Với cơ chế này từ năm 2001 - 2005 đã phát triển được 14.838m2 sàn với 180 căn hộ chung cư các loại được xây dựng mới như: chung cư Hồ Xuân Hương, chung cư Nguyễn Văn Trỗi, chung cư C2, chung cư C4 (chủ yếu trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm).

Do cơ chế bán căn hộ, giá thuê, giá bán căn hộ được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nên nhìn chung loại hình nhà ở chung cư phát triển trong thời gian qua tương đối phù hợp với các đối tượng thu nhập thấp, bình quân giá bán căn hộ dao động từ 680.000 đồng/m2 đến 1.788.941 đồng/m2 (đối với căn hộ tầng trệt); giá thuê căn hộ dao động từ 3.630 đồng/m2/tháng đến 10.125 đồng/m2/tháng (đối với căn hộ tầng trệt). Ngoài việc bán căn hộ với hình thức thanh toán một lần còn áp dụng hình thức bán trả dần, theo hình thức này người mua phải nộp ít nhất là 50% giá trị căn hộ khi ký hợp đồng, số tiền còn lại trả dần hằng tháng nhưng không quá 15 năm và phải chịu lãi suất  bảo toàn vốn của dự án là 3,6% năm (xem chi tiết Phụ lục 2). 

Song song và đáp ứng cho công tác phát triển nhà ở là công tác quy hoạch xây dựng đô thị; thời gian qua với sự tập trung đầu tư nguồn vốn cho công tác này nên có thể nói thời gian qua công tác này thực hiện tương đối tốt, hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh đều đã có quy hoạch chung xây dựng làm cơ sở định hướng quy hoạch và đầu tư các dự án nhà ở; riêng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm quy hoạch chi tiết chiếm gần 65% diện tích đất xây dựng theo quy hoạch chung xây dựng đô thị, đủ để đáp ứng các chương trình phát triển nhà trên địa bàn.

Có thể nói với một tỉnh nhỏ có nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng đã từng bước hình thành thị trường nhà ở chung cư giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp là một cố gắng lớn của chính quyền các cấp. Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế không ngoài những hạn chế chung đã nêu trên. Nhu cầu thực sự về nhà ở của người có thu nhập thấp ngày càng tăng, trong khi số lượng nhà ở xây dựng đáp ứng cho nhu cầu của đối tượng này lại quá ít, chưa có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia rộng rãi, chưa được sự hỗ trợ, ưu đãi cụ thể của Nhà nước về nguồn vốn vay, vì vậy dưới áp lực từ nguồn vốn vay một số căn hộ đã xây dựng trong những năm qua lẽ ra phải được dành để bán cho người có thu nhập thấp lại được bán cho các đối tượng khác.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là tỉnh ta chưa có cơ chế, chính sách chung về vốn, về đất, về thuế, về giá để hỗ trợ khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực phát triển nhà ở nhất là nhà ở xã hội; đồng thời có cơ chế giám sát để đảm bảo nhà ở cho người có thu nhập thấp được cho thuê, cho thuê mua đúng đối tượng.

3. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án.

Với nhìn nhận, đánh giá và rút ra những vấn đề từ thực tiễn phát triển nhà ở trong thời gian qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã nhất trí thông qua Luật Nhà ở quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý Nhà nước về nhà ở và nhất là những quy định về phát triển nhà ở xã hội. Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; đồng thời để triển khai Luật Nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định 90/2006/NĐ-CP), Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở; Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 24/11/2003 của Tỉnh ủy về phát triển nhà ở đô thị đến năm 2005 và 2010, là những cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và hình thành Đề án phát triển nhà ở xã hội nói riêng và công tác phát triển nhà ở trong thời gian đến.

Phần 2.

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Tăng nguồn cung nhà ở dành cho các đối tượng thu nhập thấp, phấn đấu đến năm 2010, cơ bản giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, hoàn thành mục tiêu về phát triển nhà ở theo Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 24/11/2003 của Tỉnh ủy phát triển nhà ở đô thị đến năm 2005 và 2010.

2. Thực hiện chính sách nhà ở xã hội gắn với chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

3. Góp phần nâng cao chất lượng nhà ở và hệ thống kết cấu hạ tầng và môi trường sống của các đối tượng thu nhập thấp, từng bước thực hiện giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng chỗ ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo sự công bằng xã hội.

4. Trong giai đoạn 2006 - 2010, triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, đô thị bức xúc về nhu cầu nhà ở do quá trình đô thị hoá, để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai rộng rãi mô hình nhà ở xã hội áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM

1. Giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp là một trong những vấn đề mang ý nghĩa cả về chính trị - kinh tế và xã hội nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần trực tiếp tham gia đầu tư xây dựng quỹ nhà ở dành cho các đối tượng thu nhập thấp thay vì thả nổi cho thị trường. Quỹ nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước và chỉ dành để cho thuê hoặc cho thuê mua.

2. Quỹ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng chỉ dành để giải quyết cho một số đối tượng thu nhập thấp gặp khó khăn về chỗ ở, gồm: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương và các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 90/2006/NĐ-CP.

3. Quỹ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, do đó cần được quản lý chặt chẽ từ giai đoạn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác bảo đảm công khai, minh bạch, chống lợi dụng, gây thất thoát, lãng phí.

4. Song song với việc đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển nhà ở xã hội; tổ chức, cá nhân tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội được Nhà nước miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật; việc xét đối tượng cho thuê, cho thuê mua và giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.  

III. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI.

1. Muốn tạo lập quỹ nhà ở xã hội, trước hết Ủy ban nhân dân tỉnh phải thành lập Quỹ phát triển nhà ở để đảm bảo vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà này.

2. Việc phát triển nhà ở xã hội phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã ban hành; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đồng bộ (đường giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện sinh hoạt, xử lý rác thải, cây xanh, ...). Trong các khu nhà ở cho thuê mua, người thuê mua nhà sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả tiền thuê mua nhà. Việc quản lý các khu nhà ở sau khi chuyển quyền sở hữu cho người thuê mua sẽ được thực hiện như các khu nhà chung cư đa sở hữu.

3. Các dự án nhà ở xã hội phải được gắn với các dự án khu đô thị mới để đảm bảo nguồn lực thực hiện và tính đồng bộ, văn minh của đô thị, tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp sống hoà nhập với cộng đồng, được tiếp cận với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu đô thị mới thay vì Nhà nước phải đầu tư xây dựng nếu các dự án nhà ở xã hội được xây dựng theo quy hoạch riêng. Về mặt xã hội, người thu nhập thấp sống hoà đồng với người có thu nhập cao trong cùng một khu đô thị sẽ khơi dậy ý chí vươn lên để tạo lập một cuộc sống khá giả hơn. Đối với công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở cần được bố trí gần với nơi làm việc, vì vậy các dự án nhà ở dành cho công nhân thuê phải gắn với các dự án phát triển khu công nghiệp, ngay từ khâu lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp cần phải tính toán, dành quỹ đất xây dựng các khu nhà ở cho công nhân đồng bộ với hệ thống hạ tầng xã hội, kỹ thuật thiết yếu kèm theo.

4. Các dự án nhà ở xã hội phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; phù hợp với khả năng thanh toán tiền thuê, thuê mua của người có thu nhập thấp và được sự quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tư xây dựng đến khâu xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội; dự án nhà ở xã hội dành để cho thuê và cho thuê mua phải đảm bảo có quy mô căn hộ hợp lý, giá xây dựng thấp nhằm tiết kiệm đất đai và chi phí đầu tư, có giá cho thuê rẻ phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thuộc diện thu nhập thấp, giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trên nguyên tắc: tính đủ chi phí đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội; không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản ưu đãi về thuế; đảm bảo phù hợp với khung giá cho thuê, cho thuê mua quy định tại Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xem xét điều chỉnh 5 năm 1 lần.

Để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước cần phải khống chế một số tiêu chuẩn cụ thể về nhà ở xã hội để giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng cũng như chi phí quản lý, sử dụng.

5. Việc cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phải đúng đối tượng, người thuê, thuê mua không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua, trừ trường hợp thừa kế nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Nhà ở; nếu vi phạm đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội được quyền thu hồi nhà ở đó. Trong cùng một thời gian mỗi đối tượng thu nhập thấp chỉ được thuê hoặc thuê mua một diện tích nhất định theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội.

Đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu bán nhà ở thì đơn vị quản lý nhà ở xã hội được quyền ưu tiên mua, trường hợp đơn vị quản lý nhà ở xã hội không mua, chủ sở hữu được quyền bán cho người khác.

IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN.

1. Giới hạn phạm vi của Đề án.

Chính sách nhà ở của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và khả năng thu nhập của các tầng lớp dân cư, bao gồm các đối tượng thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp và người nghèo tại từng khu vực khác nhau. Để giải quyết tổng thể vấn đề nhà ở đô thị và nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của tất cả mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ "Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020". Ngày 06/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg phê duyệt nội dung và những giải pháp cơ bản để thực hiện định hướng phát triển nhà ở đô thị và nông thôn đến năm 2010 và 2020.

Về vấn đề nhà ở nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số chủ trương và cơ chế, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn về nhà ở cải thiện chỗ ở (chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, có đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ, ...).

Riêng đối với người nghèo đô thị (thu nhập 260.000đồng/người/tháng) là những hộ có thu nhập chỉ đủ ăn, hoàn toàn không có khả năng tích lũy thì trước hết cần thông qua Chương trình xoá đói, giảm nghèo để giúp đỡ họ cải thiện thu nhập. Nếu họ rơi vào hoàn cảnh không có chỗ ở thì Nhà nước và cộng đồng tạo điều kiện giúp đỡ họ thông qua các hình thức trợ giúp khác (xây dựng nhà tình thương, nhà trọ rẻ tiền hoặc cơ sở bảo trợ xã hội, ...).

Vấn đề giải quyết chỗ ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án riêng trình Chính phủ xem xét, quyết định. Đề án giải quyết chỗ ở cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 155/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005.

Đề án này tập trung giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, điểm dân cư nông thôn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định  90/2006/NĐ-CP.

Đối tượng thu nhập thấp trong phạm vi nghiên cứu của Đề án là những hộ gia đình thực sự gặp khó khăn về chỗ ở, có mức thu nhập ổn định, đủ chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và có khả năng tích lũy để trả tiền thuê hoặc thuê mua nhà ở. Đối với các đối tượng khác Nhà nước có chính sách hỗ trợ để đảm bảo các đối tượng này có khả năng cải thiện về nhà ở.

2. Những yêu cầu trong công tác phát triển và quản lý quỹ nhà ở xã hội

2.1. Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội:

- Trong quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương phải xác định rõ quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội;

- Khi phê duyệt quy hoạch xây dựng, đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở và các cơ chế chính sách tạo điều kiện cụ thể với từng dự án phát triển nhà ở.

2.2. Triển khai các dự án nhà ở xã hội:

a) Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội:

Giao cho Trung tâm Quy hoạch Kiểm định chất lượng xây dựng Ninh Thuận là đơn vị đang quản lý các chung cư cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước. Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và điều hành quản lý các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên phạm vi toàn tỉnh. 

b) Tiêu chuẩn nhà ở xã hội :

Khi lập dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội ngoài việc tuân thủ các quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư còn phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng nhà ở xã hội, cụ thể:

- Nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn chung về xây dựng và không quá 5 tầng, riêng đối với các thị trấn có điều kiện thuận lợi về đất đai có thể xây dựng nhà chung cư thấp tầng hoặc nhà ở riêng lẻ nhưng phải đảm bảo chất lượng xây dựng tương ứng với nhà cấp 3 trở lên;

- Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp nhà nhưng không thấp hơn 30m2 sàn;

- Đảm bảo các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị;

- Khuyến khích áp dụng thiết kế mẫu điển hình nhà ở xã hội để giảm chi phí đầu tư và giá thuê của các dự án nhà ở xã hội;

- Dự án nhà ở xã hội phải được bố trí thành từng khu cho thuê và thuê mua riêng biệt để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý và bảo trì nhà ở theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; trong mỗi dự án cơ cấu tỷ lệ nhà chung cư dành cho thuê mua tối đa không vượt quá 30% tổng diện tích nhà ở của toàn dự án.

2.3. Quản lý và vận hành quỹ nhà ở xã hội:

- Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước theo các nguyên tắc:

- Nếu có từ 2 đơn vị đăng ký tham gia đảm nhận việc quản lý, vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội thì việc lựa chọn đơn vị quản lý thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu. Nếu không có đơn vị đăng ký tham gia đảm nhận việc quản lý thì giao cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đảm nhận việc quản lý, vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội;

- Việc quản lý vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu các thành phần kinh tế khác do Chủ đầu tư quyết định trên nguyên tắc đảm bảo cho thuê, cho thuê mua đúng đối tượng quy định tại Đề án này và mức giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không được cao hơn mức giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

 Đơn vị quản lý vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội được hưởng các cơ chế của đơn vị sự nghiệp, các ưu đãi trong hoạt động dịch vụ công ích theo quy định pháp luật về đơn vị sự nghiệp.

b) Đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội:

- Đối tượng được thuê nhà ở xã hội: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Các đối tượng trên chỉ được giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội nếu bảo đảm các điều kiện sau:

+ Chưa có sở hữu nhà ở và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát;

+ Có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện tích tối đa là 60m2 sàn và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê phải trả đối với căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m2 sàn, tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

- Đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội: là các đối tượng đảm bảo các điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định nêu trên và còn phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà ở được thuê mua.

c) Xét duyệt đối tượng thuê hoặc thuê mua quỹ nhà ở xã hội :

Hội đồng thẩm định, xét duyệt đối tượng cho thuê, thuê mua là Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở của tỉnh; Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tiếp nhận đơn xin thuê và thuê mua của nhân dân, căn cứ các quy định về đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội để kiến nghị danh sách cụ thể các đối tượng được thuê và thuê mua nhà ở xã hội, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cơ sở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội ký hợp đồng cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 

Nếu quỹ nhà ở xã hội không đủ đáp ứng nhu cầu thuê và thuê mua thì  thực hiện giải quyết theo thứ tự ưu tiên:

- Các đối tượng có nhu cầu bức thiết về nhà ở (chưa có nhà ở, mới lập gia đình, diện tích nhà ở bình quân đầu người quá thấp), các đối tượng có đóng góp xây dựng Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh;

- Các đối tượng được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học trở lên, công nhân có tay nghề từ bậc 5 trở lên chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở dưới mọi hình thức;

- Cán bộ công chức thuộc diện hưởng chính sách nhà ở công vụ nhưng đã trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước mà có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn.

d) Hợp đồng cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

- Việc thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện thông qua hợp đồng được ký kết giữa cơ quan quản lý nhà ở xã hội và người thuê, thuê mua. Trường hợp bên thuê, thuê mua trong quá trình sử dụng phát sinh một trong những vi phạm hợp đồng như: không trả tiền thuê nhà liên tục trong 3 tháng mà không có lý do chính đáng; người thuê, thuê mua tự ý sửa chữa, đục phá thay đổi kết cấu; người thuê mua tự ý chuyển quyền thuê nhà cho người khác mà không được sự đồng ý của các cơ quan quản lý nhà ở thì đơn vị quản lý nhà ở xã hội được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê, thuê mua.

- Hợp đồng thuê nhà ở xã hội được ký theo định kỳ, tối đa không vượt quá 5 năm (60 tháng). Sau khi hết thời hạn cho thuê, bên thuê được cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn hợp đồng nếu trong quá trình thuê nhà thực hiện đầy đủ các quy định về thuê nhà và vẫn thuộc đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở xã hội.

- Đối với trường hợp thuê mua quỹ nhà ở xã hội, sau khi trả trước 20% giá trị của nhà ở được thuê mua, bên thuê được phép trả số tiền còn lại trong thời gian tối tối thiểu không thấp hơn 15 năm và không vượt quá 20 năm.

- Hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Về nguyên tắc, quỹ nhà ở cho thuê, cho thuê mua phải được quản lý chặt chẽ để không sử dụng lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích làm cho quỹ nhà ở bị xuống cấp. Đối với quỹ nhà này, bên thuê phải cam kết thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong quá trình sử dụng, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn phần diện tích được thuê cũng như các diện tích sử dụng chung và có nghĩa vụ giao lại nhà cho Nhà nước trước khi hết hợp đồng được thuê hoặc khi Nhà nước thu hồi nhà để bố trí cho đối tượng khác thuê hoặc cải tạo, xây dựng lại.

e) Xác định giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội :

Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xác định theo nguyên tắc sau đây:

- Tính đủ chi phí đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng, quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội;

- Không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản ưu đãi về thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với khung giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP (xem chi tiết tại Phụ lục 7);

- Khung giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội được xem xét điều chỉnh 5 năm 1 lần;

- Cơ sở để xác định giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở được thực hiện theo công thức sau: A = K/n + TL + SC + BH

Trong đó: - K: giá bán căn hộ;

- n: số năm khấu hao;

- TL: tiền trả lãi vay (nếu có);

- SC: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng;

- QL: chi cho công tác quản lý;

- BH: chi phí bảo hiểm tài sản hàng năm (nếu có);

Trong các khoản chi phí cấu thành giá thuê nhà ở trên đây thì các khoản chi phí thường xuyên định kỳ như: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở (SC); chi cho công tác quản lý (QL) là những khoản chi phí tối thiểu bắt buộc người thuê nhà phải chi trả.

Các chi phí còn lại như chi phí vốn đầu tư; chi phí khấu hao thì phụ thuộc vào các cơ chế chính sách theo quy định của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước có thể tác động thông qua việc miễn, giảm các khoản chi phí này để tác động giảm giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở.

Kết quả tính toán giá cho thuê nhà căn hộ chung cư 5 - 6 tầng (không trang bị thang máy) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy, nếu tính thời gian khấu hao là 40 năm thì giá thuê căn hộ loại 24m2 sàn (2 người) người thuê phải trả hàng tháng khoảng trên 700.000 đồng/tháng/căn hộ (tính tất cả các chi phí, kể cả lãi vay vốn đầu tư theo lãi suất thị trường, kể cả trượt giá). Trong khi đó tiền lương của hộ gia đình trẻ (với điều kiện cả 2 người đều tốt nghiệp đại học) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP là 2.106.000 đồng/tháng, vậy chi phí tiền thuê nhà ở hàng tháng chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả hộ gia đình. Mức chi phí tiền thuê nhà ở trên đây là khá cao so với chi phí thuê nhà của các nước trong khu vực và trên thế giới (bình quân chi phí thuê nhà của hộ gia đình tối đa chiếm 20 - 25% thu nhập hàng tháng).

Trong trường hợp có sự hỗ trợ của Nhà nước, với điều kiện không tính tiền sử dụng đất, mức lãi vốn đầu tư trong giá cho thuê tính với tỷ lệ ưu đãi 3% năm thì tiền thuê căn hộ 24m2 (2 người) khoảng 320.000 đồng/tháng/căn hộ (chiếm khoảng 15% tổng thu nhập hàng tháng). Với mức chi trả này, người có thu nhập thấp có thể đảm bảo khả năng chi trả tiền thuê nhà hàng tháng.

Tương tự, đối với các loại căn hộ 36m2 (3 người), 48m2 (4 người), 60m(5 người) nếu tính đầy đủ các chi phí thì các hộ thuê nhà cũng không thể có đủ điều kiện để thanh toán tiền thuê, thuê mua nhà hàng tháng. Vì vậy để đảm bảo khả năng trả tiền thuê, thuê mua nhà của các đối tượng thu nhập thấp đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách điều tiết về tiền sử dụng đất, vốn đầu tư nhà ở và công trình hạ tầng, thuế, lãi suất, ... để giảm chi phí thuê, thuê mua nhà. Cụ thể là miễn nộp tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội (trong giá tiền thuê, thuê mua nhà không tính tiền sử dụng đất, cho phép áp dụng mức lãi suất vốn đầu tư ưu đãi từ 3 - 3,5%/năm trong cơ cấu giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở; đối với các khoản thuế phải nộp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định tại các luật thuế hiện hành).

Trong các phương án hỗ trợ, lựa chọn phương án xác định giá cho thuê, cho thuê mua nhà không tính tiền sử dụng đất, lãi suất vốn đầu tư ưu đãi 3%/năm, thời gian thu hồi vốn 40 năm, áp dụng thuế suất ở mức ưu đãi nhất theo quy định tại các luật thuế hiện hành (tham khảo giá cho thuê của Đề án thí điểm do Bộ Xây dựng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tại Phụ lục 10).

 

BẢNG SO SÁNH GIỮA THU NHẬP VÀ GIÁ THUÊ CĂN HỘ
(có sự hỗ trợ của Nhà nước theo dự kiến)

Loại căn hộ

Diện tích sàn

m2

Mức thu nhập (đồng/hộ)

Giá thuê nhà

Đối tượng thuê nhà

Thành tiền

(đồng/tháng)

Tỷ lệ so với thu nhập

Độ tuổi bình quân

(chủ hộ)

Thời gian công tác bình quân

2 người

24

<1.500.000

250.000 - 300.000

20 - 25%

<=30

<=5 năm

3 người

36

<2.200.000

350.000 - 400.000

20 - 25%

<=35

<=10 năm

4 người

48

<2.800.000

450.000 - 500.000

20 - 25%

>35

>10 năm

(tính bình quân theo tiêu chuẩn 12m2/người)

2.4. Thanh tra, kiểm tra: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền các cấp; phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của cộng đồng dân cư trong việc thực thi các cơ chế, chính sách nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp.

3. Kế hoạch và nhu cầu vốn thực hiện Đề án.

3.1. Dự kiến nhu cầu nhà ở xã hội đến năm 2010:

 Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh và dự kiến công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Công ty may Tiến Thuận thì tổng nhu cầu nhà xã hội giai đoạn này là  5.843 hộ, trong đó:

- Cán bộ, công chức, viên chức là: 1.664 hộ.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: 979 hộ;

- Dự kiến công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Công ty may Tiến Thuận: 3.200 hộ.

Số hộ công nhân viên chức lao động được phân bổ:

STT

ĐỊA BÀN

HỘ

1

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

891

2

Huyện Ninh Phước

79

3

Huyện Ninh Hải 

204

4

Huyện Ninh Sơn

117

5

Huyện Bác Ái

245

6

Huyện Thuận Bắc

128

 

Tổng cộng

1.664

3.2. Nhu cầu đất xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2010:

Theo tổng hợp nhu cầu giai đoạn đến năm 2010 thì nhu cầu quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội dự kiến là: 94.286 m2, được xác định như sau:

- Tổng số căn hộ phải giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội: 5.843 căn

- Mẫu nhà chung cư được xác định:

+ Nhà chung cư 5 tầng;

+ Yêu cầu cơ cấu căn hộ trong chung cư phải được lựa chọn phù hợp với quy mô các loại căn hộ gia đình (2 - 3 người, 3 - 4 người, 4 - 6 người). Như vậy cơ cấu căn hộ theo yêu cầu trên được xác định: 30% loại 36m2, 60% loại 48m2, 10% loại 60m2. Theo yêu cầu này cơ cấu số lượng căn hộ theo nhu cầu được xác định như sau: 3.993 hộ loại 36m2 (30%), 1.586 hộ loại 48m2 (60%), 264 hộ loại 60m2 (10%);

+ Hệ số diện tích sàn sử dụng trên tổng diện tích sàn xây dựng: 85% (15% diện tích sử dụng chung: hành lang, cầu thang);

+ Mật  độ xây dựng nhà chung cư là 50%;

- Theo nhu cầu nhà ở và mẫu nhà ở xã hội thì tổng diện tích sàn và diện tích đất xây dựng được xác định:

+ Tổng diện tích sàn xây dựng là: 271.073m2 sàn xây dựng;

+ Tổng diện tích đất xây dựng là: 94.286m2;

- Đất xây dựng nhà ở xã hội là đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng và đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến chân dự án, thuộc các dự án phát triển khu đô thị mới trên địa bàn (chi tiết danh mục dự trù quỹ đất phát triển nhà ở xã hội xem Phụ lục 8).

3.3. Nhu cầu vốn, nguồn lực, phương thức và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội đến năm 2010:

- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu tập trung đầu tư các căn hộ chung cư, không tính vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bồi thường giải phóng mặt bằng; dự kiến toàn giai đoạn nhu cầu vốn là 433.716.800.000 đồng (suất đầu tư tính bình quân 1.600.000 đồng/m2 sàn xây dựng).

