UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2005/QĐ-UB
|
Tam
Kỳ, ngày 18 tháng 3 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO, HẠN MỨC CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP,
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 20/TTr-TNMT ngày 09/3/2005, của Sở Tư
pháp tại Công văn số 02/GY-TP ngày 02/02/2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định hạn mức
giao, hạn mức công nhận quyền sử dụng các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
ban hành, thay thế và huỷ bỏ các Quyết định sau:
- Quyết địnhsố 2312/QĐ-UB ngày
01 tháng 12 năm 1997 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc xét duyệt hồ sơ đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại các đô thị thuộc tỉnh
Quảng Nam;
- Quyết định số 2149/1998/QĐ-UB
ngày 07 tháng 11 năm 1998 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc giao đất ở nông thôn
và đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 122/2003/QĐ-UB của
UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 7, bản Quy định kèm
theo Quyết định số 2149/QĐ-UB ngày 07/11/1998;
- Quyết định số 29/QĐ-UB ngày 25
tháng 06 năm 2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về Qui định mức giao đất, cho thuê đất
chưa sử dụngvà đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam;
- Quyết định số 111/2003/QĐ-UB
ngày 23 tháng 10 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc giao đất có thu tiền
sử dụng đất;
- Bãi bỏ các quy định trước đây
trái với quy định của quyết định nầy.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Bộ TN&MT,
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp,
- TVTU,
- TTHĐND, UBND tỉnh,
- Báo QNam, Đài PTTH tỉnh,
- CPVP,
- Lưu: VT, TH, NC, KTTH, KTN.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ánh
|
QUY ĐỊNH
HẠN MỨC GIAO, HẠN MỨC CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 03 năm 2005 của
UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể việc
giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất đất trống, đồi núi trọc, đất
có mặt nước chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo quy hoạch, đất nghĩa trang nghĩa
địa, đất xây dựng các công trình là đình, đền, từ đường nhà thờ họ, nhà làng
truyền thống, trụ sở sinh hoạt thôn, tổ, khối phố và cơ sở tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Hộ gia đình, cá nhân được
giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở đối với đất có vườn ao, xác định lại
diện tích đất ở, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn ao sang
đất ở hoặc khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
2. Hộ gia đình, cá nhân được
giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối.
3. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng.
4. Cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các công trình là đình, đền, từ
đường, nhà thờ họ, nhà làng truyền thống, trụ sở sinh hoạt thôn, tổ, khối phố.
5. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất
để mai táng, cải táng.
Điều 3. Đất
ở tại nông thôn
1. Đất ở của hộ gia đình, cá
nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục
vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp
với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
2. Việc phân bố đất ở nông thôn
trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình
công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của
nhân dân, vệ sinh môi trường theo hướng hiện đại hoá nông thôn.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều
kiện cho những người sống ở nông thôn có chổ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những
khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp; nghiêm
cấm việc xây dựng nhà ở ven các trục đường giao thông trái với quy định khu dân
cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 4. Đất ở
tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất
để xây dựng nhà ở, đất để xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một
thửa đất thuộc khu dân cư đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Đất ở đô thị phải bố trí đồng
bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự
nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có qui hoạch sử dụng
đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để người sống ở
đô thị có chỗ ở.
Điều 5. Đất
chưa sử dụng
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân nhận và đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
2. Đối với diện tích đất được
quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa
phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Điều 6. Đất
do cơ sở tôn giáo sử dụng
Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm
đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng
của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà
nước cho phép hoạt động.
Điều 7. Đất
có các công trình là đình, đền, từ đường, nhà thờ họ, nhà làng truyền thống, trụ
sở sinh hoạt thôn, tổ, khối phố.
Việc sử dụng đất có các công
trình là đình, đền, từ đường, nhà thờ họ, nhà làng truyền thống, trụ sở sinh hoạt
thôn, tổ, khối phố phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 8. Đất
làm nghĩa trang, nghĩa địa
1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất,
thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất. Việc bố trí đất để xây dựng nghĩa địa
mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Nghiêm cấm việc lập nghĩa
trang, nghĩa địa riêng trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
3. Hạn chế và đi đến chấm dứt việc
chôn cất trong các nghĩa địa ở đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân xây dựng cơ sở hỏa táng ở các đô thị và nơi đông dân cư.
