ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2022/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT
TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI QUY ĐỊNH TẠI
NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường tại Tờ trình số 6577/TTr-STNMT ngày 27 tháng 9 năm 2022 về dự thảo
Quyết định Ban hành quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất
trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm trong lĩnh vực đất đai quy định tại
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức
độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại
vi phạm trong lĩnh vực đất đai quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19
tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức,
cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tình;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Sở Tư pháp (kiểm tra văn bản);
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|
QUY ĐỊNH
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI
TỪNG LOẠI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ
91/2019/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
TÀU
(Kèm theo Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về mức độ khôi phục
lại tình trạng ban đầu của đất (thuộc biện pháp khắc phục hậu quả) trước khi vi
phạm đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số
91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cụ thể bao gồm
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều
13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP .
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá
nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 3. Hành vi
sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng
cây lâu năm, đất trồng rừng.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc di dời các loại cây lâu năm, cây rừng đưa ra khỏi thửa đất.
Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, đảm bảo trồng lúa
theo đúng mục đích sử dụng đất đã được xác định.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc di dời đưa khỏi đất các loại thủy sản; thiết bị phục vụ
nuôi thủy sản, làm muối và san lấp ao, hồ, đâm, mương nước. Khôi phục lại tình
trạng mặt bằng như ban đầu (hoặc tương đương với độ cao với đất ruộng liền kề);
cải tạo, làm sạch hoặc giảm độ mặn, đảm bảo trồng lúa đúng theo mục đích sử dụng
đất đã được xác định.
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi
nông nghiệp.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc phá dỡ, di dời đưa khỏi đất các công trình đã xây dựng
trên đất; san lấp khôi phục lại tình trạng mặt bằng như ban đầu (hoặc tương
đương với độ cao với đất ruộng liền kề); cải tạo lại đất đảm bảo trồng lúa đúng
theo mục đích sử dụng đất đã được xác định.
Điều 4. Hành vi sử
dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quy định tại Điều 10 Nghị định
số 91/2019/NĐ-CP
1. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng
trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục
đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc phá dỡ, di dời ra khỏi thửa đất các công trình phục vụ
trong sản xuất nông nghiệp (nếu có), san lấp ao, hồ, mương nước do thực hiện
hành vi vi phạm hành chính, khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm
để đảm bảo trồng rừng đúng theo mục đích sử dụng đất đã được xác định.
2. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng
trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất
phi nông nghiệp.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc phá dỡ di dời ra khỏi thửa đất các công trình xây dựng (nếu
có), san lấp mặt bằng, khôi phục lại tình trạng của đất theo đúng mục đích sử dụng
trước khi vi phạm.
3. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự
nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
sang mục đích khác.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều này (tương ứng với từng
trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này).
Điều 5. Hành vi sử
dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng
hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục
đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại
Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác
sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới
hình thức ao, hồ, đầm.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định..
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc di dời đưa khỏi đất các loại thủy sản; thiết bị phục vụ
nuôi trồng thủy sản, làm muối và san lấp ao, hồ, đầm; khôi phục lại tình trạng
mặt bằng như ban đầu; cải tạo, làm sạch hoặc giảm độ mặn, đảm bảo trồng cây
hàng năm khác đúng theo mục đích sử dụng đất đã được xác định.
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm
khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông
nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất: Buộc phá dỡ, di dời ra khỏi thửa đất các công trình xây dựng
(nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng của đất theo
đúng mục đích sử dụng trước khi vi phạm.
Điều 6. Hành vi sử
dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều 12 Nghị định số
91/2019/NĐ-CP
1. Chuyển đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
trả tiền một lần sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng
năm sang đất ở.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại
thời điểm xử lý vi phạm hành chính thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chưa được chấp thuận chủ
trương đầu tư thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất: Buộc phá dỡ
nhà ở và các công trình phụ liên quan đến đất do thực hiện hành vi vi phạm,
khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm để đảm bảo việc sử dụng đất
đúng theo mục đích sử dụng đất đã được xác định.
2. Chuyển đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; chuyển
đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục
đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất
thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ,
đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
- Trường hợp vị trí đất vi phạm phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại
thời điểm xử lý vi phạm hành chính thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định…
- Trường hợp vị trí đất vi phạm không
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chưa được chấp thuận chủ
trương đầu tư thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất: Buộc phá dỡ
các công trình xây dựng do thực hiện hành vi vi phạm để khôi phục lại tình trạng
ban đầu của đất trước khi vi phạm hoặc phải chuyển đổi việc sử dụng các công
trình đã xây dựng do thực hiện hành vi vi phạm sang sử dụng theo đúng mục đích
sử dụng đất đã được xác định.
Điều 7. Hành vi
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 (được bổ
sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
2019)
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
của đất: Buộc di dời đưa khỏi đất các loại cây trồng, các loại thủy sản, thiết
bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, làm muối và san lấp ao, hồ đầm; khôi phục lại
tình trạng ban đầu của đất để không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng
lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công
trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; phù hợp với kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số
62/2019/NĐ-CP).
Điều 8. Hành vi lấn,
chiếm đất quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
của đất: Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn, chiếm đất phải thực hiện
các biện pháp: đưa khỏi đất cây trồng, hoa màu, vật nuôi, thủy sản hoặc phá dỡ,
di dời công trình, tài sản trên đất; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm cho người sử
dụng hợp pháp.
Điều 9. Hành vi hủy
hoại đất quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
của đất: Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi hủy hoại đất phải khôi phục lại
địa hình (hạ thấp, bồi đắp bề mặt đất tương đối đồng đều với bề mặt đất của các
thửa đất liền kề; buộc khơi thông lại kênh, mương tưới, tiêu nước) hoặc xử lý ô
nhiễm đất, cải tạo đất đảm bảo khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Điều 10. Hành vi
gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác quy định tại Điều 16 Nghị định
số 91/2019/NĐ-CP
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu
của đất: Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đưa vật liệu xây dựng,
các vật khác khỏi thửa đất của mình hoặc của người khác; xử lý môi trường hoặc
đưa các chất thải, chất độc hại khỏi thửa đất của mình hoặc của người khác; buộc
san lấp, phá dỡ tường rào, hàng rào trên thửa đất gây cản trở cho việc sử dụng
đất của người khác.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức
thực hiện
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm xác định tình trạng của đất trước
khi vi phạm và mức độ khôi phục của đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và các ngành liên quan có ý kiến để Sở Tài
nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.