- Nguồn lực đầu tư từ Quỹ phát triển nhà ở bao gồm: tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước; tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quỹ phát triễn nhà ở; tiền ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân và 30% tiền sử dụng đất các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới trên địa bàn.

- Phương thức thực hiện: các dự án nhà ở xã hội phụ thuộc các dự án  phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới trên địa bàn, nghĩa là chủ yếu sử nguồn thu 30% tiền sử dụng đất các dự án khu đô thị mới và các nguồn khác của Quỹ phát triển nhà ở tiến hành thực hiện dự án, cụ thể nguồn vốn đầu tư giai đoạn đầu (2006 - 2010) bao gồm:

+ Tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước;

+ 30% tiền sử dụng đất thu từ các dự án khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn cụ thể: Khu dân cư Mương Cát, Khu dân cư Phước Mỹ 1, Khu dân cư Tháp Chàm 1, Khu dân cư cạnh Trường trung học phổ thông Tháp Chàm, Khu dân cư K1, Khu dân cư D2 - D7.

- Kế hoạch thực hiện: triển khai thực hiện Đề án theo hướng: trước mắt giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho các địa bàn có nhu cầu cấp bách về nhà ở xã hội, có dự trù kinh phí phát triển cho các địa bàn còn lại. Các địa phương trên cơ sở kết quả điều tra nhà ở trong năm 2007 sẽ xây dựng kế hoạch bổ sung cuối năm 2007. Trong năm 2007 tổ chức điều tra nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Qua kết quả điều tra và kết quả thực hiện các mô hình nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố sẽ xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2008 - 2010 (chi tiết kế hoạch thực hiện xem Phụ lục 9).

Phần 3.

GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI

1. Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc:

1.1  Về quy hoạch xây dựng:

- Nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội cũng đòi hỏi phải được gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của đô thị. Thông qua việc lập quy hoạch xây dựng nhà ở, cần tạo điều kiện cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung sống hoà nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ thống dịch vụ công cộng đồng bộ (trường học, nhà trẻ, cửa hàng, sân chơi của trẻ em, ...) cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, đường giao thông, ...) và có cơ hội về việc làm để từng bước tăng thu nhập.

- Để có cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi phải được chính quyền các đô thị quan tâm ngay từ đầu (từ giai đoạn lập quy hoạch, đặc biệt là khu quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao). Chính quyền địa phương các cấp, các ngành có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn ngân sách hàng năm để đẩy nhanh công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500; trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, lập dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đã được duyệt.

- Việc lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội phải được gắn với quy hoạch được duyệt, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

1.2 Về kiến trúc nhà ở xã hội:

- Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội cho phù hợp với từng vùng. Các dự án nhà ở xã hội trên cơ sở  sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà chung cư và nhà ở tập thể thấp tầng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án nhà ở xã hội nhằm góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư của dự án.

- Đối với các đối tượng là công nhân lao động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần phát triển nhà căn hộ tập thể, bao gồm nhà chung cư, nhà thấp tầng để phù hợp với điều kiện sinh hoạt cũng như khả năng kinh tế của nhóm đối tượng này.

2. Về chính sách đất đai để phát triển quỹ nhà ở xã hội

- Ủy ban nhân dân các cấp cần đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, đặc biệt là kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn; trong quá trình phê duyệt quy hoạch phải xác định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, bảo đảm đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội;

- Các dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị mới trên địa bàn có quy mô từ 20 ha trở lên có trách nhiệm dành một phần diện tích đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chính quyền địa phương phát triển nhà ở xã hội tối đa bằng 20% diện tích đất ở của dự án. Khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật của phần diện tích này được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất mà chủ đầu tư phải nộp cho ngân sách Nhà nước theo quy định, trường hợp khoản chi phí lớn hơn số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách thì khoản chênh lệch được hoàn trả từ vốn ngân sách;  

- Nhà nước miễn thu tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội.

3. Chính sách tài chính:

- Thành lập Quỹ phát triển nhà của tỉnh, nguồn vốn xây dựng quỹ nhà ở xã hội được đầu tư từ Quỹ phát triển nhà của tỉnh; Quỹ phát triển nhà được hình thành từ các nguồn:

+ Tiền thu được từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;

+ Trích 30% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn;

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh;

+ Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

+ Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Khuyến khích các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động có trách nhiệm dành một tỷ lệ vốn tham gia giải quyết nhà ở cho người lao động thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự bỏ vốn xây dựng nhà ở cho người lao động thuê.

4. Về chính sách thuế đối với nhà ở xã hội:

Ban hành chính sách ưu đãi ở mức cao nhất về thuế phù hợp với quy định của các luật thuế hiện hành (như cho phép chủ đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất) đối với các dự án nhà ở xã hội được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các dự án nhà ở do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để cho các đối tượng thu nhập thấp thuê hoặc thuê mua đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước.

5. Về quản lý đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội:

Giao Trung tâm Quy hoạch Kiểm định chất lượng xây dựng, đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, điều hành quản lý và chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên phạm vi toàn tỉnh.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng ngân sách Nhà nước, cần quản lý chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc lựa chọn địa điểm; lập, thẩm định và phê duyệt dự án; thiết kế và tổng dự  toán; lựa chọn đơn vị thi công xây dựng; nghiệm thu; bàn giao đưa công trình vào khai thác bảo đảm chất lượng, hạn chế thất thoát, lãng phí; nghiên cứu áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình trong quá trình phát triển quỹ nhà ở xã hội để góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở.

6. Một số giải pháp đồng bộ khác:

6.1. Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác, sử dụng được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại địa phương; tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ, chất lượng xây dựng và giá thành hợp lý;

6.2. Triển khai thực hiện rộng rãi việc đổi mới quy trình công nghệ xây dựng, ứng dụng vật liệu xây dựng mới trong việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở, hạ giá thành xây dựng nhà ở, góp phần tạo điều kiện cải thiện về chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Nghiên cứu áp dụng biện pháp lắp ghép cấu kiện đúc sẵn, vật liệu nhẹ; ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến để rút ngắn thời gian xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung;

6.3. Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng các khu đô thị mới để từ các dự án này tạo ra nguồn lực xây dựng Quỹ phát triển nhà của tỉnh.   

II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI

1. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chuẩn, quy trình xét chọn đối tượng được thuê, thuê mua; điều kiện được thuê, thuê mua; mẫu hợp đồng thuê, thuê mua; giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

2. Giao Trung tâm Quy hoạch Kiểm định chất lượng xây dựng là đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng, thực hiện chức năng phát triển, tiếp nhận và quản lý quỹ nhà ở xã hội. Đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án nhà ở xã hội cho thuê, cho thuê mua đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (trong giai đoạn đầu tư xây dựng), vừa là đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội (giai đoạn sau đầu tư). Đối với hoạt động quản lý vận hành đơn vị quản lý được hưởng các chế độ đối với đơn vị sự nghiệp và ưu đãi trong hoạt động dịch vụ. Trung tâm Quy hoạch Kiểm định chất lượng xây dựng có trách nhiệm triển khai thực hiện các dự án phát triển quỹ nhà ở xã hội, đồng thời thực hiện quản lý quỹ nhà ở được giao; thực hiện việc cho thuê, cho thuê mua để thu hồi vốn đầu tư; bảo trì quỹ nhà ở này theo đúng quy định của Nhà nước;

3. Kiểm soát, công khai rộng rãi quy trình đăng ký, xét duyệt đối tượng người có thu nhập thấp để tăng cường công tác giám sát công đồng đối với công tác này. Căn cứ theo các tiêu chí quy định, Sở Xây dựng - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, chủ trì phối hợp các ngành liên quan xem xét thẩm định đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trước khi trình Ban Chỉ đạo quyết định. Công bố rộng rãi các tiêu chí và kết quả xét để nhân dân thực hiện chức năng giám sát thực hiện. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

4. Giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được xác định theo nguyên tắc ưu đãi cao nhất (không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được miễn giảm, khấu trừ các loại thuế theo quy định, lãi suất vốn đầu tư tính theo mức ưu đãi); giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được miễn giảm tiền sử dụng đất; được giảm các loại thuế có liên quan. Đối với một số đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ trực tiếp giá thuê, thuê mua nhà ở; giám sát chặt việc xác định đối tượng và giá cho thuê, cho thuê mua của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ các nguồn vốn ngoài ngân sách.

5. Hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo mẫu quy định do Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Việc thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đúng đối tượng, không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất cứ hình thức nào trong thời hạn thuê, thuê mua. Trường hợp không còn có nhu cầu thuê mua thì phải giao lại nhà ở đó cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội, đơn vị quản lý nhà ở xã hội phải hoàn lại số tiền 20% giá trị hợp đồng nhà người thuê mua nhà ở xã hội đã trả lần đầu, nếu vi phạm thì đơn vị quản lý nhà ở xã hội được quyền thu hồi nhà ở đó. Đối tượng thuê mua nhà ở xã hội sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu bán nhà ở đó thì đơn vị quản lý nhà ở xã hội được quyền ưu tiên mua; trong trường hợp đơn vị quản lý nhà ở xã hội không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác.   

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành.

1.1 Sở Xây dựng:

- Là cơ quan Thường trực giúp Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình và đề xuất giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này. Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm - đô thị có nhu cầu cấp thiết về nhà ở thu nhập thấp, qua đó tiến hành công tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách cụ thể về mô hình phát triển và quản lý quỹ nhà ở xã hội qua đó nhân rộng thực hiện trên toàn tỉnh;

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng theo tinh thần phát triển nhà ở của Đề án;

- Chủ trì phối hợp các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình phát triển quỹ nhà ở xã hội hàng năm và năm năm, tổng hợp kế hoạch phát triển trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Tham mưu ban hành tiêu chuẩn, quy trình xét chọn đối tượng được thuê, thuê mua; điều kiện được thuê, thuê mua; mẫu hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thiết kế điển hình nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thông qua tổ chức thi tuyển phương án thiết kế.

1.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các địa phương có liên quan lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển quỹ nhà ở xã hội hằng năm và từng thời kỳ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;

- Chủ trì phối hợp Sở Xây dựng xây tham mưu ban hành chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển các khu chung cư cho người có thu nhập thấp tại đô thị, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và nước ngoài tham gia đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhằm tạo nguồn lực thực hiện các dự án nhà ở xã hội đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng bộ của các dự án.

1.3 Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng tham mưu Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh trong năm 2006 - 2007; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở nhất là nhà ở xã hội theo tinh thần Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg và Nghị định 90/2006/NĐ-CP;

- Tổng hợp nhu cầu vốn để phát triển nhà ở hàng năm và từng thời kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Xây dựng khung giá nhà ở cho thuê, thuê mua trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Bố trí nguồn vốn thực hiện công tác điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở trên địa bàn.

1.4 Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở, phát triển các khu đô thị mới.

- Cải tiến các thủ tục về giao đất xây dựng nhà ở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư khi tham gia xây dựng nhà ở tại địa phương;

1.5 Các cơ quan có chức năng phổ biến tuyên truyền: Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình và Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền rộng rãi chính sách phát triển nhà ở  cho các đối tượng có thu nhập thấp để nhân dân tiếp cận đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

2.1 Trong năm 2006 triển khai thực hiện việc điều tra, tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng chương trình phát triển nhà ở xã hội của địa phương và công tác lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội; bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội; lựa chọn, xác định địa điểm xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn;

2.2 Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai xây dựng thí điểm một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn theo nguyên tắc và cơ chế đã được đề cập trong Đề án này.

3. Một số kiến nghị:

3.1 Trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới, do nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung là rất lớn, trong khi đó nguồn cung cấp nhà ở tại đô thị, nhất là nhà ở cho thuê giá thấp còn rất hạn chế. Do đó, việc thực hiện chủ trương phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu bức xúc về chỗ ở cho các đối tượng nêu trên cũng như việc triển khai đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội bằng nguồn ngân sách Nhà nước, trước hết thực hiện thí điểm tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm như đã nêu trên là rất cần thiết;

3.2 Việc triển khai Đề án phát triển nhà ở cho các người có thu nhập thấp đòi hỏi các ngành trong tỉnh theo trách nhiệm được giao, tập trung tham mưu ban hành các số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển nhà ở xã hội.

3.3 Hội đồng nhân dân tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010, hằng năm dành một khoản kinh phí thoả đáng để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo kế hoạch phát triển nhà ở. Trước mắt tập trung đầu tư quỹ nhà ở xã hội cho đô thị có nhu cầu bức xúc về nhà ở như thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, chuẩn bị đầy đủ nhu cầu đất đai và nguồn lực cho đầu tư nhà ở xã hội tại các Khu công nghiệp Du Long, huyện Thuận Bắc, Khu công nghiệp Phước Nam, huyện Ninh Phước.

 

PHỤ LỤC 1

NHU CẦU NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(theo số liệu thống kê của Liên doàn Lao động tỉnh, báo cáo của các đơn vị lực lượng vũ trang tính đến tháng 10/2006 và dự kiến công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đến năm 2010)

STT

ĐỊA BÀN

Số lượng hộ gia đình CNVC-LĐ chưa có nhà ở, đang ở thuê, ở tạm chung bố mẹ, nhà dột nát

(căn hộ)

Số lượng hộ gia đình lực lượng vũ trang chưa có nhà ở, đang ở thuê, ở tạm chung bố mẹ, nhà dột nát

(căn hộ)

Công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, …

(căn hộ)

Tổng số nhu cầu nhà ở

(căn hộ)

 

Tổng cộng

1.664

979

3.200

5.843

 

1

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

891

 

2

Huyện Ninh Phước

79

 

3

Huyện Ninh Hải 

204

 

4

Huyện Ninh Sơn

117

 

5

Huyện Bác Ái

245

 

6

Huyện Thuận Bắc

128

 

 

PHỤ LỤC 2

KHẢ NĂNG THU NHẬP VÀ CHI TRẢ CỦA CÁC HỘ THU NHẬP THẤP

Kết quả điều tra khảo sát về tình hình thu nhập của cán bộ, công nhân, viên chức tại các cơ quan Trung ương cho thấy hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đều có nguồn thu nhập từ lương là chủ yếu. Khả năng tích lũy của các hộ gia đình cán bộ, công chức là rất thấp. Mức thu nhập bình quân đầu người của cán bộ, công chức khoảng 1.074.000 đồng/tháng (tại thời điểm năm 2005), trong khi đó phải chi nhiều khoản khác nhau:

- Ăn uống:

25,2%;

- Mua sắm đồ dùng gia đình:

18,6%;

- Học tập của bản thân và con cái:

11,5%;

- Giao tiếp xã hội:

11,2%;

- Tiền điện nước sinh hoạt:

8,9%;

- May mặc:

6,1%;

- Khám chữa bệnh:

3,8%;

- Chi khác:

3,2%.

Khả năng tích lũy để chi trả cho nhà ở tối đa chỉ đạt khoảng trên 11% tổng thu nhập (nếu 1 hộ gia đình gồm 2 người có thu nhập thì khả năng thanh toán tiền nhà ở là 236.000 đồng/hộ/tháng), một tỉ lệ rất thấp so với chi phí tiền nhà ở thực tế hiện nay.

Đối với công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp, mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 800.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng. Riêng khoản chi tiêu dành cho nhà ở tối đa từ 100.000 - 150.000 đồng/người/tháng.

Với mức thu nhập bình quân và khả năng tích lũy nêu trên, đại bộ phận những người lao động, bao gồm cả những đối tượng hưởng lương từ ngân sách và những đối tượng làm việc trong các thành phần kinh tế khác rất khó có điều kiện tạo lập chỗ ở cho mình nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc của cộng đồng.

Giả sử hai vợ chồng đều là công chức Nhà nước có 1 con và đều có mức lương công chức loại A1 (theo bảng lương quy định ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004) với hệ số là 2,34.

Lương cơ bản của một người: 2,34 x 450.000 = 1.053.000 đồng/tháng, chưa tính các khoản bảo hiểm xã hội.