Chương II
HẠN MỨC GIAO ĐẤT, HẠN MỨC
CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 9. Phân
định khu vực để áp dụng hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng các
loại đất trên địa bàn tỉnh
1. Khu vực I:
Các phường thuộc thị xã Hội An,
thị xã Tam Kỳ, nội thị trấn, các khu vực có mặt tiền tiếp giáp với trục đường
giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu, cụm công nghiệp thuộc các
huyện, thị đồng bằng và trung du (Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam
Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành, Hội An, Quế Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức).
2. Khu vực II:
Các khu vực còn lại trên địa bàn
xã, thị trấn thuộc các huyện, thị đồng bằng và trung du (trừ khu vực I và các
xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng và trung du).
3. Khu vực III:
Các xã thuộc các huyện miền núi
(Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang), các xã
miền núi thuộc các huyện đồng bằng và trung du (trừ khu vực I).
Điều 10. Hạn
mức giao đất ở
Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ
gia đình, cá nhân để xây dựng nhà ở được phân theo khu vực tại quy định này như
sau:
1. Đối với khu vực I: không quá
200 m2.
2. Đối với khu vực II: không quá
300 m2.
3. Đối với khu vực III: không
quá 400 m2.
4. Đối với những nơi có tập quán
nhiều thế hệ chung sống trong cùng một hộ (trên 3 thế hệ) hoặc có nhiều hộ cùng
sống chung thì hạn mức đất ở cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức đất ở
qui định tại khoản 1, 2, 3 của điều này.
5. Đối với đất ở thuộc các dự án
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho
thuê, không áp dụng hạn mức này, nhưng diện tích giao đất để xây dựng nhà ở cho
hộ gia đình, cá nhân phải phù hợp theo thiết kế phân lô qui hoạch chi tiết kèm
theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Hạn
mức công nhận đất ở trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao
a- Trường hợp đất ở có vườn, ao
trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18 tháng 12
năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất
qui định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai có ghi nhận rõ ranh
giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất
ở.
Trường hợp ranh giới thửa đất
chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng
đất qui định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở
được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở qui định tại
Điều 10 qui định này, nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ
gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích còn lại sau khi đã xác định diện
tích mức đất ở thì được xác định loại đất theo hiện trạng sử dụng.
b- Đối với thửa đất có vườn ao,
được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và
người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất qui định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện
tích đất ở thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó. Trường
hợp trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích vườn, ao được
xác định như sau:
- Trường hợp số lượng nhân khẩu
trong hộ gia đình không quá 4 (nhân khẩu) thì hạn mức công nhận đất ở bằng hạn
mức giao đất ở đã qui định tại Điều 10 qui định này.
- Trường hợp số lượng nhân khẩu
trong hộ gia đình lớn hơn 4 (từ 5 nhân khẩu trở lên), thì cứ mỗi nhân khẩu tăng
thêm (ngoài 4 nhân khẩu) trong hộ gia đình được công nhận đất ở tăng thêm như
sau:
+ Đối với khu vực I: không quá
50 m2.
+ Đối với khu vực II: không quá
75 m2.
+ Đối với khu vực III: không quá
100 m2.
- Trường hợp diện tích thửa đất
lớn hơn hạn mức công nhận đất ở theo quy định này thì diện tích đất ở được xác
định bằng hạn mức công nhận đất ở, diện tích còn lại được xác định loại đất
theo hiện trạng sử dụng.
- Trường hợp diện tích thửa đất
nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở theo quy định này thì diện tích đất ở được xác
định là toàn bộ diện tích thửa đất.
c- Trường hợp thửa đất có vườn
ao không có giấy tờ về quyền sử dụng đất qui định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50
Luật Đất đai thì diện tích đất vườn ao được xác định theo hạn mức đất ở giao
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở theo qui định tại Điều 10 qui định
này. Diện tích còn lại trong khuôn viên được xác định loại đất theo hiện trạng
sử dụng.