 Thu nhập một tháng của hai người là 1.053.000 đồng x 2 = 2.106.000 đồng/tháng. Theo tỉ lệ mức tiêu dùng trên thì chi phí dành cho nhà ở là 11% tương đương khoảng 232.000 đồng/tháng. Nhưng với mức giá thuê nhà trên thị trường hiện nay từ 27 - 30.000 đồng/m2/tháng thì chi phí thuê căn hộ 36m2 sàn (27m2 sử dụng) khoảng 800.000 đồng/tháng (chiếm khoảng 38% tổng thu nhập cả hộ gia đình). Với mức thuê nêu trên, hộ gia đình thu nhập thấp không thể chi trả tiền thuê theo giá thị trường.

Cũng với căn hộ 36m2, nếu tính giá thuê có sự hỗ trợ của Nhà nước (nhà chung cư có tiêu chuẩn trung bình, được miễn tiền sử dụng đất, lãi suất vốn đầu tư ưu đãi 3%/năm, các loại thuế được hưởng ưu đãi nhất theo quy định hiện hành) thì giá thuê mỗi m2 khoảng 9.000 đồng/m2/tháng (căn hộ 27m2 có giá thuê khoảng 243.000 đồng/tháng) Với phương án này có thể người thuê nhà có khả năng chi trả tiền thuê theo mức thu nhập hàng tháng của hộ gia đình.

 

PHỤ LỤC 3

TIÊU CHUẨN VỀ NHÀ Ở CHO THUÊ HOẶC CHO THUÊ MUA VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG THU NHẬP THẤP

1. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về tiện nghi của các căn hộ.

2. Tối ưu hoá về chỉ tiêu tỷ lệ diện tích sử dụng căn hộ so với diện tích sàn xây dựng nhà.

3. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về khối tích (chiều cao tối thiểu).

4. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về chiếu sáng chung trong nhà.

5. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về thông thoáng.

6. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về hệ thống kỹ thuật

(điện, cấp nước, thoát nước thải, phòng hoả).

7. Tối ưu hoá chỉ tiêu về kết cấu.

8. Tối ưu hoá chỉ tiêu về vệ sinh môi trường.

9. Tối thiểu hoá chỉ tiêu về hoàn thiện.

 

PHỤ LỤC 4

LỰA CHỌN LOẠI NHÀ Ở HỢP LÝ ĐỂ ĐẦU TƯ  XÂY DỰNG CHO THUÊ, CHO THUÊ MUA

1. Loại nhà ở chung cư 1 - 3 tầng:

 

- Giá thành xây dựng:

1.650.000 đồng;

- Lập và phê duyệt dự án đầu tư:

 82.500 đồng;

- Các chi phí: thiết kế, thẩm định, giám sát, mời thầu,

Ban Quản lý dự án, thẩm định thiết kế:

345.000 đồng;

- Chi phí giải phóng mặt bằng:

330.000 đồng;

- Tiền sử dụng đất:

1.666.000 đồng;

- Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

166.000 đồng;

* Suất vốn đầu tư cho 1m2 sàn xây dựng là:

4.245.000 đồng.

2. Loại nhà ở chung cư 4 - 6 tầng:

 

- Giá thành xây dựng:

2.000.000 đồng;

- Lập và phê duyệt dự án đầu tư:

100.000 đồng;

- Các chi phí: thiết kế, thẩm định, giám sát, mời thầu,

Ban Quản lý dự án, thẩm định thiết kế:

420.000 đồng;

- Chi phí giải phóng mặt bằng:

200.000 đồng;

- Tiền sử dụng đất:

1.000.000 đồng;

- Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

100.000 đồng;

* Suất vốn đầu tư cho 1m2 sàn xây dựng là:

3.820.000 đồng.

3. Loại nhà ở chung cư  7 - 9 tầng:

 

- Giá thành xây dựng:

2.800.000 đồng;

- Lập và phê duyệt dự án đầu tư:

140.000 đồng;

- Các chi phí: thiết kế, thẩm định, giám sát, mời thầu,

Ban Quản lý dự án, thẩm định thiết kế:

588.000 đồng;

- Chi phí giải phóng mặt bằng:

110.000 đồng;

- Tiền sử dụng đất:

555.500 đồng;

- Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

55.500 đồng;

* Suất vốn đầu tư cho 1m2 sàn xây dựng là:

4.250.000 đồng.

4. Lựa chọn loại nhà ở chung cư: từ kết quả tính toán nêu trên cho thấy loại nhà ở chung cư 5 - 6 tầng có suất vốn đầu tư thấp nhất.

 

PHỤ LỤC 5

QUY MÔ CĂN HỘ CHO THUÊ VÀ CHO THUÊ MUA

Với nguyên tắc nhà ở bình quân cho thuê hoặc cho thuê mua phải nhỏ hơn diện tích bình quân của xã hội theo định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.

- Tại Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 đã xác định các chỉ tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2010: tại đô thị bình quân 15m2 sàn/người tương đương với 12m2 sử dụng/người;

+ Đến năm 2020: tại đô thị bình quân 20 m2 sàn/người tương đương với 15 - 16 m2 sử dụng/người;

- Từ cơ sở nêu trên, diện tích bình quân cho các đối tượng thu nhập thấp đạt mức bình quân bằng 70 - 80 % mức bình quân chung, cụ thể là:

+ Đến năm 2010: đạt 12 m2 sàn/người (8 - 9 m2 sử dụng/người);

+ Đến năm 2020: đạt 16 m2 sàn/người (12 m2 sử dụng người);

- Diện tích sàn căn hộ cho các đối tượng thu nhập thấp như sau.

* Đến năm 2010:

- Đối với căn hộ 2 người khoảng 24 m2 sàn (16 - 18 m2 sử dụng);

- Đối với căn hộ 3 người khoảng 36 m2 sàn (24 - 27 m2 sử dụng);

- Đối với căn hộ 4 người khoảng 48 m2 sàn (32 - 36 m2 sử dụng);

- Đối với căn hộ 5 người khoảng 60 m2 sàn (40 - 45 m2 sử dụng).

* Đến năm 2020:

- Đối với căn hộ 2 người khoảng 28 - 32 m2 sử dụng;

- Đối với căn hộ 3 người khoảng  42 - 48 m2 sử dụng;

- Đối với căn hộ 4 người khoảng 56 - 64 m2 sử dụng;

- Đối với căn hộ 5 người khoảng 70 - 80 m2 sử dụng;

- Các khoản chi phí quản lý quỹ nhà ở cho thuê: chi phí quản lý bình quân khoảng: 32.000 đồng hộ/tháng.

 

PHỤ LỤC 6

BẢNG KHUNG GIÁ THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI
(theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)

BẢNG 1

Khung giá thuê nhà ở xã hội đối với nhà ở thấp tầng tại khu vực nông thôn.

Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2

Vùng

 Giá

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Khung giá

13

20

10

18

9

16

BẢNG 2

Khung giá thuê nhà ở xã hội đối với nhà chung cư.

 Đơn vị tính: 1.000đồng/m2

Loại

đô thị

Giá

Đô thị đặc biệt và loại I

Đô thị loại II, loại III

Đô thị loại IV, loại V

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

Khung giá

15

28

13

25

12

22

BẢNG 3

Khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chề xuất, khu công nghệ cao

Đơn vị tính: 1.000đồng/m2

 

Các khu công nghiệp tập trung

Mức giá

Giá thuê tối thiểu

Giá thuê tối đa

9

25

BẢNG 4

Khung giá cho thuê mua nhà ở xã hội

Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2

Mức giá

Trả lần đầu

Trả hàng tháng

Đô thị đặc biệt và loại I

Đô thị loại II, loại III

Đô thị loại IV, loại V

Giá thuê

tối thiểu

Giá thuê

tối đa

Giá thuê

tối thiểu

Giá thuê

tối đa

Giá thuê

tối thiểu

Giá thuê tối đa

20% giá đầu tư cho 1m2 sàn

sử dụng căn hộ x diện tích sử dụng căn hộ

18

30

16

27

14

24

 

PHỤ LỤC 7

DANH MỤC DỰ TRÙ QUỸ ĐẤT PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

STT

Địa điểm

Quy mô đất

(ha)

Diện tích xây dựng (50% diện tích đất)

Giai đoạn

Hiện trạng khu đất

I

Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm

 

 

 

1

Khu chung cư Mương Cát

0,19

1.900 m2

2006 - 2010

đất đã có hạ tầng kỹ thuật

2

Khu chung cư phường Thanh Sơn

0,156

1.560 m2

2006 - 2010

đất đã có hạ tầng kỹ thuật

3

Khu chung cư C1 đường Trần Quang Diệu

0,067

670 m2

2006 - 2010

đất đã có hạ tầng kỹ thuật

4

Khu tái định cư cụm công nghiệp Thành Hải

1,1174

5.587 m2

2006 - 2010

đất đã có hạ tầng kỹ thuật

5

Khu tái định cư Tháp Chàm

1,700

8.500 m2

2006 - 2010

đã có Quyết định thu hồi đất

6

Khu dân cư Phước Mỹ 1

1,050

5.250 m2

2006 - 2010

đã thu hồi đất

7

Khu dân cư trục D7-D10 (chung cư Hướng dương)

0,720

3.600 m2

2006 - 2010

đã có dự án được duyệt

8

Chung cư Nguyễn Văn Trỗi (ĐN2)

0,039

390 m2

2006 - 2010

đã có dự án được duyệt

9

Khu dân cư Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn

2,24

11.200 m2

sau 2010

đã có Quyết định phê duyệt đồ án, nằm trong khu tái định cư.

10

Khu dân cư trục D2-D7

1,68

8.400 m2

sau 2010

đã có Quyết định phê duyệt đồ án

11

Khu dân cư Phước Mỹ 2, giai đoạn 1

2,34

11.700 m2

2006 - 2010

đã có Quyết định thu hồi đất.

12

Khu dân cư Đông Bắc

3,2

16.000 m2

2006 - 2010

đã có Quyết định thu hồi đất

13

Khu dân cư Đông Nam

3,2

16.000 m2

sau 2010

đất nông nghiệp, đang nghiên cứu lập quy hoạch

II

Huyện Ninh Phước

 

 

 

 

1

Khu dân cư Bàu Lăng

0,1517

758 m2

sau 2010

đất nông nghiệp chưa có quy hoạch được duyệt

2

Khu dân cư Điểm đô thị Cà Ná

10,488

52.440 m2

sau 2010

đã có quy hoạch được duyệt

3

Khu dân cư phục vụ cụm công nghiệp Phước Nam

7,7568

38.784 m2

sau 2010

đã xác định vị trí chưa có quy hoạch được duyệt

III

Huyện Ninh Sơn

 

 

 

 

1

Khu dân cư Bắc Sông Ông mở rộng

1,104

5.520 m2

sau 2010

đất nông nghiệp, dự kiến quy hoạch mới

IV

Huyện Ninh Hải

 

 

 

 

1

Khu dân cư trung tâm huyện

0,276

1.380 m2

sau 2010

thuộc quy hoạch chung thị trấn, đang triển khai lập quy hoạch

V

Huyện Thuận Bắc

 

 

 

 

1

Khu dân cư phục vụ cụm công nghiệp Du Long

12,144

60.720 m2

sau 2010

đã có Quyết định thu hồi đất

VI

Huyện Bác Ái

 

 

 

 

1

Khu dân cư trung tâm huyện

0,4704

2.352 m2

Sau 2010

đã có quy hoạch được duyệt

 

TỔNG CỘNG QUỸ ĐẤT

50,0903 ha

252.711 m2

 - Giai đoạn 2006-2010: 10,5794 ha

 - Giai đoạn sau 2010:   39,5109 ha

 Ghi chú:

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: dự kiến số lao động phục vụ tại Công ty may Tiến Thuận khoảng 2.000 lao động, Cụm tiểu thủ công nghiệp Tấn Tài khoảng 2.000 lao động;

- Huyện Ninh Hải: dự kiến số lao động phục vụ tại khu công nghiệp của huyện 500 lao động;

- Huyện Ninh Phước: dự kiến số lao động phục vụ tại khu công nghiệp của huyện là:

+ Khu công nghiệp Phước Nam: 18.000 lao động.

+ Khu công nghiệp Muối Quán Thẻ: 2.000 lao động;

- Huyện Thuận Bắc: dự kiến số lao động phục vụ tại Khu công nghiệp Du Long là 22.000 lao động;

- Huyện Ninh Sơn: dự kiến số lao động phục vụ tại khu công nghiệp của huyện là 2.000 lao động.

 

PHỤ LỤC 8

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
Giai đoạn 2006 - 2010

STT

ĐỊA ĐIỂM

Quy mô đất

(ha)

Tổng diện tích xây dựng

(m2 sàn)

Giai đoạn

Tổng mức đầu tư

(triệu đồng)

1

Khu chung cư phường Thanh Sơn

0,156

9.500

2006 - 2007

15.200

2

Khu chung cư Nguyễn Văn Trỗi (ĐN2)

0,039

1.950

2006 - 2007

3.120

3

Khu chung cư Mương Cát

0,190

10.541

2006 - 2007

16.866

4

Khu chung cư C1 đường Trần Quang Diệu

0,067

4.672

2006 - 2007

7.475

5

Khu tái định cư Tháp Chàm

1,700

42.500

2007 - 2008

68.000

6

Khu tái định cư cụm công nghiệp Thành Hải

1,1174

27.935

2007 - 2008

44.696

7

Khu dân cư Phước Mỹ 1

1,050

26.250

2008 - 2009

42.000

8

Khu dân cư trục D7-D10 (chung cư Hướng Dương)

1,50

37.500

2008 - 2009

60.000

9

Khu dân cư Phước Mỹ 2 (giai đoạn 1)

2,34

58.500

2008 - 2009

93.600

10

Khu dân cư Đông Bắc

2,069

51.725

2008 - 2009

82.759,8

 

Tổng cộng

9,4286

271.073

 

433.716,8

 

PHỤ LỤC 9

XÁC ĐỊNH GIÁ CHO THUÊ, THUÊ MUA THEO CÁC PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Tổng số căn hộ bố trí trong dự án thí điểm: 800 - 1.000 căn;

- Diện tích đất của dự án: 3,5 - 5 ha;

- Dân số trong dự án: 3.200 - 4.000 người;

- Mẫu nhà chung 6 tầng, bố trí 30% nhà ỡ thuê mua;

- Cơ cấu căn hộ: lựa chọn theo tỷ lệ: 30% loại 30m2; 60% loại 45m2 đến 48m2; 10% loại 60m2;

- Hệ số diện tích sàn sử dụng trên tổng diện tích sàn xây dựng là 80 - 85%;

- Tổng mức đầu tư 120 tỷ - 150 tỷ;

- Toàn bộ hệ thống được hạ tầng khu dự án đảm bảo với quy chuẩn tưong ứng của đô thị có dự án thí điểm. Có tiện ích công cộng đảm bảo sinh hoạt cộng đồng: nơi đậu xe, nhà trẻ, mẫu giáo nơi sinh hoạt chung, giải trí, dịch vụ cơ bản. Có diện tích cây xanh hợp lý;

- Các cơ sở tính toán xác định giá thuê, thuê mua hợp lý:

Bảng tính chi phí quản lý (tính cho 1m2 sàn căn hộ)

Nội dung chi phí

Số người

Chi phí trong tháng

Tổng chi 01 tháng

Tổng số diện tích căn hộ trong dự án

Chi phí quản lý bình quân đồng m2/tháng

 

 

 

 

40.720

 

Tiền lương

13

 

14.300.000

 

 

- Trưởng ban

1

1.500.000

1.500.000

 

 

- Tổ bảo vệ

6

1.000.000

6.000.000

 

 

- Tổ vệ sinh

2

1.000.000

2.000.000

 

 

- Tổ kế hoạch kỹ thuật

2

1.200.000

2.400.000

 

 

- Tổ kinh doanh - tài chính

2

1.200.000

2.400.000

 

 

Chi phí văn phòng

 

 

8.400.000

 

 

- Điện thoại + fax

 

 

1.000.000

 

 

- Điện, nước

 

 

2.000.000

 

 

- Văn phòng phẩm

 

 

1.000.000

 

 

- Khấu hao thiết bị máy móc

 

 

3.000.000

 

 

 

 

 

7.000.000

 

 

Các chi phí khác

20%

 

1.400.000

 

 

Tổng cộng

 

 

22.700.000

 

557

Bảng tính hệ số chi phí quản lý theo căn hộ

Diện tích

(căn)

Số căn

Tổng diện tích sàn căn hộ

Tỷ lệ

Hệ số quản lý theo căn bình quân

Tổng cộng

940

40.720

100%

 