Điều 12. Hạn
mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng đưa vào sử dụng
theo quy hoạch
Hạn mức giao đất trống, đồi núi
trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo quy hoạch
để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối ngoài hạn mức
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
1. Sử dụng vào mục đích trồng
cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không
quá hai (02) ha cho mỗi loại đất.
2. Đất chưa sử dụng, sử dụng vào
mục đích trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười (10)
hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi (30) hecta
đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Đất chưa sử dụng, sử dụng vào
mục đích trồng rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không quá ba mươi (30) hecta đối với mỗi loại đất.
Điều 13. Hạn
mức đất nghĩa địa
Hạn mức đất sử dụng để xây dựng
cho 1 phần mộ mai táng được quy định như sau:
- Khu vực I: không quá 6 m2.
- Khu vực II, III: không quá 8
m2.
Đối với những khu vực qui hoạch
phân lô chi tiết theo dự án đầu tư thì việc sử dụng đất cho 1 phần mộ dựa theo
phân lô chi tiết theo dự án đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhưng hạn
mức mỗi phần mộ mai táng không vượt quá qui định trên.
Điều 14. Hạn
mức đất xây dựng các công trình là đình, đền, từ đường, nhà thờ họ, nhà làng
truyền thống, trụ sở sinh hoạt thôn, tổ, khối phố.
Hạn mức đất để xây dựng, mở rộng
công trình từ đường, nhà thờ họ, nhà làng truyền thống, trụ sở sinh hoạt thôn,
tổ, khối phố khi Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bố
trí lại đất khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được quy định như sau:
a. Đối với khu vực I: không quá
300 m2.
b. Đối với khu vực II : không
quá 350 m2.
c. Đối với khu vực III: không
quá 400 m2.
Riêng nhà làng truyền thống thì
diện tích có thể lớn hơn nhưng không vượt quá 1,5 lần so với diện tích quy định
của từng khu vực nêu trên.
Đối với đất đã xây dựng các công
trình trước ngày 16/11/2004, có diện tích thực tế lớn hơn hạn mức trên thì diện
tích công trình được công nhận theo thực tế đã xây dựng. Phần diện tích còn lại
trong khuôn viên được xác định vào loại đất theo hiện trạng sử dụng.
Điều 15. Hạn
mức đất giao cho cơ sở tôn giáo sử dụng
Hạn mức đất giao để xây dựng mới
các công trình tôn giáo, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bố trí lại đất
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được quy định như sau:
a. Đối với khu vực I: không quá
400 m2.
b. Đối với khu vực II : không
quá 500 m2.
c. Đối với khu vực III: không
quá 600 m2.
Việc cấp giấy CNQSD đất cho cơ sở
tôn giáo đang sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 51, Luật Đất đai và Điều
55, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
1. Sở Tài
nguyên & Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn:
- Đo vẽ xác định ranh giới thửa
đất ở theo hạn mức đối với trường hợp thửa đất có vườn ao lớn hơn hạn mức qui định.
- Xác định ranh giới khu vực nội
thị trấn, ngoại thị trấn để làm cơ sở cho việc xác định hạn mức giao, hạn mức
công nhận quyền sử dụng các loại đất tại các thị trấn.
- Giải quyết các trường hợp vướng
mắc theo đề nghị của địa phương; phối hợp với các ngành, địa phương liên quan
kiểm tra, theo dõi, giám sát việc áp dụng hạn mức giao đất, hạn mức công nhận
quyền sử dụng các loại đất theo đúng qui định.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng
dẫn việc xây dựng các công trình từ đường, nhà thờ họ, nhà làng truyền thống,
trụ sở sinh hoạt thôn, tổ, khối phố, nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của
Luật Xây dựng hiện hành.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất
theo đúng qui định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
phát sinh vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thị xã phản ảnh về Sở Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND xem xét, sửa đổi cho phù hợp.