35

320

11.200

34,0%

0,85

45

512

23.040

54,5%

1

60

108

6.480

11,5%

1,3

Bảng tính chi phí quản lý theo các loại căn hộ

Loại căn hộ

Đơn giá

Hệ số

Thành tiền

Ghi chú

35

 

 0,85

22.950

 

45

600

1,0

27.000

 

60

 

1,3

35.100

 

Chi phí duy tu sửa chữa thường xuyên (khi hao mòn hữu hình là 20%) tính cho 1m2 sàn căn hộ khoảng 3.300 đồng/tháng

 

BẢN TÍNH TIỀN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ PHẢI TRẢ THEO LÃI SUẤTVÀ THỜI GIAN THU HỒI LOẠI NHÀ CHO THUÊ

Loại căn hộ: 30m2

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN ĐẦU TƯ

SỐ NĂM

25

30

40

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,000

0,00

90.000.000

300.000

250.000

187.500

3.600.000

3.000.000

2.250.000

2

0,083

1,00

90.000.000

340.551

290.661

228.417

4.086.608

3.487.330

2.741.004

3

0,167

2,00

90.000.000

224.992

190.367

146.419

2.699.900

2.284.409

1.757.031

4

0,250

3,00

90.000.000

430.709

382.644

324.468

5.168.508

4.591.733

3.893.614

5

0,375

4,50

90.000.000

505.793

460.437

407.574

6.069.513

5.525.239

4.890.883

6

0,500

6,00

90.000.000

586.700

544.867

498.462

7.040.405

6.538.402

5.981.538

7

0,630

7,50

90.000.000

672.830

635.034

595.502

8.073.960

7.620.411

7.146.028

8

0,750

9,00

90.000.000

763.547

730.023

697.197

9.162.563

8.760.272

8.366.365

9

1,000

12,00

90.000.000

956.250

931.077

909.777

11.474.997

11.172.929

10.917.326

Loại căn hộ: 45m2

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN ĐẦU TƯ

SỐ NĂM

25

30

40

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,000

0,00

135.000.000

450.000

375.000

281.250

5.400.000

4.500.000

3.375.000

2

0,083

1,00

135.000.000

510.826

435.916

342.625

6.129.912

5.230.995

4.111.506

3

0,167

2,00

135.000.000

337.487

285.551

219.629

4.049.850

3.426.613

2.635.547

4

0,250

3,00

135.000.000

646.064

573.967

486.702

7.752.763

6.887.600

5.840.421

5

0,375

4,50

135.000.000

758.689

690.655

611.360

9.104.269

8.287.858

7.336.325

6

0,500

6,00

135.000.000

880.051

817.300

747.692

10.560.607

9.807.603

8.972.307

7

0,630

7,50

135.000.000

1.009.245

952.551

893.254

12.110.941

11.430.617

10.719.042

8

0,750

9,00

135.000.000

1.145.320

1.095.034

1.045.796

13.743.844

13.140.407

12.549.547

9

1,000

12,00

135.000.000

1.434.375

1.396.616

1.364.666

17.212.496

16.759.394

16.375.989

Loại căn hộ 60m2

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN ĐẦU TƯ

SỐ NĂM

25

30

40

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,000

0,00

180.000.000

600.000

500.000

375.000

7.200.000

6.000.000

4.500.000

2

0,083

1,00

180.000.000

681.101

581.222

456.834

8.173.216

6.974.660

5.482.008

3

0,167

2,00

180.000.000

768.307

669.749

548.336

9.219.679

8.036.986

6.580.035

4

0,250

3,00

180.000.000

861.418

765.289

648.936

10.337.017

9.183.467

7.787.228

5

0,375

4,50

180.000.000

1.011.585

920.873

815.147

12.139.025

11.050.478

9.781.766

6

0,500

6,00

180.000.000

1.173.401

1.089.734

996.923

14.080.809

13.076.804

11.963.076

7

0,630

7,50

180.000.000

1.345.660

1.270.069

1.191.005

16.147.921

15.240.822

14.292.056

 

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN ĐẦU TƯ

SỐ NĂM

25

30

40

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

8

0,750

9,00

180.000.000

1.527.094

1.460.045

1.394.394

18.325.125

17.520.543

16.732.730

9

1,000

12,00

225.600.000

2.396.999

2.333.901

2.280.508

28.763.993

28.006.809

27.366.098

 

BẢNG TÍNH TIỀN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ PHẢI TRẢ THEO LÃI SUẤT VÀ THỜI GIAN THU HỒI LOẠI NHÀ CHO THUÊ MUA

Loại căn hộ: 30m2

Trả trước: 20% (18.000.000 đồng)

STT

LÃI  SUẤT

LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ CÒN LẠI

SỐ NĂM

15

20

25

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,000

0,00

72.000.000

400.000

300.000

240.000

4.800.000

3.600.000

2.880.000

2

0,083

1,00

72.000.000

432.743

332.492

272.441

5.192.912

3.989.903

3.269.286

3

0,167

2,00

72.000.000

466.953

366.940

307.323

5.603.434

4.403.284

3.687.872

4

0,250

3,00

72.000.000

502.599

403.294

344.567

6.031.194

4.839.531

4.134.807

5

0,375

4,50

72.000.000

558.683

461.257

404.634

6.704.194

5.535.082

4.855.610

6

0,500

6,00

72.000.000

617.777

523.107

469.360

7.413.319

6.277.288

5.632.324

7

0,630

7,50

72.000.000

679.723

588.553

538.264

8.156.681

7.062.638

6.459.168

8

0,750

9,00

72.000.000

744.353

657.279

610.838

8.932.240

7.887.346

7.330.050

9

1,000

12,00

72.000.000

880.945

803.273

765.000

10.571.345

9.639.272

9.179.998

Loại căn hộ: 45 m2

Trả trước: 20% (27.000.000 đồng)

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN TRẢ DẦN

SỐ NĂM

15

20

25

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,000

0,00

108.000.000

600.000

450.000

360.000

7.200.000

5.400.000

4.320.000

2

0,083

1,00

108.000.000

649.114

498.738

408.661

7.789.368

5.984.854

4.903.929

3

0,167

2,00

108.000.000

700.429

550.410

460.984

8.405.151

6.604.926

5.531.807

4

0,250

3,00

108.000.000

753.899

604.941

516.851

9.046.791

7.259.296

6.202.210

5

0,375

4,50

108.000.000

838.024

691.885

606.951

10.056.291

8.302.624

7.283.415

6

0,500

6,00

108.000.000

926.665

784.661

704.040

11.119.979

9.415.932

8.448.486

7

0,630

7,50

108.000.000

1.019.585

882.830

807.396

12.235.022

10.593.957

9.688.753

8

0,750

9,00

108.000.000

1.116.530

985.918

916.256

13.398.359

11.831.019

10.995.075

9

1,000

12,00

108.000.000

1.321.418

1.204.909

1.147.500

15.857.018

14.458.908

13.769.997

Loại căn hộ: 60m2

Trả trước: 20% (36.000.000 đồng)

STT

LÃI SUẤT

LƯỢNG TIỀN TRẢ DẦN

SỐ NĂM

15

20

25

(%/tháng)

(%/năm)

Lượng tiền phải trả theo tháng/năm

1

0,250

3,00

144.000.000

800.000

600.000

480.000

9.600.000

7.200.000

5.760.000

2

0,250

3,00

144.000.000

1.005.199

806.588

689.134

12.062.388

9.679.062

8.269.613

3

0,250

3,00

144.000.000

1.005.199

806.588

689.134

12.062.388

9.679.062

8.269.613

4

0,250

3,00

144.000.000

645.199

806.588

329.134

7.742.388

9.679.062

3.949.613

5

0,375

4,50

144.000.000

1.117.366

922.514

809.268

13.408.388

11.070.165

9.711.220

6

0,500

6,00

144.000.000

1.235.553

1.046.215

938.721

14.826.638

12.554.576

11.264.647

7

0,630

7,50

144.000.000

1.359.447

1.177.106

1.076.528

16.313.362

14.125.276

12.918.337

8

0,750

9,00

144.000.000

1.488.707

1.314.558

1.221.675

17.864.479

15.774.692

14.660.100

9

1,000

12,00

144.000.000

1.761.891

1.606.545

1.530.000

21.142.691

19.278.544

18.359.996

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 223/2007/QĐ-UBND ngày 04/09/2007 phê duyệt Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.244

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.118.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!